Đề kiểm tra 45 phút Hóa 11 Chủ đề 2: Nitrogen và sulfur CD

Mô tả thêm: Đề kiểm tra 45 phút Hóa 11 Chủ đề 2 Nitrogen và sulfur giúp bạn học củng cố rèn luyện kĩ năng thao tác làm các dạng đề thi Hóa 11.
  • Thời gian làm: 50 phút
  • Số câu hỏi: 40 câu
  • Số điểm tối đa: 40 điểm
Mua gói để Làm bài
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
  • Câu 1: Nhận biết

    Cặp kim loại nào dưới đây thụ động trong H2SO4 đặc, nguội?

    H2SO4 đặc phản ứng được với hầu hết các kim loại (trừ Au và Pt), tuy nhiên Al, Fe và Cr lại thụ động khi tác dụng với H2SO4 đặc, nguội. 

  • Câu 2: Thông hiểu

    Có các dung dịch riêng biệt không dán nhãn: NH4NO3, Al(NO3)3, (NH4)2SO4. Để phân biệt các dung dịch trên người ta dùng dung dịch

    Cho lần lượt tới dư Ba(OH)2 vào các mẫu thử:

    NH4NO3: sủi bọt khí không màu, mùi khai.

    Al(NO3)3: xuất hiện kết tủa keo trắng rồi tan.

    (NH4)2SO4: xuất hiện kết tủa trắng không tan.

    \Rightarrow Phân biệt được cả 3 dung dịch .

  • Câu 3: Nhận biết

    Hợp chất nào sau đây nitrogen có số oxi hoá là -3:

    Số oxi hóa của nguyên tố N trong các hợp chất:

    \overset{+2}{\mathrm N}\mathrm O,\;{\overset{+1}{\mathrm N}}_2\mathrm O,\;\mathrm H\overset{+5}{\mathrm N}{\mathrm O}_3,\;\overset{-3}{\mathrm N}{\mathrm H}_4\mathrm{Cl}.

  • Câu 4: Vận dụng

    Hỗn hợp X gồm N2 và H2 có tỉ khối so với hdrogen là 6,2. Dẫn X đi qua bình đựng bột Fe rồi nung nóng biết rằng hiệu suất tổng hợp NH3 đạt 40% thì thu được hỗn hợp Y. Tỉ khối của hỗn hợp khí Y hydrogen là:

      N2 + 3H2 \overset{t^{\circ},xt,p }{ightleftharpoons}  2NH3

     Áp dụng sơ đồ đường chéo cho hỗn hợp N2 và H2 ta có: 

    \frac{{\mathrm n}_{{\mathrm N}_2}}{{\mathrm n}_{{\mathrm H}_2}}=\frac23

    \Rightarrow H2 thiếu, hiệu suất phản ứng tính theo H2

    Chọn:  \left\{\begin{array}{l}{\mathrm n}_{{\mathrm N}_2}=2\;\mathrm{mol}\\{\mathrm n}_{{\mathrm H}_2}=3\;\mathrm{mol}\end{array}ight.

    nH2 pư = 3.40% = 1,2 mol

    nN2 phản ứng = 0,4 mol; nNH3 sinh ra = 0,8 mol.

    nY = nX − 0,8 = 2 + 3 − 0,8 = 4,2 mol 

    Bảo toàn khối lượng:

     \Rightarrow {\overline{\mathrm M}}_{\mathrm Y}=\frac{{\mathrm m}_{\mathrm Y}}{{\mathrm n}_{\mathrm Y}}=\frac{62}{4,2}=14,76

     Vậy tỉ khối của Y với H2 là 7,38 

  • Câu 5: Thông hiểu

    Khi làm thí nghiệm với H2SO4 đặc, nóng thường sinh ra khí SO2. Để hạn chế tốt nhất khí SO2 thoát ra gây ô nhiễm môi trường, người ta nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch nào sau đây:

    Để hạn chế khí SO2 bay ra, người ta sử dụng bông tẩm xút vì xút có khả năng phản ứng:

    SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O

  • Câu 6: Vận dụng

    Hòa tan 7,2 gam Mg vào dung dịch H2SO4 đặc nóng dư, thu được V lít khí H2S (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Tính V và tính khối lượng H2SO4 phản ứng.

