Đề thi giữa học kì 1 Khoa học tự nhiên 8 - Đề 2

Mô tả thêm: Đề thi giữa học kì 1 Khoa học tự nhiên 8 gồm nội dung câu hỏi dưới dạng trắc nghiệm với các mức độ khác nhau, giúp bạn học đánh giá chính xác năng lực học.
  • Thời gian làm: 45 phút
  • Số câu hỏi: 30 câu
  • Số điểm tối đa: 30 điểm
Mua gói để Làm bài
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
  • Câu 1: Thông hiểu

    Quá trình nào sau đây chỉ xảy ra biến đổi vật lí?

    Quá trình biến đổi vật lí:

    Thắp sáng bóng đèn dây tóc.

    Do quá trình này không có sự tạo thành chất mới.

  • Câu 2: Vận dụng cao

    Trộn 100 ml dung dịch NaOH 1M với 150ml dung dịch NaOH aM, thu được dung dịch có nồng độ 1,6M. Giá trị của a là

    100 ml = 0,1 lít.

    150 ml = 0,15 lít

    Số mol của 100 ml dung dịch NaOH 1M là:

    nNaOH = CM.V = 1.0,1 = 0,1 mol

    Thể tích NaOH sau khi trộn là:

    VNaOH = 0,1 + 0,15 = 0,25 lít

    ⇒ nNaOH (trộn) = 1,6 x 0,25 = 0,4 mol

    Số mol 150ml dung dịch NaOH aM là:

    nNaOH (aM) = nNaOH - nNaOH 1M

    ⇒ nNaOH (aM) = 0,4 − 0,1 = 0,3 mol

    Nồng độ mol dung dịch NaOH aM là:

    a = CMNaOH = n : V = 0,3 : 0,15 = 2M.

  • Câu 3: Nhận biết

    Công thức tính nồng độ phần trăm là

    Công thức tính nồng độ phần trăm là \mathrm C\%=\frac{{\mathrm m}_{\mathrm{ct}}\times100}{{\mathrm m}_{\mathrm{dd}}}(\%).

  • Câu 4: Nhận biết

    Oxide nào sau đây là oxide trung tính?

    Oxide trung tính không tác dụng với dung dịch acid, dung dịch base

    Oxide trung tính là CO.

  • Câu 5: Thông hiểu

    Ở 25oC độ tan của đường là 204 gam. Nghĩa là

    Độ tan (kí hiệu là S) của một chất trong nước là số gam chất đó hòa tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở một nhiệt độ xác định.

    Ở 25oC độ tan của đường là 204 gam.

    ⇒ 100 gam nước ở 25oC hòa tan tối đa được 204 gam.

  • Câu 6: Nhận biết

    Cho phản ứng: Fe(s) + 2HCl(aq) → FeCl2(aq) + H2(g).

    Nếu tăng nồng độ dung dịch HCl thì số lần va chạm giữa các chất phản ứng sẽ

    Nếu tăng nồng độ dung dịch HCl thì số lần va chạm giữa các chất phản ứng sẽ tăng, tốc độ phản ứng tạo ra sản phẩm tăng.

  • Câu 7: Thông hiểu

    Phương pháp nào sau đây làm giảm tốc độ phản ứng?

    - Quạt bếp than đang cháy làm tăng lượng oxygen → tăng tốc độ phản ứng.

    - Đưa sulfur đang cháy ngoài không khí vào bình chứa oxygen làm tăng nồng độ oxygen giúp sulfur cháy nhanh hơn → tăng tốc độ phản ứng.

    - Dùng không khí nén thổi vào lò cao để đốt than cốc làm tăng áp suất và nhiệt độ giúp than cốc cháy nhanh hơn → tăng tốc độ phản ứng.

    - Thay bột nhôm bằng hạt nhôm để cho tác dụng với dung dịch HCl làm giảm diện tích tiếp xúc → giảm tốc độ phản ứng.

  • Câu 8: Vận dụng

    Cho sơ đồ phản ứng sau: CuO \overset{+H_{2}SO_{4} }{ightarrow} CuSO4 \overset{+X}{ightarrow} CuCl2 \overset{+NaOH}{ightarrow} Cu(OH)2. Xác định chất X.

    Các phương trình hoá học theo sơ đồ:

    (1) CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O.

    (2) CuSO4 + BaCl2 (X) → BaSO4↓ + CuCl2.

    (3) CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2↓ + 2NaCl.

