Đề thi giữa học kì 1 Hóa 11 Cánh diều - Đề 1

Mô tả thêm: Đề thi giữa học kì 1 Hóa 11 gồm nội dung câu hỏi dưới dạng trắc nghiệm với các mức độ khác nhau, giúp bạn học đánh giá chính xác năng lực học.
  • Thời gian làm: 50 phút
  • Số câu hỏi: 40 câu
  • Số điểm tối đa: 40 điểm
Mua gói để Làm bài
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
  • Câu 1: Thông hiểu

    Cho phản ứng: Al + HNO3 → Al(NO3)3 + N2O + H2O. Trong phương trình phản ứng trên, khi hệ số của Al là 8 thì hệ số của HNO3

    Xác định sự thay đổi số oxi hóa

    Al0 + HN+5O3 -----> Al+3(NO3)3 + N+42O + H2O.

    Ta có quá trình cho - nhận e:

    8 × || Al → Al3+ + 3e

    3 × || 2N+5 + 8e → 2N+4 (N2O)

    ⇒ Điền hệ số vào phương trình, chú ý không điền vào HNO3

    (vì N+5 ngoài vai trò oxi hóa còn giữ lại làm môi trường NO3):

    8Al + HNO3 -----> 8Al(NO3)3 + 3N2O + H2O.

    Bảo toàn nguyên tố Nitrogen ⇒ hệ số của HNO3 là 30.

    Bảo toàn nguyên tố Hydrogen ⇒ hệ số của H2O là 15.

    ⇒ 8Al + 30HNO3 → 8Al(NO3)3 + 3N2O + 15H2O

  • Câu 2: Vận dụng

     Trong dung dịch muối CoCl2 (màu hồng) tồn tại cân bằng hoá học sau: 

    [Co(H2O)6]2+  + 4Cl ⇌ [CoCl4]2− + 6H2O ΔrH0298 < 0
    màu hồng    màu xanh    

    Thêm từ từ HCl đặc thì sự biến đổi màu sắc của ống nghiệm đựng dung dịch CoCl2 là:

     Xét cân bằng hoá học sau:

    [Co(H2O)6]2+ + 4Cl ⇌ [CoCl4]2− + 6H2O ΔrH0298 < 0
    màu hồng   màu xanh  

    Thêm HCl: Cân bằng chuyển dịch theo chiều làm giảm nồng độ [Cl-], tức là chuyển dịch theo chiều thuận, dung dịch chuyển màu xanh 

  • Câu 3: Thông hiểu

    Dung dịch ammonia trong nước có chứa

    NH3 + H2O ⇄ NH4+ + OH

    ⇒ Dung dịch ammonia có NH4+, OH, NH3.

  • Câu 4: Vận dụng

    Cho dung dịch HCl 1 M (dung dịch A). Lấy 10 mL dung dịch A, thêm nước để được 100 mL. Giá trị pH của dung dịch sau khi pha loãng là:

    Nồng độ của dung dịch A sau khi pha loãng là: 1.0,1 = 0,1M.

    ⇒ [H+] = 0,1M ⇒ pH = -log[H+] = 1

    ⇒ pH của dung dịch sau khi pha loãng là 1,0.

  • Câu 5: Nhận biết

    Hằng số cân bằng KC của một phản ứng thuận nghịch phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?

    Hằng số cân bằng KC của một phản ứng thuận nghịch phụ thuộc vào yếu tố nhiệt độ.

  • Câu 6: Nhận biết

    Phân tử nitrogen có công thức cấu tạo là

    Phân tử nitrogen có công thức cấu tạo là N ≡ N.

     

  • Câu 7: Thông hiểu

    Xét cân bằng tạo ra nitrogen (II) oxide ở nhiệt độ 2000oC.

    N2 (g) + O2 (g) ightleftharpoons 2NO (g) KC = 4,10.10-4.

    Ở trạng thái cân bằng, biểu thức nào sau đây có giá trị bằng KC?

     Xét cân bằng tạo ra nitrogen (II) oxide ở nhiệt độ 2000oC.

    N2 (g) + O2 (g) ightleftharpoons 2NO (g) KC = 4,10.10-4.

