Đề thi giữa học kì 1 Hóa 11 Cánh diều - Đề 3

Mô tả thêm: Đề thi giữa học kì 1 Hóa 11 gồm nội dung câu hỏi dưới dạng trắc nghiệm với các mức độ khác nhau, giúp bạn học đánh giá chính xác năng lực học.
  • Thời gian làm: 50 phút
  • Số câu hỏi: 40 câu
  • Số điểm tối đa: 40 điểm
Mua gói để Làm bài
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
  • Câu 1: Nhận biết

    Mưa acid là hiện tượng

    Mưa acid là hiện tượng nước mưa có pH nhỏ hơn 5,6.

  • Câu 2: Thông hiểu

    Dịch vị dạ dày thường có pH trong khoảng từ 1,5 - 3,5. Những người nào bị mắc bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng thường có pH < 1,5. Để chữa căn bệnh này, người bệnh thường uống trước bữa ăn chất nào sau đây?

    Những người nào bị mắc bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng thường uống thuốc muối chứa NaHCO3 sẽ phản ứng với HCl giúp làm giảm nồng độ HCl trong dạ dày, làm giảm cơn đau dạ dày.

    NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O

  • Câu 3: Thông hiểu

    Phát biểu nào sau đây về nguyên tố nitrogen (7N) là không đúng?

    Nguyên tử nguyên tố nitrogen có 5 electron hoá trị. 

  • Câu 4: Thông hiểu

    Xét phản ứng giữa acid metanoic và nước:

    HCOOH + H2O ⇌ HCOO + H3O+

    Cặp nào sau đây là acid Brønsted–Lowry?

    Cặp HCOOH, H3O+ là acid theo theo thuyết Brønsted–Lowry

  • Câu 5: Vận dụng

    Trộn 300mL dung dịch HCl 0,01M với 200mL dung dịch HNO3 0,01M thu được dung dịch X. Giá trị pH của dung dịch X là:

    nH+ = nHCl + nHNO3 = 0,3.0,01 + 0,2.0,01 = 0,005 mol

    [H^{+} ] = \frac{0,005}{0,2+0,3} =0,01M

    pH = -log[H+] = -log [0,01] = 2.

  • Câu 6: Thông hiểu

    Khi cho giấy quỳ khô vào bình đựng khí ammonia ta thấy có hiện tượng gì?

    Khi cho giấy quỳ khô vào bình đựng khí ammonia ta thấy có hiện tượng là: Giấy quỳ không chuyển màu.

  • Câu 7: Thông hiểu

    Một dung dịch có nồng độ [OH] = 2,5 mol/l. Môi trường của dung dịch trên là

    Ta có: [H+] = \;\frac{10^{-14}}{\lbrack\mathrm{OH}^-brack\;} = \frac{10^{-14}}{2,5.10^{-10}} = 4.10-5 mol/l

    \Rightarrow pH = -lg[H+] = 4,4 < 7

     \Rightarrow Môi trường acid.

  • Câu 8: Nhận biết

    Khí nitrogen nặng hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần?

    d_{N_{2}/kk } =\frac{28}{29} =0,966

    Khí nitrogen nhẹ hơn không khí 0,966 lần.

  • Câu 9: Thông hiểu

    Trong số các chất sau: HNO2, CH3COOH, KMnO4, C6H6, HCOOH, HCOOCH3, C6H12O6, C2H5OH, SO2, Cl2, NaClO, C2H4, NaOH, H2S. Số chất thuộc loại chất điện li là

    Số chất thuộc loại chất điện li là 7: HNO2, CH3COOH, KMnO4, HCOOH, NaClO, NaOH, H2S.

  • Câu 10: Nhận biết

    Chất nào sau đây thuộc loại chất điện li mạnh?

    Chất điện li mạnh là chất khi tan trong nước, hầu hết các phân tử chất tan đều phân li ra ion.

    Các chất điện li mạnh thường gặp là:

    Các acid mạnh: HCl, HNO3, ...

    Các base mạnh: NaOH, KOH, Ca(OH)2, ...

    Hầu hết các muối.

    Vậy chất điện li mạnh là NaCl

  • Câu 11: Nhận biết

    Có thể phân biệt muối ammonium với các muối khác, nhờ phản ứng với dung dịch kiềm mạnh, đun nóng, khi đó, từ ống nghiệm đựng muối ammonium sẽ thấy:

    Khi muối ammonium phản ứng với dung dịch kiềm mạnh, đun nóng thấy có thoát ra chất khí không màu có mùi khai.

