Đề kiểm tra 45 phút Hóa 11 Chương 6: Hợp chất Carbonyl – Carboxylic acid

Mô tả thêm: Đề kiểm tra 45 phút Hóa 11 Chương 6: Hợp chất Carbonyl – Carboxylic acid giúp bạn học đánh giá năng lực học, sau khi kết thúc một chương học, đòi hỏi bạn học nắm chắc các kiến thức đã học, từ đó vận dụng vào các dạng câu hỏi.
  • Thời gian làm: 50 phút
  • Số câu hỏi: 40 câu
  • Số điểm tối đa: 40 điểm
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
Mua gói để Làm bài
  • Câu 1: Nhận biết

    Chỉ dùng một chất nào trong các chất dưới đây để nhận biết được các chất: ethyl alcohol, glycerol, dung dịch aldehyde acetic đựng trong ba lọ mất nhãn?

    Để nhận biết 3 chất trên ta sử dụng Cu(OH)2/OH-

    Trích mẫu thử và đánh số thứ tự

    Glycerol phản ứng với Cu(OH)2/OH- ở nhiệt độ thường tạo phức màu xanh.

    Cu(OH)2 + 2C3H5(OH)3 → [C3H5(OH)2O]2Cu + 2H2O

    Aldehyde acetic phản ứng với Cu(OH)2/OH- khi đún nóng tạo kết tủa đỏ gạch

    CH3CHO + 2Cu(OH)2 + NaOH \xrightarrow{t^o}CH3COONa + Cu2O ↓ + 3H2O

  • Câu 2: Thông hiểu

    Dung dịch acetic acid không phản ứng được với chất nào sau đây?

    Dung dịch acetic acid không phản ứng được với KCl

    Phương trình phản ứng minh họa các đáp án.

    Mg + 2CH3COOH → (CH3COO)2Mg + H2

    CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O

    2CH3COOH + Na2CO3 → 2CH3COONa + H2O + CO2

  • Câu 3: Vận dụng cao

    Hỗn hợp X gồm CnH2n-1CHO; CnH2n-2(CHO)2; CnH2n-2(COOH)2; CnH2n-3(CHO)(COOH)2. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 56,16 gam Ag. Trung hòa m gam hỗn hợp X cần dùng 30 gam dung dịch hỗn hợp NaOH 12% và KOH 5,6%. Đốt m gam hỗn hợp X cần dùng (m + 7,29) gam O2. Giá trị gần nhất của m là

    {\mathrm n}_{\mathrm{NaOH}}\;=\;\frac{12.30}{100.40}\;=\;0,09\;\mathrm{mol};\;{\mathrm n}_{\mathrm{KOH}\;}=\;\frac{5,6.30}{100.56}=0,03\;\mathrm{mol}

    {\mathrm n}_{\mathrm{Ag}}\;=\;\frac{56,16}{108}\;=\;0,52\;\mathrm{mol}

    \mathrm{Quy}\;\mathrm{đổi}\;\mathrm{hỗn}\;\mathrm{hợp}\;\mathrm{thành}:\;\left\{\begin{array}{l}\mathrm{COO}\\\mathrm{CO}\\{\mathrm{CH}}_2\end{array}ight.

    Ta có:

    nCOO = nNaOH + nKOH = 0,09 + 0,03 = 0,12 mol

    nCO = nAg/2 = 0,52/2 = 0,26 mol

    -COO đốt cháy thành CO2

    -CO đốt cháy cần một O thành CO2

    -CH2 đốt cháy cần một O thành H2O và hai O thành CO2

    ⇒ 2.nO2 cần dùng = 1.nCO + 3.nCH2

    \Rightarrow2.\frac{\mathrm m\hspace{0.278em}+\hspace{0.278em}7,29}{32}\hspace{0.278em}=\hspace{0.278em}0,26\hspace{0.278em}+\hspace{0.278em}3{\mathrm n}_{{\mathrm{CH}}_2}

    \Rightarrow{\mathrm n}_{{\mathrm{CH}}_2}\;=\;\frac13.(\frac{\mathrm m\;+\;7,29}{32}\;-\;0,26)

    \Rightarrow\mathrm m\;=\;{\mathrm m}_{\mathrm{COO}}\;+\;{\mathrm m}_{\mathrm{CO}}\;+\;{\mathrm m}_{{\mathrm{CH}}_2}