     Biểu thức hằng số cân bằng KC 

    \frac{[NO]^{2} }{[N_{2} ][O_{2}]} .

  • Câu 8: Thông hiểu

    Tính kém hoạt động của đơn chất nitrogen ở nhiệt độ thấp là do?

    Liên kết ba giữa hai nguyên tử N có năng lượng liên kết lớn.

     

  • Câu 9: Vận dụng

    Hệ cân bằng sau được thực hiện trong bình kín: CO (g) + H2O (g) ightleftharpoons CO2 (g) + H2 (g); ΔrHo298 < 0. Cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận khi:

    Chất xúc tác thêm vào không làm cân bằng chuyển dịch

    Khi tăng nhiệt độ của hệ → Cân bằng chuyển dịch theo chiều giảm nhiệt độ của hệ tức là chiều thu nhiệt (chiều nghịch). 

    Khi giảm nhiệt độ của hệ → Cân bằng chuyển dịch theo chiều tăng nhiệt độ của hệ tức là chiều tỏa nhiệt (chiều thuận). 

    Dẫn thêm khí H2 vào hệ → Cân bằng chuyển dịch theo chiều giảm H2 tức là chiều nghịch. 

  • Câu 10: Nhận biết

    Tính chất nào sau đây không đúng của nitrogen.

    Nitrogen nhẹ hơn không khí.

  • Câu 11: Nhận biết

    Phản ứng nào dưới đây là phản ứng thuận nghịch?

    Phản ứng thuận nghịch là phản ứng xảy ra theo hai chiều ngược nhau trong cùng điều kiện. 

    Phương trình hóa học của phản ứng thuận nghịch được biểu diễn bằng hai nửa mũi tên ngược chiều nhau.

    2SO2 + O2 ightleftharpoons 2SO3.

  • Câu 12: Nhận biết

    Nhận xét nào dưới đây là sai?

     Hiện tượng phú dưỡng làm giảm sự quang hợp của thực vật thủy sinh.

  • Câu 13: Vận dụng

    Chuẩn độ 100 mL dung dịch NaOH 0,1M bằng dung dịch HCl 1,0M. Thể tích dung dịch HCl cần thêm để dung dịch thu được có pH = 12 là:

    Số mol OH trong 100 mL NaOH là:

    nNaOH = 0,1.0,1 = 0,01 (mol).

    Ta có pH = 12 ⇒ [H+] = 10-12 M ⇒ [OH] = 10-2 M.

    Gọi số mol H+ trong dung dịch HCl 1,0 M là a (a > 0)

    Nồng độ OH sau khi chuẩn độ là:

    [OH^{–} ] = \frac{(0,01 - a)}{(a + 0,1)}  = 0,01

    ⇒ a = 8,91.10-3 (mol)

     Vậy thể tích dung dịch HCl cần thêm vào dung dịch là:

    V = n: CM = 8,91.10-3 : 1 = 8,91.10-3 lít = 8,91 mL.

  • Câu 14: Nhận biết

    Công thức hóa học mà khi điện li tạo ra ion Fe2+ và NO3-

    Công thức hóa học mà khi điện li tạo ra ion Fe2+ và NO3- là Fe(NO3)2.

    Fe(NO3)2 → Fe2+ + NO3-

  • Câu 15: Vận dụng

    Cho 24,79 lít hỗn hợp khí X gồm N2 và H2 đi qua xúc tác Fe, nung nóng để tổng hợp NH3 thu được 22,311 lít hỗn hợp khí Y. Hấp thụ toàn bộ Y vào dung dịch AlCl3 dư, thu được m gam kết tủa. Các thể tích khí đó ở cùng điều kiện. Giá trị của m là

    nX = 1 mol, nNH3 = nX - nY = 1 - 0,9 = 0,1 mol

          3NH3 + AlCl3 + 3H2O → Al(OH)3 + 3NH4Cl

    mol: 0,1              →                 \frac{0,1}3

    {\mathrm m}_{\mathrm{Al}{(\mathrm{OH})}_3}=\frac{0,1}3.78=2,6\;(\mathrm{g})

  • Câu 16: Nhận biết

    Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về nitric acid?