     {\mathrm n}_{\mathrm{Mg}}=\frac{7,2}{24}=0,3\;\mathrm{mol}

    Xét quá trình nhường nhận electron ta có:

    \mathrm{Mg}\;ightarrow\overset{+2}{\mathrm{Mg}}+2\mathrm e

     0,3   →          0,6 mol 

      \overset{+6}{\mathrm S}+8\mathrm eightarrow\overset{-2}{\mathrm S}

    0,6 → 0,075 mol 

    \Rightarrow nH2S = 0,075 mol \Rightarrow V = 0,075.22,4 = 1,68 (l)

    Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố với S:

    nH2SO4 = nMgSO4 + nH2S = 0,3 + 0,075 = 0,375 mol

    \Rightarrow mH2SO4 phản ứng = 0,375.98 = 36,75 gam

  • Câu 7: Nhận biết

    Cây không sử dụng được nitrogen trong phân tử N2 trong không khí vì:

    Cây không sử dụng được nitrogen trong phân tử N2 trong không khí vì phân tử N2 có liên kết ba bền vững cần phải đủ điều kiện mới bẻ gãy được.

  • Câu 8: Vận dụng

    Cho 0,52 gam hỗn hợp 2 kim loại Mg, Al tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 0,336 lít khí ở đktc. Khối lượng muối sulfate thu được là:

    Ta có phương trình phản ứng:

    Mg + H2SO4 ightarrow MgSO4 + H2

    Al + H2SO4  ightarrow Al2(SO4)3 + H2

    Áp dụng nhanh công thức :

    mmuối sulfate = mKL + mSO42-

    \Rightarrow mmuối sulfate = 0,52 + 0,015. 96 = 1,96 gam

  • Câu 9: Vận dụng

    Cho hỗn hợp khí X gồm N2 và SO2 có tỉ khối so với hydrogen là 26. Tính thành phần phần trăm thể tích khí SO2 trong hỗn hợp X.

    Đặt nN2 = x mol; nSO2 = y mol

    Ta có: MX = 26.2 = 52 g/mol

    {\overline{\mathrm M}}_{\mathrm X}=\frac{{\mathrm m}_{\mathrm X}}{{\mathrm n}_{\mathrm X}}=\frac{28\mathrm x+64\mathrm y}{\mathrm x+\mathrm y}=52

    \Rightarrow 28x + 64y = 52x + 52y

    \Rightarrow y = 2x

    \Rightarrow\%{\mathrm V}_{{\mathrm N}_2}=\%{\mathrm n}_{{\mathrm N}_2}=\frac{\mathrm x}{\mathrm x+\mathrm y}.100\%=\frac{\mathrm x}{\mathrm x+2\mathrm x}.100\%=33,33\%

     \Rightarrow% VSO2 = 100% − 33,33% = 66,67% 

  • Câu 10: Vận dụng cao

    Hòa tan hoàn toàn 4,88 gam bột X gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3, Cu bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng, dư. Sau phản ứng thu được 1,008 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, đktc) và dung dịch chứa 13,2 gam hỗn hợp muối sulfate. Tính khối lượng Cu trong X là

    Quy đổi hỗn hợp ban đầu về Fe (x mol), Cu (y mol) và O (z mol)

    ⇒ mhỗn hợp = 56x + 64y + 16z = 4,88             (1)

    nSO2 = 0,045 mol

    Bảo toàn electron:

    3.nFe + 2.nCu = 2.nO + 2.nSO2

    ⇒ 3x + 2y = 2z + 2.0,045                                 (2)

    dung dịch chứa 13,2 gam muối Fe2(SO4)3 và CuSO4

    ⇒ 400.0,5x + 160y = 13,2                               (3)

    Từ (1), (2), (3) ⇒ x = 0,05; y = 0,02; z = 0,05

    mCu = 0,02.64 = 1,28 gam.

