Đề kiểm tra 45 phút Hóa 9 Chương 1

Mô tả thêm: Đề kiểm tra 45 phút Hóa 9 Chương 1 Các loại hợp chất vô cơ giúp bạn học củng cố rèn luyện kĩ năng thao tác làm các dạng đề thi Hóa 9.
  • Thời gian làm: 45 phút
  • Số câu hỏi: 30 câu
  • Số điểm tối đa: 30 điểm
Mua gói để Làm bài
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
  • Câu 1: Nhận biết

    Dung dịch Ca(OH)2 phản ứng được với chất nào sau đây?

    Dung dịch Ca(OH)2 là bazơ tác dụng được với axit tạo ra muối và nước

    Tác dụng với muối điều kiện phải có chất kết tủa, khí

    Vậy Ca(OH)2 phản ứng với dung dịch HCl tạo ra muối và nước

    Ca(OH)2 + 2HCl → CaCl2 + 2H2O

  • Câu 2: Thông hiểu

    Cho dung dịch Na2SO4 vào dung dịch BaCl2, hiện tượng xảy ra là:

    Phản ứng sinh ra kết tủa trắng BaSO4.

    Phương trình phản ứng

    Na2SO+ BaCl2 → BaSO4↓ + 2HCl

  • Câu 3: Nhận biết

    Có những chất sau: CuO, ZnO, Fe2O3, K2O chất nào có thể tác dụng được với nước và có sản phẩm làm giấy quỳ tím chuyển thành màu xanh?

    Dãy oxit trên đều là oxit bazơ, chỉ có oxit bazơ tan tan trong nước tạo thành dung dịch bazơ làm quỳ tím hóa xanh chính là K2O.

  • Câu 4: Nhận biết

    Khi nung Cu(OH)2, sản phẩm tạo ra những chất nào sau đây?

    Phương trình phản ứng

    Cu(OH)2 → CuO + H2O

    Sau phản ứng thu được CuO và H2O

  • Câu 5: Nhận biết

    Dãy chất gồm các oxit axit là:

    Dãy gồm các oxit axit là: NO2, P2O5, SO2, CO2

  • Câu 6: Thông hiểu

    Cho các chất NaOH, HCl, SO2, CaO, H2O. Số cặp chất tác dụng được với nhau là:

    Phương trình phản ứng minh họa

    NaOH + HCl → NaCl + H2O

    2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O

    2HCl + CaO → CaCl2 + H2O

    SO2 + CaO → CaSO3

    SO2 + H2O ⇄H2SO3

    CaO + H2O → Ca(OH)2

  • Câu 7: Thông hiểu

    Axit HCl tác dụng với nhóm chất nào sau đây:

    HCl có thể tác dụng với oxit bazơ, bazơ, kim loại đứng trước Hidro

    Vậy dãy chất thỏa mãn là CuO, Fe2O3, Al2O3, NaOH.

  • Câu 8: Thông hiểu

    Trong các loại phân sau, phân nào là phân bón kép

    Phân bón kép là phân bón có chứa hai hoặc cả ba nguyên tố N, P, K.

    (NH4)2HPO4 chứa cả nguyên tố P và N ⇒ là phân bón kép

  • Câu 9: Thông hiểu

    Cặp chất nào sau đây tác dụng với nhau tạo kết tủa không tan:

    Cặp chất tác dụng với nhau tạo kết tủa không tan là:

    BaCl2 + K2SO4 → BaSO4 ↓ + 2KCl

  • Câu 10: Vận dụng

    Thuốc thử dùng để nhận biết 4 chất: HNO3, Ba(OH)2, NaCl, NaNO3 đựng riêng biệt trong các lọ mất nhãn là:

    Trích một ít các chất làm mẫu thử:

    Sử dụng quỳ tím ta nhận biết được 3 nhóm:

    Làm quỳ tím hóa đỏ là dung dịch axit HNO3.

    Làm quỳ tím hóa xanh là dung dịch bazơ Ba(OH)2

    Không làm quỳ tím đổi màu: NaCl, NaNO3.

    Tiếp tục dùng dung dịch AgNO3 nhận biết nhóm không làm quỳ tím đổi màu

    Ống nghiệm nào xuất hiện kết tủa trắng thì chính là NaCl

    AgNO3 + NaCl → AgCl↓+ NaNO3

    Không có hiện tượng gì là NaNO3

  • Câu 11: Nhận biết

    Nước vôi trong có công thức:

    Công thức hóa học của nước vôi trong là Ca(OH)2.

  • Câu 12: Nhận biết

    Chỉ dùng NaOH có thể phân biệt các cặp chất nào sau đây?

    Các phương trình hóa học:

    CuSO4 + 2NaOH → Na2SO4 + Cu(OH)2

    Dung dịch Na2SO4 không phản ứng với dung dịch NaOH

  • Câu 13: Nhận biết

    Cho phương trình phản ứng: Cu + H2SO4 đặc → CuSO4 + X + H2O, X là:

    Phương trình phản ứng

    Cu + 2H2SO4 → CuSO4+ SO2↑ + 2H2O

  • Câu 14: Nhận biết

    Nước chanh ép có tính axit vậy nước chanh ép có pH là:

    Nước chanh ép có tính axit nên pH < 7. 

