Đề kiểm tra 45 phút Hóa 11 Chương 3: Đại cương về hóa học hữu cơ

Mô tả thêm: Đề kiểm tra 45 phút Hóa 11 Chương 3: Đại cương về hóa học hữu cơ giúp bạn học đánh giá năng lực học, sau khi kết thúc một chương học, đòi hỏi bạn học nắm chắc các kiến thức đã học, từ đó vận dụng vào các dạng câu hỏi.
  • Thời gian làm: 50 phút
  • Số câu hỏi: 40 câu
  • Số điểm tối đa: 40 điểm
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
Mua gói để Làm bài
  • Câu 1: Thông hiểu

    Dãy chất nào sau đây là đồng phân của nhau.

    Các chất có cấu tạo khác nhau nhưng có cùng công thức phân tử gọi là đồng phân của nhau. 

     CH3CH 2CH2OH, (CH3)2CHOH, CH3OCH2CH3 là đồng phân của nhau, chúng có cùng công thức phân tử là C3H8O. 

  • Câu 2: Thông hiểu

    Hydrocarbon A có tỉ khối so với He bằng 14. Công thức phân tử của A là

     Ta có dA/He = 14 ⇒ MA = 56 (g/mol)

    ⇒ A là C4H8.

  • Câu 3: Thông hiểu

    Cho các đặc điểm sau:

    (a) Thành phần phân tử nhất thiết phải có chứa nguyên tố carbon, thường có H, O, Halogen, S, P,...

    (b) Liên kết hóa học chủ yếu là liên kết cộng hóa trị.

    (c) Nhiệt độ nóng chảy thấp, nhiệt độ sôi thấp.

    (d) Tan nhiều trong nước và dung mỗi hữu ơ.

    (e) Phản ứng của các hợp chất hữu cơ thường xảy ra nhanh. 

    Số đặc điểm chung trên đúng của các phân tử hợp chất hữu cơ là:

    (d) sai vì Hợp chất hữu cơ thường không tan hoặc ít tan trong nước, tan trong dung mỗi hữu ơ.

    (e) sai vì Phản ứng của các hợp chất hữu cơ thường xảy ra chậm, theo nhiều hướng và tạo ra hỗn hợp các sản phẩm.

    Vậy có 3 nhận định đúng về điểm chung của các phân tử hợp chất hữu cơ.

  • Câu 4: Vận dụng

    Ứng với công thức phân tử C4H10O có bao nhiêu công thức cấu tạo có thể là:

    Công thức cấu tạocó thể có của C4H10O:

    CH3 – CH2 – CH2 – CH2 – OH;

    CH3 – CH2 – CH(OH) – CH3;

    CH3 – CH(CH3) – CH2OH;

    CH3 – C(OH)(CH3) – CH3;

    CH3 – O – CH2 – CH2 – CH3;

    CH3 – O – CH(CH3)2;

    CH3 – CH2 – O – CH2 – CH3.

  • Câu 5: Vận dụng cao

    Đốt cháy hoàn toàn 3,70 gam chất hữu cơ X phân tử chứa C, H, O rồi dẫn sản phẩm cháy lần lượt qua bình (1) đựng dung dịch H2SO4 đặc sau đó đi vào bình (2) đựng nước vôi trong (dư), thấy khối lượng bình (1)  tăng 4,50 gam và bình (2) có 20,00 gam kết tủa. Ở cùng điều kiện, thể tích hơi của 3,70 gam X bằng thể tích của 1,40 gam khí nitrogen. Công thức phân tử của X là

    Gọi CTPT của X là CxHyOz:

    Khối lượng bình (1) tăng là khối lượng H2O:

    mH2O = 4,5 gam \Rightarrow nH2O = 0,25 mol \Rightarrow nH = 0,5 mol

    Kết tủa ở bình (2) là CaCO3:

    nCO2 = nCaCO3 = 0,2 mol

    \Rightarrow nC = 0,2 mol

    mX = mC + mH + mO

    \Rightarrow mO = 3,7 - 0,5.1 - 0,2.12 = 0,8 gam

    \Rightarrow nO = 0,05 mol

    \Rightarrow x:y:z = 0,2:0,5:0,05 = 4:10:1

    \Rightarrow CTĐGN của X là (C4H10O)n

    Ta lại có thể tích hơi của 3,70 gam X bằng thể tích của 1,40 gam khí nitrogen:

    \RightarrowMX = 3,7/0,05 = 74

    \Rightarrow n = 1

    Vậy CTPT của X là C4H10O

  • Câu 6: Vận dụng

    Đốt cháy hoàn toàn 200 mL hơi chất A, cần dùng 500 mL O2, chỉ tạo ra 400 mL CO2 và 400 mL hơi nước (các thể tích đo cùng điều kiện). Công thức phân tử của A là:

    Đốt cháy A thu được CO2 và H2O nên hợp chất hữu cơ  A chắc chắn có chứa C, H (có thể có O)

    Giải sử A có chứa O.

    Bảo toàn nguyên tố chứa O 

    VO(A) + 2VO2 = 2VCO2 + VH2O 

    ⇒ VO(A) = 2.400 + 400 - 500.2 = 200 ml.

    Vậy hợp chất hữu cơ A có C, H, O.

    Gọi công thức phân tử của A là CxHyOz

    Ta có:

    x=\frac{V_{CO_{2} } }{V_{A} } =\frac{400}{200} =2

    y=\frac{2.V_{H_{2}O } }{V_{A} } =\frac{400.2}{200} =4

    z=\frac{V_{O_{A} } }{V_{A} } =\frac{200}{200} =1

    Vậy công thức phân tử của A là C2H4O

  • Câu 7: Nhận biết

    Hai chất đồng phân khác nhau về:

    Những hợp chất hữu cơ khác nhau nhưng có cùng công thức phân tử được gọi là chất đồng phân của nhau.

  • Câu 8: Vận dụng cao

    Phân tích 0,45 gam hợp chất hữu cơ X (C, H, N) thu được 0,88 gam CO2. Mặt khác nếu phân tích 0,45 gam X để toàn bộ N trong X chuyển thành NH3 rồi dẫn NH3 vừa tạo thành vào 100 ml dung dịch H2SO4, thu được dung dịch Y. Trung hòa acid dư trong Y cần 70 ml dung dịch NaOH 1M. Biết 1 lít hơi chất X (đktc) nặng 2,009 gam. Công thức phân tử của X là

    nCO2 = 0,88/44 = 0,02 mol; nH2SO4 = 0,04 mol;

    nNaOH = 0,07 mol.

    2NH3 + H2SO4 → (NH4)2SO4

    2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O

    2nH2SO4 = nNaOH + nNH3

    ⇒ nNH3 = 0,04.2 - 0,07 = 0,01 mol

    \mathrm{Ta}\;\mathrm{có}:\;\left\{\begin{array}{l}{\mathrm M}_{\mathrm X}\;=\;\frac{\mathrm m}{\mathrm n}\;\\\mathrm n\;=\;\frac{\mathrm V}{22,4}\end{array}ight.\Rightarrow{\mathrm M}_{\mathrm X}\;=\;\mathrm m.22,4\;=\;45

    \Rightarrow nX = 0,45/45 = 0,01 mol

    Gọi CTPT của X là CxHyNz

    Bảo toàn C: 0,01x = 0,02 ⇒ x = 2;

    Bảo toàn N: 0,01z = 0,01⇒ z = 1

    MX = 12.2 + y + 1.14 = 45 ⇒ y = 7

    vậy CTPT của X là C2H7N

  • Câu 9: Nhận biết

    Phương pháp không dùng để tách biệt và tinh chế các chất hữu cơ là:

    - Phương pháp sulfate hóa có thể được dùng để điều chế các hydrogen halide sau: HF, HCl. 

