Đề kiểm tra 45 phút Hóa 9 Chương 2

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 30 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 30 điểm
  • Thời gian làm bài: 45 phút
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
45:00
  • Câu 1: Thông hiểu
    Làm sạch muối nhôm

    Có dung dịch muối AlCl3 lẫn tạp chất CuCl2, dùng chất nào sau đây để làm sạch muối nhôm?

    Hướng dẫn:

    Dùng Al để làm sạch muối nhôm vì:

    2Al + 3CuCl2 → 2AlCl3 + 3Cu ↓

    Lọc kết tủa Cu, ta thu được dung dịch chỉ chứa muối nhôm.

  • Câu 2: Nhận biết
    Tính chất của nhôm

    Người ta có thể dát mỏng được nhôm thành thìa, xoong, chậu, giấy gói bánh kẹo là do nhôm có tính:

    Hướng dẫn:

    Người ta có thể dát mỏng được nhôm thành thìa, xoong, chậu, giấy gói bánh kẹo là do nhôm có tính dẻo.

  • Câu 3: Thông hiểu
    Kim loại tác dung dịch Cu(NO3)2

    Dãy kim loại tác dụng được với dung dịch Cu(NO3)2 tạo thành Cu kim loại:

    Hướng dẫn:

    Các kim loại tác dụng được với Cu(NO3)2 tạo thành Cu kim loại phải đứng trước Cu trong dãy hoạt động hóa học của kim loại và các kim loại đó phải không tác dụng với nước.

    Phương trình hóa học minh họa:

    2Al + 3Cu(NO3)2 → 2Al(NO3)3 + 3Cu

    Zn + Cu(NO3)2 → Zn(NO3)2 + Cu

    Fe + Cu(NO3)2 → Fe(NO3)2 + Cu

  • Câu 4: Nhận biết
    Gang

    Phần trăm cacbon có trong gang là:

    Hướng dẫn:

    Phần trăm cacbon có trong gang là dưới 2%.

  • Câu 5: Vận dụng
    Khối lượng quặng hematit

    Tính khối lượng quặng hematit chứa 60% Fe2O3 cần thiết để sản xuất được 1 tấn gang chứa 95% Fe. Biết hiệu suất của quá trình là 80%.

    Hướng dẫn:

    Ta có sơ đồ phản ứng sau

                                 Fe2O3    →    2Fe

    Theo sơ đồ            160 tấn  →    112     tấn

    Theo đề bài            x tấn     ←   1,1875 tấn

    ⇒ x = (1,1875.160):112 = 1,696 (tấn)

    Khối lượng quặng hemantit chứa 60% Fe2O3 là: 

    ⇒ mhemantit = mFe2O3:60%.100% = 2,827 (tấn)

  • Câu 6: Thông hiểu
    Cu tác dụng H2SO4 loãng

    Hiện tượng gì xảy ra khi cho 1 thanh đồng vào dung dịch H2SO4 loãng

    Hướng dẫn:

    Vì Cu đứng sau H trong dãy hoạt động hóa học của kim loại nên không tác dụng với H2SO4 loãng. Nên phản ứng không có hiện tượng gì xảy ra.

     

  • Câu 7: Vận dụng
    Khối lượng dung dịch NaOH

    Trung hòa 200 ml dung dịch H2SO4 1M bằng dung dịch NaOH 20%. Khối lượng dung dịch NaOH cần dùng là:

    Hướng dẫn:

    nH2SO4 = 0,2 . 1 = 0,2 mol

    Phương trình hóa học

    2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O

    2 mol             1 mol

    ? mol              0,2 mol

    Theo phương trình phản ứng ta có

    nNaOH = 0,2.2 = 0,4 mol

    mNaOH = 0,4 . 40 = 16 gam

    ⇒ mdd NaOH = mNaOH : C% = 16 : 20% = 80 gam

  • Câu 8: Thông hiểu
    Kim loại tác dụng với muối

    Dung dịch FeSO4 và dung dịch CuSO4 đều tác dụng được với kim loại:

    Hướng dẫn:

    Zn là kim loại hoạt động mạnh hơn Fe và Cu nên Zn phản ứng được với dung dịch FeSO4 và dung dịch CuSO4.

