Đề kiểm tra 45 phút Hóa 11 Chương 1: Cân bằng hóa học

Mô tả thêm: Đề kiểm tra 45 phút Hóa 11 Chương 1: Cân bằng hóa học giúp bạn học đánh giá năng lực học, sau khi kết thúc một chương học, đòi hỏi bạn học nắm chắc các kiến thức đã học, từ đó vận dụng vào các dạng câu hỏi.
  • Thời gian làm: 50 phút
  • Số câu hỏi: 40 câu
  • Số điểm tối đa: 40 điểm
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
Mua gói để Làm bài
  • Câu 1: Nhận biết

    Để xác định nồng độ của một dung dịch HCl, người ta đã tiến hành chuẩn độ bằng dung dịch NaOH 0,1 M với chỉ thị phenolphthalein. Vậy chất được gọi dung dịch chuẩn ở trên là?

    Dung dịch chuẩn là dung dịch của thuốc thử đã biết chính xác nồng độ để xác định chất phân tích nào đó.

  • Câu 2: Thông hiểu

    Cho các chất sau: NaCl; HF; CuSO4; NaOH; Mg(NO3)2; H3PO4; (NH4)3PO4; H2CO3; C2H5OH; CH3COOH; AgNO3; C6H12O6; Al(OH)3; Fe(OH)2; HNO3.

    Số chất điện li mạnh, chất điện li yếu và chất không điện li lần lượt là:

    • Chất điện li mạnh là chất khi tan trong nước, các phân tử hòa tan đều phân li thành ion.
    • Chất điện li yếu là chất khi tan trong nước chỉ có một số phân tử hòa tan phân li thành ion, phần còn lại vẫn tồn tại dưới dạng.
    • Chất không điện li là chất khi hòa tan trong nước, các phân tử không phân li thành ion.

    Các chất điện li mạnh là: NaCl; CuSO4; NaOH; Mg(NO3)2; (NH4)3PO4; AgNO3; HNO3

    Các chất điện li yếu là:  HF; H3PO4; H2CO3; CH3COOH; Al(OH)3; Fe(OH)2

    Các chất không điện li là: C2H5OH; C6H12O6.

  • Câu 3: Nhận biết

    Cho phương trình hóa học: N2 + O2 ⇌ 2NO; ΔH > 0

    Hãy cho biết những yếu tố nào sau đây ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cân bằng hóa học trên?

    Chất xúc tác không ảnh hưởng đến cân bằng hóa học.

    Áp suất không ảnh hưởng đến cân bằng trong phản ứng trên do chất phản ứng và chất sản phẩm đều là 2 mol.

    Vây chọn nhiệt độ và nồng độ.

  • Câu 4: Vận dụng

    Cho 15 ml dung dịch HNO3 có pH = 2 trung hòa hết 10 ml dung dịch Ba(OH)2 có pH = a. Giá trị của a là:

    nHNO3 = 1,5.10-2.10-2 = 1,5.10-4 ⇒ nBa(OH)2 = 7,5.10-5 mol

    ⇒ CM(OH–) = 1,5.10-4/10-2 = 1,5.10-2 ⇒ pOH = 1,8 ⇒ pH = 12,2

  • Câu 5: Nhận biết

    Nhận định nào dưới đây là đúng?

     Nhận định đúng là: Chỉ có những phản ứng thuận nghịch mới có trạng thái cân bằng hóa học.

    - Ở trạng thái cân bằng không phải là phản ứng dừng lại, mà phản ứng thuận và phản ứng nghịch vẫn xảy ra, nhưng với tốc độ bằng nhau.

    - Ở trạng thái cân bằng nồng độ các chất trong phản ứng thuận nghịch được giữ nguyên.

  • Câu 6: Thông hiểu

    Đối với phản ứng sau, cân bằng sẽ bị ảnh hưởng như thế nào khi tăng nhiệt độ (các điều kiện khác giữ không đổi)?

    H_{2}\ (g) + \frac{1}{2}O_{2}(g)\overset{}{ightleftharpoons}  H_{2}O\ (l)

    Phản ứng trên theo chiều thuận là phản ứng tỏa nhiệt. Vì vậy khi tăng nhiệt độ, cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều làm giảm nhiệt độ là chiều thu nhiệt nên cân bằng sẽ chuyển dịch sang trái.

