Đề kiểm tra 45 phút Hóa 11 Chủ đề 3: Đại cương về hóa học hữu cơ CD

Mô tả thêm: Đề kiểm tra 45 phút Hóa 11 Chủ đề 3 Đại cương về hóa học hữu cơ giúp bạn học củng cố rèn luyện kĩ năng thao tác làm các dạng đề thi Hóa 11.
  • Thời gian làm: 50 phút
  • Số câu hỏi: 40 câu
  • Số điểm tối đa: 40 điểm
Mua gói để Làm bài
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
  • Câu 1: Nhận biết

    Thuộc tính nào sau đây không phải là của các hợp chất hữu cơ?

    Liên kết hoá học trong hợp chất hữu cơ thường là liên kết cộng hóa trị.

  • Câu 2: Thông hiểu

    Dãy chất nào sau đây là hợp chất hữu cơ?

     Hợp chất hữu cơ là hợp chất của carbon, trừ một số hợp chất như CO, CO2, muối carbonate, các cyanide, các carbide,...

    \Rightarrow Dãy gồm các chất hữu cơ là C2H4, CH4, C2H6O, C3H9N.

  • Câu 3: Vận dụng

    Nicotine là chất độc gây nghiện có nhiều trong cây thuốc lá. Khói thuốc lá có rất nhiều chất độc không những gây hại cho người hút mà còn ảnh hưởng đến những người xung quanh gây ra các bệnh hiểm nghèo như ung thư phổi, ung thư vòm họng,… Thành phần phần trăm khối lượng các nguyên tố trong nicotine lần lượt như sau: 74,07%C, 17,28%N, 8,64% H. Tỉ số khối hơi của nicotine so với Helium là 40,5. Cho H = 1; He = 4; C = 12; N = 14; O = 16. Công thức phân tử của nicotine là

    Xét thành phần phần trăm khối lượng các nguyên tố ta có: 

    {\mathrm n}_{\mathrm C}:{\mathrm n}_{\mathrm H}:{\mathrm n}_{\mathrm N}=\frac{\%{\mathrm m}_{\mathrm C}}{12}:\frac{\%{\mathrm m}_{\mathrm H}}1:\frac{\%{\mathrm m}_{\mathrm N}}{14}

                           =\frac{74,07\%}{12}:\frac{8,64\%}1:\frac{7,28\%}{14}\;=\;5:7:\;1

    Công thức đơn giản nhất của nicotin là C5H7N.

    \Rightarrow Công thức phân tử của nicotine có dạng là (C5H7N)n.

    Ta có MNicotine = 40,5.4 = 162 = 81n \Rightarrow n = 2.

    Vậy nicotine có công thức phân tử là C10H14N2.

  • Câu 4: Vận dụng cao

    Đốt cháy 0,282 gam hợp chất hữu cơ X chỉ chứa C, H, N, cho sản phẩm đi qua các bình đựng CaCl2 khan và KOH dư. Thấy bình đựng CaCl2 tăng thêm 0,194 gam còn bình đựng KOH tăng thêm 0,8 gam. Mặt khác nếu đốt cháy 0,186 gam chất X thì thu được 22,4 ml khí N2 (ở đktc). Biết rằng hợp chất X chỉ chứa một nguyên tử nitrogen. Công thức phân tử của hợp chất X là :

    Đốt 0,186 gam A được 22,4 ml N2

    \Rightarrow Đốt 0,282 gam A được 33,96 ml N2

    Ta có: nCO2 = 0,0182 (mol) \Rightarrow mC = 0,2184 (gam)

    nH2O = 0,0108 (mol) \Rightarrow mH = 0,0216 (gam)

    nN2 =0,00152 (mol) \Rightarrow mN = 0,0425 (gam)

    \Rightarrow mO = 0. Gọi công thức phân tử của A là CxHyNz

    Ta có: 

    \mathrm x\;:\;\mathrm y\;:\;\mathrm z\;=\;\frac{0,2184}{12}:\frac{0,0216}1:\frac{0,042}{14}=0,0182:0,0216:0,03

    \Rightarrow x : y : z = 6 : 7 : 1 

    Vậy công thức phân tử là C6H7N (vì X có 1 nguyên tử N).

