Đề thi giữa học kì 1 Khoa học tự nhiên 8 - Đề 5

Mô tả thêm: Đề kiểm tra giữa học kì 1 Khoa học tự nhiên 8 gồm nội dung câu hỏi dưới dạng trắc nghiệm với các mức độ khác nhau, giúp bạn học đánh giá chính xác năng lực học.
  • Thời gian làm: 45 phút
  • Số câu hỏi: 30 câu
  • Số điểm tối đa: 30 điểm
Mua gói để Làm bài
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
  • Câu 1: Vận dụng

    Để đốt cháy hết 6,2 gam phosphorus P cần dùng V lít khí oxygen (đkc), biết phản ứng sinh ra chất rắn là P2O5. Giá trị của V là

    Số mol P tham gia phản ứng:  

    nP = 6,2 : 31 = 0,2 mol

    Phương trình hóa học: 4P + 5O2 \overset{t^{o} }{ightarrow} 2P2O5

    Từ phương trình hoá học ta có:

    n_{O_{2} }  = \frac{5}{4} n_{P} =\frac{5}{4}\times 0,2=0,25 (mol)

     Thể tích khí oxygen ở điều kiện chuẩn là:

    VO2 = nO2 × 24,79 = 0,25 × 24,79 = 6,1975 lít.

  • Câu 2: Thông hiểu

    Khi đóng cọc xuống đất, muốn cọc cắm sâu vào đất cần phải tăng áp suất của cọc lên mặt đất, việc làm nào sau đây không có tác dụng làm tăng áp suất?

    Ta có: \mathrm p=\frac{\mathrm F}{\mathrm S}

    ⇒ Muốn tăng áp suất cần tăng áp lực hoặc giảm diện tích bị ép

    Việc làm làm cho đầu cọc cắm xuống đất toè ra có tác dụng làm giảm áp suất.

  • Câu 3: Vận dụng

    Một vật nặng 4 kg có khối lượng riêng bằng 2000 kg/m3. Khi thả vào chất lỏng có khối lượng riêng bằng 800 kg/m3. Khối lượng của chất lỏng bị vật chiếm chỗ bằng: 

    Vật có thể tích bằng: V = m/Dv = 4/2000 = 2.10-3 m3

    Khối lượng riêng vật lớn hơn của chất lỏng nên nó hoàn toàn chìm.

    Khối lượng của chất lỏng bị vật chiếm chỗ bằng:

    m = Dl.V = 800.2.10-3 = 1,6 kg

  • Câu 4: Vận dụng

    Hỗn hợp khí O2 và khí CO2 có tỉ khối so với khí hydrogen là 19, thành phần phần trăm các khí trong hỗn hợp lần lượt là:

    Gọi số mol của CO2 và O2 trong 1 mol hỗn hợp lần lượt là x và y.

    ⇒ x + y = 1 (mol)             (1)

    Theo bài ra ta có:

    {\mathrm M}_{\mathrm{hh}}=\frac{44\mathrm x+32\mathrm y}2=19 \Rightarrow \mathrm x=\mathrm y

    Thay vào (1) ta có: x = y = 0,5 (mol)

    ⇒ Phần trăm thể tích các khí: VO2 = VCO2 = 50%

  • Câu 5: Thông hiểu

    Trong các hiện tượng sau đây hiện tượng nào không do áp suất khí quyển gây ra?

    Hiện tượng không do áp suất khí quyển gây ra: Phơi quần áo ướt ngoài nắng, sau một thời gian quần áo khô.

  • Câu 6: Nhận biết

    Sự phối hợp thống nhất các hoạt động trong cơ thể được thực hiện nhờ cơ chế điều hòa của:

    Sự phối hợp thống nhất các hoạt động trong cơ thể được thực hiện nhờ cơ chế điều hòa của hệ thần kinh.

  • Câu 7: Nhận biết

    Cho phương trình hóa học sau: Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O.

    Cho biết tỉ lệ hệ số giữa các chất tham gia phản ứng trong phương trình trên.

    Phương trình phản ứng: 

     Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O.

    Chất tham gia là: Fe2O3 và HCl

    ⇒ Tỉ số phân tử giữa Fe2O3 và HCl tham gia phản ứng trong phương trình trên là: 1 : 6.

  • Câu 8: Vận dụng

    Đốt cháy m gam chất Y cần dùng 6,4 gam oxygen, thu được 4,4 gam khí CO2 và 3,6 gam nước. Tính giá trị của m.

