Đề thi giữa học kì 1 Khoa học tự nhiên 8 - Đề 4

Mô tả thêm: Đề kiểm tra giữa học kì 1 Khoa học tự nhiên 8 gồm nội dung câu hỏi dưới dạng trắc nghiệm với các mức độ khác nhau, giúp bạn học đánh giá chính xác năng lực học.
  • Thời gian làm: 45 phút
  • Số câu hỏi: 30 câu
  • Số điểm tối đa: 30 điểm
Mua gói để Làm bài
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
  • Câu 1: Nhận biết

    Gan không có chức năng nào dưới đây?

    Gan không có chức năng hấp thu nước và một số chất.

  • Câu 2: Vận dụng

    Treo một vào một lực kế trong không khí thì thấy lực kế chỉ 18N. Vẫn treo vật bằng lực kế đó nhưng nhúng vào trong một chất lỏng có khối lượng riêng là 12000 kg/m3 thấy lực kế chỉ 12N. Tính thể tích của vật.

    Lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật là:

    FA = P – Pn = 18 – 12 = 6 (N)

    Ta có: FA = d.V

    \Rightarrow\mathrm V=\frac{{\mathrm F}_{\mathrm A}}{\mathrm d}=\frac6{12000}=0,0005\;(\mathrm m^3)

  • Câu 3: Vận dụng cao

    Một viên than nặng 1100 gam; giả thiết viên than chứa carbon, nước chiếm 10% khối lượng, còn lại là tạp chất trơ không cháy. Sau khi viên than cháy hết, khối lượng tro thu được là 462 gam. Phần trăm khối lượng của carbon trong viên than tổ ong là

    Khối lượng nước trong viên than là:

    mH2O = 1100.10% = 110 g

    Khối lượng của carbon trong viên than là:

    mcarbon = 1100 – 110 – 462 = 528 g

    Phần trăm khối lượng carbon là:

    \%{\mathrm m}_{\mathrm{carbon}}=\frac{528}{1100}.100\%=48\%

  • Câu 4: Thông hiểu

    Phát biểu nào sau đây là đúng

    Thả một viên bi sắt vào nước. Viên bi sắt xuống càng sâu thì

    Thả một viên bi sắt vào nước. Viên bi sắt xuống càng sâu thì lực đẩy Acsimet tác dụng lên nó không đổi, áp suất nước tác dụng lên nó càng tăng.

  • Câu 5: Vận dụng

    Có hai khối kim loại đặc, đồng chất A và B. Tỷ số khối lượng riêng của A và B là 2 : 5. Khối lượng của B gấp hai lần khối lượng của A. Tỉ lệ thể tích của khối kim loại A so với B là

    Theo bài ra ta có:

    \frac{{\mathrm D}_{\mathrm A}}{{\mathrm D}_{\mathrm B}}=\frac25\Rightarrow{\mathrm D}_{\mathrm A}=\frac25{\mathrm D}_{\mathrm B}

    Khối lượng của B gấp hai lần khối lượng của A

    ⇒ mA = 0,5mB

     Thể tích của A so với thể tích của B:

    \frac{{\mathrm V}_{\mathrm A}}{{\mathrm V}_{\mathrm B}}=\frac{\displaystyle\frac{{\mathrm m}_{\mathrm A}}{{\mathrm D}_{\mathrm A}}}{\displaystyle\frac{{\mathrm m}_{\mathrm B}}{{\mathrm D}_{\mathrm B}}}=\frac{{\mathrm m}_{\mathrm A}.{\mathrm D}_{\mathrm B}}{{\mathrm m}_{\mathrm B}.{\mathrm D}_{\mathrm A}}=\frac{0,5{\mathrm m}_{\mathrm B}.{\mathrm D}_{\mathrm B}}{{\mathrm m}_{\mathrm B}.{\displaystyle\frac25}.{\mathrm D}_{\mathrm B}}=\frac54

  • Câu 6: Nhận biết

    Kháng thể β có trong huyết tương của nhóm máu nào dưới đây?

    Kháng thể β có trong huyết tương của nhóm máu A.

  • Câu 7: Thông hiểu

    Để tính nồng độ mol của dung dịch KOH, người ta làm thế nào?

    Để tính nồng độ mol của dung dịch KOH: 

    Tính số mol KOH có trong 1 lít dung dịch.

  • Câu 8: Vận dụng

    Một thùng đựng đầy nước cao 50 cm. Áp suất tại điểm A cách đáy 10 cm là bao nhiêu? Biết trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3.

