Đề kiểm tra 45 phút Hóa 9 Chương 3

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 30 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 30 điểm
  • Thời gian làm bài: 45 phút
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
45:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Dạng thù hình.

    Kim cương, than chì, cacbon vô định hình là các dạng thù hình của nguyên tố

    Hướng dẫn:

    Kim cương, than chì, cacbon vô định hình là các dạng thù hình của nguyên tố cacbon.

  • Câu 2: Nhận biết
    Trạng thái của phi kim

    Ở điều kiện thường, phi kim có thể tồn tại ở trạng thái

    Hướng dẫn:

    Ở điều kiện thường, phi kim có thể tồn tại ở trạng thái rắn lỏng khí

  • Câu 3: Nhận biết
    Chất phản ứng HCl

    Dãy gồm các chất đều phản ứng với dung dịch HCl là

    Hướng dẫn:

    Dãy gồm các chất đều phản ứng với dung dịch HCl làNa2CO3, CaCO3

    Phương trình phản ứng minh họa

    Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 + H2O

    CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O

  • Câu 4: Thông hiểu
    Xác định chất X, Y

    Sục khí CO2 vào dung dịch nước vôi trong, thu được kết tủa X. Sục tiếp CO2 vào cho đến dư, thấy kết tủa tan dần, thu được dung dịch trong suốt chứa muối Y. Chất X, Y là

    Hướng dẫn:

    X, Y lần lượt là CaCO3; Ca(HCO3)2.

  • Câu 5: Thông hiểu
    Xác định nguyên tố

    Trong chu kỳ 2, X là nguyên tố đứng đầu chu kỳ, còn Y là nguyên tố đứng cuối chu kỳ nhưng trước khí hiếm. Nguyên tố X và Y có tính chất sau:

    Hướng dẫn:

    X là nguyên tố đứng đầu chu kì ⟹ X là kim loại mạnh.

    Y là nguyên tố đứng cuối chu kì ⟹ Y là phi kim mạnh.

  • Câu 6: Nhận biết
    Chất phản ứng được với nước Clo

    Hợp chất nào sau đây phản ứng được với nước clo?

    Hướng dẫn:

    Nước clo là dung dịch hỗn hợp các chất HCl, HClO, Cl2 đều tác dụng được với KOH.

    KOH + HCl → KCl + H2O

    HClO + KOH → KClO + H2O

    Cl2 + 2KOH → KCl + KClO + H2O

  • Câu 7: Thông hiểu
    Nhận biết Na2SO4 và Na2CO3

    Có 2 dung dịch Na2SO4 và Na2CO3, thuốc thử nào sau đây có thể nhận biết 2 dung dịch trên?

    Hướng dẫn:

    Dùng dung dịch HCl để nhận biết 2 chất trên.

    Ống nghiệm có khí thoát ra là Na2CO3. Ống nghiệm không có hiện tượng là Na2SO4.

    Na2CO3 + HCl → NaCl + CO2 ↑+ H2O.

  • Câu 8: Nhận biết
    Sắp xếp hoạt động của phi kim

    Dãy phi kim được sắp xếp theo chiều hoạt động hoá học tăng dần

    Hướng dẫn:

    Dãy phi kim được sắp xếp theo chiều hoạt động hoá học tăng dần là I, Br, Cl, F.

  • Câu 9: Thông hiểu
    Nước đá khô

    “Nước đá khô” không nóng chảy mà thăng hoa nên được dùng để tạo môi trường lạnh và khô rất tiện cho việc bảo quản thực phẩm. Nước đá khô là

    Hướng dẫn:

    Nước đá khô là: CO2 rắn

  • Câu 10: Thông hiểu
    Xác định tỉ lệ

    Khi sục khí CO2 vào dung dịch NaOH để vừa tạo thành muối trung hòa vừa tạo thành muối axit thì tỉ lệ số mol của NaOH và CO2 phải là:

    Hướng dẫn:

    Lập tỉ lệ T = \frac{{{n_{NaOH}}}}{{{n_{C{O_2}}}}}

    Nếu T ≤ 1 ⇒ Tạo muối NaHCO3

    1 < T < 2 ⇒ Tạo 2 muối NaHCO3 và Na2CO3

    T ≥ 2 ⇒ Tạo muối Na2CO3

    Vậy tỉ lệ 2:1 để tạo ra muối axit

  • Câu 11: Nhận biết
    Monooxit

    Cacbon monooxit là oxit:

    Hướng dẫn:

    Cacbon monooxit là oxit trung tính.

  • Câu 12: Nhận biết
    Điều chế Clo trong công nghiệp

    Trong công nghiệp người ta điều chế clo bằng cách.

    Hướng dẫn:

    Trong công nghiệp người ta điều chế clo bằng cách điện phân dung dịch muối ăn bão hoà trong bình điện phân có màng ngăn

    Phương trình phản ứng minh họa

    2NaCl + 2H2O → 2NaOH + H2 + Cl2.

  • Câu 13: Vận dụng
    Khối lượng Fe

    Tính khối lượng của Fe thu được khi cho một lượng CO dư khử 32 gam Fe2O3. Biết rằng hiệu suất phản ứng là 80%.