    Sơ đồ phản ứng:

    Y + O2 \xrightarrow{\mathrm t^\circ} CO2 + H2O

    Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:

    mY + mO2 = mCO2 + mH2O

    ⇒ m = mCO2 + mH2O – mO2 

            = 4,4 + 3,6 – 6,4 

            = 1,6 (g)

  • Câu 9: Nhận biết

    Dụng cụ nào dùng để đựng khi trộn các hóa chất rắn với nhau hoặc nung các chất ở nhiệt độ cao?

    Bát sứ dùng để đựng khi trộn các hóa chất rắn với nhau hoặc nung các chất ở nhiệt độ cao,...

  • Câu 10: Nhận biết

    Methane là thành phần chủ yếu của khí thiên nhiên, khí biogas dùng làm nhiên liệu. Methane cháy trong oxygen (không khí) tạo thành carbon dioxide và nước, phản ứng tỏa nhiệt mạnh. Chất tham gia phản ứng của methane là:

     Sơ đồ phản ứng:

    Methane + Oxygen \overset{t^{\circ} }{ightarrow} Carbon dioxide + Nước

    Vậy chất tham gia phản ứng là: Methane và oxygen

  • Câu 11: Thông hiểu

    Dãy gồm các khí nhẹ hơn không khí là

    Không khí có M = 29 g/mol

    ⇒ Các khí nhẹ hơn không khí có M < 29 g/mol

    Dãy gồm các khí nhẹ hơn không khí là: NH3, H2, CH4.

  • Câu 12: Vận dụng

    Áp suất khí quyển đo được trên đỉnh một ngọn núi là 680 mmHg. Biết rằng cứ lên cao 12 m thì áp suất khí quyển giảm 1 mmHg. Độ cao của ngọn núi đó so với mặt nước biển là

    Áp suất tại chân núi là: 760 mmHg

    Độ chênh lệch áp suất giữa chân núi và đỉnh núi là

    760 – 680 = 80 mmHg

    Lại có: cứ lên cao 12 m thì áp suất giảm 1 mmHg

    ⇒ Độ cao của đỉnh núi là: 12.80 = 960 m

  • Câu 13: Thông hiểu

    Chức năng nào không phải là chức năng của xương?

     Xương không có chức năng phân giải các tế bào hồng cầu.

  • Câu 14: Thông hiểu

    Nhờ hệ cơ quan nào mà các chất dinh dưỡng, khí O2 được đưa tới từng tế bào?

    Nhờ hệ tuần hoàn mà các chất dinh dưỡng, khí O2 được đưa tới từng tế bào.

  • Câu 15: Thông hiểu

    Qua quá trình tiêu hóa, chất dinh dưỡng nào dưới đây được biến đổi thành amino acid để tế bào và cơ thể có thể hấp thu được?

    Qua quá trình tiêu hóa, các chất được biến đổi:

    Protein → Amino acid.

    Chất khoáng → Chất khoáng.

    Carbohydrate → Đường đơn.

    Lipit → Glycerol và acid béo.

  • Câu 16: Vận dụng

    Khí A có công thức phân tử dạng RO2, có tỉ khối so với H2 là 32. Vậy A có công thức phân tử là:

    Khí A có tỉ khối so với H2 là 32:

    \Rightarrow{\mathrm d}_{\mathrm A/{\mathrm H}_2}=\frac{{\mathrm M}_{\mathrm A}}{{\mathrm M}_{{\mathrm H}_2}}\Rightarrow{\mathrm M}_{\mathrm A}={\mathrm d}_{\mathrm A/{\mathrm H}_2}.{\mathrm M}_{{\mathrm H}_2}=32.2=64

    A có công thức phân tử là RO2 ⇒ M = MR + 2MO = 64

    ⇒ MR = 64 – 2.16 = 32 ⇒ R là nguyên tố S.

    Vậy công thức của A là SO2.

  • Câu 17: Vận dụng

    Bố có nhóm máu A, có 2 người con, 1 người có nhóm máu A, một người có nhóm máu O. Người con nào có huyết tương làm ngưng kết hồng cầu của bố?

    Người bố có nhóm máu A.

    Con có nhóm máu A và O.

    Người con có nhóm máu O sẽ không nhận được máu của bố, nếu nhận thì huyết tương của người này sẽ làm ngưng kết hồng cầu của người bố.

  • Câu 18: Nhận biết

    Trong các công thức sau đây, công thức nào dùng để tính áp suất chất lỏng?

    Công thức tính áp suất chất lỏng là: p = d.h.