    =\;0,12.44\;+\;0,26.28\;+\;14.\frac13.(\frac{\mathrm m+7,29}{16}-0,26)

    ⇒ m = 19,02 gam

  • Câu 4: Thông hiểu

    Trong phản ứng: CH3-CH=O \xrightarrow{{\mathrm{LiAlH}}_4} CH3CH2OH. Aldehyde đóng vai trò

     Ta có: {\mathrm{CH}}_3-\overset{+1}{\mathrm C}\mathrm H=\mathrm O\;\xrightarrow{{\mathrm{LiAlH}}_4}\;{\mathrm{CH}}_3\overset{-1}{\mathrm C}{\mathrm H}_2\mathrm{OH}

    \Rightarrow Nguyên tử C trong aldehyde nhận electron \Rightarrow Aldehyde đóng vai trò là chất oxi hóa trong phản ứng.

  • Câu 5: Vận dụng

    Lấy 21,2 gam X gồm HCOOH và CH3COOH (tỉ lệ mol 1:1) cho tác dụng với 23 gam C2H5OH (xúc tác H2SO4 đặc, đun nóng) thu được m gam hỗn hợp ester (hiệu suất ester hóa đều đạt 80%). Giá trị m là

    Gọi x là số mol của HCOOH, CH3COOH (tỉ lệ mol 1:1)

    ⇒ 46x + 60x = 21,2 gam 

    ⇒ x = 0,2 mol 

    nC2H5OH = 0,5 mol.

    HCOOH + C2H5OH \overset{H^{+},t^{o}  }{ightleftharpoons}HCOOC2H5 + H2O (1)

    0,2 → 0,2 → 0,2 

    CH3COOH + C2H5OH \overset{H^{+},t^{o}  }{ightleftharpoons} CH3COOC2H5 + H2O (2)

    0,2 → 0,2 → 0,2 

    Ta thấy: nC2H5OH > nhh X. Hiệu suất tính theo hỗn hợp acid.

    Theo phương trình phản ứng (1) và (2) 

    nester = 0,2 + 0,2 = 0,4 mol

    Do hiệu suất ester hóa đều đạt 80%

    ⇒ nester thực tế = 0,4.80% = 0,32 mol

    mester =  0,32.(8 + 44 + 29) = 25,92 gam. 

  • Câu 6: Vận dụng

    Cho sơ đồ phản ứng sau:

    Toluene \xrightarrow[{1:1}]{+{\mathrm{Cl}}_2,\;\mathrm{as}} X \xrightarrow{\mathrm{NaOH},\;\mathrm t^\circ} Y \xrightarrow{+\mathrm{CuO},\;\mathrm t^\circ} Z \xrightarrow{+\mathrm{dd}\;{\mathrm{AgNO}}_3/{\mathrm{NH}}_3} T

    Biết X, Y, Z, T là các hợp chất hữu cơ và là những sản phẩm chính. Công thức cấu tạo đúng nhất của T là chất nào sau đây?

    Ta có X, Y, Z, T là các hợp chất hữu cơ và là những sản phẩm chính nên:

    C6H5CH3 + Cl2 \xrightarrow[{1:1}]{t^\circ} C6H5CH2Cl (X) + HCl.

    C6H5CH2Cl (X) + NaOH \xrightarrow{t^\circ} C6H5CH2OH (Y) + NaCl.

    C6H5CH2OH (Y) + CuO \xrightarrow{t^\circ} C6H5CHO (Z) + Cu↓ + H2O.

    C6H5CHO (Z) + 2AgNO3 + 3NH3 \xrightarrow{t^\circ} C6H5COONH4 (T) + 2Ag↓ + 2NH4NO3.

  • Câu 7: Nhận biết

    Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím hóa đỏ?

     Acetic acid là acid hữu cơ, làm quỳ tím hóa đỏ.

  • Câu 8: Nhận biết

    Dãy chất phản ứng với acetic acid là

    Dãy chất phản ứng với acetic acid là 

    ZnO, Na2CO3, Mg, NaOH

    2CH3COOH + ZnO → (CH3COO)2Zn + H2O

    2CH3COOH + Na2CO3 → 2CH3COONa + H2O + CO2

    Mg + 2CH3COOH → (CH3COO)2Mg + H2

    CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O

  • Câu 9: Nhận biết

    Sản phẩm thu được khi thực hiện phản ứng khử hợp chất carbonyl sau:

    CH3COCH2CH3 + 2[H] \overset{NaBH_{4} }{ightarrow} ?