    Nitric acid là một trong các acid mạnh, làm quỳ tím hóa đỏ.

    Nitric acid là một trong ba acid chính của ngành công nghiệp hóa chất hiện đại và có khả năng ăn mòn kim loại.

  • Câu 17: Nhận biết

    Cho các chất sau: Fe(OH)2, HCl, NaOH, NaCl, CuSO4, CH3COOH. Các chất điện li yếu là:

    Chất điện lí yếu là chất khi tan trong nước chỉ có một phần số phân tử chất tan phân li ra ion, phần còn lại vẫn tồn tại ở dạng phân tử trong dung dịch.

    Những chất điện li yếu gồm các acid yếu như CH3COOH, HClO, HF, ... và các base yếu như Cu(OH)2, Fe(OH)3,...

    ⇒ Các chất điện li yếu là: Fe(OH)2, CH3COOH.

  • Câu 18: Nhận biết

    Dung dịch nào sau đây có pH < 7?

    HCl là acid \Rightarrow có môi trường acid \Rightarrow có pH < 7

  • Câu 19: Vận dụng

    Trong bình phản ứng có chứa hỗn hợp khí X gồm 10 mol N2 và 40 mol H2 ở nhiệt độ 0oC và 10 atm. Sau khi phản ứng tổng hợp NH3, lại đưa bình về 0oC. Biết rằng có 60% hydrogen tham gia phản ứng. Số mol các khi trong bình sau phản ứng là:

    Thể tích H2 phản ứng là:

    VH2 = 40.60% = 24 lít.

    Phương trình phản ứng:

      N2 +  3H2 ightleftharpoons  2NH3
    Số mol ban đầu 10 40  
    Số mol phản ứng 8 24 16
    Số mol sau phản ứng 2 16 16

    Vậy số mol các khí trong bình sau phản ứng là: 4 mol N2, 16 mol H2; 12 mol NH3

    2 + 16 + 16 = 34 mol

  • Câu 20: Nhận biết

    Dung dịch chất nào sau đây làm xanh quỳ tím?

    Dung dịch NaOH có môi trường base làm xanh quỳ tím. 

  • Câu 21: Thông hiểu

    Cân bằng hóa học nào sau đây không bị chuyển dịch khi thay đổi áp suất.

    Khi thay đổi áp suất, cân bằng không bị chuyển dịch khi tổng số mol khí ở chất phản ứng bằng tổng số mol khí ở sản phẩm.

    Ta thấy phản ứng 

    3Fe (s) + 4H2O (g) ⇌ Fe3O4 (s) + 4H2 (g)

    Số mol chất khí 2 vế bằng nhau

  • Câu 22: Nhận biết

    Hai tác nhân chính gây mưa acid là:

    Hai tác nhân chính gây mưa acid là SO2, NOx

  • Câu 23: Nhận biết

    Theo thuyết Brønsted-Lowry, acid là?

    Theo thuyết Brønsted-Lowry, acid là chất cho proton (H+)

  • Câu 24: Vận dụng

    Trộn V1 lít dung dịch H2SO4 có pH = 3 với V2 lít dung dịch NaOH có pH = 12 để được dung dịch có pH = 11, thì tỉ lệ V1 : V­2 có giá trị nào? 

    Dung dịch sau khi trộn pH = 11 ⇒ môi trường base.

    \frac{{\mathrm V}_2.10^{-3}-{\mathrm V}_1.10^{-3}}{({\mathrm V}_1+{\mathrm V}_2)}=10^{-3}\Rightarrow\frac{{\mathrm V}_1}{{\mathrm V}_2}=\frac92

  • Câu 25: Vận dụng

    Nung nóng 9,6 gam Mg trong bình phản ứng chứa 1 mol khí N2. Sau một thời gian, đưa bình về nhiệt độ ban đầu, thấy áp suất khí trong bình giảm 5% so với áp suất ban đầu. Thành phần phần trăm Mg đã phản ứng là:

    Trong bình phản ứng ứng cùng thể tích, nhiệt độ do đó áp suất tỉ lệ với số mol, áp suất bình giảm 5% so với ban đầu.