  • Câu 9: Thông hiểu

    Cho các chất sau: H2SO4, HCl, NaCl, CuSO4, NaOH, FeS, H2S, Mg(OH)2. Số chất thuộc loại acid là:

    Số chất thuộc loại acid: H2SO4, HCl, H2S

  • Câu 10: Thông hiểu

    Dãy các chất nào sau đây tác dụng với dung dịch sulfuric acid loãng?

    Oxide base tác dụng với dung dịch acid tạo ra muối và nước.

    Vậy dãy chất oxide acid thỏa mãn là: 

    Fe2O3, CuO, Al2O3, MgO.

    Phương trình phản ứng minh họa:

    Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O

    CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O

    Al2O3 + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2O

    MgO + H2SO4 → MgSO4 + H2O.

  • Câu 11: Vận dụng

    Cho 3,96 gam CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 dư. Khối lượng muối CaCO3 tạo thành là:

    Số mol CO2 tham gia phản ứng là:

    nCO2 = \frac{3,96}{44} = 0,09 mol

    Phương trình phản ứng 

                     Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 ↓ + H2O (1)

    Tỉ lệ mol:                        1     →    1

    Theo tỉ lệ phương trình phản ứng ta có:

    nCO2 = nCaCO3 = 0,09 mol 

    Khối lượng muối CaCO3 là:

    mCaCO3 = nCaCO3 . MCaCO3 = 0,09.100 = 9 gam

  • Câu 12: Vận dụng

    Khí carbon dioxide (CO2) so với khí nitrogen (N2) nặng hay nhẹ hơn bao nhiêu lần?

    Để so sánh khí CO2 nặng, hay nhẹ hơn khí N2 bao nhiêu lần (ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất) ta tính tỉ khối của khí CO2 với khí N2:

    {\mathrm d}_{{\mathrm{CO}}_2/{\mathrm N}_2}=\frac{{\mathrm M}_{{\mathrm{CO}}_2}}{{\mathrm M}_{{\mathrm N}_2}}=\frac{44}{28}=1,57

    Vậy khí CO2 nặng hơn khí N2 là 1,57 lần

  • Câu 13: Nhận biết

    Muối Zn(NO3)2 có tên gọi là:

    Muối Zn(NO3)2  có tên gọi là zinc nitrate.

  • Câu 14: Nhận biết

    Phân urea có công thức hóa học là:

    Phân urea có công thức hóa học là (NH2)2CO thích hợp với nhiều loại cây trồng.

  • Câu 15: Nhận biết

    Khối lượng mol của một chất:

    Khối lượng mol của một chất là khối lượng tính bằng gam của N nguyên tử hoặc phân tử chất đó.

     

  • Câu 16: Vận dụng

    Cho phương trình phản ứng:

    2KMnO4 \xrightarrow{\mathrm t^\circ} K2MnO4 + MnO2 + O2

    Nhiệt phân 15,8 g KMnO4, thu được V lít O2 (đktc), biết hiệu suất phản ứng 75%. Giá trị của V là

    nKMnO4 = 0,1 mol 

    2KMnO4 \xrightarrow{\mathrm t^\circ} K2MnO4 + MnO2 + O2

    0,1                        →                  0,05

    Vì H = 75% ⇒ Số mol O2 thực tế là: 0,05.75% = 0,0375 mol 

    Vậy giá trị của V là: V = 0,0375.24,79 = 0,93 lít

  • Câu 17: Thông hiểu

    Phân bón chứa nguyên tố dinh dưỡng nào kích thích sự phát triển rễ cây, quá trình đẻ nhánh và nảy chồi, tăng khả năng chống chịu của cây?

    Phân bón chứa nguyên tố dinh dưỡng P kích thích sự phát triển rễ cây, quá trình đẻ nhánh và nảy chồi, tăng khả năng chống chịu của cây.

  • Câu 18: Thông hiểu

    Dung dịch không màu X có pH = 10, dung dịch không màu Y có pH = 4. Khi nhỏ dung dịch phenolphtalein vào các dung dịch X và Y thì có hiện tượng:

    Dung dịch có pH = 10 ⇒ môi trường base, làm phenolphtalein chuyển màu hồng.

    Dung dịch có pH = 4 ⇒ môi trường acid, không làm phenolphtalein chuyển màu.

  • Câu 19: Vận dụng

    Các thí nghiệm về điện ở môn Khoa Học Tự Nhiên thường dùng nguồn điện để có bộ nguồn 6V thì dùng pin nào?

    Các thí nghiệm về điện ở môn Khoa học tự nhiên thường dùng nguồn điện là pin 1,5 V. Để có bộ nguồn 3 V thì dùng hai pin, để có bộ nguồn 6V thì dùng 4 pin.