  • Câu 7: Nhận biết

    Dung dịch chuẩn là gì?

    Dung dịch chuẩn là những dung dịch đã biết nồng độ chính xác, thường dùng để xác định nồng độ các dung dịch khác.

  • Câu 8: Thông hiểu

    Trong dung dịch acetic acid (bỏ qua sự phân li của H2O) có những phần tử nào?

    CH3COOH là chất điện li yếu: CH3COOH ⇄ H+ + CH3COO-

    Do vậy phần tử thu được gồm: CH3COOH, H+, CH3COO-, H2O.

  • Câu 9: Vận dụng cao

    Trộn ba dung dịch H2SO4 0,1M, HCl 0,2M; HNO3 0,3M với thể tích bằng nhau được dung dịch A. Cho 300 ml dung dịch A tác dụng với V ml dung dịch B chứa NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M thu được dung dịch C có pH = 1 và m gam kết tủa D. Giá trị của V và m là

    Vì trộn 3 dung dịch với thể tích bằng nhau

    => để thu được 300 ml dung dịch A thì mỗi dd acid cần lấy 100 ml

    => nH+ trước phản ứng = 2nH2SO4+ nHCl + nHNO3

    => 0,1.2.0,1 + 0,1.0,2 + 0,1.0,3 = 0,07 mol

    nOH- trước phản ứng = nNaOH +2.nBa(OH)2

    => 0,2V + 2.0,1V = 0,4V mol

    Dung dịch C có pH = 1 => H+ dư sau phản ứng

    => [H+] dư = 0,1 M

    H+ + OH- →H2O

    0,4V ← 0,4V

    → [H+] = (0,07 - 0,4V) : ( 0,3 + V) = 0,1

    => V = 0,08 (lít) = 80 ml

    => nBa(OH)2 = 0,1.0,08 = 0,008 mol

    nH2SO4 = 0,1.0,1 = 0,01 mol

    Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 + 2H2O

    0,008 → 0,008 → 0,008

    => mBaSO4 = 0,008.233 = 1,864 gam.

  • Câu 10: Vận dụng

    Cho phản ứng hóa học: CO(g) + Cl2(g) ightleftharpoons COCl2(g)          KC = 4

    Biết rằng ở toC nồng độ cân bằng của CO là 0,20 mol/l và của Cl2 là 0,30 mol/l. Nồng độ cân bằng của COCl2 ở toC là :

    Phương trình hóa học:

    CO(g) + Cl2(g) ightleftharpoons COCl2(g) KC = 4

    {\mathrm K}_{\mathrm c}=\frac{\lbrack{\mathrm{COCl}}_2brack}{\lbrack\mathrm{CO}brack.\lbrack{\mathrm{Cl}}_2brack}=\frac{\lbrack{\mathrm{COCl}}_2brack}{0,2.0,3}=4

    \Rightarrow [COCl2] = 4.0,2.0,3 = 0,024M

  • Câu 11: Thông hiểu

    Phương trình ion rút gọn H+ + OH- → H2O biểu diễn phản ứng xảy ra giữa cặp chất nào sau đây?

    Phương trình ion rút gọn:

    Cu(OH)2 + 2H+ → Cu2+ + 2H2O

    Zn(OH)2 + 2H+ → Zn2+ + 2H2O

    Ba2+ + SO42- + H+ + OH- → BaSO4 + H2O

    H+ + OH- → H2O

    Phương trình ion rút gọn H+ + OH- → H2O biểu diễn phản ứng 

    NaOH + HCl.

  • Câu 12: Vận dụng

    Người ta cho N2 và H2 vào trong bình kín dung tích không đổi và thực hiện phản ứng: N2 (g) + 3H2 (g) ightleftharpoons 2NH3 (g).

    Sau một thời gian, nồng độ các chất trong bình như sau: [N2] = 2M; [H2] = 3M; [NH3] = 2M. Nồng độ mol/l của N2 ban đầu là:

     Phương trình phản ứng:

     N2 (g)+3H2 (g)  ightleftharpoons2NH3 (g)
    Ban đầuxy  
    Phản ứng 1←32
    Cân bằng23 2

    Dựa vào phản ứng ta có:

    [N2] ban đầu = 2 + 1 = 3M.

