Đề thi giữa học kì 1 Khoa học tự nhiên 8 - Đề 1

Mô tả thêm: Đề thi giữa học kì 1 Khoa học tự nhiên 8 gồm nội dung câu hỏi dưới dạng trắc nghiệm với các mức độ khác nhau, giúp bạn học đánh giá chính xác năng lực học.
  • Thời gian làm: 45 phút
  • Số câu hỏi: 30 câu
  • Số điểm tối đa: 30 điểm
Mua gói để Làm bài
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
  • Câu 1: Nhận biết

    Phản ứng sau là phản ứng gì?

    Phản ứng phân hủy copper(II) hydroxide thành copper(II) oxide và hơi nước thì cần cung cấp năng lượng dưới dạng nhiệt bằng cách đun nóng. Khi ngừng cung cấp nhiệt, phản ứng cũng dừng lại.

    Ta có: Phản ứng cần cung cấp năng lượng dưới dạng nhiệt, khi ngừng cung cấp nhiệt, phản ứng cũng dừng lại \Rightarrow Phản ứng thu nhiệt.

  • Câu 2: Nhận biết

    Hóa chất được sử dụng trong công nghiệp để sản xuất giấy, aluminium (nhôm), chất tẩy rửa là:

    NaOH là một trong những hóa chất được sử dụng phổ biến nhất trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. Phần lớn lượng sodium hydroxide sản xuất ra được sử dụng trong công nghiệp để sản xuất giấy, nhôm, chất tẩy rửa, các muối sodium,...

  • Câu 3: Nhận biết

    Cặp chất nào sau đây đều tác dụng với dung dịch KOH?

    Cặp chất phản ứng với dung dịch KOH là:

    Base tác dụng với oxide acid tạo thành muối và nước

    SO2 + 2KOH → K2SO3 + H2O.

    CO2 + 2KOH → K2CO3 + H2O.

  • Câu 4: Thông hiểu

    Quá trình sau đây xảy ra biến đổi hóa học?

    Đốt cháy mẩu giấy trắng là biến đổi hóa học.

  • Câu 5: Nhận biết

    Hợp chất BaO là oxide:

     Hợp chất BaO là oxide base.

    Oxit base là những oxide tác dụng với dung dịch acid tạo thành muối về nước.

    Đa số các oxide kim loại là oxide base

  • Câu 6: Thông hiểu

    Khi đun nóng hoá chất trong ống nghiệm cần kẹp ống nghiệm bằng kẹp ở khoảng bao nhiêu so với ống nghiệm tính từ miệng ống xuống?

    Để đảm bảo an toàn, người làm thí nghiệm không được trực tiếp cầm ống nghiệm bằng tay mà phải dùng kẹp gỗ ở vị trí  \frac{1}{3} . từ miệng ống nghiệm xuống.

  • Câu 7: Thông hiểu

    Cặp chất khi phản ứng với nhau tạo ra khí là:

    Phương trình phản ứng minh họa:

    BaCl2 + Na2CO3 → BaCO3 ↓ + 2NaCl

    Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO↑ + H2O

    NaCl + AgNO3 → NaNO3 + AgCl (↓)

    BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 ↓ + 2HCl

    Vậy cặp chất Na2CO3 và HCl phản ứng với nhau tạo ra chất khí

  • Câu 8: Thông hiểu

    Nhỏ giấm ăn vào đá vôi, dấu hiệu cho biết đã có phản ứng hóa học xảy ra là:

    Nhỏ giấm ăn vào viên đá vôi. Dấu hiệu cho biết đã có phản ứng hoá học xảy ra là xuất hiện sủi bọt khí, chỗ đá vôi bị nhỏ giấm tan ra.

  • Câu 9: Nhận biết

    Dung dịch là gì?

    Dung dịch là hỗn hợp lỏng đồng nhất của chất tan và dung môi.

  • Câu 10: Vận dụng cao

    Hoà tan hết 13 gam một kim loại hoá trị II bằng dung dịch H2SO4 loãng được 4,958 lít H2 (đkc). Kim loại là:

    Gọi kim loại hóa trị II là R.