    NH4+ + OH- → NH3↑ + H2O

  • Câu 12: Vận dụng

    Trộn 150 ml dung dịch hỗn hợp NaOH 0,2 M và KOH 0,2 M với 250 ml dung dịch HCl x M. Sau phản ứng thu được 400 ml dung dịch có pH = 1. Giá trị của x:

    Dung dịch sau khi trộn pH = 1 \Rightarrow môi trường acid.

    \Rightarrow\lbrack\mathrm H^+brack=\frac{0,25.\mathrm x-(0,15.0,2+0,15.0,2)}{0,15+0,25}=10^{-1}

    \Rightarrow x = 0,4

  • Câu 13: Nhận biết

    Dung dịch nào sau đây có pH = 7?

    CH3COONa có môi trường base kiềm ⇒ pH > 7

    NH4Cl và HCl có môi trường acid ⇒ pH < 7

    NaCl có môi trường trung tính ⇒ pH = 7

  • Câu 14: Vận dụng

    Để điều chế 2 lít ammonia từ nitrogen và hydrogen với hiệu suất 50% thì thể tích nitrogen cần dùng ở cùng điều kiện là

    N2 + 3H2 \leftrightharpoons 2NH3

    Theo phương trình phản ứng:

    VH2 = \frac33.VNH3 = 6 lít

    Do hiệu suất 50% nên:

    VH2 thực tế = VH2/50% = 6/50% = 12 lít

  • Câu 15: Nhận biết

    Mối quan hệ giữa tốc độ phản ứng thuận vt và tốc độ phản ứng nghịch vn ở trạng thái cân bằng được biểu diễn như thế nào?

    Ở trạng thái cân bằng tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch.

    \Rightarrow Mối quan hệ giữa tốc độ phản ứng thuận vt và tốc độ phản ứng nghịch vn ở trạng thái cân bằng được biểu diễn vt = vn ≠ 0.

  • Câu 16: Thông hiểu

    Chuẩn độ dung dịch NaOH chưa biết chính xác nồng độ (biết nồng độ trong khoảng gần với 0,1M) bằng dung dịch chuẩn 0,1M với chỉ thị phenolphtalein. Tại thời điểm tương đương, điều nào sau đây không đúng.

    Khi dung dịch có màu hồng bền trong 30s nghĩa là lượng HCl đã bị phản ứng hết, NaOH làm pH tăng lên nên dung dịch chuyển sang màu hồng, đó chính là điểm kết thúc phản ứng chứ không nhỏ thêm NaOH nữa.

  • Câu 17: Vận dụng

    Trong công nghiệp, ammonia được sản xuất theo phản ứng pha khí:

    N2 (g) + 3H2 (g) ⇌ 2NH3 (g) ΔrHo

    Cho biết các giá trị năng lượng liên kết Eb (kJ.mol-1) như trong bảng sau:

    Liên kết  N≡N  H − H  N − H
     Eb 945 436 386

    Nhiệt tạo thành ΔfHo (KJ.mol-1) của NH3 (k) là

    ΔrHo = 945.1 + 436.3 - 386.6 = -63 (kJ)

    Nhiệt tạo thành của NH3 (g) là biến thiên enthalpy của phản ứng:

    N2 (g) + 3H2 (g) ⇌ 2NH3 (g) ΔrHo

    ΔfH= ΔrH: 2 = -63 : 2 = -31,5 (kJ/mol)

  • Câu 18: Vận dụng cao

    Cho 23,2 gam muối FeCO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO3 được hỗn hợp khí CO2, NO và dung dịch X. Khi thêm dung dịch HCl (dư) vào dung dịch X, thì dung dịch thu được hòa tan tối đa bao nhiêu bột đồng kim loại, biết rằng có khí NO bay ra?

    nFeCO3 = 23,2 : 116 = 0,2 mol

    ⇒ Phản ứng tạo 0,2 mol Fe(NO3)3

    ⇒ Y có 0,2 mol Fe3+; 0,6 mol NO3- và H+.

    Khi phản ứng với Cu: 

    3Cu + 8H+ + 2NO3- → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O

    nCu = 3/2.nNO3- = 0,6.3/2 = 0,9 mol

    Cu + 2Fe3+ → Cu2+ + 2Fe2+

    nCu = 1/2 .nFe3+  = 1/2.0,2 = 0,1 mol

    ⇒ nCu phản ứng = 0,9 + 0,1 = 1 mol

    ⇒ mCu = 1.64 = 64 gam.