  • Câu 13: Nhận biết

    Công thức hóa học mà khi điện li tạo ra ion Fe2+ và NO3-

    Công thức hóa học mà khi điện li tạo ra ion Fe2+ và NO3- là Fe(NO3)2.

    Fe(NO3)2 → Fe2+ + NO3-

  • Câu 14: Nhận biết

    Câu nào sau đây đúng khi nói về sự điện li?

  • Câu 15: Thông hiểu

    Chất nào sau đây có tính acid mạnh nhất?

    Chất có tính acid mạnh nhất là dịch vị có pH 1,0 vì có pH nhỏ nhất.

  • Câu 16: Nhận biết

    Một phản ứng thuận nghịch đạt đến trạng thái cân bằng khi nào?

    Trạng thái cân bằng của phản ứng thuận nghịch là trạng thái mà tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch.

  • Câu 17: Nhận biết

    Muối tạo thành khi chuẩn độ dung dịch NaOH bằng dung dịch HCl là?

    Muối tạo thành khi chuẩn độ dung dịch NaOH bằng dung dịch HCl là sodium chloride

  • Câu 18: Nhận biết

    Dung dịch nào sau đây có môi trường acid

    Dung dịch nước chanh vắt có môi trường acid.

  • Câu 19: Vận dụng

    Một học sinh thực hiện thí nghiệm sau: Lấy 10 mL dung dịch HCl 0,2 M cho vào 5 mL dung dịch NH3 thu được dung dịch A. Chuẩn độ lượng HCl dư trong dung dịch A bằng dung dịch NaOH 0,1 thấy phản ứng hết 10,2 mL. Tính nồng độ của dung dịch NH3 ban đầu.

    Phương trình hóa học:

    NH3 + HCl → NH4Cl

    HCl + NaOH → NaCl + H2O

    Số mol HCl ban đầu là:  nHCl = 10.10-3.0,2 = 2.10-3 (mol)

    Số mol HCl dư = số mol NaOH phản ứng = 10,2.10-3.0,1 = 1,02.10-3 (mol)

    Số mol HCl phản ứng với NH3 là:

    nHCl pư = nHCl ban đầu - nHCl dư = 2.10-3 – 1,02.10-3 = 0,98.10-3 (mol)

    ⇒ nNH3 = 0,98.10-3 (mol)

    Nồng độ của dung dịch NH3 ban đầu là: 

    {\mathrm C}_{\mathrm M\;({\mathrm{NH}}_3)}=\frac{0,98.10^{-3}}{5.10^{-3}}=0,196\;\mathrm M

  • Câu 20: Nhận biết

    Dung dịch của một base ở 25oC có:

    Dung dịch của một base ở 25oC có pH > 7 ⇒ [H+] < 1,0.10–7 M.

  • Câu 21: Thông hiểu

    Cho 100 mL dung dịch NaOH 0,1M vào cốc được 150 mL dung dịch HCl 0,1M. Dung dịch sau phản ứng làm cho

    nNaOH = 0,1.0,1 = 0,01 mol.

    nHCl = 0,15.0,1 = 0,015 mol.

    NaOH + HCl → NaCl + H2O

    Dựa vào tỉ lệ mol phản ứng 

    nNaOH < nHCl sau phản ứng dung dịch chứa HCl dư ⇒ Dung dịch tạo thành sẽ làm cho giấy quỳ tím hóa đỏ.

  • Câu 22: Thông hiểu

    Cho các cân bằng sau:

    CaCO3(s) ightleftharpoons CaO(s) + CO2(g), \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^{\mathrm o} = 176 kJ (1)

    2SO2(g) + O2(g) ightleftharpoons 2SO3(g), \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^{\mathrm o} = –198 kJ (2)

    Khi tăng nhiệt độ, các cân bằng trên chuyển dịch theo chiều nào?

    Cân bằng: CaCO3(s) ⇌ CaO(s) + CO2(g)

    \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^{\mathrm o} = 176 kJ > 0 ⇒ Chiều thuận thu nhiệt.