    Phương trìn phản ứng

                                                                    butan-2-ol

  • Câu 10: Thông hiểu

    Cho biết hệ số cân bằng của phản ứng sau:

    CH3CHO + KMnO4 + H2SO4 → CH3COOH + MnSO4 + K2SO4 + H2O

  • Câu 11: Nhận biết

    Chất nào dưới đây được sử dụng để tẩy rửa sơn mỏng tay, tẩy keo siêu dính, tẩy trên các đồ gốm sứ, thuỷ tinh; ngoài ra, còn được sử dụng làm phụ gia bảo quản thực phẩm.

    Acetone (CH3COCH3) được sử dụng để tẩy rửa sơn mỏng tay, tẩy keo siêu dính, tẩy trên các đồ gốm sứ, thuỷ tinh; ngoài ra, còn được sử dụng làm phụ gia bảo quản thực phẩm.

  • Câu 12: Vận dụng

    X có công thức phân tử là C3H6O2, có khả năng phản ứng với Na và tham gia được phản ứng tráng gương. Hydrate hóa X thu được Y, Y có khả năng hòa tan được Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam đặc trưng. Công thức cấu tạo của X là:

     X (C3H6O2) có phản ứng tráng gương 

    ⇒ X có CHO

    X phản ứng với Na ⇒ X chứa OH 

    X \xrightarrow{+H_2,\;Ni,\;t^o} Y  \xrightarrow{+Cu{(OH)}_2}\; dung dịch màu xanh lam đặc trưng 

    ⇒ Y có 2 OH kề nhau

    ⇒ X có công thức cấu tạo CH3CH(OH)CHO

  • Câu 13: Nhận biết

    Chất có công thức CH3CH(CH3)CH2CH2COOH có tên thay thế là

    CH3CH(CH3)CH2CH2COOH: 4-methylpentanoic acid. 

  • Câu 14: Nhận biết

    Hợp chất X có tên gọi 3-methylpentanal, công thức cấu tạo của X là:

     

     

  • Câu 15: Thông hiểu

    Số đồng phân có cùng công thức phân tử C5H10O có khả năng tham gia phản ứng iodoform là

    Các chất tham gia phản ứng iodoform phải có nhóm CH3-CO- trong phân tử.

    Các công thức phù hợp là:

    CH3COCH2CH2CH3, CH3COCH(CH3)2.

  • Câu 16: Thông hiểu

    Phản ứng giữa CH3CHO với NaBH4 và với Cu(OH)2 đun nóng chứng tỏ rằng CH3CHO

    Phản ứng giữa CH3CHO với NaBH4 và với Cu(OH)2 đun nóng chứng tỏ rằng CH3CHO vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử

  • Câu 17: Nhận biết

    Giấm có vị chua là do chứa

     Vị chua của giấm là do chứa acetic acid.

  • Câu 18: Thông hiểu

    Khử hợp chất hữu cơ X bằng LiAlH4, thu được (CH3)2CH-CH2CH2OH. Chất X có tên là:

    3-methylbutanal

  • Câu 19: Thông hiểu

    Cho dãy các hợp chất thơm:

    p-HO-CH2-C6H4-OH;

    p-HO-C6H4-COOC2H5;

    p-HO-C6H4-COOH;

    p-HCOO-C6H4-OH;

    p-CH3O-C6H4-OH.

    Có bao nhiêu chất trong dãy thỏa mãn đồng thời 2 điều kiện sau?

    (a) Chỉ tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 1.

    (b) Tác dụng được với Na (dư) tạo ra số mol H2 bằng số mol chất phản ứng.

    Để thỏa mãn (a) thì các chất phải có 2 nhóm phản ứng với NaOH như COOH hoặc COO hoặc OH đính trực tiếp vào vòng benzen và không có trường hợp -COO-C6HxR.

    Để thỏa mãn (b) thì các chất phải có 2 nhóm phản ứng với Na như COOH hoặc OH.