  • Câu 15: Vận dụng

    Hòa tan 1,2 gam kim loại hóa trị II bằng H2SO4 loãng thu được 1,12 lít khí Hiđro (đktc). Kim loại M là:

    Phương trình phản ứng tổng quát

    M + H2SO4 → MSO4 + H2

    0,05          ← 0,05 ←   0,05

    nH2 = 1,12:22,4 = 0,05 (mol)

    Theo phương trình, số mol của kim loại M là:

    nM = nH2 = 0,05(mol)

    ⇒ MM = 1,2:0,05 = 24 (g/mol)

    Vậy Kim loại M là Mg.

  • Câu 16: Thông hiểu

    Trong các kim loại sau: Mg, Cr, Zn, Cu. Số kim loại đều tan trong dung dịch HCl và dung dịch H2SO4 đặc nguội là:

    Cu không tan trong dung dịch HCl

    Cr không tan trong dung dịch H2SO4 đặc nguội

    => Số kim loại đều tan trong dung dịch HCl và dung dịch H2SO4 đặc nguội là: Mg, Zn

    Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

    Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

    Zn + 2H2SO4 → ZnSO4 + SO2 + 2H2O

    Mg + 2H2SO4 → MgSO4 + SO2 + 2H2O

  • Câu 17: Vận dụng

    Hoà tan hoàn toàn 14,52 gam hỗn hợp X gồm NaHCO3, KHCO3 và MgCO3 bằng dung dịch HCl dư, thu được 3,36 lít khí CO2 (đktc) và dung dịch chứa m gam muối KCl. Giá trị của m là

    Vì MNaHCO3 = MMgCO3

    Ta quy đổi hỗn hợp thành hỗn hợp chỉ gồm NaHCO3 (x mol) và KHCO3 (y mol)

    100x + 84y = 14,52 (1)

    KHCO3 + HCl → KCl + CO2 + H2O

    NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O

    nCO2 = 0,15 mol ⇒  x + y = 0,15 (2)

    Giải hệ phương trình (1) và (2) ta có

    ⇒ x = 0,12 và y = 0,03

    ⇒ m = 0,12 . (39 + 35,5) = 8,94 gam

  • Câu 18: Thông hiểu

    Cho các thí nghiệm sau

    1) Cho BaO vào dung dịch H2SO4 sẽ xuất hiện kết tủa trắng.

    2) Cho Al2O3 vào dung dịch H2SO4 thu được dung dịch có màu xanh lam.

    3) Cho đinh sắt vào dung dịch axit clohiđric sẽ không có hiện tượng gì xảy ra.

    4) Cho Fe2O3 vào dung dịch HCl thu được dung dịch có màu vàng nâu.

    Số thí nghiệm đúng là:

     

    Cho BaO vào dung dịch H2SO4 sẽ xuất hiện kết tủa trắng ⇒ Đúng

     

    Phương trình phản ứng minh họa

    BaO + H2SO4 → H2O + BaSO4

     

    Cho Fe2O3 vào dung dịch HCl thu được dung dịch có màu vàng nâu ⇒ Đúng

    Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O

  • Câu 19: Thông hiểu

    Dãy các chất và dung dịch nào sau đây khi lấy dư có thể oxi hoá Fe thành Fe (III)?

    Dãy chất oxi hóa Fe thành Fe (III) là: Cl2, AgNO3, HNO3 loãng

    Phương trình phản ứng minh họa

    2Fe + 3Cl2→ 2FeCl3

    3AgNO3 + Fe → Fe(NO3)3 + 3Ag

    Fe + 4HNO3 loãng → Fe(NO3)3 + NO↑ + 2H2O

  • Câu 20: Vận dụng

    Cho 7,8 gam hỗn hợp X gồm Al, Mg tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 8,96 lít H2 (đktc). Thành phần phần trăm khối lượng của Al trong X là

    nH2 = 0,4 mol

    Gọi x, y lần lượt là số mol của Al và Mg

    Theo đề bài ta có

    7nAl + 24nMg = 7,8 (1)

    Phương trình phản ứng hóa học

    2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

    x                             → 1,5x

    Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

    y                                 → y

    Theo phương trình phản ứng ta có:

    1,5x + y = 0,4 (2)

    Giải hệ (1) và (2)

    ⇒ nAl = 0,2 (mol); nMg = 0,1 mol

    ⇒ %mAl = 0,2.27:7,8 .100% = 69,23%

  • Câu 21: Vận dụng

    Trộn dung dịch có chứa 0,1 mol CuSO4 và một dung dịch chứa 0,3 mol NaOH, lọc kết tủa, rửa sạch rồi đem nung đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Giá trị m là:

    Phương trình hóa học:

    CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 ↓+ Na2SO4

    Xét tỉ lệ mol ta có:

    \frac{{{n_{CuS{O_4}}}}}{1} < \frac{{{n_{NaOH}}}}{2}(0,1 < 0,15)

    Vậy CuSO4 phản ứng hết, NaOH còn dư

    ⇒ phản ứng tính theo CuSO4

    Theo phương trình phản ứng

    nCu(OH)2 = nCuSO4 = 0,1 mol

    Nung chất rắn đến khối lượng không đổi:

    Cu(OH)2 \overset{t^{o} }{ightarrow} CuO + H2O

    0,1 mol →    0,1 mol

    ⇒ mCuO = 0,1.80 = 8 gam

  • Câu 22: Nhận biết

    Muối nào sau đây không bị nhiệt phân hủy?