    Khi tăng nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận, tức là chiều phản ứng thu nhiệt, nghĩa là chiều làm giảm tác động của việc tăng nhiệt độ.

    2. Cân bằng: 2SO2(g) + O2(g) ⇌ 2SO3(g)

    \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^{\mathrm o} = –198 kJ < 0 ⇒ Chiều thuận toả nhiệt.

    Khi tăng nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch, tức là chiều phản ứng thu nhiệt, nghĩa là chiều làm giảm tác động của việc tăng nhiệt độ.

  • Câu 23: Nhận biết

    Cho cân bằng hóa học sau: CaCO3 (s) ⇌ CaO (s) + CO2 (g); Biết phản ứng thuận là phản ứng thu nhiệt. Tác động nào sau đây vào hệ cân bằng để cân bằng đã cho chuyển dịch theo chiều thuận?

    Khi giảm nhiệt độ cân bằng chuyển dịch theo chiều tăng nhiệt độ tức là chiều tỏa nhiệt

    ⇒ Chiều nghịch do phản ứng thuận là phản ứng thu nhiệt ⇒ Khi tăng nhiệt độ thì cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận.

    Khi tăng áp suất ⇒ Cân bằng chuyển dịch theo chiều giảm áp suất tức là chiều giảm số phân tử khí ⇒ Chiều nghịch.

    Khi tăng nồng độ khí CO2 ⇒ Cân bằng chuyển dịch theo chiều giảm nồng độ khí CO2 ⇒ Chiều nghịch.

  • Câu 24: Nhận biết

    Phương trình điện li nào sau đây không chính xác?

    Phương trình điện li không đúng 

    K2SO4 ightleftharpoons 2K+ + SO42-.

    vì K2SO4 là chất điện li mạnh do đó sử dụng mũi tên 1 chiều

    K2SO4 → 2K+ + SO42-

  • Câu 25: Nhận biết

    Cho các dung dịch HCl, NH3, Ba(OH)2, NaCl có cùng nồng độ mol, dung dịch có pH lớn nhất là:

    Ba(OH)2 → Ba2+ + 2OH

    Cùng nồng độ ban đầu thì Ba(OH)2 phân li cho [OH] lớn nhất nên có pH lớn nhất.

  • Câu 26: Nhận biết

    Phản ứng nào sau đây là phản ứng thuận nghịch?

    Phản ứng thuận nghịch là phản ứng xảy ra theo 2 chiều ngược nhau là chiều thuận và chiều nghịch và được biểu diễn bằng hai nửa mũi tên ngược chiều ⇌. 

  • Câu 27: Vận dụng

    Chuẩn độ 25,0 ml một mẫu dung dịch NaOH phải dùng 27,88 ml dung dịch H2SO4 0,159 M. Nồng độ mol của dung dịch NaOH là bao nhiêu ?

    nH2SO4 = 0,02788.0,159 = 4,433.10-3 mol

    Phương trình phản ứng chuẩn độ:

                2NaOH + H2SO4 ightarrow Na2SO4 + H2O

    mol: 4,433.10-3 ← 4,433.10-3

    \Rightarrow{\mathrm{CM}}_{\mathrm{NaOH}}=\frac{\;4,433.10^{-3\;}}{0,025}=0,1773\;\mathrm M

  • Câu 28: Thông hiểu

    Cho 2 phương trình phản ứng sau:

    (1) CH3COO + H2O ightleftharpoons CH3COOH + OH

    (2) NH4+ + H2O ightleftharpoons NH3 + H3O+

    Vai trò của ion CH3COO và ion NH4+ ở hai phản ứng trên là

    Ta thấy:

    - Ở phản ứng thuận của phản ứng (1), CH3COO nhận proton H+ từ H2O ⇒ CH3COO là base.

    - Ở phản ứng thuận của phản ứng (2), NH4+ nhường proton H+ cho H2O ⇒ NH4+ là acid.

  • Câu 29: Thông hiểu

    Dãy chất nào dưới đây chỉ gồm những chất điện li mạnh?

     

    Chất điện li mạnh gồm các base mạnh, acid mạnh và hầu hết các muối.

    \Rightarrow H3PO4, H2S, H2O là chất điện li yếu.