  • Câu 10: Nhận biết

    Chất có công thức cấu tạo nào dưới đây là đồng đẳng của CH3CH2COOH?

    CH3CH(CH3)CH2COOH hơn CH3CH2COOH hai nhóm CH2. Cùng có tính chất chung của carboxylic acid no, đơn chức, mạch hở. 

  • Câu 11: Nhận biết

    Công thức đơn giản nhất là công thức:

    Công thức đơn giản nhất là công thức cho biết tỉ lệ tối giản về số lượng nguyên tử của các nguyên tố trong phân tử một hợp chất hữu cơ.

  • Câu 12: Nhận biết

    Các chất là đồng phân của nhau

    Đồng phân là những chất khác nhau nhưng có cùng công thức phân tử.

  • Câu 13: Nhận biết

    Để tăng nồng độ ethyl alcohol (C2H5OH) từ dung dịch loãng trong nước người ta tiến hành

  • Câu 14: Nhận biết

    Công thức nào dưới đây là công thức cấu tạo?

    Công thức cấu tạo: 

    CH3-CH2-CH2-OH

  • Câu 15: Nhận biết

    Phân tử khối của hợp chất hữu cơ nào không bằng 60?

    CH3COOH.

    HCOCH2CHO.

    CH3CH2CH2OH.

    Cả 3 hợp chất trên đều có khối lượng phân tử bằng 60.

    C3H9N có khối lượn phân tử 59

  • Câu 16: Nhận biết

    Khi tách và tinh chế các chất từ hỗn hợp dựa trên sự khác biệt về tốc độ di chuyển của các chất trong pha động khi tiếp xúc trực tiếp với một pha tĩnh do sự khác nhau về khả năng hấp phụ trên pha tĩnh, người ta thường sử dụng phương pháp nào sau đây?

    Sắc kí cột là phương pháp tách biệt và tinh chế hỗn hợp các chất dựa vào sự phân bố khác nhau của chúng giữa pha động và pha tĩnh.

  • Câu 17: Nhận biết

    Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau:

  • Câu 18: Thông hiểu

    Thể tích của 1,5 gam chất X bằng thể tích của 0,8 gam khí oxi (đktc cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Phân tử khối của X là

     Do ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất nên tỉ lệ thể tích cũng chính là tỉ lệ về số mol:

    nX = nO2 =0,8/32 = 0,025 mol

    \Rightarrow MX = 1,5/0,025 = 60 g/mol

  • Câu 19: Nhận biết

    Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong phát biểu sau: "Nhóm chức là ..... gây ra những phản ứng đặc trưng của phân tử hợp chất hữu cơ".

    Nhóm chức là nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử gây ra những phản ứng đặc trưng của phân tử hợp chất hữu cơ

  • Câu 20: Nhận biết

    Chưng cất là:

    Chưng cất là phương pháp dựa vào sự khác nhau về nhiệt độ sôi của các chất trong hỗn hợp ở một áp suất nhất định.

  • Câu 21: Thông hiểu

    Phương pháp chiết được dùng để tách chất trong hỗn hợp nào sau đây?

    Phương pháp chiết được dùng để tách các chất có độ hòa tan khác nhau trong các môi trường không hòa tan vào nhau.

    Phương pháp chiết được dùng để tách chất trong hỗn hợp nước và dầu ăn.

  • Câu 22: Thông hiểu

    Dãy chất nào dưới đây đều là dẫn xuất của hydrocarbon?

     Dãy chất đều là dẫn xuất của hydrocarbon là: C2H4O, C3H6O, C3H7Cl

  • Câu 23: Vận dụng

    Cho hỗn hợp các alkane sau: pentane (sôi ở 36oC), heptane (sôi ở 98oC), octane (sôi ở 126oC), nonane (sôi ở 151oC). Có thể tách riêng các chất đó bằng cách nào sau đây?

