Đề kiểm tra 45 phút Hóa 11 Chương 5: Dẫn xuất Halogen - Alcohol - Phenol

Mô tả thêm: Đề kiểm tra 45 phút Hóa 11 Chương 5: Dẫn xuất Halogen - Alcohol - Phenol giúp bạn học đánh giá năng lực học, sau khi kết thúc một chương học, đòi hỏi bạn học nắm chắc các kiến thức đã học, từ đó vận dụng vào các dạng câu hỏi.
  • Thời gian làm: 50 phút
  • Số câu hỏi: 40 câu
  • Số điểm tối đa: 40 điểm
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
Mua gói để Làm bài
  • Câu 1: Thông hiểu

    Cho các phát biểu:

    (1) Các dẫn xuất halogen đều chứa nguyên tử carbon, hydrogen và halogen trong phân tử.

    (2) Alcohol là hợp chất hữu có nhóm –OH liên kết trực tiếp với nguyên tử carbon.

    (3) Các dẫn xuất halogen rất ít tan trong nước.

    (4) Phenol tham gia phản ứng thế (thế halogen, thế nitro, ...) dễ hơn benzene.

    (5) Các alcohol tạo được liên kết hydrogen với các phân tử nước nên nhiệt độ sôi của alcohol tương đối cao.

    (1) Sai. Ví dụ: CCl4

    (2) Sai. Alcohol là hợp chất hữu cơ có nhóm chức hydroxy (-OH) liên kết với nguyên tử carbon no.

    (3) Đúng.

    (4) Đúng. Nhóm –OH làm tăng khả năng phản ứng thế nguyên tử hydrogen trong vòng benzene của phenol (dễ thế nguyên tử hydrogen hơn so với benzene).

    (5) Sai.Giữa các phân tử ethanol có liên kết hydrogen liên phân tử nên nhiệt độ sôi của alcohol tương đối cao.

  • Câu 2: Nhận biết

    Chất nào không phải là dẫn xuất halogen của hydrocarbon?

    Khi thay thế nguyên tử halogen của phân tử hydrocarbon bằng nguyên tử halogen được dẫn xuất halogen của hydrocarbon.

  • Câu 3: Thông hiểu

    X là dẫn xuất chlorine của ethane. Đun nóng X trong NaOH dư thu được chất hữu cơ Y vừa tác dụng với Na vừa tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường. Vậy X là

    Ta có Y vừa tác dụng với Na vừa tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường nên:

    Y có 2 nhóm -OH trong phân tử, Y là CH2OH-CH2OH

    \Rightarrow X là: CH2Cl-CH2Cl (1,2-dichloroethane)

    CH2ClCH2Cl \xrightarrow{NaOH} CH2OHCH2OH

    CH2OHCH2OH \xrightarrow{Na} CH2ONaCH2ONa

    CH2OHCH2OH \xrightarrow{Cu{(OH)}_2} Cu(C2H5O2)2

  • Câu 4: Thông hiểu

    Để pha chế một loại cồn sát trùng sử dụng trong y tế, người ta cho 500 mL ethanol nguyên chất vào bình định mức rồi thêm nước cất vào, thu được 1000 mL cồn. Hỗn hợp trên có độ cồn là

    Độ cồn (độ rượu) là số ml rượu nguyên chất có trong 100 mL rượu và nước.Vậy hỗn hợp trên có độ cồn là 50o

  • Câu 5: Vận dụng cao

    Hỗn hợp x mol phenol và y mol stiren. Để phản ứng hết với hỗn hợp trên cần dùng 250 gam dung dịch Br2 3,2%. Sau phản ứng thu được hỗn hợp các chất phản ứng vừa đủ với 25,23 cm3 dung dịch NaOH 10% (khối lượng riêng bằng 1,11 g/cm3). Cho biết dung dịch xút loãng không thủy phân được nhóm halogen gắn trực tiếp vào nhân thơm. Giá trị của x và y là:

    {\mathrm n}_{{\mathrm{Br}}_2}\;=\;\frac{3,2\%.250}{160}=\;0,05\;\mathrm{mol}

    mddNaOH = d.V = 1,11.25,23 = 28 gam

    {\mathrm n}_{\mathrm{NaOH}}\;=\;\frac{10\%.28}{40}\;=\;0,07\;\mathrm{mol}

    C6H5OH + 3Br2 → C6H2Br3OH + 3HBr

          x            3x                                 3x

    C6H5CH=CH2 + Br2 → C6H5CBr-CH2Br

              y                                       y
    C6H5CBr-CH2Br + 2NaOH → C6H5COH-CH2OH + 2NaBr

            y                           y

    NaOH + HBr → NaBr + H2O

       3x                      3x

    Ta có hệ phương trình:

    \left\{\begin{array}{l}{\mathrm n}_{{\mathrm{Br}}_2}\;=\;3\mathrm x\;+\;\mathrm y\;=\;0,05\\{\mathrm n}_{\mathrm{NaOH}}\;=\;3\mathrm x\;+\;2\mathrm y\;=\;0,07\end{array}ight.\;\Rightarrow\left\{\begin{array}{l}\mathrm x\;=\;0,01\;\mathrm{mol}\\\mathrm y\;=\;0,02\;\mathrm{mol}\end{array}ight.

  • Câu 6: Thông hiểu

    Cho các chất: ethyl alcohol, glycerol, ethylene glycol, dimethyl ether và propan-1-3-điol. Số chất tác dụng được với Cu(OH)2

     Các alcohol đa chức có từ 2 nhóm -OH liền kề nhau tác dụng được với Cu(OH)2. Các chất tác dụng được là: glycerol, ethylene glycol.

  • Câu 7: Vận dụng cao

    Hỗn hợp X gồm hai alcohol đều có công thức dạng RCH2OH (R là gốc hydrocarbon mạch hở). Dẫn m gam X qua ống sứ chứa CuO dư, đun nóng thu được hỗn hợp khí và hơi Y, đồng thời khối lượng ống sứ giảm 4,48 gam. Cho toàn bộ Y vào lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng thu được 86,4 gam Ag. Nếu đun nóng m gam X với H2SO4 đặc ở 140oC, thu được 10,39 gam hỗn hợp Y gồm các ether. Biết hiệu suất phản ứng của các alcohol có khối lượng phân tử tăng dần lần lượt là 75% và 80%. Công thức của alcohol có khối lượng phân tử lớn hơn là

    nAg = 0,8 (mol)

    Khối lượng ống sứ giảm là khối lượng oxygen:

    ⇒ nRCHO = nO = 0,28 mol

    Vì nAg > 2nRCHO nên aldehyde gồm HCHO (xmol) và ACHO (y mol).

    Ta có hệ phương trình:

    \left\{\begin{array}{l}\mathrm x+\mathrm y=0,12\\4\mathrm x+2\mathrm y=0,8\end{array}\Rightarrow\left\{\begin{array}{l}\mathrm x=0,12\\\mathrm y=0,16\end{array}ight.ight.

    Vậy X gồm: CH3OH (0,12 mol) và ACH2OH (0,16 mol).

    nCH3OH p/ = 0,12.75% = 0,09 mol

    nACH2OH p/ứ = 0,16.80% = 0,128 mol

    \Rightarrow {\mathrm n}_{{\mathrm H}_2\mathrm O}=\frac{{\mathrm n}_{\mathrm{alcohol}\;\mathrm p/\mathrm ư}}2=0,109\;\mathrm{mol}

    ⇒ malcohol phản ứng = 0,09.32 + 0,128.(A + 31) = 10,39 + 0,109.18

    ⇒ A = 43 (C3H7)

    Vậy alcohol còn lại là: C3H7CH2OH hay C4H9OH.

  • Câu 8: Nhận biết

    Ảnh hưởng của nhóm OH đến nhân benzene được chứng minh bởi phản ứng nào?

    Ảnh hưởng của nhóm -OH đến nhân benzene: Nhóm -OH đẩy electron vào vòng benzen làm cho mật độ điện tích âm tại vị trí o, p tăng, các tác nhân thế mang điện tích dương như Br+, NO2+ dễ tấn công vào o, p.

    Chọn phản ứng với dung dịch Br2.

  • Câu 9: Thông hiểu

    Cho các dẫn xuất halogen sau: 

    (1) C2H5F; (2) C2H5Cl; (3) C2H5Br; (4) C2H5I

    Thứ tự giảm dần nhiệt độ sôi là:

    Các chất trên cùng thuộc dẫn xuất halogen, không có liên kết Hydrogen trong phân tử nên phân tử có M càng lớn nhiệt độ sôi càng cao.