    CH4 là chất không điện li.

  • Câu 30: Thông hiểu

    Nếu một phản ứng thuận nghịch có KC là 1,2.10-22 thì ở trạng thái cân bằng chủ yếu là các chất:

    Nếu một phản ứng thuận nghịch có KC rất nhỏ so với 1 thì ở trạng thái cân bằng chủ yếu là các chất ban đầu.

  • Câu 31: Nhận biết

    Dung dịch nào sau đây có pH < 7?

    HCl là acid \Rightarrow có môi trường acid \Rightarrow có pH < 7

  • Câu 32: Thông hiểu

    Ở mỗi ý a), b), c), d), hãy chọn đúng hoặc sai.

    Cho phương trình hoá học của phản ứng sản xuất ammonia trong công nghiệp:

    N2(g) + 3H2(g) ⇄ 2NH3(g)          \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^{\mathrm o} = −91,8 kJ

    Cân bằng hoá học sẽ chuyển dịch theo chiều nào khi

    a) Khi giảm nhiệt độ của hệ phản ứng, cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận. Đúng||Sai

    b) Khi tăng nồng độ của khí nitrogen, cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch. Sai||Đúng

    c) Khi giảm nồng độ của khí ammonia, cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận. Đúng||Sai

    d) Khi giảm áp suất của hệ phản ứng, cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch. Đúng||Sai

    Đáp án là:

    Ở mỗi ý a), b), c), d), hãy chọn đúng hoặc sai.

    Cho phương trình hoá học của phản ứng sản xuất ammonia trong công nghiệp:

    N2(g) + 3H2(g) ⇄ 2NH3(g)          \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^{\mathrm o} = −91,8 kJ

    Cân bằng hoá học sẽ chuyển dịch theo chiều nào khi

    a) Khi giảm nhiệt độ của hệ phản ứng, cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận. Đúng||Sai

    b) Khi tăng nồng độ của khí nitrogen, cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch. Sai||Đúng

    c) Khi giảm nồng độ của khí ammonia, cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận. Đúng||Sai

    d) Khi giảm áp suất của hệ phản ứng, cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch. Đúng||Sai

    a) đúng. Khi giảm nhiệt độ của hệ phản ứng, cân bằng chuyển dịch theo chiều làm tăng nhiệt độ của hệ phản ứng, tức cân bằng chuyển dịch theo chiều tỏa nhiệt (chiều thuận).

    b) sai. Khi tăng nồng độ khí nitrogen, cân bằng chuyển dịch theo chiều làm giảm lượng khí nitrogen, tức cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận.

    c) đúng. Khi giảm nồng độ của khí ammonia, cân bằng chuyển dịch theo chiều làm tăng lượng khí ammonia, tức cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận.

    d) đúng. Khi giảm áp suất của hệ phản ứng, cân bằng chuyển dịch theo chiều làm tăng áp suất của hệ, tức là chiều làm tăng số mol khí của hệ (chiều nghịch).

  • Câu 33: Thông hiểu

    Chọn câu trả lời đúng, khi nói về muối axit:

    Dung dịch muối có pH < 7 (sai) vì tùy theo khả năng thủy phân của ion tạo muối mà dung dịch muối axit có thể có pH = 7; pH > 7 hoặc pH < 7.

    Muối có khả năng phản ứng với bazơ (sai) vì muối axit có thể phản ứng với dung dịch bazơ.

    Muối vẫn còn hiđro trong phân tử (sai) vì muối axit là muối mà gốc axit vẫn còn H có thể phân li ra ion.

  • Câu 34: Vận dụng

    Một bình phản ứng có dung tích không đổi, chứa hỗn hợp khí N2 và H2 với nồng độ tương ứng là 0,3M và 0,7M. Sau khi phản ứng tổng hợp NH3 đạt trạng thái cân bằng ở toC, H2 chiếm 50% thể tích hỗn hợp thu được. Hằng số cân bằng KC ở toC của phản ứng có giá trị là:

     Ta có: 3H3 + N2 ⇄ 2NH3             (1).

    Gọi a là [N2] phản ứng.