    FeSO4 + Zn → Fe + ZnSO4

    CuSO4 + Zn → Cu + ZnSO4

  • Câu 9: Vận dụng
    Tính thể tích khí H2

    Cho 4,8 gam kim loại magie tác dụng vừa đủ với dung dịch axit sunfuric. Thể tích khí hiđro thu được (ở đktc) là:

    Hướng dẫn:

    nMg = 4,8 : 24 = 0,2 mol

    Phương trình hóa học

    Mg + 2HCl → MgCl2 +H2

    1 mol                 1 mol

    0,2 mol               ? mol

    Theo phương trình ta có:

    nMg = nH2 = 0,2.1 = 0,2 mol

    VH2 = nH2 . 22,4 = 0,2 . 22,4 = 4,48 lít

  • Câu 10: Vận dụng
    Tính phần trăm khối lượng Al

    Cho 10 gam hỗn hợp gồm Al và Cu vào dung dịch HCl dư thấy thoát ra 6,72 lít khí hiđro (đktc). Phần trăm của nhôm trong hỗn hợp là:

    Hướng dẫn:

    nH2 = 6,72:22,4 = 0,3 mol

    Hỗn hợp kim loại gồm Al và Cu tác dụng với dung dịch HCl dư, thì chỉ có Al tác dụng với HCl

    Phương trình phản ứng hóa học

    2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

    0,2 0,3 mol

    Theo phương trình phản ứng

    nAl = 2/3.0,3 = 0,2 mol

    => mAl = 0,2.27 = 5,4 gam

    %mAl = 5,4:10.100% = 54%

  • Câu 11: Vận dụng
    % khối lượng sắt

    Một loại quặng chứa 82% Fe2O3. Thành phần phần trăm của Fe trong quặng theo khối lượng là:

    Hướng dẫn:

    Giả sử có 160 gam quặng

    ⇒ mFe2O3 có trong 160 gam quặng = 160.0,82 = 131,2 gam

    ⇒ nFe2O3 = 131,2:160 = 0,82 mol

    ⇒ nFe có trong quặng = 2.nFe2O3 = 1,64 mol

    ⇒ mFe có trong quặng = 1,64.56 = 91,84g

    ⇒ %Fe trong quặng = (mFe:mquặng).100%

    = (91,84:160).100% = 57,4%.

  • Câu 12: Nhận biết
    Kim loại tác dụng với dung dịch Pb(NO3)2

    Cho các kim loại: Ni, Fe, Cu, Zn. Số kim loại tác dụng được với dung dịch Pb(NO3)2 là:

    Hướng dẫn:

    Các kim loại đứng trước Pb đều có thể đẩy ra khỏi muối của nó.

    Đó là Ni, Fe, Zn

  • Câu 13: Nhận biết
    Tính chất hóa học của Al

    Kim loại Al tác dụng được với dung dịch:

    Hướng dẫn:

    Phương trình phản ứng

    2Al + 3Cu(NO3)2 → 3Cu + 2Al(NO3)3

  • Câu 14: Thông hiểu
    Chuyển FeCl3 thành Fe(OH)3

    Để chuyển FeCl3 thành Fe(OH)3, người ta dùng dung dịch:

    Hướng dẫn:

    Từ muối tạo thành bazơ ta cần cho muối tác dụng với bazơ tan để tạo thành muối mới và bazơ mới.

    Phương trình phản ứng

    FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaCl

  • Câu 15: Thông hiểu
    Làm sạch kim loại

    Một tấm kim loại bằng vàng bị bám một lớp kim loại sắt ở bề mặt, để làm sạch tấm kim loại vàng ta dùng

    Hướng dẫn:

    Fe đứng trước H2 trong dãy điện hóa do đó sẽ tan trong H2SO4 loãng tạo thành dung dịch và không có thêm kim loại bám vào vàng

    Phương trình phản ứng minh họa

    Fe + H2SO4 → FeSO+ H2

  • Câu 16: Thông hiểu
    Tính chất hóa học của Fe

    Muối sắt (III) được tạo thành khi cho sắt tác dụng với:

    Hướng dẫn:

    Muối sắt (III) được tạo thành khi cho sắt tác dụng với clo ở nhiệt độ cao

    2Fe + 3Cl2 \xrightarrow{t^o} 3FeCl3

  • Câu 17: Vận dụng
    Xác định kim loại

    Cho 11,2 gam kim loại M có hóa trị II vào dung dịch HCl dư , thấy thoát ra 4,48 lít khí hiđro (ở đktc). Vậy kim loại M là:

    Hướng dẫn:

    nH2 = 4,48:22,4 = 0,2 mol

    Phương trình phản ứng

    M + 2HCl → MCl2 + H2

    Theo phương trình phản ứng ta có:

    nH2 = nM = 0,2 mol

    => MM = 11,2:0,2 = 56 gam/mol (Fe)

    Vậy kim loại cần tìm là Fe

  • Câu 18: Thông hiểu
    Tính chất vật lí của Nhôm

    Nhôm là kim loại:

    Hướng dẫn:

    Nhôm là kim loại dẫn điện và nhiệt tốt nhưng kém hơn đồng.

    Thứ tự dẫn điện, dẫn nhiệt: Ag, Cu, Au, Al, Fe,…

  • Câu 19: Nhận biết
    Tính chất hóa học của nhôm

    Kim loại nhôm không phản ứng với dung dịch:

    Hướng dẫn:

    Kim loại nhôm không phản ứng với dung dịch AlCl3.