  • Câu 11: Vận dụng

    Cho 0,05 mol Mg phản ứng vừa đủ với HNO3 giải phóng ra V lít khí N2 (đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của V là

     

    Ta có quá trình nhường - nhận electron:

    \overset0{\mathrm{Mg}}ightarrow\overset{+2}{\mathrm{Mg}}+2\mathrm e

    0,05     →       0,1

    2\overset{+5}{\mathrm N}\;+10\mathrm e\;ightarrow{\overset0{\mathrm N}}_2

               0,1 → 0,01 

    \Rightarrow V = 0,01.22,4 = 0,224 lít 

  • Câu 12: Vận dụng cao

    Hòa tan hết m gam FeS bằng một lượng tối thiểu dung dịch HNO3 (dung dịch X), thu được dung dịch Y và khí NO. Dung dịch Y hòa tan tối đa 1,92 gam Cu. Biết trong các quá trình trên, sản phẩm khử duy nhất của N+5 đều là NO. Số mol HNO3 trong X là

    nCu = 0,03 mol

    Ta có: 2Fe3+ + Cu → 2Fe2+ + Cu2+

    => nFe3+(Y) =0,6 mol => nFeS = 0,6 mol

    FeS → Fe3+ + S+6 + 9e

    N+5 + 3e → N+2

    => Bảo toàn e: nNO =3.nFe3+ = 0,18 mol

    Dung dịch Y chứa Fe2(SO4)3 và Fe(NO3)3

    Bảo toàn nguyên tố S: nFe2(SO4)3=1/3.nFeS = 0,02 mol

    Bảo toàn nguyên tố Fe và S :

    nFeS = 2.nFe2(SO4)3 + nFe(NO3)3

    => nFe(NO3)3= 0,06 − 2.0,02 = 0,02 => nNO − 3nNO3muối = 0,06 mol

    Bảo toàn nguyên tố

    N: nHNO3 = nNO + nNO3− muối = 0,36 + 0,12 = 0,24 mol

  • Câu 13: Thông hiểu

    "Lúa chiêm lấp ló đầu bờ

    Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên"

    Hai câu trên mô tả cho phương trình hóa học nào sau đây?

    Ý nghĩa hoá học của câu ca dao trên:

    Khi có sấm sét:

    N2 + O2 ⇄ 2NO

    NO dễ dàng tác dụng với oxygen trong không khí tạo thành NO2

    2NO + O2 → 2NO2

    NO2 kết hợp với oxygen trong không khí và nước mưa tạo thành nitric acid.

    4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3

    Nitric acid rơi xuống đất kết hợp với một số khoáng chất trong đất tạo thành muối nitrate (đạm nitrate) cung cấp cho cây trồng. Vì vậy trong mùa hè ít nắng nóng cây cối đều héo úa nhưng nếu có một trận mưa giông thì ngày hôm sau cây cối sẽ xanh tốt hơn.

  • Câu 14: Vận dụng

    Cho 11 gam hỗn hợp gồm Al và Fe vào dung dịch HNO3 dư được 6,72 lít NO (đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Khối lượng của Al và Fe lần lượt là

     

    Gọi số mol của Al và Fe lần lượt là x và y mol

    \Rightarrow mhỗn hợp = 27x + 56y = 11                     (1)

    Quá trình nhường - nhận electron:

    \mathrm{Al}\;ightarrow\overset{+3}{\mathrm{Al}}\;+\;3\mathrm e                           \overset{+5}{\mathrm N}\;+\;3\mathrm eightarrow\overset{+2}{\mathrm N}\mathrm O