    Thứ tự giảm dần nhiệt độ sôi

    (4) > (3) > (2) > (1)

  • Câu 10: Nhận biết

    Phenol là hợp chất có công thức cấu tạo thu gọn là

    Phenol là hợp chất có công thức cấu tạo thu gọn là C6H5–OH.

  • Câu 11: Vận dụng

    Muốn điều chế 2 lít dung dịch C2H5OH 4M, ta dùng a gam bã mía (chứa 40% Cenlulose). Biết hiệu suất của cả quá trình điều chế là 80%. Giá trị của a là:

    Ta có sơ đồ phản ứng: (C6H10O5) → 2nC2H5OH

    Theo phương trình:

    {\mathrm n}_{{({\mathrm C}_6{\mathrm H}_{10}{\mathrm O}_5)}_{\mathrm n}}\;=\frac{\;8}{2\mathrm n}

    \;{\mathrm m}_{{({\mathrm C}_6{\mathrm H}_{10}{\mathrm O}_5)}_{\mathrm n}}\;=\;\frac8{2\mathrm n}.162\mathrm n\;=\;648\mathrm g

    Mà H = 80% \Rightarrow m(C6H10O5)n = \frac{648}{80\%} = 810 gam

    \Rightarrow a = \frac{810}{40\%}\; = 2025 gam

  • Câu 12: Nhận biết

    Số đồng phân cấu tạo của dẫn xuất halogen có công thức phân tử C4H9Cl  là:

    Số đồng phân cấu tạo của dẫn xuất halogen có công thức phân tử C4H9Cl là 4

    CH3-CH2-CH2 -CH2Cl,

    CH3-CH2-CH(Cl)-CH3,

    (CH3)2CH-CH2Cl,

    (CH3)3C-Cl

  • Câu 13: Vận dụng

    Đun nóng V ml ethyl alcohol 95o với H2SO4 đặc ở 180oC thu được 3,719 lít ethylene (đkc). Biết hiệu suất phản ứng là 60% và khối lượng riêng của rượu là 0,8 gam/ml. Giá trị của V là

    nethylene = 0,15 mol

    \;\Rightarrow{\mathrm n}_{\mathrm{alcohol}}\;=\frac{\;0,15.100}{60}=\;0,25\;\mathrm{mol}

    \Rightarrow\;{\mathrm V}_{\mathrm{alcohol}\;}=\;\frac{0,25.46}{0,8}\;=\;14,375\;\mathrm{ml}

    \Rightarrow\;{\mathrm V}_{\mathrm{dd}\;\mathrm{alcohol}}=\;\frac{14,375.100}{95}\;=\;15,13\;\mathrm{ml}

  • Câu 14: Thông hiểu

    Cho Na tác dụng với ethanol dư sau đó chưng cất đuổi hết ethanol dư rồi đổ nước vào, cho thêm vài giọt quỳ tím thì thấy dung dịch

    Phản ứng của ethanol với Na:

    2CH3CH2OH(dư) + 2Na  → 2CH3CH2ONa + H2

    Sau khi chưng cất đuổi ethanol, còn lại CH3CH2ONa, thêm nước vào có phản ứng:

    CH3CH2ONa + H2O → CH3CH2OH + NaOH

    Khi thêm quỳ tím, dung dịch sẽ có màu xanh

  • Câu 15: Nhận biết

    Alcohol bị oxi hoá bởi CuO, t° tạo thành aldehyde là

    - Alcohol bậc I bị oxi hoá bởi CuO, t° tạo thành aldehyde.

    - Alcohol bậc II bị oxi hoá bởi CuO, t° tạo thành ketone.

    - Alcohol bậc III không bị oxi hóa bởi CuO, t°.

    ⇒ CH3CH2OH bị oxi hoá bởi CuO, t° tạo thành aldehyde.

  • Câu 16: Nhận biết

    Dung dịch ancol nào sau đây hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo dung dịch màu xanh?

    Các polyalcohol có hai nhóm hydroxy liền kề có phản ứng hòa tan copper (II) hydroxide tạo thành phức chất màu xanh lam tan được trong nước.

    \Rightarrow Glycerol hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo dung dịch màu xanh

  • Câu 17: Nhận biết

    Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch Cu(OH)2 tạo thành phức màu xanh lam:

  • Câu 18: Nhận biết

    Nhận xét nào sau đây đúng?

    Tính acid của phenol mạnh hơn so với alcohol.