    Số mol chất khí:

    nH2 = 4,958 : 24,79 = 0,2 mol

    Phương trình hóa học tổng quát:

    R + H2SO4 → RSO4 + H2

    1   : 1          :    1        :   1

    Theo tỉ lệ số mol phương trình phản ứng ta có:

    nR = nH2 = 0,2 mol

    Để xác định được kim loại R là gì ta đi tìm khối lượng mol của R dựa vào ông thức:

    MR = mR : nR = 13 : 0,2 = (65 gam/mol) → R là Zn

  • Câu 11: Thông hiểu

    Cho phản ứng: Iron phản ứng với oxygen tạo ra Iron(III) oxide (Fe2O3). Phương trình hóa học nào sau đây biểu diễn đúng phản ứng xảy ra?

    Iron phản ứng với oxygen tạo ra iron(III) oxide (Fe2O3):

    4Fe + 3O2 → 2Fe2O3

  • Câu 12: Nhận biết

    Base nào là kiềm?

     Base kiềm là: Ca(OH)2.

  • Câu 13: Vận dụng

    Ở nhiệt độ 25oC, khi cho 13 gam muối X vào 20 gam nước, khuấy kĩ thì còn lại 6 gam muối không tan. Tính độ tan của muối X.

    Theo công thức tính độ tan của muối X được tính theo công thức: 

    S=\frac{m_{ct} }{m_{H_{2}O } } \times 100

    Theo đề bài ta có:

    mnước = 20 gam, m chất tan = 13 - 6 = 7 gam.

    Độ tan của muối X là:

    S=\frac{7 }{20 } \times 100 =35(g/100g \: H_{2} O)

  • Câu 14: Nhận biết

    Thiết bị điện nào dưới đây cùng cấp dòng điện cho các thiết bị khác.

    Pin là thiết bị cung cấp dòng điện cho các thiết bị khác. Mỗi pin có một cực dương (+) và một cực âm (-)

  • Câu 15: Thông hiểu

    Trong cơ thể người, pH của máu luôn được duy trì ổn định trong phạm vi rất hẹp khoảng:

    Trong cơ thể người, pH của máu luôn được duy trì ổn định trong phạm vi rất hẹp khoảng 7,35 - 7,45.

  • Câu 16: Nhận biết

    Khi đun nóng hỗn hợp bột sắt và lưu huỳnh ta được hợp chất iron (II) sulfife (FeS). Chất tham gia phản ứng là:

    Khi đun nóng hỗn hợp bột sắt và lưu huỳnh ta được hợp chất iron (II) sulfife (FeS).

    Chất tham gia phản ứng là: Sắt và lưu huỳnh.

    Chất sản phẩm là: Iron (II) sulfife.

  • Câu 17: Vận dụng

    Đốt cháy hết 13,5 gam kim loại magnessium trong không khí thu được 22,5 gam hỗn hợp chất magnessium oxide (MgO). Biết rằng magnessium cháy là xảy ra phản ứng với oxygen trong không khí. Khối lượng của khí oxygen phản ứng là:

    Sơ đồ phản ứng:

    Magnessium + Oxygen → Magnessium oxide

    Theo định luật bảo toàn khối lượng ta có:

    mMagnessium + mOxygen = mMagnessium oxide.

    ⇒ mOxygen = mMagnessium oxide - mMagnessium

    ⇒ mOxygen  = 22,5 - 13,5 = 9 gam.

  • Câu 18: Nhận biết

    Vì sao nghiền nhỏ chất rắn giúp quá trình hòa tan xảy ra nhanh hơn?

    Kích thước của chất rắn càng nhỏ thì chất rắn bị hòa tan càng nhanh, vì gia tăng diện tích tiếp xúc giữa chất rắn với các phân tử nước.

  • Câu 19: Nhận biết

    Phân bón đa lượng không chứa nguyên tố dinh dưỡng nào sau đây?

    Phân bón đa lượng gồm các nguyên tố: N, P, K. Không chứa nguyên tố Mg

  • Câu 20: Thông hiểu

    Khí nào nhẹ nhất trong tất cả các khí?

    Khối lượng phân tử CO2: 12 + 16.2 = 44 (amu). 