    \mathrm{Fe}\;ightarrow\overset{+3}{\mathrm{Fe}}\;+\;3\mathrm e

    Bảo toàn electron:

    3.nAl + 3.nFe = 3.nNO \Rightarrow x + y = 0,3            (2)

    Từ (1) và (2) \Rightarrow x = 0,2; y = 0,1

    \Rightarrow mAl = 0,2.27 = 5,4 gam

         mFe = 0,1.56 = 5,6 gam

  • Câu 15: Thông hiểu

    Dãy gồm các chất đều tác dụng với sulfur (trong điều kiện phản ứng thích hợp) là:

    S không tác dụng với Pt; HCl; He, H2SO4 loãng.

    S tác dụng với dãy chất: Zn, H2, O2, F2.

    S + Zn \xrightarrow{\mathrm t^\circ} ZnS

    S + H2 \xrightarrow{\mathrm t^\circ} H2S

    S + O2 \xrightarrow{\mathrm t^\circ} SO2

    S + 3F2 \xrightarrow{\mathrm t^\circ} SF6

  • Câu 16: Vận dụng

    Lấy 33,6 g hỗn hợp X gồm Na2CO3 và K2CO3 hoà tan trong dung dịch H2SO4 dư thu được dung dịch Y và 6,72 lit CO2 (đktc). Khối lượng muối khan sau khi cô cạn dung dịch Y là bao nhiêu?

    Gọi số mol của Na2CO3 và K2CO3 lần lượt là x và y ta có:

    106x + 138y = 33,6 (1)

    Bảo toàn nguyên tố C ta có:

    nCO2 = nNa2CO3 = x mol

    Bảo toàn nguyên tố C ta có:

    nCO2 = nK2CO3 = y mol

    => nCO2 = nK2CO3 + nNa2CO3

    => x + y = 6,72 : 22,4 (2)

    Giải hệ phương trình (1) và (2) ta có

    x =0,24375 mol , y = 0,05625 mol

    Áp dụng bảo toàn Na ta có

    nNa2CO3 = nNa2SO4 = 0,24375

    Áp dụng bảo toàn K ta có:

    nK2CO3 = nK2SO4 = 0,05625

    => mmuối khan = mNa2SO4 = mK2SO4 = 44,4 gam

  • Câu 17: Nhận biết

    Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ?

     

    H2SO4Ba(OH)2KCl, NaNO3
    Quỳ tím chuyển sang đỏQuỳ tím chuyển sang xanhQuỳ tím không chuyển màu

     

  • Câu 18: Nhận biết

    Ở nhiệt độ thường, phân tử nitrogen

    Liên kết ba giữa hai nguyên tử N trong phân tử nitrogen có năng lượng rất lớn (946 kJ.mol-1) nên rất khó bị phá vỡ. Vì vậy, ở nhiệt độ thường, nitrogen rất khó tham gia phản ứng.

  • Câu 19: Nhận biết

    Để phân biệt dung dịch Na2SO4 với dung dịch NaCl, người ta dùng dung dịch:

    Để nhận biết sự có mặt của ion sulfate (SO42-) trong dung dịch, người ta thường sử dụng muối của Ba2+ như barium chloride, barium nitrate.

    \Rightarrow Dùng BaCl2 cho vào 2 dung dịch để phân biệt Na2SO4 và NaCl: Dung dịch làm xuất hiện kết tủa trắng là Na2SO4; dung dịch còn lại không có hiện tượng gì là NaCl.

  • Câu 20: Nhận biết

    Chất nào sau đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra mưa acid?

    Nitrogen monoxide, nitrogen dioxide (NOx) cùng với sulfur dioxide trong khí quyển là nguyên chính dẫn đến hiện tượng mưa acid.