  • Câu 19: Thông hiểu

    Khi oxi hóa 6,9 gam Ethyl alcohol bởi CuO, to thu được lượng Acetaldehyde với hiệu suất 75%.

    nC2H5OH = 6,9 : 46 = 0,15 mol

    Phương trình phản ứng:

    C2H5OH + CuO \overset{t^{\circ } }{ightarrow} CH3CHO + Cu + H2O

    ⇒ nC2H5OH phản ứng = 0,15.75% = 0,1125 mol 

    Theo phương trình ta có:

    nC2H5OH phản ứng = nCH3CHO = 0,1125 mol

    ⇒ mCH3CHO = 0,1125.44 = 4,95 gam.

  • Câu 20: Thông hiểu

    Alcohol no X có công thức đơn giản nhất là C2H5O. Công thức phân tử của X là

    Alcohol no X có công thức đơn giản nhất là C2H5O \Rightarrow Công thức phân tử dạng (C2H5O)n

     Độ bất bão hòa của X 

    \mathrm k\;=\frac{2\mathrm n.2-5\mathrm n+2}2=0\;(\mathrm{vì}\;\mathrm{alcohol}\;\mathrm{no})

    Chỉ có n = 2 thỏa mãn \Rightarrow Công thức phân tử của X là C4H10O2.

  • Câu 21: Nhận biết

    Trong điều kiện thích hợp glucose lên men tạo thành khí CO2 và chất nào dưới đây?

    Trong điều kiện thích hợp glucose lên men tạo thành khí CO2 và C2H5OH. 

    C6H12O6 \xrightarrow{\mathrm{enzyme}} 2C2H5OH + 2CO2

  • Câu 22: Vận dụng

    Dẫn m gam hơi alcohol đơn chức X qua ống đựng CuO dư nung nóng. Sau khi phản ứng hoàn toàn thấy khối lượng chất rắn trong ống giảm 0,5m gam. Công thức cấu tạo của alcohol X là:

    Ta có: m chất rắn giảm = mO = 0,5m

    ⇒ nO = 0,5m:16 = m/32

    Theo đề bài alcohol đơn chức có công thức tổng quát là ROH

    ⇒ nAlcohol = n

    \frac mM=\frac m{32}⇒ M = 32 ⇒ R = 15

    ⇒ Công thức cấu tạo của CH3-OH

  • Câu 23: Vận dụng

    Đun sôi 15,7 gam C3H7Cl với hỗn hợp KOH/C2H5OH dư, sau khi loại tạp chất và dẫn khí sinh ra qua dung dịch bromine dư thấy có x gam Br2 tham gia phản ứng. Tính giá trị của x nếu hiệu suất phản ứng ban đầu là 80%. 

         nC3H7 = 0,2 mol

    C3H7Cl ightarrow C3H6 + HCl

        0,2   ightarrow     0,2

    Do hiệu suất phản ứng là 80% nên:

    nC3H6 = 0,8.0,2 = 0,16 mol

         C3H6  + Br2  ightarrow C3H6Br2

           0,16 ightarrow 0,16

    \Rightarrow x = 0,16.160 = 25,6 gam  

  • Câu 24: Nhận biết

    Theo quy tắc Zaitsev, sản phẩm chính của phản ứng tách HCl ra khỏi phân tử 2-chlorobutane?

    Quy tắc Zaitsev: Trong phản ứng tách hydrogen halide (HX) ra khỏi dẫn xuất halogen, nguyên tử halogen (X) được ưu tiên tách ra cùng với nguyên tử hydrogen (H) ở nguyên tử carbon bên cạnh có bậc cao hơn, tạo ra sản phẩm chính.

    Vậy sản phẩm chính của phản ứng là but-2-ene.

  • Câu 25: Thông hiểu

    Một chai ethanol có nhãn ghi 25o có nghĩa là?

    Một chai ethanol có nhãn ghi 25o có nghĩa là cứ 100 mL nước thì có 25 mL alcohol nguyên chất.

  • Câu 26: Nhận biết

    Dẫn xuất halogen không có đồng phân cis-trans là

    Dẫn xuất halogen không có đồng phân cis-trans là CH2=CH-CH2F.