  • Câu 19: Vận dụng

    Một khối sắt có thể tích 50 cm3. Nhúng chìm khối sắt này vào trong nước. Cho biết trọng lượng riêng của nước: dn = 10000 N/m3. Tính lực đẩy Acsimet tác dụng lên khối sắt?

    Đổi V = 50 cm3 = 5.10-5 m3

    Lực đẩy Acsimet tác dụng lên khối sắt là:

    FA = d.V = 10000.5.10-5 = 0,5 N

  • Câu 20: Nhận biết

    Điều nào sau đây là đúng khi nói về áp lực?

    Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.

  • Câu 21: Vận dụng

    Một người thợ lặn ở độ sâu 32 m so với mặt nước biển. Biết trọng lượng riêng của nước biển là 10300 N/m3. Tính áp suất nước biển tác dụng lên thợ lặn. 

    Áp suất của nước biển tác dụng lên thợ lặn là:

    p = d.h = 10300.32 = 329600 (Pa)

  • Câu 22: Thông hiểu

    Hiện tượng nào dưới đây xảy ra biến đổi vật lí?

    Hiện tượng nước hoa khuyếch tán trong không khí xảy ra biến đổi vật lí, vì chỉ có sự thay đổi trạng thái của chất, không hình thành chất mới.

  • Câu 23: Nhận biết

    Hóa chất dễ cháy nổ là:

     Một số hóa chất dễ cháy nổ: cồn (C2H5OH), hydrogen (H2),...

  • Câu 24: Nhận biết

    Thành phần nào dưới đây có vai trò tạo ra kháng thể để chống lại kháng nguyên?

    Kháng thể là chất do bạch cầu tiết ra để chống lại kháng nguyên.

  • Câu 25: Nhận biết

    Cơ thể có thể mắc bệnh loãng xương nếu như thiếu thành phần nào dưới đây?

    Bệnh loãng xương do cơ thể thiếu calcium và vitamin D, tuổi cao, thay đổi hormone,...

  • Câu 26: Thông hiểu

    Ở 25oC và 1 bar; 1,5 mol khí chiếm thể tích là bao nhiêu?

    Ở 25oC và 1 bar; 1,5 mol khí chiếm thể tích là

     V = 24,79×n = 24,79×1,5 = 37,185 lít

  • Câu 27: Nhận biết

    Hệ cơ quan nào dưới đây có chức năng tiết ra hormone để điều hóa các quá trình sinh lí của cơ thể?

    Hệ nội tiết có chức năng tiết hormone điều hòa các quá trình sinh lí của cơ thể.

  • Câu 28: Nhận biết

    Cơ quan nào dưới đây thuộc hệ thần kinh?

    Hệ thần kinh gồm: Não bộ, tủy sống và các dây thần kinh.

  • Câu 29: Vận dụng cao

    Cần cho thêm bao nhiêu ml dung dịch Ba(OH)2 1,2M vào 1300 ml dung dịch Ba(OH)2 0,5M để thu được dung dịch Ba(OH)2 0,8M?

    Gọi thể tích dung dịch Ba(OH)2 1,2 M cần thêm vào là V (lít).

    ⇒ Số mol chất tan trong V lít dung dịch Ba(OH)2 là:

    nBa(OH)2(1) = 1,2V (mol)

    Số mol chất tan trong 1,3 lít dung dịch Ba(OH)2 0,5 M là:

    nBa(OH)2(2) = 1,3.0,5 = 0,65 (mol)

    ⇒ Tổng số mol chất tan là:

    nct = nBa(OH)2(1) + nBa(OH)2(2) = 1,2V + 0,65 (mol)

    Thể tích dung dịch thu được là:

    Vdd = V + 1,3 (lít)

    ⇒ Nồng độ dung dịch thu được là:

    {\mathrm C}_{\mathrm M}=\frac{\mathrm n}{\mathrm V}=\frac{1,2\mathrm V+0,65}{\mathrm V+1,3}=0,8\;\Rightarrow\mathrm V=\;0,975\;\mathrm{lít}\;=\;975\;\mathrm{ml}

  • Câu 30: Thông hiểu

    Loại khớp nào dưới đây là khớp bất động?

    Khớp bất động: Khớp hộp sọ

    Khớp bán động: Khớp giữa các đốt sống

    Khớp động (khớp hoạt dịch): Khớp khuỷu tay, khớp gối,...

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề thi giữa học kì 1 Khoa học tự nhiên 8 - Đề 5 Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 13 lượt xem
Sắp xếp theo