    ⇒ Để thỏa mãn cả (a) và (b) thì các chất phải có 1 nhóm OH, nhóm còn lại là COOH hoặc COO hoặc OH đính trực tiếp vào vòng benzene và không có trường hợp -COO-C6HxR

    ⇒ Chất thỏa mãn là là: p-HO-CH2-C6H4-OH.

  • Câu 20: Nhận biết

    Giấm ăn là dung dịch acetic acid có nồng độ từ

  • Câu 21: Nhận biết

    2-methylpropanoic acid có công thức cấu tạo là

    2-methylpropanoic acid có công thức cấu tạo là (CH3)2CHCOOH.

  • Câu 22: Vận dụng

    Đốt cháy hoàn toàn một lượng anđehit X cần vừa đủ 2,52 lít O2 (đktc), được 4,4 gam CO2 và 1,35 gam H2O. X có công thức phân tử là

    Gọi công thức hợp chất Andehit: CxHyOz

    nO2 = 0,1125 mol;

    nCO2 = 0,1 mol ⇒ nC = 0,1 mol

    nH2O = 0,075 mol; ⇒ nH = 2.nH2O = 0,15 mol

    Bảo toàn nguyên tố O ta có:

    nO(X) + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O

    ⇒ nO(X) + 2.0,1125 = 2.0,1 + 0,075

    ⇒ nO(X) = 0,05 mol

    ⇒ Ta có x: y: z =  nC : nH : nO

    = 0,1 : 0,15 : 0,05 = 2 : 3 : 1

    ⇒ X có công thức đơn giản nhất là (C2H3O)n.

    Dựa vào đáp án chọn đáp án đúng là C4H6O2

  • Câu 23: Nhận biết

    Acetic aldehyde không tác dụng được với

     Acetic aldehyde không tác dụng được với Na.

  • Câu 24: Vận dụng

    Aldehyde (X) no đơn chức mạch hở không nhánh. Phân tử khối của (X) được xác định thông qua kết quả phổ khối lượng với peak ion phân tử có giá trị m/z lớn nhất ở hình dưới đây.

    Tên (X) theo danh pháp thay thế.

    Aldehyde (X) no, đơn chức mạch hở không nhánh có công thức chung là CnH2nO.

    Ta có: M(X) = 72 ⇒ 14n + 16 = 72 ⇒ n = 4

    ⇒ Công thức phân tử (X) là C4H8O.

    Công thức cấu tạo của (X) là CH3CH2CH2CHO.

    Tên gọi theo danh pháp thay thế của (X) là butanal.

  • Câu 25: Nhận biết

    Acetaldehyde không tác dụng được với

    CH3CHO + Br2 + H2O → CH3COOH + 2HBr

    CH3CHO + 3O2 \xrightarrow{t^\circ} 2CO2 + 2H2O

    CH3CHO + 2AgNO3 + 3NH3 \xrightarrow{t^\circ} CH3COONH4 + 2NH4NO3 + 2Ag

    Acetaldehyde không tác dụng được với Na.

  • Câu 26: Vận dụng

    Cho 1,74 gam ethanedial tác dụng vừa đủ với dung dịch AgNO3/NH3 tạo ra m gam Ag kết tủa. Giá trị của m là

    Ta có:

    n(CHO)2 = 1,74/ 58 = 0,03 mol

    Phương trình phản ứng

    OHC–CHO + 4AgNO3 + 6NH3 + 2H2O → H4NOOC–COONH4 + 4Ag↓ + 4NH4NO3

    \Rightarrow nAg = 4n(CHO)2 = 0,12 mol

    \Rightarrow mAg = 12,96 gam 

  • Câu 27: Thông hiểu

    Cho các hóa chất sau: Ag2O/NH3; phenol; Cu(OH)2; Na; Br2; NaOH. Trong các điều kiện thích hợp, aldehyde formic tác dụng được với bao nhiêu chất trong các chất ở trên?