  • Câu 27: Thông hiểu

    Cho but-1-ene tác dụng với HCl ta thu được X. Biết X tác dụng với NaOH cho sản phẩm Y. Đun nóng Y với H2SO4 đặc, nóng ở 170oC thu được Z. Vậy Z là:

    CH2 = CH – CH2 – CH3 + HCl → CH3CHClCHCH3 (X)

                                                        (Sản phẩm chính)

    CH3CHClCH2CH3 + NaOH → CH2CHOHCH2CH3 (Y) + HCl

    CH3CHOHCH2CH3 \xrightarrow{{\mathrm H}_2{\mathrm{SO}}_4,\;170^\circ\mathrm C} CH3 – CH = CH – CH3 (Z) + H2O

                                                            (Sản phẩm chính)

  • Câu 28: Vận dụng

    Cho phenol (C6H5OH) tác dụng vừa đủ với dung dịch Br2 thu được 3,31 gam kết tủa trắng và một dung dịch X. Muốn trung hòa hết X cần V ml dung dịch NaOH 2M. Giá trị của V là:

    nHOC6H2Br3↓ = 0,01 mol

    C6H5OH + 3Br2 → HOC6H2Br3↓ + 3HBr

                                        0,01      ightarrow   0,03

    HBr + NaOH → NaBr + H2O

    0,03 → 0,03

    \Rightarrow\;{\mathrm V}_{\mathrm{NaOH}}\;=\frac{0,03}2=0,015\;(\mathrm l) =15 (\mathrm ml)

  • Câu 29: Vận dụng

    Dung dịch A gồm phenol và cyclohexanol trong hexane (làm dung môi). Chia dung dịch A làm hai phần bằng nhau:

    - Phần một cho tác dụng với Na (dư) thu được 4,2143 lít khí H2 (đktc).

    - Phần hai phản ứng với nước bromine (dư) thu được 59,58 gam kết tủa trắng.

    Khối lượng của phenol và cyclohexanol trong dung dịch A lần lượt là:

    Gọi số mol trong \frac12 dung dịch A là: nC6H5OH = x mol; nC6H11OH = y mol

    nH2 = \frac12.nC6H5OH + \frac12.nC6H11OH = 0,17 mol

    ⇒ x + y = 0,34 mol

    n↓ = nC6H2OHBr3 = nC6H5OH = 0,18 mol

    ⇒ x = 0,18 ⇒ y = 0,16

    ⇒ mphenol = 0,18.94.2 = 33,84 g; mcyclohexanol = 0,16.100.2 = 32 g.

  • Câu 30: Nhận biết

    Trong các chất sau, chất nào không phải phenol?

    Phenol là những hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm –OH liên kết trực tiếp với nguyên tử carbon của vòng benzene.

    không phải phenol.

  • Câu 31: Nhận biết

    Chất nào sau đây dùng để điều chế ethanol theo phương pháp sinh hóa?

    Người ta sử dụng tinh bột để điều chế ethanol bằng phương pháp sinh hóa.

  • Câu 32: Vận dụng

    Cho 2,48 gam hỗn hợp 3 alcohol đơn chức X, Y, Z tác dụng với Na thấy thoát ra 0,672 lít khí H2 (đktc). Khối lượng muối thu được là:

    nH2 = 0,03 mol.

    Gọi công thức chung của 3 alcohol đơn chức là ROH

    R-OH + Na → R-O-Na + 1/2H2

    Theo phương trình hóa học:

    nNa = 2.nH2 = 2. 0,03 = 0,06 mol

    Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:

    mmuối natri = mancol + mNa – mH2 = 2,48 + 0,06.23 – 0,03.2 = 3,8 gam.

  • Câu 33: Thông hiểu

    Sản phẩm tạo thành chất kết tủa khi cho phenol tác dụng với chất nào sau đây?

    Nhỏ nước bromine vào dung dịch phenol, thấy xuất hiện kết tủa trắng.

    Phương trình phản ứng

  • Câu 34: Nhận biết

    Bậc của alcohol 2-methylbutan-2-ol là

     2-methylbutan-2-ol có công thức cấu tạo là:

    Bậc của alcohol 2-methylbutan-2-ol là bậc 3

  • Câu 35: Thông hiểu

    Oxi hóa alcohol nào sau đây thu được sản phẩm là aldehyde?

    CH3CH2OH là alcohol bậc I bị oxi hóa thành aldehyde

  • Câu 36: Nhận biết

    Có bao nhiêu alcohol bậc 2 là đồng phân cấu tạo của nhau có công thức phân tử C5H12O?