    Hướng dẫn:

    Phương trình phản ứng hóa học

    Fe2O3 + 3CO \xrightarrow{t^o} 2Fe + 3CO2

    Ta có:

    nFe2O3 = 32:160 = 0,2 (mol)

    Theo phương trình phản ứng và đề bài, ta có:

    nFe (lí thuyết) = 0,2.2= 0,4 (mol)

    ⇒ nFe (thựctế) = 0,4.80% = 0,32 (mol)

    Khối lượng Fe thu được:

    mFe(thực tế) = 0,32.56 = 17,92 (gam)

  • Câu 14: Nhận biết
    Tính chất hóa học của Cl2

    Clo không tác dụng với

    Hướng dẫn:

    Phương trình phản ứng minh họa

    2Fe + 3Cl2 \xrightarrow{t^o} 2FeCl3.

    Cl2 + NaCl → Không xảy ra phản ứng

    2Cl2 + 2Ca(OH)2 → CaCl2 + Ca(OCl)2 + 2H2O

    Cl+ 2NaBr → Br2 + 2NaCl

  • Câu 15: Nhận biết
    Muối bị nhiệt phân hủy

    Dãy gồm các chất bị phân hủy bởi nhiệt là

    Hướng dẫn:

    Dãy gồm các chất bị phân hủy bởi nhiệt là MgCO3, BaCO3, Ca(HCO3)2, NaHCO3

  • Câu 16: Vận dụng
    Tính khối lượng muối

    Dẫn 4,48 lít khí CO2 (ở đktc) qua 250ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dụng dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Tính giá trị của m?

    Hướng dẫn:

    nCO2= 0,2 mol; nNaOH = 0,25 mol

    Ta thấy: 1< T < 2 nên tạo ra 2 muối NaHCO3 và Na2CO3

    Gọi x và y lần lượt là số mol của NaHCO3 và Na2CO3

    Ta có các phương trình phản ứng

    CO2 + NaOH → NaHCO3 (1)

    x ← x ← x (mol)

    CO2 + 2NaOH → Na2CO3 (2)

    y ← 2y ← y (mol)

    Theo bài ra và phương trình phản ứng ta có hệ phương trình như sau

    nCO2 = x + y = 0,2 (3)

    nNaOH = x + 2y = 0,25 (4)

    Giải hệ phương trình ta có x = 0,15 (mol) và y = 0,05 (mol)

    Khối lượng muối khan thu được:

    mNaHCO3 + mNa2CO3 = 84.0,15 + 106.0,05 = 17,9 gam.

  • Câu 17: Nhận biết
    Phi kim ở thể rắn

    Dãy gồm các phi kim thể rắn ở điều kiện thường là:

    Hướng dẫn:

    Dãy gồm các phi kim thể rắn ở điều kiện thường là S, P, C, Si.

  • Câu 18: Vận dụng cao
    Tính khối lượng chất rắn

    Cho 37,95 gam hỗn hợp gồm 2 muối MgCO3 và RCO3 vào 100 ml dung dịch H2SO4 loãng, thu được dung dịch X, chất rắn Y và 1,12 lít CO2 (đktc). Cô cạn dung dịch X thu được 4 gam muối khan. Nung chất rắn Y thấy khối lượng không đổi thì thu được chất rắn Z và 4,48 lít CO2 (đktc). Khối lượng chất rắn Z là

    Hướng dẫn:

    2 muối đều có chung gốc CO3 do đó ta gọi chung là ACO3

    Phương trình tổng quát

    ACO3 + H2SO4 → ASO4 + CO2 + H2O

    Theo phương trình phản ứng ta có

    nCO2 = nH2O = 0,05 mol

    → nH2SO4 pứ = 0,05 mol

    Áp dụng bảo toàn khối lượng ta có:

    mrắn Y = mhh đầu + mH2SO4 – mCO2 – mH2O - mmuối X 

    = 37,95 + 0,05.98- 0,05.44 - 0,05.18 - 4 = 35,75g

    Nung chất rắn Y thấy khối lượng không đổi thì thu được chất rắn Z và 4,48 lít CO2 (đktc)

    nCO2 (sinh ra) = 4,48:22,4 = 0,2 mol

    Bảo toàn khối lượng sau nhiệt phân:

    m rắn Z = mY – mCO2 = 35,75 - 0,2.44 = 26,95 gam

  • Câu 19: Nhận biết
    Muối axit

    Dãy các chất nào sau đây là muối axit?