  • Câu 19: Vận dụng

    Cho 100 gam dung dịch FeCl3 16,25% vào dung dịch NH3 8,5% (vừa đủ) thu được dung dịch X và m gam kết tủa. Giá trị m là:

    mFeCl3 = 100 . 16,25 : 100 = 16,25 gam.

    nFeCl3 = 16,25 : 162,5 = 0,1 mol

    Phương trình phản ứng hóa học:

    FeCl3 + 3H2O + 3NH3 → 3NH4Cl + Fe(OH)3

    0,1                                              → 0,1 mol

    m kết tủa = 0,1 . 107 = 10,7 gam

  • Câu 20: Vận dụng
    Cho các dung dịch HCl, H2SO4 và CH3COOH có cùng giá trị pH. Sự sắp xếp nào sau đây đúng với giá trị nồng độ mol của các dung dịch trên?

    Các dung dịch HCl; H2SO4; CH3COOH có cùng giá trị pH \Rightarrow [H+] trong các dung dịch là như nhau (đặt là a M)

    Ta có:

    HCl ightarrow H+ + Cl-

      a   \leftarrow a          M

    H2SO4 ightarrow 2H+ + SO42-

      0,5a   \leftarrow  a                M

    CH3COOH ightleftharpoons CH3COO- + H+

           a            \leftarrow                   a  M

    Do CH3COOH là chất điện li yếu nên nồng độ ban đầu của CH3COOH > a (M).

    Vậy nồng độ mol của H2SO4 < HCl < CH3COOH.

  • Câu 21: Thông hiểu

    Ở điều kiện thường khí NO kết hợp với O2 tạo thành chất khí có màu.

    Phương trình phả ứng xảy ra

    2NO + O2 → 2NO2

    NO bị oxi hóa bởi oxygen trong không khí. Ở điều kiện thường, khí NO không màu kết hợp ngày với oxygen của không khí, tạo ra khí nitrogen dioxide NO2 màu nâu đỏ. 

  • Câu 22: Nhận biết

    Cho phenolphtalein vào dung dịch nào sau đây sẽ hóa hồng?

    Cho phenolphtalein vào dung dịch KOH sẽ hóa hồng.

  • Câu 23: Nhận biết

    Xúc tác cho phản ứng giữa nitrogen và hydrgen là?

    Ở nhiệt độ cao (380oC - 450oC), áp suất cao (khoảng 200 bar) và có xúc tác Fe, nitrogen tác dụng với hydrogen tạo khí ammonia.

    N2 (g) + 3H2 (g) \overset{t^{o},p, xt }{ightleftharpoons} 2NH3 (g)

  • Câu 24: Vận dụng

    Hỗn hợp X gồm NH4Cl và (NH4)2SO4. Cho X tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, đun nhẹ thu được 9,32 gam kết tủa và 2,479 lít khí thoát ra (đkc). Hỗn hợp X có khối lượng là

    Gọi số mol của NH4Cl là x mol; (NH4)2SO4 là y mol.

    2NH4Cl + Ba(OH)2 → BaCl2 + 2NH3↓ + 2H2O

        x                  →                          x

    (NH4)2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4↓ + 2NH3↓ + 2H2O

           y           →                      y    →    2y

    nBaSO4 = y = 0,04 mol

    nNH3 = nNH4+ = x + 2y = 0,1 mol

    \Rightarrow x = 0,02 mol

    mX = 0,02.53,5 + 0,04.132 = 6,35 gam

  • Câu 25: Nhận biết

    Đâu không phải là ứng dụng của nitrogen?

    Nitrogen không dùng để trộn lẫn, pha loãng xăng.

  • Câu 26: Thông hiểu

    Cho các cân bằng hoá học :

    (1) N2(g) + 3H2 (g) ⇄ 2NH3(g)

    (2) H2(g) + I2(g) ⇄ 2HI(g)

    (3) 2SO2(g) + O2(g) ⇄ 2SO3(g)

    (4) 2NO2(g) ⇄ N2O4(g)

    (5) CO2(g) + H2(g) ⇄ CO(g) + H2O(g)

    Khi thay đổi áp suất số cân bằng hóa học bị chuyển dịch là:

    Áp suất không ảnh hưởng đến cân bằng hóa học có tổng hệ số chất khí hai vế bằng nhau.

    Vậy khi thay đổi áp suất cân bằng hóa học bị chuyển dịch là: (1); (3); (4)

    Không bị chuyển dịch là: (2) và (5)

  • Câu 27: Nhận biết

    Để tạo độ xốp cho một số loại bánh, người ta có thể dùng chất

    NH4HCO3 \xrightarrow{\mathrm t^\circ} NH3↑ + CO2↑ + H2O

    Khi sử dụng bột nở này, khí NH3 và CO2 thoát ra làm cho bánh căng phồng và xốp.

  • Câu 28: Nhận biết

    Nhận định nào sau đây đúng?

    Nhận định đúng là: Mọi acid mạnh đều là chất điện li.

  • Câu 29: Nhận biết

    Phú dưỡng là hiện tượng

    Hiện tượng phú dưỡng là sự tích tụ lượng lớn các chất dinh dưỡng, bao gồm cả hợp chất nitrogen và hợp chất photsphorus trong các nguồn nước.