    Vì nhiệt độ sôi của các chất chênh lệch nhau đáng kể và cao dần nên ta có thể dùng phương pháp chưng cất để tách các chất. 

  • Câu 24: Thông hiểu

    Trong những dãy chất sau, dãy nào có các chất là đồng phân của nhau?

  • Câu 25: Thông hiểu

    Hình ảnh sơ đồ thí nghiệm dưới đây dùng để tách và tinh chế hợp chất hữu cơ theo phương pháp nào?

    Hình ảnh sơ đồ thí nghiệm dưới đây dùng để tách và tinh chế hợp chất hữu cơ theo phương pháp chiết dùng để tách 2 chất lỏng không tan vào nhau.

  • Câu 26: Thông hiểu

    Tỉ lệ (tối giản) số nguyê tử C, H, O trong phân tử C3H6O2 lần lượt là:

    Tỉ lệ (tối giản) số nguyê tử C, H, O trong phân tử C3H6O2 lần lượt là: 3 : 6 : 2

  • Câu 27: Vận dụng

    Đốt cháy hoàn toàn 7,4 gam hợp chất hữu cơ X (C, H, O). Thu được 6,72 lít CO2 (đktc) và 5,4 gam H2O. Khi hóa hơi 1,85 gam X, thu được thể tích bằng với thể tích của 0,7 gam N2 cùng nhiệt độ, áp suất. Xác định công thức phân tử của X.

     Gọi công thức phân tử của X là CxHyOz:

    Do ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất thì tỉ lệ về thể tích cũng chính là tỉ lệ về số mol:

    nX = nN2 = 0,7/28 = 0,025 mol

    \Rightarrow MX = 1,85/0,025 = 74 g/mol

    nCO2 = 6,72/22,4 = 0,3 mol

    nH2O = 5,4/18 = 0,3 mol

    nX = 7,4/74 = 0,1 mol

    Bảo toàn nguyên tố C: 0,1x = 0,3 \Rightarrow x = 3

    Bảo toàn nguyên tố H: 0,1y = 2.0,3  \Rightarrow y = 6

    MX = 12.3 + 6.1 + 16z = 74 \Rightarrow z = 2

    Vậy công thức phân tử của X là C3H6O2

  • Câu 28: Thông hiểu

    Các chất nào sau đây thuộc dãy đồng đẳng có công thức chung?

    Các chất CH4, C3H8, C4H10, C5H12 thuộc cùng dãy đồng đẳng có công thức chung là CnH2n+2.

  • Câu 29: Nhận biết

    Nhận định nào đúng về công thức thực nghiệm

    Công thức thực nghiệm của chất có thể được xác định theo thành phần phần trăm về khối lượng của các nguyên tố có trong phân tử chất đó.

  • Câu 30: Nhận biết

    Phản ứng hóa học của các hợp chất hữu cơ có đặc điểm là:

    Phản ứng hóa học của các hợp chất hữu cơ có đặc điểm là: thường xảy ra chậm, theo nhiều chiều hướng và tạo ra hỗn hợp các sản phẩm.

  • Câu 31: Vận dụng

    Số liên kết xích-ma (σ) trong phân tử C4H10 là:

    Phân tử C4H10 chỉ chứa liên kết đơn, mà mỗi liên kết đơn chứa 1σ

    Như vậy trong phân tử C4H10 có chứa 3σ của C-C và 10σ của C-H

    Như vậy C4H10 có tổng cộng 13 liên kết σ

  • Câu 32: Thông hiểu

    Tỉ khối hơi cuả chất X so với hyđrogen bằng 23. Phân tử khối của X là

     Tỉ khối hơi cuả chất X so với hyđrogen bằng 23

    \Rightarrow \frac{M_{X} }{M_{H_{2} } }=23 

    ⇒ MX = 23.2 = 46 gam/mol

  • Câu 33: Nhận biết

    Liên kết ba gồm:

    Trong liên kết ba có 2 liên kết π kém bền  và 1 liên kết σ bền.