    Muối cacbonat của kim loại kiềm bền nên không bị nhiệt phân hủy. Do đó, Na2CO3 không bị nhiệt phân.

  • Câu 23: Vận dụng

    Khi cho 500ml dung dịch NaOH 1M tác dụng hết với dung dịch H2SO4 2M tạo thành muối trung hòa. Thể tích dung dịch H2SO4 2M là:

    nNaOH = 0,5.1 = 0,5 mol

    Phương trình hóa học     

    2NaOH +  H2SO4 →  Na2SO4 + H2O

     2 mol     →  1 mol    

     0,5 mol x mol

    ⇒ x = 0,5:2 = 0,25 mol

    VH2SO4 = 0,25:2 = 0,125 lít = 125 ml

  • Câu 24: Thông hiểu

    Khi dẫn từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2 thấy có hiện tượng

    Phương trình hóa học:

    Khi dẫn từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2 thấy có hiện tượng: kết tủa trắng, sau đó kết tủa tan dần.

    Phương trình phản ứng xảy ra

    Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3↓ + H2O

    CaCO3↓ + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2

  • Câu 25: Nhận biết

    Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển sang màu xanh?

    Ca(OH)2 là dung dịch bazơ ⇒ làm quỳ tím chuyển sang màu xanh

  • Câu 26: Nhận biết

    Cặp chất nào sau đây tồn tại trong một dung dịch (không xảy ra phản ứng với nhau)

    Cặp chất KOH, Na2SO4 thỏa mãn vì 2 chất này không có pư với nhau do sản phẩm không tạo thành chất kết tủa hoặc bay hơi.

  • Câu 27: Thông hiểu

    Nhóm bazơ vừa tác dụng với  dung dịch H2SO4 vừa tác dụng  được với  dung dịch NaOH là:

    Al(OH)3, Zn(OH)2 là hai hidroxit lưỡng tính nên vừa tác dụng được với dung dịch H2SO4 và dd NaOH

    Phương trình hóa học minh họa:

    2Al(OH)3 + 3H2SO4 → Al2(SO4)+ 3H2O

    Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O

    Zn(OH)2 + H2SO4 → ZnSO4 + 2H2O

    Zn(OH)2 + 2NaOH → Na2ZnO2 + 2H2O

  • Câu 28: Nhận biết

    Từ 60 kg FeS2 sản xuất được bao nhiêu kg H2SO4 theo sơ đồ sau:

    FeS2 → 2SO2 → 2SO3 → 2H2SO4

    Số mol FeS2 = 60:120 = 0,5 (mol)

    Bảo toàn nguyên tố lưu huỳnh ta có:

    FeS2 → 2SO2 → 2SO3 → 2H2SO4

    0,5 →                                       1 (mol)

    Khối lượng axit sản xuất được là:

    m = n. M = 1. 98 = 98 (kg)

  • Câu 29: Nhận biết

    Thí nghiệm nào dưới đây không tạo ra muối

    Ag không tác dụng với H2SO4 loãng.

  • Câu 30: Vận dụng cao

    Nung nóng 26,2 gam hỗn hợp kim loại gồm: Mg, Al, Zn trong không khí đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 40,6 gam hỗn hợp 3 oxit. Để hoàn tan hết lượng oxit trên cần V lít dung dịch HCl 0,5M. Giá trị V là:

    Ta có sơ đồ chuyển hoá:

    Mg, Zn, Al → O2 + MgO, ZnO, Al2O3

    MgO + 2HCl → MgCl2 + H2O

    ZnO + 2HCl → ZnCl2 + H2O

    Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O

    MgO, ZnO, Al2O3 → HCl + MgCl2, ZnCl2 , AlCl3

    Ta có khối lượng O2 đã phản ứng:

    mO2 = 40,6 - 26,2 = 14,4 (g)

    Vậy khối lượng oxi trong hỗn hợp oxit là 14,4 gam.

    Toàn bộ lượng oxi trong oxit đã chuyển vào H2O nên ta có

    mO (H2O) = 14,4 (g)

    Cứ 1 mol H2O thì chứa 1 mol nguyên tử O

    ⇒ nH2O = nO = 14,4 : 16 = 0,9 mol

    Từ phương trình ta có:

    nHCl = 2nH2O = 2.0,9 = 1,8 mol

    ⇒ VHCl = 1,8:0,5 = 3,6 lít.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề kiểm tra 45 phút Hóa 9 Chương 1 Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 7 lượt xem
Sắp xếp theo