  • Câu 5: Thông hiểu

    Nếu không may làm đổ dầu ăn vào nước, ta dùng phương pháp nào để tách riêng dầu ăn ra khỏi nước?

    Hỗn hợp dầu ăn và nước tách lớp nên dùng phương pháp chiết để tách riêng dầu ăn ra khỏi nước.

  • Câu 6: Nhận biết

    Phát biểu nào sau đây đúng?

    Phương pháp chưng cất dùng để tách các chất lỏng ra khỏi hỗn hợp các chất có nhiệt độ sôi khác nhau nhằm thu được chất lỏng tinh khiết hơn.

  • Câu 7: Nhận biết

    Tính chất vật lý chung của các chất hữu cơ là:

  • Câu 8: Nhận biết

    Công thức phân tử (CTPT) không cho ta biết:

    Công thức phân tử (CTPT) không cho ta biết cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ.

    Để biết cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ ta phải dựa vào công thức cấu tạo.

  • Câu 9: Thông hiểu

    Công thức cấu tạo của C3H8

     Công thức cấu tạo của C3H8

  • Câu 10: Thông hiểu

    Hãy cho biết công thức cấu tạo dưới đây là của hợp chất nào?

     Hợp chất có công thức phân tử là C6H12O6.

  • Câu 11: Vận dụng

    Hợp chất X có thành phần phần trăm về khối lượng: C (85,8%) và H (14,2%). Công thức phân tử của hợp chất X là:

     Gọi công thức phân tử của X là CxHy:

    \mathrm x\;:\;\mathrm y\;=\;\frac{85,8}{12}:\frac{14,2}1=7,15:14,2\;=\;1:2

    ⇒ Công thức đơn giản nhất của X là CH2

    ⇒ Công thức phân tử có thể: C2H4, C3H6, C4H8,...

    Xét các đáp án chọn C4H8

  • Câu 12: Vận dụng

    Limonene là một chất có mùi thơm dịu được tách ra từ tinh dầu chanh. Kết quả phân tích limonene cho thấy phần trăm khối lượng các nguyên tố như sau: %mC = 88,235%; %mH = 11,765%. Tỉ khối hơi của limonene so với không khí bằng 4,690. Công thức phân tử của limonene là

    MX = 4,69.29 = 136.

    Gọi công thức phân tử của limonene là CxHy:

    \%{\mathrm m}_{\mathrm C}\;=\frac{\;12\mathrm x}{136}.100\%\;=\;88,235\%\;\Rightarrow\;\mathrm x\;=\;10

    \%{\mathrm m}_{\mathrm H}\;=\;\frac{\mathrm y}{136}.100\%\;=\;11,765\%\;\;\Rightarrow\mathrm y\;=\;16

    \Rightarrow Công thức phân tử của limonene là C10H16.

  • Câu 13: Vận dụng

    Đốt cháy hoàn toàn m gam một amine X bằng lượng không khí vừa đủ thu được 17,6 gam CO2, 12,6 gam H2O và 69,44 lít N2 (đktc). Giả thiết không khí chỉ gồm N2 và O2 trong đó oxygen chiếm 20% thể tích không khí. X có công thức là

    Bảo toàn nguyên tố C:

    {\mathrm n}_{\mathrm C}={\mathrm n}_{{\mathrm{CO}}_2}=\frac{17,6}{44}=0,4\;(\mathrm{mol})

    Bảo toàn nguyên tố H: 

    {\mathrm n}_{\mathrm H}=2.{\mathrm n}_{{\mathrm H}_2\mathrm O}=2.\frac{12,6}{18}=1,4\;(\mathrm{mol})

    Bảo toàn nguyên tố O: 

    {\mathrm n}_{{\mathrm O}_2(\mathrm{kk})}=\frac{2.{\mathrm n}_{{\mathrm{CO}}_2}+{\mathrm n}_{{\mathrm H}_2\mathrm O}}2=0,75\;(\mathrm{mol})

    Vì N2 chiếm 80% thể tích không khí, O2 chiếm 20% thể tích không khí

    ⇒ nN2 (kk) = 4.nO2 = 0,75.4 = 3 mol 

    Do đó:

    {\mathrm n}_{\mathrm N\;(\mathrm{HCHC})}=2.(\frac{69,44}{22,4}-3)\;=\;0,2\;\mathrm{mol}