    Hướng dẫn:

    Dãy chất là muối axit là Ba(HCO3)2, NaHCO3, Ca(HCO3)2

  • Câu 20: Nhận biết
    Phi kim tạo ra oxit axit

    Dãy phi kim tác dụng với oxi dư, tạo thành oxit axit là:

    Hướng dẫn:

    Dãy phi kim tác dụng với oxi dư, tạo thành oxit axit là S, C, P

    Phương trình phản ứng minh họa

    S + O2 \xrightarrow{t^o}SO2

    C + O2 \xrightarrow{t^o} CO2

    4P + 5O2 \xrightarrow{t^o} 2P2O5

  • Câu 21: Vận dụng
    Tính khối lượng Fe

    Khử hoàn tàn 4,8 gam Fe2O3 bằng CO dư ở nhiệt độ cao. Khối lượng Fe thu được sau phản ứng là

    Hướng dẫn:

    nFe2O3 = 4,8:160 = 0,03 mol

    Bảo toàn Fe ta có:

    nFe = 2nFe2O3 = 0,06 mol

    → m = 0,06.56 = 3,36 gam

  • Câu 22: Vận dụng
    Tính khối lượng muối

    Cho 19 gam hỗn hợp Na2CO3 và NaHCO3 tác dụng với dung dịch HCl dư, sinh ra 4,48 lít khí (đktc). Khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu là

    Hướng dẫn:

    nCO2 = 4,48 : 22,4 = 0,2 (mol)

    Gọi x, y lần lượt là số mol của Na2CO3 và NaHCO3 trong hỗn hợp ban đầu

    → mhh = mNa2CO3 + mNaHCO3 = 106x + 84y = 19 (1)

    Phương trình phản ứng:

    Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 + H2O (*)

    x                                             x                      (mol)

    NaHCO3 + HCl → 2NaCl + CO+ H2O (**)

    y                                              y                      (mol)

    Theo phương trình phản ứng ta có:

    nCO2 = x + y = 0,2 (2)

    Giải hệ phương trình (1) và (2) ta được:

    x = y = 0,1

    x = nNa2CO3 = 0,1 mol → mNa2CO3 = 0,1.106 = 10,6 gam

    → mNaHCO3 = 19 - 10,6 = 8,4 gam

  • Câu 23: Nhận biết
    Clo tác dụng với H2O

    Khi dẫn khí clo vào nước xảy ra hiện tượng

    Hướng dẫn:

    Clo hòa tan trong nước là hiện tượng vật lí.

    Một phần clo tác dụng với nước tạo thành chất mới là hiện tượng hóa học.

    Phương trình hóa học: Cl2 + H2O ⇄ HCl + HClO

  • Câu 24: Thông hiểu
    Sắt tác dụng với Clo

    Sắt tác dụng với khí clo ở nhiệt độ cao tạo thành:

    Hướng dẫn:

    Khi kết hợp với kim loại, các halogen oxi hóa các kim loại đến hóa trị cực đại của kim loại.

    3Cl2 + 2Fe \xrightarrow{t^o} 2FeCl3.

    Sắt tác dụng với khí Clo ở nhiệt độ cao tạo thành Sắt (III) clorua.

  • Câu 25: Thông hiểu
    Số oxit kim loại

    Dẫn khí CO dư qua hỗn hợp bột gồm MgO, CuO, Al2O3 và FeO, nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn Y. Số oxit kim loại trong Y là

    Hướng dẫn:

    CO khử được oxit kim loại đứng sau Al trong dãy hoạt động hóa học

    → Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được Y gồm: MgO, Cu, Al2O3, Fe

  • Câu 26: Nhận biết
    Tính phi kim của clo

    Clo là phi kim có độ hoạt động hoá học

    Hướng dẫn:

    Clo là phi kim có độ hoạt động hoá học mạnh hơn photpho, lưu huỳnh nhưng yếu hơn flo

  • Câu 27: Thông hiểu
    Chất tác dụng với Clo

    Trong các chất sau: Cu; H2; N2; KOH; BaO; O2, khí clo tác dụng được với

    Hướng dẫn:

    Khí clo tác dụng được với Cu; H2; KOH

    Phương trình phản ứng minh họa

    Cu + Cl2 \xrightarrow{t^o} CuCl2

    H+ Cl2 \xrightarrow{t^o} 2HCl

    Cl2 + 2KOH → KCl + KClO + H2O

  • Câu 28: Thông hiểu
    Hoàn thành sơ đồ

    Cho sơ đồ sau: A → B → C → D (Axit)

    Các chất A, B, C, D có thể lần lượt là:

    Hướng dẫn:

    Sơ đồ hoàn chỉnh

    S → SO2 → SO3 → H2SO4

    Phương trình phản ứng minh họa

    S + O2 \xrightarrow{t^o} SO2

    2SO2 + O2 \xrightarrow{t^o} 2SO3

    SO3 + H2O → H2SO4

  • Câu 29: Nhận biết
    Chất cháy tạo ra oxit

    Chất nào sau đây khi cháy tạo ra oxit ở thể khí?

    Hướng dẫn:

    Chất nào sau đây khi cháy tạo ra oxit ở thể khí là Cacbon

    Phương trình phản ứng minh họa

    C + O2 \xrightarrow{t^o}CO2

  • Câu 30: Thông hiểu
    Silic đioxit

    Silic đioxit là một oxit axit vì phản ứng được với

    Hướng dẫn:

    Silic đioxit là một oxit axit vì phản ứng được với kiềm và oxit bazơ.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (50%):
    2/3
  • Thông hiểu (33%):
    2/3
  • Vận dụng (13%):
    2/3
  • Vận dụng cao (3%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 2 lượt xem
Sắp xếp theo