    ⇒ nN2 phản ứng = 5% ban đầu = 5 . 1 : 100 = 0,05 mol

    3Mg + N2 \overset{t^{o} }{ightarrow} Mg3N2.

    0,15     ←    0,05

    nMg = 3.nN2 = 0,15 mol.

    \%m_{Mg\;phản\;\operatorname ứng}=\frac{0,15.24}{9,6}.100\%=37,5\%

  • Câu 26: Vận dụng

    Cho biết phản ứng thuận nghịch sau: H2(g) + I2(g) ⇌ 2HI(g). Nồng độ các chất lúc cân bằng ở nhiệt độ 430oC như sau: [H2] = [I2] = 0,107M; [HI] = 0,786M.

    Tính hằng số cân bằng KC của phản ứng ở 430oC.

    Biểu thức tính hằng số cân bằng:

    {\mathrm K}_{\mathrm c}=\frac{{\lbrack\mathrm{HI}brack}^2}{\lbrack{\mathrm H}_2brack.\lbrack{\mathrm I}_2brack}=\frac{0,786^2}{0,107.0,107}=53,96

  • Câu 27: Vận dụng cao

    Nhúng một thanh Fe nặng 200 gam vào 200 ml dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 0,2M và AgNO3 0,2M. Sau một thời gian lấy thanh kim loại ra, rửa sạch làm khô cân được 203,44 gam (giả thiết các kim loại tạo thành đều bám hết vào thanh Fe). Khối lượng Fe đã phản ứng là

    Fe + 2Ag+ → Fe2+ + 2Ag (1)

    0,04                            0,04 mol

    mtăng (1) = 0,04.108 – 0,02.56 = 3,2 gam

    Theo bài ra mKL tăng = 203,44 – 200 = 3,44 gam.

    Phản ứng:

    Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu

    a a mol

    mtăng (2) = 64a – 56a = 3,44 – 3,2 → a = 0,03 mol

    → mFe = (0,02 + 0,03).56 = 2,8 gam.

  • Câu 28: Nhận biết

    Cho phenolphtalein vào dung dịch nào sau đây sẽ hóa hồng?

    Phenolphtalein sẽ làm hồng dung dịch có tính base.

    \Rightarrow Cho phenolphtalein vào dung dịch NaOH sẽ hóa hồng.

  • Câu 29: Thông hiểu

    Phương trình điện li nào dưới đây được viết đúng?

    H2SO4 và Na2S là chất điện li mạnh dùng mũi tên 1 chiều:

    H2SO4 → H+ + HSO4-.

    Na2S → 2Na+ + S2-.

    H2SOlà chất điện li yếu sử dụng mũi tên 2 chiều 

    H2SO3 ightleftharpoons H+ + HSO3-.

  • Câu 30: Nhận biết

    Về nguyên tắc, có thể xác định nồng độ của một dung dịch acid mạnh bằng dung dịch

     Về nguyên tắc, có thể xác định nồng độ của một dung dịch base mạnh bằng một dung dịch acid mạnh (hoặc ngược lại) đã biết trước nồng độ (thường gọi là dung dịch chuẩn).

  • Câu 31: Vận dụng

    Dung dịch HCl có pH = 2. Cần pha loãng dung dịch acid này (bằng H2O) bao nhiêu lần để thu được dung dịch HCl có pH = 4.

    Gọi V, V’ lần lượt là thể tích dung dịch acid HCl trước và sau pha loãng.

    Trước khi pha loãng có pH = 2

    ⇒ [H+] = 10−2 M

    ⇒ nH+ = 10−2V (mol)

    Sau khi pha loãng có pH = 4

    ⇒ [ H+] = 10−4 M

    ⇒ nH+ =10−4V' (mol)

    Mà số mol H+ không đổi

    ⇒ 10−2V = 10−4V' → V' =100 V

    ⇒ Cần pha loãng gấp 100 lần.

  • Câu 32: Thông hiểu

    Cho phản ứng: 2NO2(g) (màu nâu đỏ) ightleftharpoons N2O4(g) (không màu) \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^0 < 0. Nếu nhúng bình vào nước đá thì

    Phản ứng đã cho là phản ứng tỏa nhiệt.