    ⇒ nC : nH : nN = 0,4 : 1,4 : 0,2 = 2 : 7 : 1

     Căn cứ vào các phương án ta thấy công thức của X là C2H5NH2

  • Câu 14: Nhận biết

    Hiện tượng các chất có cấu tạo và tính chất hoá học tương tự nhau, chúng chỉ hơn kém nhau một hay nhiều nhóm metylen (-CH2-) được gọi là hiện tượng

    Những hợp chất có thành phần phân tử hơn hoặc kém nhau một hay nhiều nhớm CH2 và có tính chất hóa học tương tự nhau là những chất đồng đẳng.

  • Câu 15: Vận dụng

    Phân tích một hợp chất X người ta thu được các số liệu sau: 71,29%C, 14,85%H còn lại là N. Công thức đơn giản nhất của X là

     %mN = 100% - 71,29% - 14,85% = 13,86%

    Giả sử chất hữu cơ X có công thức phân tử CxHyNz:

    \Rightarrow\mathrm x\;:\;\mathrm y\;:\;\mathrm z\;=\;\frac{\%{\mathrm m}_{\mathrm C}}{12}:\frac{\%{\mathrm m}_{\mathrm H}}1:\frac{\%{\mathrm m}_{\mathrm N}}{14}

     \Rightarrow\mathrm x\;:\;\mathrm y\;:\;\mathrm z\;=\;\frac{71,29}{14}:\frac{14,85}1:\frac{13,86}{14}

                           = 6 : 15 : 1

  • Câu 16: Thông hiểu

    Cho các chất sau đây :

    (I) CH3-CH(OH)-CH3                                           (II) CH3-CH2-OH

    (III) CH3-CH2-CH2-OH                                        (IV) CH3-CH2-CH2-O-CH3

    (V) CH3-CH2-CH2-CH2-OH                                (VI) CH3-OH

    Các chất đồng đẳng của nhau là :

    Các chất đồng đẳng là các hợp chất có thành phần phân tử hơn hoặc kém nhau một hay nhiều nhóm CH2 và có tính chất hóa học tương tự nhau.

    \Rightarrow Dãy chất đồng đẳng là II, III, V và VI.

  • Câu 17: Vận dụng

    Phân tử chất hữu cơ X có 2 nguyên tố C, H. Tỉ khối hơi của X so với hydrogen là 21. Công thức phân tử của X là 

    Vì tỉ khối hơi của X so với hydrogen là 21 nên:

    MX = 21.MH2 = 21.2 = 42 (g/mol)

    Vậy X là C3H6

  • Câu 18: Thông hiểu

    Cho các chất sau:

    (a) C2H6O                                                           (b) C6H5CH=CH2

    (c) C2H4O2                                                         (d) CH3NH2

    (e) CH3NO2                                                        (f) NaHCO3

    (g) C2H3O2Na                                                    (h) C6H6

    (i) C3H6

    Có bao nhiêu chất trong các chất kể trên là dẫn xuất của hydrocarbon?

    Dẫn xuất hydrocarbon là chất thu được khi thay thế nguyên tử hydrogen trong phân tử hydrocarbon bằng nguyên tử hay nhóm nguyên tử khác.

    \Rightarrow Dẫn xuất hydrocarbon gồm các chất: (a), (c), (d), (e), (g)

  • Câu 19: Nhận biết

    Chất nào sau đây là dẫn xuất của hydrocarbon?

    Các hợp chất: CH4, C2H6, C6H6 chỉ chứa nguyên tố C và H nên là hydrocarbon

    Hợp chất: C3H6Br ngoài C, H còn chứa thêm Br nên là dẫn xuất hydrocarbon.