    HCHO tác dụng được với: Ag2O/NH3; Cu(OH)2; Br2

  • Câu 28: Nhận biết

    Hợp chất chứa nhóm C=O liên kết với nguyên tử carbon hoặc nguyên tử hydrogen được gọi là

    Hợp chất chứa nhóm C=O liên kết với nguyên tử carbon hoặc nguyên tử hydrogen được gọi là hợp chất carbonyl

  • Câu 29: Nhận biết

    Khi đốt cháy hỗn hợp các aldehyde cùng dãy đồng đẳng thu được số mol CO2 bằng số mol nước. Các aldehyde đó là các aldehyde

  • Câu 30: Vận dụng cao

    Cho m gam hỗn hợp X gồm hai alcohol no đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng với CuO dư, đun nóng thu được hỗn hợp rắn Z và hỗn hợp hơi Y có tỉ khối so với hydrogen bằng 13,75. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 64,8 gam Ag. Giá trị của m là:

    nAg = 0,6 mol

    Gọi công thức chung của 2 aldehyde là CnH2nO:

    Hỗn hợp Y gồm: CnH2nO; H2O

    nCnH2nO = nH2O = a mol

    \Rightarrow\;{\mathrm d}_{\mathrm Y/{\mathrm H}_2}\;=\;\frac{(14\mathrm n+16).\mathrm a\;+\;18\mathrm a}{2(\mathrm a+\mathrm a)}\;=\;13,75

    \Rightarrow n = 1,5

    Vậy 2 aldehyde là HCHO và CH3CHO.

    Gọi số mol HCHO và CH3CHO trong Y lần lượt là x, y mol:

    Ta có hệ phương trình:

    \left\{\begin{array}{l}\mathrm n\;=\;\frac{1.\mathrm x+3.\mathrm y}{\mathrm x\;+\;\mathrm y}=\;1,5\\{\mathrm n}_{\mathrm{Ag}\;}=\;4\mathrm x\;+\;2\mathrm y\;=\;0,6\end{array}ight.\Rightarrow\left\{\begin{array}{l}\mathrm x\;=\;0,1\\\mathrm y\;=\;0,1\end{array}ight.

    m = mCH3OH + mC2H5OH = 0,1.32 + 0,1.46 = 7,8 gam

  • Câu 31: Thông hiểu

    Cho phản ứng: 2C6H5CHO + KOH → C6H5COOK + C6H5CH2OH. Phản ứng này chứng tỏ C6H5CHO:

    Trong phản ứng ta thấy:

    2{\mathrm C}_6{\mathrm H}_5\overset{+1}{\mathrm C}\mathrm{HO}\;+\;\mathrm{KOH}\;ightarrow\;{\mathrm C}_6{\mathrm H}_5\overset{+3}{\mathrm C}\mathrm{OOK}\;+\;{\mathrm C}_6{\mathrm H}_5\overset{-1}{\mathrm C}{\mathrm H}_2\mathrm{OH}

    Trong phân tử C6H5CHO, nguyên tử C vừa nhận electron vừa nhường electron \Rightarrow vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử. 

  • Câu 32: Thông hiểu

    Cho 1 gam acetic acid vào ống nghiệm thứ nhất và 1 gam formic acid vào ống nghiệm thứ hai, sau đó cho vào cả hai ống nghiệm trên một lượng dư bột CaCO3. Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thể tích CO2 thu được ở cùng nhiệt độ, áp suất là:

    2CH3COOH + CaCO3 → (CH3COO)2Ca + CO2 + H2O        (1)

    Theo phương trình hóa học ta có:

    {\mathrm n}_{{\mathrm{CO}}_2}=\frac12.{\mathrm n}_{{\mathrm{CH}}_3\mathrm{COOH}}=\frac12.\frac1{60}=\frac1{120}\;(\mathrm{mol})

    2HCOOH + CaCO3 → (HCOO)2Ca + CO2 + H2O                  (2)

    Theo phương trình hóa học ta có:

    {\mathrm n}_{{\mathrm{CO}}_2\;(2)}\;=\frac12.{\mathrm n}_{\mathrm{HCOOH}}=\frac12.\frac1{46}=\frac1{92}\;\mathrm{mol}

     ⇒ Số mol CO2 thoát ra từ ống nghiệm hai nhiều hơn ống nghiệm thứ nhất. 

  • Câu 33: Nhận biết

    Vị chua của giấm là do chứa

     Vị chua của giấm là do chứa acetic acid

  • Câu 34: Thông hiểu

    Đốt cháy hoàn toàn 1 mol hợp chất hữu cơ X, thu được 4 mol CO2. Chất X tác dụng được với Na, tham gia phản ứng tráng bạc và phản ứng cộng Br2 theo tỉ lệ mol 1 : 1. Công thức cấu tạo của X là

    Đốt 1 mol X sinh ra 4 mol CO2 → X có 4 nguyên tử cacbon trong phân tử

    Xét các đáp án ta được:

    - CH3CH=CHCOOH loại vì chất này không tham gia phản ứng tráng bạc.