    Khối lượng phân tử CH4: 12 + 4 = 16 (amu). 

    Khối lượng phân tử N2: 14 .2 = 28 (amu). 

    Khối lượng phân tử H2: 1.2 = 2 (amu). 

    Vậy khí hyđrogen nhẹ nhất.

  • Câu 21: Vận dụng

    Ở 25oC và 1 bar, 2 mol khí chiếm thể tích bao nhiêu?

    Ở 25 oC và 1 bar, 2 mol khí chiếm thể tích là:

    V = 24,79 × n (lít) = 24,79 × 2 = 49,58 lít

  • Câu 22: Vận dụng

    Lượng chất nào sau đây chứa số mol nhiều nhất?

     {\mathrm n}_{{\mathrm O}_2}=\frac8{32}=0,25\;\mathrm{mol}

    {\mathrm n}_{{\mathrm{SO}}_2}=\frac4{64}=0,0625\;\mathrm{mol}

    {\mathrm n}_{\mathrm {CuSO_4}}=\frac8{160}=0,05\;\mathrm{mol}

    {\mathrm n}_{{\mathrm{Fe}}_2{\mathrm O}_3}=\frac{16}{160}=0,1\;\mathrm{mol}

    Lượng chất chứa nhiều mol nhất là 8 gam O2.

  • Câu 23: Vận dụng

    Người ta hòa tan 40 gam muối và nước được dung dịch có nồng độ 20%. Tính khối lượng dung dịch nước muối thu được.

    Khối lượng dung dịch nước muối thu được là::

    C\%  = \frac{{{m_{ct}}}}{{{m_{dd}}}} \times 100\%   =  >  {m_{dd}} = \frac{{40 \times 100}}{{20}} = 200g

  • Câu 24: Nhận biết

    Đơn vị của khối lượng mol chất là?

    Đơn vị của khối lượng mol chất là gam/mol.

  • Câu 25: Thông hiểu

    Trước và sau một phản ứng hóa học, yếu tố nào sau đây bị thay đổi?

    Trong phản ứng hóa học, chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác.

  • Câu 26: Thông hiểu

    Dãy chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ?

    Dãy chất làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ: HCl, H2SO4, HNO33PO4

  • Câu 27: Vận dụng

    Cho 9,6 g Cu tác dụng với oxygen thu được 10,8 g CuO. Hiệu suất phản ứng là

    Số mol của Cu là: nCu = 0,15 mol

    2Cu + O2 \overset{t^{\circ} }{ightarrow} 2CuO

    0,15               0,15        (mol)

    ⇒ mCuO(lt) = 0,15.80 = 12 g

    Vậy hiệu suất là: H = \frac{10,8}{12}.100\%= 90%

  • Câu 28: Vận dụng

    Cho oxide của kim loại R hóa trị IV, trong đó R chiếm 46,7% theo khối lượng. Công thức của oxide đó là:

    Gọi công thức R có hóa trị IV là: RO2

    %O = 100% - 46,7% = 53,3%.

    M_{RO2}  = \frac{32}{53,3\%} .100\%=60(gam/mol)

    MR = 60 - 32 = 28 (gam/mol)

    Công thức của oxide đó là SiO2

  • Câu 29: Nhận biết

    Cho phản ứng: Zn(s) + 2HCl(aq) → ZnCl2(aq) + H2(g).

    Nếu tăng nồng độ dung dịch HCl thì số lần va chạm giữa các chất phản ứng sẽ

    Nếu tăng nồng độ dung dịch HCl thì số lần va chạm giữa các chất phản ứng sẽ tăng, tốc độ phản ứng tạo ra sản phẩm tăng.

  • Câu 30: Vận dụng

    Khối lượng NaOH có trong 300 ml dung dịch nồng độ 0,15 M là

    nNaOH = CM.V = 0,3 . 0,15 = 0,045 mol

    Khối lượng NaOH có trong 300 ml dung dịch nồng độ 0,15 M là:

    mNaOH = 0,15.40 = 1,8 g

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề thi giữa học kì 1 Khoa học tự nhiên 8 - Đề 1 Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 12 lượt xem
Sắp xếp theo