    Đổi 50 cm = 0,5 m; 10 cm = 0,1 m

    Khoảng cách từ điểm A đến mặt thoáng là:

    h = 0,5 − 0,1 = 0,4 m

    Áp suất tại điểm A là:

    pA = d.h = 10000.0,4 = 4000 Pa

  • Câu 9: Thông hiểu

    Đặc điểm xương của người già:

    Đặc điểm xương của người già: Xương giòn, khả năng đàn hồi kém

  • Câu 10: Nhận biết

    Bộ phận nào sau đây không thuộc cơ quan sinh dục nam?

    Âm đạo thuộc cơ quan sinh dục nữ.

  • Câu 11: Nhận biết

    Khi đun nóng hóa chất lỏng trong cốc thủy tinh phải dùng lưới thép lót dưới đáy cốc để

    Khi đun nóng hóa chất lỏng trong cốc thủy tinh phải dùng lưới thép lót dưới đáy cốc để tránh nứt vỡ cốc.

  • Câu 12: Nhận biết

    Trong công nghiệp, người ta sản xuất ammonia từ phản ứng tổng hợp giữa nitrogen và hydrogen, có xúc tác bột sắt (iron). Sản phẩm của phản ứng là

    Trong công nghiệp, người ta sản xuất ammonia từ phản ứng tổng hợp giữa nitrogen và hydrogen, có xúc tác bột sắt (iron).

    N2 + H2 \overset{p,t^{\circ}, Fe}{ightleftharpoons} NH3

    Chất sản phẩm là ammonia (NH3).

  • Câu 13: Nhận biết

    Hoạt động không tốt cho tim mạch là

    Hoạt động không tốt cho tim mạch là uống rượu bia nhiều.

  • Câu 14: Thông hiểu

    Phân giải chất độc, thải sản phẩm phân giải hồng cầu là chức năng của hệ cơ quan nào sau đây?

    Chức năng chính của hệ bài tiết: Lọc các chất thải có hại cho cơ thể từ máu và thải ra môi trường.

  • Câu 15: Thông hiểu

    Khớp giữa xương đùi và xương chậu là loại khớp gì?

     Khớp giữa xương đùi và xương chậu là khớp động (khớp hoạt dịch).

  • Câu 16: Vận dụng

    Độ tan của NaCl trong trong nước ở 25oC là 36 gam. Khi mới hòa tan 15 gam NaCl vào 50 gam nước thì phải hòa tan thêm bao nhiêu gam NaCl để được dung dịch bão hòa?

    Gọi khối lượng NaCl cần hòa tan thêm là m.

    Khối lượng NaCl hòa tan vào 50 gam nước để tạo dung dịch bão hòa là:

    mct = m + 15

    Ta có: mdm = 50 gam

    Áp dụng công thức tính độ tan:

    \mathrm S=\frac{{\mathrm m}_{\mathrm{ct}}}{{\mathrm m}_{\mathrm{dm}}}.100\Rightarrow\frac{\mathrm m+15}{50}.100=36

    ⇒ m = 3 gam

  • Câu 17: Thông hiểu

    Một miếng gỗ có thể nổi được trên mặt nước và trên mặt dầu. Hỏi trong chất lỏng nào vật ngập sâu hơn? Vì sao? Biết trọng lượng riêng của nước và dầu lần lượt là 10000 N/m3 và 8000 N/m3.

    Miếng gỗ sẽ ngập trong dầu sâu hơn vì trọng lượng riêng của dầu nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước.

  • Câu 18: Nhận biết

    Bộ phận nào tiết dịch mật?

    Gan là bộ phận tiết ra dịch mật.

  • Câu 19: Thông hiểu

    Tại sao để lấy sữa đặc trong hộp sữa ông thọ ra cốc, người ta phải đục hai lỗ trên mặt hộp sữa nếu không muốn mở toang cả nắp hộp?

    Khi đục hai lỗ thì khí quyển tràn vào trong hộp nên áp suất bên trong hộp gồm áp suất khí quyển và áp suất của cột sữa lớn hơn áp suất khí quyển bên ngoài nên sữa dễ chảy ra.

  • Câu 20: Thông hiểu

    Quá trình nào sau đây chỉ xảy ra biến đổi vật lí?

    Quá trình chỉ xảy ra biến đổi vật lí là: thắp sáng bóng đèn dây tóc.

    Do quá trình này không có sự tạo thành chất mới.