  • Câu 20: Vận dụng cao

    Đốt cháy hoàn toàn một hydrocarbon trong 0,5 lít hỗn hợp của nó với CO2 bằng 2,5 lít O2 thu được 3,4 lít khí. Hỗn hợp này sau khi ngưng tụ hết hơi nước còn 1,8 lít, tiếp tục cho hỗn hợp khí còn lại qua dung dịch kiềm dư thì còn lại 0,5 lít khí. Các thể tích được đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất. Công thức phân tử của hydrocarbon là :

    VH2O = 3,4 – 1,8 = 1,6 lít

    VCO2 = 1,8 – 0,5 = 1,3 lít

    VO2 = 0,5 \Rightarrow nO2 phản ứng = 2

    Bảo toàn O:

    2VCO2 + 2VO2 = 2VCO2 + VH2O

    \Rightarrow VCO2 ban đầu = 0,1

    \Rightarrow Vhydrocarbon = 0,4

    Số C = (1,3 – 0,1)/0,4 = 3

    Số H = 2.1,6/0,4 = 8

    \Rightarrow Công thức phân tử của hydrocarbon là C3H8.

  • Câu 21: Vận dụng

    Một hydrocarbon X có M = 58, phân tích 1 gam X thu được 5/29 gam hydrogen. Trong X có số nguyên tử H là:

    1 gam X chứa 5/29 gam H

    \Rightarrow 58 gam X chứa 10 gam H

    \Rightarrow nH = mH : MH = 10 : 1 = 10

    \Rightarrow Số nguyên tử H trong 1 phân tử X là 10.

  • Câu 22: Thông hiểu

    Cho hỗn hợp các chất sau: Pentane (sôi ở 36oC), heptane (sôi ở 98oC), octane (sôi ở 126 oC) và nonane (sôi ở 151oC). Có thể tách riêng các chất đó bằng cách nào sau đây?

  • Câu 23: Vận dụng

    Oxi hóa hoàn toàn 6 gam chất hữu cơ X, thu được 6,72 lít CO2 (đktc) và 7,2 gam H2O. Khối lượng nguyên tố oxygen trong 6 gam X là

    nCO2 = 0,3 mol; nH2O = 0,4 mol

    Ta có: mX = mC + mH + mO = 12nCO2 + 2nH2O + mO

    ⇒ 12.0,3 + 2.0,4 + mO = 6 ⇒ mO = 1,6 gam

  • Câu 24: Vận dụng

    Hợp chất hữu cơ A có công thức phân tử là C5H10Oz. Biết %mH trong A là 9,8%. Vậy phần trăm khối lượng nguyên tố O trong A là bao nhiêu?

     \%{\mathrm m}_{\mathrm H}=\frac{1.10}{12.5+10+16\mathrm z}.100\%=9,8\%

    \Rightarrow z = 2

    \Rightarrow Công thức phân tử của A là C5H10O2.

    \Rightarrow\%{\mathrm m}_{\mathrm O}=\frac{16.2}{12.5\;+\;10\;+\;16.2}=31,37\%

  • Câu 25: Vận dụng

    Phần trăm theo khối lượng nguyên tử nitrogen (N) trong phân tử C3H5N là

     \%{\mathrm m}_{\mathrm C}=\frac{14}{12.3+5+14}.100\%=25,45\%

  • Câu 26: Nhận biết

    Trong thành phần phân tử hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có nguyên tố

     Trong thành phần phân tử hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có nguyên tố carbon

  • Câu 27: Thông hiểu

    Cho các hợp chất: C3H6, C7H6O2, CCl4, C18H38, C6H5N và C4H4S. Trong các hợp chất trên, số hợp chất nào là dẫn xuất hydrocarbon là:

    Khi thay thế nguyên tử hydrogen trong phân tử hydrocarbon bằng nguyên tử hay nhóm nguyên tử khác thì thu được dẫn xuất hydrocarbon.

    Vậy dẫn xuất hydrocarbon là 4 đó là: (C7H6O2, CCl4 , C6H5N và C4H4S.

  • Câu 28: Thông hiểu

    Các chất hữu cơ đơn chức Z1, Z2, Z3 có công thức phân tử tương ứng là CH2O, CH2O2, C2H4O2. Chúng thuộc các dãy đồng đẳng khác nhau. Công thức cấu tạo của Z3 là :

    Vì 3 hợp chất hữu cơ đều là đơn chức nên:

    CH2O là aldehyde: HCHO

    CH2O2 là acid: HCOOH

    Z3 không thuộc dãy đồng đẳng aldehyde no, đơn chức và acid no đơn chức nên Z3 là ester HCOOCH3.

  • Câu 29: Nhận biết

    Chất có công thức cấu tạo nào dưới đây là đồng đẳng của CH3CH2COOH?