     Alcohol bậc 2 là alcohol có nhóm -OH liên kết với C no bậc 2:

    \Rightarrow Các alcohol bậc 2 thỏa mãn là:

    CH3-CH(CH3)-CH(OH)-CH3 

    CH3-CH2-CH2-CH(OH)-CH3

    CH3-CH2-CH(OH)-CH2-CH3

  • Câu 37: Vận dụng

    Cho 30,8 gam hỗn hợp m-cresol và ethanol tác dụng với sodium dư thu được m gam muối và 0,2 mol khí H2 (đktc). Giá trị của m là

    Đặt công thức tổng quát của hỗn hợp là ROH. 

    ROH + Na → RONa + 1/2H2.

              0,4                      ← 0,2 mol

    Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:

    mROH + mNa = mmuối + mH2

    ⇔ 30,8 + 0,4.23 = mmuối + 0,2. 2

    → mmuối = 39,6 gam

  • Câu 38: Nhận biết

    Vào năm 1832, phenol (C6H5OH) lần đầu tiên được tách ra từ nhựa than đá. Phenol rất độc. Khi con người ăn phải thức phẩm có chứa phenol có thể bị ngộ độc cấp, tiêu chảy, rối loạn ý thức, thậm chí tử vong. Phenol không có phản ứng với:

    Phenol có thể phản ứng với: K, nước Br2, dung dịch NaOH.

    2C6H5OH + 2K → 2C6H5OK + H2

    C6H5OH + 3Br2 → C6H2Br3OH ↓ + 3HBr

    C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O

    Phenol không phản ứng được với KCl.

  • Câu 39: Vận dụng

    Khối lượng của tinh bột cần dùng trong quá trình lên men để tạo thành 5 lít rượu (ethanol) 46o là (biết hiệu suất của cả quá trình là 72% và khối lượng riêng của ethanol nguyên chất là 0,8 g/ml).

    {\mathrm V}_{\mathrm{rượu}\;\mathrm{nguyên}\;\mathrm{chất}}=\frac{5.46}{100}=2,3\;(\mathrm{l})

    ⇒ mC2H5OH = D.V = 0,8.2,3 = 1,84 (kg) 

    ⇒ nC2H5OH = \frac{1,84}{46} = 0,04 (kmol)

    Để đơn giản ta coi tinh bột là C6H10O5:

    C6H10O5 → C6H12O6 → 2C2H5OH

    ⇒ ntinh bột = 0,5.nC2H5OH = 0,02 (kmol)

    ⇒ m tinh bột = 0,02.162 = 3,24 kg

    Tuy nhiên hiệu suất cả quá trình là 72% nên lượng tinh bột thực tế cần dùng phải lớn hơn lượng tính toán:

    \Rightarrow\;{\mathrm m}_{\mathrm{tinh}\;\mathrm{bột}\;\mathrm{tt}}\;=\frac{\;3,24}{72\%}=\;4,5\;\mathrm{kg}

  • Câu 40: Thông hiểu

    Phát biểu nào sau đây không đúng?

    • Dung dịch sodium phenolate phản ứng với khí CO2 lấy chất hữu cơ vừa tạo ra cho tác dụng với dung dịch NaOH lại thu được sodium phenolate:

         C6H5ONa + CO2 + H2O ightarrow C6H5OH + NaHCO3

         C6H5OH + NaOH ightarrow C6H5ONa + H2O

    • Phenol phản ứng với dung dịch NaOH, lấy muối vừa tạo ra cho tác dụng với dung dịch HCl lại thu được phenol:

         C6H5OH + NaOH ightarrow C6H5ONa + H2O

         C6H5ONa + HCl ightarrow C6H5OH + NaCl

    • Cho ethyl alcohol tác dụng với Na lấy chất rắn thu được hòa tan vào nước lại thu được ethyl alcohol:

         C2H5OH  + Na ightarrow C2H5ONa + 1/2H2

          C2H5ONa + H2O ightarrow C2H5OH + NaOH

    • Cho ethyl alcohol đi qua H2SO4 đặc ở 170oC tạo thành alkane:

         C2H5OH ightarrow CH2=CH2 + H2O

                                alkene

    \RightarrowPhát biểu sai 

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề kiểm tra 45 phút Hóa 11 Chương 5: Dẫn xuất Halogen - Alcohol - Phenol Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 73 lượt xem
Sắp xếp theo