    Vậy theo phản ứng (1): [H2] phản ứng là 3a;

    [NH3] phản ứng là 2a.

    Khi đạt đến trạng thái cân bằng:

    [N2] = 0,3 – a, [H2] = 0,7 – 3a

    Để đơn giản ta xét 1 lít hỗn hợp.

    Sau khi phản ứng đạt cân bằng:

    0,3 – a + 0,7 – 3a + 2a = 1 – 2a

    Mặt khác: \%{\mathrm H}_2=\frac{0,7\mathrm a\;-\;3\mathrm a}{1-2\mathrm a}.100\%=50\%\;\Rightarrow\mathrm a\;=\;0,1

     Khi đạt cân bằng:

    [N2] = 0,3 – 0,1 = 0,2 (M)

    [H2] = 0,7 – 0,3 = 0,4 (M)

    [NH3] = 0,2 (M).

    \Rightarrow{\mathrm K}_{\mathrm c}=\frac{{\lbrack{\mathrm{NH}}_3brack}^2}{\lbrack{\mathrm N}_2brack{\lbrack{\mathrm H}_2brack}^3}=\frac{0,2^2}{0,2.0,4^2}=3,125

  • Câu 35: Nhận biết

    Khi chuẩn độ, người ta thêm từ từ dung dịch đựng trong ... vào dung dịch đựng trong bình tam giác. Dụng cụ cần điền vào chỗ chấm là

    Khi chuẩn độ, người ta thêm từ từ dung dịch đựng trong burette vào dung dịch đựng trong bình tam giác.

  • Câu 36: Vận dụng

    pH của dung dịch hỗn hợp HNO3 10-3M và H2SO4 10-4M có giá trị là:

    Vì HNO3 và H2SO4 đều là các chất điện li mạnh.

    HNO3 → H+ + NO3-

    H2SO4 → 2H+ + SO42-

    => [H+] = nHNO3 + 2nH2SO4 = 1,2.10-3

    => pH = -log[H+] = 2,92.

  • Câu 37: Vận dụng

    Cho hai dung dịch: dung dịch A chứa H2SO4 0,1M và HCl 0,2M và dung dịch B chứa NaOH 0,2 M và KOH 0,3 M. Trộn 100 ml dung dịch A với V ml dung dịch B thu được dung dịch C có pH = 7. Giá trị của V là:

    Dung dịch C có pH = 7 \Rightarrow H+ và OH- phản ứng vừa đủ, hay nH+ = nOH-

    ∑nH+ = 2.0,1.0,1 + 0,1.0,2 = 0,04 mol

    ∑nOH− = 0, 2 V + 0,3V = 0,5V mol

    ⇒ 0,04 = 0,5V ⇒ V = 0,08 lít = 80 ml

  • Câu 38: Thông hiểu

    Đo pH của cốc giấm ăn được giá trị pH = 2,8. Nhận định nào sau đây không đúng?

    Ta có: pH = 2,8 ⇒ [H+] = 10-2,8

  • Câu 39: Thông hiểu

    Một dung dịch có [H+] = 3,4.10-3 M. Môi trường của dung dịch là:

    Tính giá trị pH = -log[H+] = ?

    + pH < 7 môi trường acid

    + pH = 7 môi trường trung tính

    + pH > 7 môi trường base

    [H+] = 3,4.10-3M → pH = 2,5 < 7 → Môi trường acid

  • Câu 40: Vận dụng

    Trong 2 lít dung dịch HF có chứa 4 gam HF nguyên chất. Độ điện li của acid này là 8%. Tính hằng số phân li của acid HF?

    nHF = 4 : 20 = 0,2 mol

    [HF] = 0,2 : 2 =  0,1M.

      HF  ightleftharpoons H+ + F-
    Ban đầu 0,1   0 0
    Điện li 0,1α   0,1α 0,1α
    Cân bằng 0,1.(1-α)   0,1α 0,1α

    K=\frac{(0,1.α)^{2} }{0,1.(1-α)} =\frac{=(0,1.8\%)^{2} }{0,1.(1-8\%) } =6,96.10^{-4}

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề kiểm tra 45 phút Hóa 11 Chương 1: Cân bằng hóa học Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 27 lượt xem
Sắp xếp theo