    - HO-CH2CH2CH2CHO loại vì chất này không có phản ứng cộng với dung dịch Br2

    - HO-CH2CH2CH=CHCHO thỏa mãn:

    HO-CH2CH=CHCHO + Na → NaO-CH2CH=CHCHO

    HO-CH2CH=CHCHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → HO-CH2CH=CHCOONH4 + 2Ag↓ + 2NH4NO3

    HO–CH2CH=CHCHO + Br2 → HO–CH2CHBr−CHBrCHO

    - HO–CH2CH2CH=CHCHO loại vì có 5 carbon trong phân tử.

  • Câu 35: Thông hiểu

    Cho các chất sau: CH3COOH, C2H5OH, CO2 và C6H5OH. Thứ tự tăng dần tính acid của các chất trên là:

    Tính acid thể hiện ở H linh động.

    C2H5OH không phản ứng với NaOH ⇒ H linh động nhỏ nhất.

    CH3COOH vừa phản ứng NaOH và Na ⇒ H linh động lớn nhất

    C6H5OH phản ứng với CO2 ⇒ Tính acid của C6H5OH < CO2.

    Vậy thứ tự tăng dần tính acid của các chất là: C2H5OH < C6H5OH < CO2 < CH3COOH.

  • Câu 36: Nhận biết

    Chất CH3-CH2-CH2-CO-CH3 có tên là gì?

  • Câu 37: Vận dụng

    Acid hữu cơ X có vị đặc trưng là chua và chát. X được tìm thấy nhiều trong các loại thực phẩm rau, củ, quả mà chúng ta hấp thu hàng ngày như khế, me, củ cải đường, cải bó xôi...

    Đốt cháy hoàn toàn a mol acid hữu cơ X được 2a mol CO2. Mặt khác, để trung hòa a mol X cần vừa đủ 2a mol NaOH. Công thức cấu tạo thu gọn của X là:

    - Số C = \frac{{\mathrm n}_{{\mathrm{CO}}_2}}{{\mathrm n}_{\mathrm X}}=\frac{2\mathrm a}{\mathrm a}=2

     - Số nhóm COOH =\frac{{\mathrm n}_{\mathrm{NaOH}}}{{\mathrm n}_{\mathrm X}}=\frac{2\mathrm a}{\mathrm a}=2

    \Rightarrow X có 2 nhóm acid COOH và có 2 C

    \Rightarrow X là HOOC – COOH.

  • Câu 38: Thông hiểu

    Cho các chất sau: CH3COOH, HCOOH, C6H5OH, CH2 = CHCOOH, CH3CHO, CH3COCH3. Dãy gồm các chất không phản ứng với dung dịch Br2 là:

    Các chất không phản ứng với dung dịch Br2 là CH3COOH, CH3COCH3

  • Câu 39: Vận dụng

    Cho 0,3 mol acid X đơn chức trộn với 0,25 mol ethanol đem thực hiện phản ứng ester hóa thu được thu được 18 gam ester. Tách lấy lượng alcohol và acid dư cho tác dụng với Na thấy thoát ra 2,355 lít H2 (đkc). Vậy công thức của acid và hiệu suất phản ứng ester hóa là

    nH2 = 0,095 mol ⇒ nacid và aclcohol dư = 0,19 mol

    Gọi x là hiệu suất phản ứng. Do số mol alcohol < số mol acid nên hiệu suất tính theo alcohol.

    ⇒ nacid và alcohol dư = 0,3 – 0,25x + 0,25 – 0,25x = 0,19 ⇒ x = 0,72 mol

    ⇒ nester = 0,25.0,72 = 0,18 mol ⇒ M = 100 (g/mol).

    ⇒ Ester là CH2=CH–COOC2H5.

    ⇒ Acid là CH2=CHCOOH.

  • Câu 40: Nhận biết

    Chất nào sau đây là propionic acid?

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề kiểm tra 45 phút Hóa 11 Chương 6: Hợp chất Carbonyl – Carboxylic acid Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 18 lượt xem
Sắp xếp theo