    CH3CH(CH3)CH2COOH hơn CH3CH2COOH hai nhóm CH2. Cùng có tính chất chung của carboxylic acid no, đơn chức, mạch hở. 

  • Câu 30: Thông hiểu

    Số công thức cấu tạo có thể có ứng với các công thức phân tử C3H8O là

    Các công thức cấu tạo có thể có ứng với các công thức phân tử C3H8O là

    CH3-CH2-CH2-OH; CH3-CH(OH)-CH3; CH3-O-CH2-CH3.

  • Câu 31: Nhận biết

    Chất nào sau đây là hydrocarbon?

    Hydrocarbon là hợp chất hữu cơ trong phân tử chỉ chứa carbon và hydrogen.

  • Câu 32: Nhận biết
    Công thức đơn giản nhất (CTĐGN) cho ta biết:

    Công thức đơn giản nhất (còn được gọi là công thức thực nghiệm) cho biết tỉ lệ tối giản về số lượng nguyên tử của các nguyên tố trong phân tử một hợp chất hữu cơ.

  • Câu 33: Nhận biết

    Theo thuyết cấu tạo hóa học, trong phân tử các chất hữu cơ, các nguyên tử liên kết với nhau

  • Câu 34: Nhận biết

    Trong phân tử hợp chất hữu cơ, carbon có hóa trị 

    Theo thuyết cấu tạo hóa học:

    Trong phân tử hợp chất hữu cơ, carbon có hóa trị IV.

  • Câu 35: Nhận biết

    Công thức đơn giản nhất của C2H6O là:

    Do tỉ lệ 2 : 6 : 1 là tối giản nên công thức đơn giản nhất cũng là C2H6O.

  • Câu 36: Thông hiểu

    Để tách artemisinin, một chất có trong cây thanh hao hoa vàng để chế thuốc chống sốt rét, người ta làm như sau: ngâm lá và thân cây thanh hao hoa vàng đã băm nhỏ trong hexane. Tách phần chất lỏng, đun và ngưng tụ để thu hồi hexane. Phần còn lại là chất lỏng sệt được cho qua cột sắc kí và cho các dung môi thích hợp chạy qua để thu từng thành phần của tinh dầu. Kĩ thuật nào sau đây không được sử dụng?

    • Ngâm lá và thân cây trong hexane là phương pháp chiết xuất.
    • Đun ngưng tụ để thu hồi hexane là phương pháp chưng cất.
    • Cho chất lỏng vào cột sắc kí và cho các dung môi chạy qua là phương pháp sắc kí.

    Vậy phương pháp không được sử dụng là phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước.

  • Câu 37: Nhận biết

    Để tăng nồng độ ethyl alcohol (C2H5OH) từ dung dịch loãng trong nước người ta tiến hành

  • Câu 38: Vận dụng

    Kết quả phân tích nguyên tố hợp chất X cho biết %mC = 60,0% ; %mH = 8,0%, còn lại là O. Tỉ khối hơi của X so với CO2 nhỏ hơn 3. Công thức phân tử của X là

    Ta có: nC : nH : nO = 5 : 8 : 2

    ⇒ Công thức đơn giản nhất của X: C5H8O2

    ⇒ Công thức phân tử của X là (C5H8O2)n

    MX = (5.12 + 8 + 32.2)n < 44.3

    ⇒ n < 1,32 ⇒ n = 1

    ⇒ Công thức phân tử của X là C5H8O2.

  • Câu 39: Thông hiểu

    Cặp chất nào sau đây là đồng phân?

     Những chất khác nhau nhưng có cùng công thức phân tử được gọi là các chất đồng phân của nhau.

    \Rightarrow Cặp chất CH3COOCH3 và HCOOCH2CH3 đều có công thức phân tử C3H6O2 là đồng phân của nhau. 

  • Câu 40: Nhận biết

    Nhóm chức của alcohol nói hay ethyl alcohol nói riêng (C2H5-OH) là nhóm nguyên tử (nguyên tử):

     Nhóm chức của alcohol là nhóm OH.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề kiểm tra 45 phút Hóa 11 Chủ đề 3: Đại cương về hóa học hữu cơ CD Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 2 lượt xem
Sắp xếp theo