  • Câu 20: Nhận biết

    Phân bón hóa học dư thừa sẽ

    Phân bón hóa học dư thừa sẽ gây ô nhiễm đất, ô nhiễm nguồn nước ngầm, ô nhiễm nguồn nước mặt.

  • Câu 21: Nhận biết

    Để lấy hóa chất dạng bột ra khỏi lọ đựng hóa chất ta dùng cách nào sau đây?

    Để lấy hóa chất dạng bột ra khỏi lọ đựng hóa chất ta dùng thìa kim loại hoặc thủy tinh. 

  • Câu 22: Nhận biết

    Phương trình phân li nào dưới đây sai?

    Phương trình phân li sai là: H2SO4 ⟶ H+ + HSO4-.

    Viết đúng là: H2SO4 ⟶ 2H+ + SO42-

  • Câu 23: Thông hiểu

    Để phân biệt hai dung dịch KOH và Ba(OH)2 đựng trong hai lọ mất nhãn ta dùng:

    Để phân biệt KOH và Ba(OH)2 ta dùng dung dịch H2SO4: KOH không có hiện tượng gì còn Ba(OH)2 tạo kết tủa màu trắng (BaSO4).

    Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4↓ + 2H2O

  • Câu 24: Thông hiểu

    Một lượng 7,5275×1024 tương đương số mol nguyên tử Mg là?

    7,5275×1024 nguyên tử Mg tương đương với

    \frac{7,5275×10^{24} }{6,022×10^{23}} =12,5mol nguyên tử Mg.

  • Câu 25: Vận dụng

    Đốt cháy hoàn toàn 5,6 gam hỗn hợp X gồm C và S cần dùng hết 9,6 gam khí O2. Khối lượng CO2 và SO2 sinh ra là

     Theo định luật bảo toàn khối lượng ta có:

    mhỗn hợp X + mO2 = mhỗn hợp sinh ra 

    ⇒ mhỗn hợp sinh ra = 5,6 + 8,6 = 14,2 gam

  • Câu 26: Vận dụng

    Cho 11,2 gam Iron tác dụng với hydrochloric acid dư, sau phản ứng thể tích khí H2 thu được (ở đkc):

    Số mol của Fe tham gia phản ứng là: 

    nFe = 11,2 : 56 = 0,2 mol

    Phương trình phản ứng hóa học:

    Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

    1     : 2        :   1        :  1

    Theo tỉ lệ mol phương trình phản ứng ta có:

    nFe = nH2 = 0,2 mol

    Thể tích khí H2 ở đkc là:

    VH2 = n. 24,79 = 0,2.24,79 =  4,958 lít.

  • Câu 27: Thông hiểu

    Trong sản xuất và đời sống, các phản ứng toả nhiệt không có ứng dụng nào trong các ứng dụng sau?

    Trong sản xuất và đời sống, các phản ứng toả nhiệt không có ứng dụng cung cấp năng lượng cho động cơ điện.

  • Câu 28: Thông hiểu

    Tổng hệ số cân bằng (là các số nguyên, tối giản) của các chất trong phản ứng dưới đây là: 

    Al2O3 + H2SO4 → Al2(SO4)3 + H2O

    Sơ đồ phản ứng:

    Al2O3 + H2SO4 → Al2(SO4)3 + H2O

    Số nhóm (SO4) ở vế phải và vế trái chưa bằng nhau, ta đặt hệ số 3 trước H2SO4.

    Al2O3 + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + H2O

    Số nguyên tử H ở vế phải và vế trai chưa bằng nhau ta thêm 3 ở trước phân tử H2O

    Al2O3 + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2O

    Phương trình phản ứng hoàn chỉnh

    Al2O3 + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2O.

    → Tổng hệ số cân bằng của các chất là: 1 + 3 + 1 + 3 = 8

  • Câu 29: Thông hiểu

    Chất sản phẩm tạo thành trong trường hợp sau là: Carbon (thành phần chính của than) cháy trong khí oxygen tạo thành khí carbon dioxide.

    + Chất tham gia phản ứng là carbon và khí oxygen.

    + Chất sản phẩm là khí carbon dioxide.

  • Câu 30: Nhận biết

    Nhúng giấy quỳ tím vào nước vôi trong thì quỳ tím sẽ chuyển thành màu gì?

    Nước vôi trong có môi trường base. Nên sẽ làm quỳ tím hóa xanh.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề thi giữa học kì 1 Khoa học tự nhiên 8 - Đề 2 Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 3 lượt xem
Sắp xếp theo