  • Câu 20: Vận dụng cao
    Tính thể tích khí

    Hòa tan hoàn toàn 2,8 gam hỗn hợp FeO, Fe2O3 và Fe3O4 cần vừa đủ V ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch X. Cho từ từ dung dịch NaOH dư vào dung dịch X thu được kết tủa Y. Nung Y trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 3 gam chất rắn. Tính giá trị V?

    Hướng dẫn:

    FeO, Fe2O3, Fe3O+HCl → FeCl2, FeCl3 + NaOH → Fe(OH)3 →  Fe2O3

    mFe2O3 = 3 : 160 = 0,01875 gam

    Coi hỗn hợp ban đầu gồm Fe, O.

    nFe = 2nFe2O3 = 2.0,01875 = 0,0375 mol

    → nO = (2,8 − 0,0375.56):16 = 0,04375 mol

    Bảo toàn nguyên tố O

    → nH2O = nO = 0,04375 mol

    Bảo toàn nguyên tố H:  

    nHCl = 2nH2O = 2.0,04375 = 0,0875 mol

    → V = 0,0875.22,4 = 87,5 ml.

  • Câu 21: Thông hiểu
    Kết luận nào sau đây sai

    Cho các kim loại Fe, Cu, Ag, Al, Mg. Trong các kết luận sau đây, kết luận nào sai?

    Hướng dẫn:

    Kết luận sai là: Kim loại tác dụng với dung dịch HCl, H2SO4 loãng: Cu, Ag

  • Câu 22: Nhận biết
    Gang thép

    Gang và thép là hợp kim của:

    Hướng dẫn:

    Gang là hợp kim của sắt với cacbon, trong đó hàm lượng cacbon chiếm từ 2-5%

    Thép là hợp kim của sắt với cacbon và một số nguyên tố khác, trong đó hàm lượng cacbon chiếm dưới 2%.

  • Câu 23: Nhận biết
    Hematit chứa

    Quặng hematit chứa:

    Hướng dẫn:

    Thành phần chính của quặng hemantit là Fe2O3.

    Quặng manhetit: Fe3O4

    Quặng pirit sắt: FeS2

  • Câu 24: Nhận biết
    Phản ứng không xảy ra

    Phản ứng hóa học nào dưới đây không xảy ra?

    Hướng dẫn:

    Phương trình phản ứng minh họa

    Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

    Pb + CuSO4 → PbSO4 + Cu

    K + H2O → KOH + 1/2H2

  • Câu 25: Vận dụng
    Tính khối lượng muối

    Cho 6,5 gam kim loại kẽm vào dung dịch HCl dư. Khối lượng muối thu được là:

    Hướng dẫn:

    nZn = 6,5:65 = 0,1 (mol)

    Phương trình phản ứng

    Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

    0,1                → 0,1 (mol)

    mmuối = 0,1.136 = 13,6 gam

  • Câu 26: Nhận biết
    Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất

    Trong các kim loại sau đây, kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là:

    Hướng dẫn:

    Trong các kim loại sau đây, kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là W.

  • Câu 27: Nhận biết
    Tính chất hóa học của Fe

    Kim loại sắt không tác dụng với dung dịch nào dưới đây?

    Hướng dẫn:

    Fe không tác dụng với ZnSO4 vì Fe là kim loại hoạt động yếu hơn Zn

  • Câu 28: Vận dụng
    Tính khối lượng kết tủa

    Rót 100ml dung dịch NaOH 3,5M vào 100 ml dung dịch AlCl3 1M thu được m gam kết tủa. Tính m?

    Hướng dẫn:

    nNaOH= 0,35 mol

    nAlCl3= 0,1 mol

    Phương trình phản ứng hóa học

    AlCl3+ 3NaOH → Al(OH)3 + 3NaCl

    ⇒ NaOH dư 0,05 mol. Tạo 0,1 mol Al(OH)3

    Vì dư kiềm nên Al(OH)3 tan 1 phần

    Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2+ 2H2O

    ⇒ nAl(OH)3 tan = 0,05 mol

    ⇒ nAl(OH)3 dư = 0,1 - 0,05 = 0,05 mol

    ⇒ mAl(OH)3 dư = 3,9 gam

  • Câu 29: Nhận biết
    Nguyên liệu sản xuất nhôm

    Nguyên liệu sản xuất nhôm là quặng:

    Hướng dẫn:

     Nguyên liệu sản xuất nhôm là quặng Boxit.

  • Câu 30: Nhận biết
    Kim loại tác dụng dung dịch kiềm

    Kim loại nào sau đây tác dụng được với dung dịch bazơ (kiềm)?

    Hướng dẫn:

    Kim loại tác dụng được với dung dịch kiềm là Al

    Phương trình phản ứng minh họa

    2Al + 2H2O + 2NaOH → 2NaAlO2 + 3H2

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (40%):
    2/3
  • Thông hiểu (30%):
    2/3
  • Vận dụng (27%):
    2/3
  • Vận dụng cao (3%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 2 lượt xem
Sắp xếp theo