  • Câu 21: Nhận biết

    Chọn câu trả lời sai về sulfur:

    S không tan trong nước, tan ít trong ethanol, tan nhiều trong dầu hỏa, benzene.

  • Câu 22: Thông hiểu

    Số oxi hoá của S trong các hợp chất sau: Cu2S, FeS, NaHSO4, (NH4)2S2O8, Na2SO3 lần lượt là:

    Áp dụng quy tắc xác định số oxi hóa của nguyên tử nguyên tố trong hợp chất:

     \;{\mathrm{Cu}}_2\overset{-2}{\mathrm S},\;\mathrm{Fe}\overset{-2}{\mathrm S},\;\mathrm{NaH}\overset{+6}{\mathrm S}{\mathrm O}_4,\;{\mathrm{Na}}_2\overset{+4}{\mathrm S}{\mathrm O}_3\;

  • Câu 23: Nhận biết

    N2 phản ứng với O2 tạo thành NO ở điều kiện

    Nitrogen phản ứng với oxygen ở nhiệt độ rất cao, khoảng 3000oC, tạo ra nitrogen monoxide (NO).

    N2(g) + O2(g) \overset{t^{\circ} }{ightleftharpoons} NO(g)

  • Câu 24: Vận dụng

    Nung hỗn hợp X gồm m gam Fe và a gam S ở nhiệt độ cao, sau một thời gian thu được chất rắn Y. Cho Y vào dung dịch HCl dư thu được 2,688 lít hỗn hợp khí Z và còn lại một chất rắn không tan. Giá trị của m là

    Khí Z gồm H2 và H2S

    Ta có: nZ = 0,12 mol

    Bảo toàn nguyên tố H:

    nHCl = 2nH2 + 2nH2S = 2nZ

    \Rightarrow nHCl = 0,24 mol

    Bảo toàn nguyên tố Cl:

    nHCl = 2nFeCl2

    Bảo toàn nguyên tố Fe:

    nFe(X) = nFeCl2 = 0,12 mol

    \Rightarrow mFe = 6,72g

  • Câu 25: Thông hiểu

    Cho phản ứng: Al + HNO3 → Al(NO3)3 + N2O + H2O

     Trong phương trình phản ứng trên, khi hệ số của Al là 8 thì hệ số của HNO3 là 

     Al + HNO3 → Al(NO3)3 + N2O + H2O

    Xác định số oxi hóa của các nguyên tử:

    \overset0{\mathrm{Al}}\;+\;\mathrm H\overset{+5}{\mathrm N}{\mathrm O}_3ightarrow\overset{+3}{\mathrm{Al}}+{\overset{+4}{\mathrm N}}_2\mathrm O+{\mathrm H}_2\mathrm O

    8\times\left|\mathrm{Al}\;ightarrow\overset{+3}{\mathrm{Al}}ight.+3\mathrm e

    3\times\left|2\overset{+5}{\mathrm N}+8\mathrm eightarrow2\overset{+4}{\mathrm N}ight.

    \Rightarrow 8Al + 30HNO3 ightarrow 8Al(NO3)3 + 3N2O + H2O

  • Câu 26: Thông hiểu

    Số oxi hoá của lưu huỳnh trong một loại hợp chất oleum H2S2O7

     Số oxi hoá của lưu huỳnh trong hợp chất oleum H2S2O7 là +6. 

  • Câu 27: Thông hiểu

    MgCO3 tác dụng với dung dịch H2SO4 sinh ra

    Phương trình hóa học:

    MgCO3 + H2SO4 → MgSO4 + CO2 ↑ + H2O

    CO2 làm vẩn đục nước vôi trong:

    CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓+ H2O

  • Câu 28: Thông hiểu

    Hiệu suất của phản ứng giữa N2 và H2 tạo thành sẽ tăng nếu:

     N2 + 3H2 ⇄ 2NH3          ∆H < 0

    Khi tăng áp suất cân bằng chuyển dịch theo chiều làm giảm số mol khí (tức là chiều thuận).