  • Câu 21: Vận dụng

    Một người tác dụng lên mặt sàn một áp suất 1,8.104 N/m2. Diện tích của hai bàn chân tiếp xúc với mặt sàn là 300 cm2. Trọng lượng và khối lượng của người đó lần lượt là

    Trọng lượng của người bằng áp lực của người đó tác dụng lên mặt sàn:

    P = F = p.S = 1,8.104 .0,03 = 540 N

    Khối lượng của người là: 

    \mathrm m\;=\;\frac{\mathrm P}{10}\;=\;\frac{540}{10}\;=\;54\;\mathrm{kg}\;

  • Câu 22: Nhận biết

    Có được dùng tay lấy trực tiếp hóa chất hay không?

    Không được dùng tay để lấy trực tiếp hóa chất.

  • Câu 23: Thông hiểu

    Hiện tượng nào sau đây do áp suất khí quyển gây ra?

    Nếu hút sữa, đồng thời không khí trong hộp giảm, thì áp suất bên trong hộp sữa sẽ nhỏ hơn áp suất khí quyển mà khí quyển tác dụng một áp suất lên vật trên Trái Đất theo mọi phía, vì vậy vỏ hộp bị bẹp theo nhiều phía.

  • Câu 24: Thông hiểu

    Số mol của 495,8 ml khí CO2 (đkc) bằng bao nhiêu?

    Số mol của 495,8 ml khí CO2 (đkc) là:

    {\mathrm n}_{{\mathrm{CO}}_2}=\frac{0,4958}{24,79}=0,02\;(\mathrm{mol})

  • Câu 25: Nhận biết

    Khoang ngực chứa các cơ quan:

    Khoang ngực chứa các cơ quan tim và phổi.

  • Câu 26: Nhận biết

    Huyết tương có đặc điểm:

    Huyết tương:

    - Chiếm 55% thể tích máu

    - Đặc điểm: màu vàng nhạt, lỏng

    - Gồm nước và các chất dinh dưỡng, chất hòa tan khác.

  • Câu 27: Vận dụng

    Một ghế tựa 4 chân có trọng lượng 150 N và một người nặng 55,8 kg ngồi trên ghế. Diện tích tiếp xúc của một chân ghế với mặt đất là 6 cm2. Áp suất của các chân ghế với mặt đất là

    Diện tích tiếp xúc của 4 chân ghế với mặt đất là:

    S = 4.6 = 24 cm2 = 0,0024 (m2)

    Áp lực mà người và ghế tác dụng lên mặt đất là:

    F = P = 150 + 55,8.10 = 708 (N)

    Áp suất của các chân ghế với mặt đất là:

    \mathrm P=\frac{\mathrm F}{\mathrm S}=\frac{708}{0,0024}=295000\;(\mathrm N/\mathrm m^2)=295000\;\mathrm{Pa}

  • Câu 28: Thông hiểu

    Khi nung vôi, người ta sử dụng phản ứng đốt than để cung cấp nhiệt cho phản ứng phân hủy đá vôi. Phát biểu nào sau đây là đúng? 

    Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt.

    Phản ứng thu nhiệt là phản ứng hấp thụ năng lượng dưới dạng nhiệt.

    Phản ứng đốt than là phản ứng tỏa nhiệt, phản ứng phân hủy đá vôi là phản ứng thu nhiệt.

  • Câu 29: Vận dụng

    Tỉ khối của khí X so với H2 là 16, biết khối lượng của chất X là 6,4 g. Số mol khí X là:

    Tỉ khối của khí X so với H2 là 16:

    \Rightarrow{\mathrm d}_{\mathrm X/{\mathrm H}_2}=\frac{{\mathrm M}_{\mathrm X}}2=16\Rightarrow{\mathrm M}_{\mathrm X}=16.2=32 (\mathrm g/\mathrm m\mathrm o\mathrm l)

    \Rightarrow{\mathrm n}_{\mathrm X}=\frac{6,4}{32}=0,2\;(\mathrm{mol})

  • Câu 30: Vận dụng

    Đốt cháy hoàn toàn 27 gam Al trong oxygen thu được Al2O3. Tính khối lượng Al2O3 thu được và thể tích khí oxygen (đkc) đã dùng.

    Số mol Al đã dùng là:

    {\mathrm n}_{\mathrm{Al}}=\frac{27}{27}=1\;\mathrm{mol}

           4Al + 3O2 \overset{t^{\circ} }{ightarrow} 2Al2O3

    mol: 1 →  \frac34→      \frac12

    Khối lượng Al2O3 thu được là:

    {\mathrm m}_{{\mathrm{Al}}_2{\mathrm O}_3}\;=\;\frac12.102=51\;(\mathrm{gam})

    Thể tích khí oxygen (đkc) đã dùng là:

    \mathrm V=\frac34.24,79\approx18,6\;(\mathrm l)

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề thi giữa học kì 1 Khoa học tự nhiên 8 - Đề 4 Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 4 lượt xem
Sắp xếp theo