  • Câu 34: Nhận biết

    Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm phân tích định tính chất hữu cơ A như sau:

    Hãy cho biết vai trò của dung dịch Ca(OH)2 đựng trong ống nghiệm và biến đổi của nó trong thí nghiệm.

    Thí nghiệm trên dùng để phân tích định tính xác định H và C trong A:

    • Bông trộn CuSO4 khan có vai trò nhận biết có H2O sinh ra, hiện tượng là CuSO4 khan có màu trắng sẽ chuyển sang dung dịch màu xanh, từ đó biết được trong A có H.
    • Dung dịch Ca(OH)2 có vai trò nhận biết sự có mặt CO2, hiện tượng là dung dịch Ca(OH)2 từ dung dịch trong suốt xuất hiện tủa màu trắng.
  • Câu 35: Thông hiểu

    Phân tử của mỗi chất A, B và D chứa một trong các nhóm chức: alcohol, ketone hoặc carboxylic acid. Biết rằng trên phổ IR, A cho các hấp thụ đặc trưng ở 2690 cm−1 và 1715 cm−1; B chỉ có hấp thụ đặc trưng ở 3348 cm−1 còn D cho hấp thụ đặc trưng ở 1740 cm−1. Cho biết nhóm chức có trong phân tử chất A là. 

    Dựa vào số sóng hấp thụ ta có: A có nhóm chức carboxylic acid, B có nhóm chức alcohol và D có nhóm chức ketone. 

  • Câu 36: Vận dụng

    Tách tinh dầu từ hỗn hợp tinh dầu và nước bằng dung môi hexane tức là đang dùng phương pháp:

     Dùng phương pháp chiết lỏng - lỏng dựa vào các yếu tố: chiết chất từ môi trường lỏng (nước), sự phân bố tinh dầu trong nước và hexane khác nhau, nước và hexane là 2 môi trường không hòa tan vào nhau.

  • Câu 37: Thông hiểu

    Hãy xác định số liên kết đôi trong phân tử Licopen, công thức phân tử là C30H46 là chất màu đỏ trong quả thanh long, chỉ chứa liên kết đôi và liên kết đơn trong phân tử. Hydro hóa hoàn toàn licopen được hydrocarbon C30H72. Biết licopen có dạng mạch hở.

    Độ bất bão hòa của phân tử C30H46 là:

    k = (30.2 – 46 + 2)/2 = 16

    Mà k = số π + số vòng và phân tử C30H46 chỉ chứa liên kết đôi và liên kết đơn trong phân tử.

    Vậy số liên kết đôi của phân tử là 16.

  • Câu 38: Thông hiểu

    Chloroform (CHCl3) nóng chảy ở -64C và sôi ở 61C (dưới áp suất khí quyển). Nó là dung môi để hòa tan nhiều chất béo như mỡ bò, để bôi trơn. Làm thế nào để tách được chloroform từ dung dịch mỡ bò trong chloroform?

    Chloroform và mỡ bò có nhiệt độ sôi khác nhau nên có thể chưng cất hỗn hợp để tách.

  • Câu 39: Vận dụng

    Thành phần phần trăm về khối lượng của nguyên tố C trong CH3Cl là

    Thành phần phần trăm về khối lượng của nguyên tố C trong CH3Cl là:

    \%{\mathrm m}_{\mathrm C}=\frac{12}{13+1.3+35,5}.100\%=23,76\%

  • Câu 40: Vận dụng

    Thành phần phần trăm về khối lượng của nguyên tố O trong C2H5OH là

    Thành phần phần trăm về khối lượng của nguyên tố O:

    \%{\mathrm m}_{\mathrm O}=\frac{16}{12.2+6+16}.100\%=34,78\%

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề kiểm tra 45 phút Hóa 11 Chương 3: Đại cương về hóa học hữu cơ Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 27 lượt xem
Sắp xếp theo