    Khi nhúng bình vào nước đá tức là giảm nhiệt độ, cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều của phản ứng tỏa nhiệt hay màu nâu sẽ nhạt dần.

  • Câu 33: Vận dụng cao

    Trộn ba dung dịch HCl 0,75M, HNO3 0,15M, H2SO4 0,3M với thể tích bằng nhau thu được dung dịch X. Trộn 300ml dung dịch X với 200ml dung dịch Ba(OH)2 0,25M thu được a gam kết tủa dung dịch Y có pH = x. Giá trị của x và a lần lượt là :

    Thể tích dung dịch X là 300 ml = 0,3 lít

    => Thể tích mỗi dung dịch acid = 0,1 lit

    => nH+ = nHCl + nHNO3 + 2nH2SO4 = 0,15 mol;

    nSO42- = 0,03 mol, nBa(OH)2 = 0,05 mol

    => nH+ dư = 0,15 – 2.0,05 = 0,05 mol

    => [H+ ]= 0,05: (0,3 + 0,2) = 0,1M

    => pH = - log ([0,1]) = 1.

    Ta có: nBaSO4 = nSO42- = 0,03 mol => a = 0,03.233 = 6,99 gam.

  • Câu 34: Nhận biết

    Công thức tính pH là

     Công thức tính pH là pH = -lg[H+].

  • Câu 35: Thông hiểu

    Khí nào sau đây tan trong nước thu được dung dịch có khả năng làm phenolphthalein chuyển màu hồng?

     Ammonia tan trong nước thu được dung dịch có khả năng làm phenolphthalein chuyển màu hồng

  • Câu 36: Nhận biết

    Mức độ pH nào dưới đây là có tính acid cao nhất?

     pH < 7 có môi trường acid. 

    Giá trị pH càng nhỏ tính acid càng cao.

  • Câu 37: Thông hiểu

    Trong phản ứng hóa học sau: HCOOH + H2O ightleftharpoons HCOO- + H3O+.

    Cặp nào sau đây là base theo thuyết Brønsted–Lowry

    Phản ứng thuận: HCOOH là acid, H2O là base; phản ứng nghịch: HCOO - là base, H3O+ là acid. 

    Vậy H2O, H3O+ là base theo thuyết Brønsted–Lowry

  • Câu 38: Thông hiểu

    Thực hiện thí nghiệm nhúng 2 đũa thủy tính vào 2 bình đựng dung dịch HCl đặc và NH3 đặc. Sau đó đưa 2 đũa lại gần nhau thì thấy xuất hiện.

    Nhúng 2 đũa thủy tính vào 2 bình đựng dung dịch HCl đặc và NH3 đặc. Sau đó đưa 2 đũa lại gần nhau thì thấy xuất hiện khói màu trắng

    Do HCl đặc phản ứng với NH3 đặc tạo thành khói trắng NH4Cl

    NH3 + HCl → NH4Cl

  • Câu 39: Thông hiểu

    Đối với dung dịch HNO3 0,10 M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào về nồng độ mol ion sau đây là đúng?

    Do HNO3 là chất điện li mạnh nên nó phân li hoàn toàn trong dung dịch:

    HNO3 → H+ + NO3-

    0,1         0,1      0,1 (M)

    ⇒ [H+] = [NO3-] = 0,1 M

  • Câu 40: Thông hiểu

    Thuốc thử dùng để nhận biết các dung dịch NH4Cl, (NH4)2SO4, Na2SO4 và KCl là:

    Để nhận biết 4 chất trên ta có thể dùng Ba(OH)2

    Trích mẫu và đánh số thứ tự

    Xuất hiện khí mùi khai và kết tủa trắng là dung dịch (NH4)2SO4

    (NH4)2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 ↓ + 2NH3 ↑ + 2H2O

    Xuất hiện khí mùi khai là dung dịch NH4Cl

    2NH4Cl + Ba(OH)2 → BaCl2 + 2NH3 ↑ + 2H2O

    Xuất hiện kết tủa trắng → Na2SO4

    Na2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4↓ + 2NaOH

    Không có hiện tượng là dung dịch KCl

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề thi giữa học kì 1 Hóa 11 Cánh diều - Đề 1 Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 14 lượt xem
Sắp xếp theo