    Phản ứng thuận có ∆H < 0 nên là phản ứng tỏa nhiệt.

    Nên khi giảm nhiệt độ cân bằng chuyển dịch theo chiều phản ứng thuận (tỏa nhiệt)

    Vậy hiệu suất của phản ứng giữa N2 và H2 tạo thành sẽ tăng nếu: tăng áp suất và giảm nhiệt độ.

  • Câu 29: Thông hiểu

    Khi sục khí SO2 vào dung dịch H2S thì

    Khi sục khí SO2 vào dung dịch H2S thì dung dịch bị vẩn đục màu vàng do S sinh ra:

    SO2 + 2H2S → 3S\downarrow + 2H2O

  • Câu 30: Nhận biết
    Chọn câu sai trong các câu sau?

    H2SO4 đặc không có tính acid, chỉ có tính oxi hóa mạnh. 

  • Câu 31: Vận dụng

    Có một loại quặng pyrite chứa 96% FeS2. Nếu mỗi ngày nhà máy sản xuất 100 tấn H2SO4 98% thì lượng quặng pyrite trên cần dùng là bao nhiêu? Biết hiệu suất điều chế H2SO4 là 90%.

    FeS2 \xrightarrow{\mathrm H=90\%} 2H2SO4

     120                  196

    mlí thuyết  ←     98 tấn

    \mathrm H=90\%\;\Rightarrow{\mathrm m}_{{\mathrm{FeS}}_2\;\mathrm{tt}}=\frac{60}{90\%}=\frac{200}3\;(\mathrm{tấn})

     Vì quặng chứa 96% FeS2 nên:

    {\mathrm m}_{\mathrm{quặng}}\;=\;\frac{200}3.\frac{100}{96}=69,44\;\mathrm{tấn}

  • Câu 32: Vận dụng

    Nung một hỗn hợp gồm 4,8 gam bột magnesium và 3,2 gam bột sulfur trong một ống nghiệm đậy kín. Khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng là

     {\mathrm n}_{\mathrm S}=\frac{3,2}{32}=0,1\;(\mathrm{mol})

    {\mathrm n}_{\mathrm{Mg}}=\frac{4,8}{24}=0,2\;(\mathrm{mol})

    Phương trình phản ứng:

    Mg + S → MgS

    Ta có:

    \frac{{\mathrm n}_{\mathrm{Mg}}}1=0,2\;>\;\frac{{\mathrm n}_{\mathrm S}}1=0,1\;\Rightarrow\mathrm{Mg}\;\mathrm{dư}

    Chất rắn gồm: MgS: 0,1 mol và Mg dư 0,1 mol

    ⇒ mrắn = 56.0,1 + 24.0,1 = 8 gam.

  • Câu 33: Thông hiểu

    Nhận xét nào đúng về tính chất của N2?

    N2 thể hiện tính khử khi tác dụng với O2 và thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với kim loại (Mg, Li, H2,...)

  • Câu 34: Vận dụng cao

    Hòa tan hoàn toàn hh gồm 0,1 mol Fe và 0,2 mol Al trong dung dịch HNO3 dư thu được V lít hh khí X (đktc) gồm NO và NO2 có khối lượng 19,8 gam. (Biết phản ứng không tạo NH4NO3). Tính thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp X?