  • Câu 30: Thông hiểu

    Cho các nhận định về NH3 sau:

    (1) Ammonia tan tốt trong nước.

    (2) Là chất khí không màu, không mùi, không vị.

    (3) Là chất khí không màu, có mùi khai

    (4) Ammonia có tính base yếu.

    (5) Ammonia là chất khí nhẹ hơn không khí.

    Số nhận định đúng là:

    Ở điều kiện thường,  Ammonia tồn tại ở thế khí, không màu, nhẹ hơn không khí, mùi khai và xốc.

    Ammonia tan nhiều trong nước.

    Dung dịch  Ammonia có môi trường base yếu

    Vậy chỉ có nhận định (2) là không đúng

  • Câu 31: Thông hiểu

    Cho từ từ dung dịch (NH4)2SO4 vào dung dịch Ba(OH)2, đun nóng nhẹ. Hiện tượng xảy ra là

     Hiện tượng hóa học xảy ra:

    (NH4)2SO4+ Ba(OH)2 → BaSO4↓ + 2NH3↑ + 2H2

  • Câu 32: Thông hiểu

    Phương trình điện li viết đúng là:

    Phương trình điện li viết đúng là:

    Ca(OH)2 → Ca2+ + 2OH-.

    C2H5OH không phải chất điện li.

    KCl → K2+ + Cl- sai vì sai điện tích ion

    Phương trình điện li là: KCl → K+ + Cl-

    CH3COOH là chất điện li yếu khi  viết phương trình điện li biểu diễn bằng mũi tên hai chiều (ightleftharpoons).

    Phương trình điện li là: CH3COOH ightleftharpoons CH3COO- + H+

  • Câu 33: Nhận biết

    Các khí oxide của nitrogen có công thức chung là

    Các khí oxide của nitrogen có công thức chung là NOx.

  • Câu 34: Vận dụng

    Để trung hòa 200ml dung dịch X chứa HCl 0,15M và H2SO4 0,05M cần dùng V lít dung dịch Y chứa NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M. Giá trị của V là:

    Phản ứng trung hòa vừa đủ nên ta có:

    H+ + OH- → H2

    nH+ = nOH-

    ⇒ nHCl + 2nH2SO4 = nNaOH + 2nBa(OH)2

    ⇒ 0,2.(0,15 + 0,05.2) = V.(0,2 + 0,1.2)

    ⇒ V = 0,125 lít

  • Câu 35: Vận dụng

    Cho cân bằng hóa học sau:

    2CO2(g) ightleftharpoons 2CO(g) + O2(g)

    Ở toC, nồng độ các chất ở trạng thái cân bằng như sau: [CO2(g)] = 1,2 mol/L, [CO(g)] = 0,35 mol/L và [O2(g)] = 0,15 mol/L. Hằng số cân bằng của phản ứng tại toC là

    Hằng số cân bằng của phản ứng:

    {\mathrm K}_{\mathrm C}=\frac{{\lbrack\mathrm{CO}brack}^2\lbrack{\mathrm O}_2brack}{{\lbrack{\mathrm{CO}}_2brack}^2}=\frac{0,35^2.0,15}{1,2^2}=1,276.10^{-2}

  • Câu 36: Nhận biết

    Theo thuyết Brønsted-Lowry, base là?

    Theo thuyết Brønsted-Lowry, base là chất nhận proton.

  • Câu 37: Thông hiểu

    Dãy gồm các chất không bị hòa tan trong dung dịch HNO3 đặc nguội là

    Dãy gồm các chất không bị hòa tan trong dung dịch HNO3 đặc nguội là Al, Cr.

  • Câu 38: Nhận biết

    Trong cấu tạo của bình bảo quản mẫu vật bằng nitrogen lỏng thường có khoang chân không với mục đích là:

    Trong cấu tạo của bình bảo quản mẫu vật bằng nitrogen lỏng thường có khoang chân không với mục đích là cách nhiệt với môi trường.

  • Câu 39: Thông hiểu

    Cho cân bằng hóa học: H2 (g) + Cl2 (g) ightleftharpoons 2HCl (g); ΔrHo298 > 0. Cân bằng không bị chuyển dịch khi

    Cân bằng không bị chuyển dịch khi giảm áp suất chung của hệ vì tổng số mol khí hai vế bằng nhau. 

  • Câu 40: Thông hiểu

    Nội dung nào nói về NH3 không đúng?

    Khí NH3 nhẹ hơn không khí.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề thi giữa học kì 1 Hóa 11 Cánh diều - Đề 3 Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 9 lượt xem
Sắp xếp theo