    Gọi x, y lần lượt là số mol NO và NO2 trong hỗn hợp X

    Ta có: 30x + 46y = 19,8 (1)

    Quá trình cho e:

    Quá trình nhận e:

    Al0 → Al+3 + 3e

    0,2 → 0,6 mol

    Fe0 → Fe+3 + 3e

    0,1 → 0,3 mol

     

    \mathop N\limits^{ + 5}  + 3e \to \mathop N\limits^{ + 2}

             3x ← x ( mol)

    \mathop N\limits^{ + 5}  + 1e \to \mathop N\limits^{ + 4}

            y ← y mol

    Theo định luật bảo toàn mol e: ne (KL nhường) = ne (N nhận) = 0,9 mol

    hay: 3x + y = 0,9 (2)

    Từ (1) và (2) ta có 

    \left\{ \begin{array}{l}3x\,\,\, + \,\,\,\,y\,\,\,\, = \,\,\,\,0,9\\30x\,\, + \,\,46y\,\, = \,\,19,8\end{array} ight. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}x\,\, = \,\,0,2\,\,(mol)\\y\,\, = \,\,0,3\,\,(mol)\,\end{array} ight.

    => \left\{ \begin{array}{l}{V_{NO}}\,\, = \,\,0,2.22,4\,\, = 4,48\,(l)\\{V_{N{O_2}}}\,\, = \,0,3.22,4\,\, = \,\,6,72\,(l)\,\end{array} ight.

  • Câu 35: Nhận biết

    Phân tử ammonia có dạng hình học nào sau đây?

     Phân tử ammonia có dạng hình chóp tam giác

  • Câu 36: Vận dụng

    Thể tích N2 (đktc) thu được khi nhiệt phân 12,8 gam NH4NO2

    NH4NO2 \xrightarrow{\mathrm t^\circ} N2 + 2H2

    {\mathrm n}_{{\mathrm{NH}}_4{\mathrm{NO}}_2}=\frac{12,8}{64}=0,2\;\mathrm{mol}

    \Rightarrow nN2 = 0,2 mol

     \Rightarrow VN2 = 4,48

  • Câu 37: Vận dụng

    Hòa tan hoàn toàn 33,1 gam hỗn hợp Mg, Fe, Zn vào trong dung dịch H2SO4 loãng dư thấy có 13,44 lít khí (đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X được m gam muối khan. Tính giá trị của m.

    Ta có: nH2 = 13,44:22,4 = 0,6 (mol)

    Phương trình phản ứng hóa học

    Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2

    Fe + H2SO4 → FeSO4+ H2

    Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2

    Theo phương trình hóa học ta thấy: nH2SO4 ­pứ = nH2 = 0,6 (mol)

    => mH2SO4 pứ­ = 0,6. 98 = 58,8 (g);

    mH2 = 0,6.2 = 1,2 (g)

    Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:

    mKL + maxit= mmuối + mhidro

    => mmuối = mKL + maxit - mhidro 

    = 33,1 + 58,8 – 1,2 = 90,7 (g)

  • Câu 38: Nhận biết

    Số oxi hóa thấp nhất của nguyên tố nitrogen trong các hợp chất là

     Số oxi hóa thấp nhất của nguyên tố nitrogen trong các hợp chất là -3.

  • Câu 39: Vận dụng

    Người ta điều chế H2SO4 từ FeS2 theo sơ đồ sau: FeS2 → SO2 → SO3 → H2SO4. Để điều chế được 2 mol H2SO4 từ FeS2 thì số mol FeS2 cần dùng là

    Theo sơ đồ phản ứng ta có:

    FeS2 → 2SO2 → 2SO3 → 2H2SO4

     1 mol                 ←                2 mol

  • Câu 40: Thông hiểu

    Muối (NH4)CO3 không tạo kết tủa khi phản ứng với dung dịch của hóa chất nào sau đây?

    Ta có các phản ứng:

    (NH4)2CO3 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + 2NH3↑ + 2H2O

    (NH4)2CO3 + MgCl2 → MgCO3↓ + 2NH4Cl

    (NH4)2CO3 + FeSO4 → FeCO3↓ + (NH4)2SO4

    (NH4)2CO3 + 2NaOH → Na2CO3 + 2NH3↑ + 2H2O.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề kiểm tra 45 phút Hóa 11 Chủ đề 2: Nitrogen và sulfur CD Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 11 lượt xem
Sắp xếp theo