Đề thi giữa học kì 1 Khoa học tự nhiên 8 - Đề 6

Mô tả thêm: Đề kiểm tra giữa học kì 1 Khoa học tự nhiên 8 gồm nội dung câu hỏi dưới dạng trắc nghiệm với các mức độ khác nhau, giúp bạn học đánh giá chính xác năng lực học.
  • Thời gian làm: 45 phút
  • Số câu hỏi: 30 câu
  • Số điểm tối đa: 30 điểm
Mua gói để Làm bài
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
  • Câu 1: Vận dụng

    Một xe tăng khối lượng 45 tấn, có diện tích tiếp xúc các bản xích của xe lên mặt đất là 1,25 m2. Tính áp suất của xe tăng lên mặt đất.

    Đổi 45 tấn = 45000 kg

    Áp suất của xe tăng lên mặt đất là:

    \mathrm p=\frac{\mathrm F}{\mathrm S}=\frac{\mathrm P}{\mathrm S}=\frac{45000.10}{1,25}=360000\;\;(\mathrm N/\mathrm m^2)

  • Câu 2: Vận dụng

    Một áp lực 600 N gây ra áp suất 3000 N/m2 lên diện tích bị ép có độ lớn:

    Diện tích bị ép có độ lớn:

    \mathrm P\;=\frac{\mathrm F}{\mathrm S}\;\Rightarrow\mathrm S\;=\frac{\mathrm F}{\mathrm P}=\frac{600}{3000}=0,2\;(\mathrm m^2)=2000\;(\mathrm{cm}^2)

  • Câu 3: Nhận biết

    Chọn khẳng định đúng trong các khẳng định sau?

    Định luật bảo toàn khối lượng:

    Trong một phản ứng, tổng khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất phản ứng.

  • Câu 4: Vận dụng

    Số phân tử H2O có trong một giọt nước (0,05 gam) là:

    Số mol nước trong 1 giọt nước là:

    {\mathrm n}_{{\mathrm H}_2\mathrm O}=\frac{{\mathrm m}_{{\mathrm H}_2\mathrm O}}{{\mathrm M}_{{\mathrm H}_2\mathrm O}}=\frac{0,05}{18}=\frac1{360}(\mathrm{mol})

    Số phân tử H2O có trong một giọt nước (0,05 gam) là:

    \frac1{360}.6,022.10^{23}=1,673.10^{21}\;(\mathrm{phân}\;\mathrm{tử})

  • Câu 5: Vận dụng

    Biết độ tan của NaCl ở 30C là 36 gam. Lấy m gam NaCl hòa tan vào 190 gam nước thu được dung dịch bão hòa. Giá trị của m là

    Độ tan của NaCl ở 30C là 36 gam.

    \Rightarrow36=\frac{\mathrm m.100}{190}\Leftrightarrow\mathrm m=68,4\;(\mathrm g)

  • Câu 6: Nhận biết

    Thành phần nào dưới đây không thuộc hệ tuần hoàn?

    Gan là cơ quan không thuộc hệ tuần hoàn.

  • Câu 7: Nhận biết

    Khi sơ cứu cho người bị gãy xương cần chú ý điều gì sau đây?

    Chú ý khi sơ cứu cho người bị gãy xương:

    - Cần cho người bị thương bất động theo nguyên tắc: bất động trên một khớp của đoạn xương bị gãy.

    - Buộc cố định không quá lỏng cũng không quá chặt.

    - Với gãy xương hở cần vô trùng và cầm máu đúng cách trước khi cố định xương.

  • Câu 8: Nhận biết

    Loại enzyme nào dưới đây được sử dụng trong quá trình tiêu hóa ở khoang miệng?

    Enzyme amylase được tuyến nước bọt tiết ra trong quá trình tiêu hóa ở khoang miệng.

  • Câu 9: Thông hiểu

    Tuyến tiêu hoá nào dưới đây không nằm trong ống tiêu hoá?

    Tuyến tuỵ không nằm bên trong ống tiêu hoá. 

  • Câu 10: Vận dụng

    Hòa tan 40 gam ZnCl2 vào 280 gam nước. Tính nồng độ phần trăm dung dịch.

    Nồng độ phần trăm của dung dịch là:

    \mathrm C\%=\frac{{\mathrm m}_{\mathrm{ct}}.100}{{\mathrm m}_{\mathrm{dd}}}=\frac{40.100}{40+280}=12,5\%

  • Câu 11: Thông hiểu

    Phản ứng nào sau đây có sự tỏa nhiệt và phát sáng?

    Phản ứng có sự tỏa nhiệt và phát sáng là: Đốt cháy giấy.

  • Câu 12: Thông hiểu

    Nhóm chất dinh dưỡng nào hoàn toàn không bị biến đổi hóa học trong quá trình tiêu hóa?

    Qua quá trình tiêu hóa, các chất được biến đổi:

    Protein → Amino acid.

    Chất khoáng → Chất khoáng.

    Carbohydrate → Đường đơn.

    Lipit → Glycerol và acid béo.

    Nước → Nước.

    Vitamin → Vitamin.

  • Câu 13: Nhận biết

    Câu nào sau đây nói về áp suất chất lỏng là đúng?

    Áp suất chất lỏng tác dụng lên thành bình, đáy bình và lên các vật nhúng trong nó.

    Áp suất tác dụng vào chất lỏng được truyền đi nguyên vẹn theo mọi hướng.

  • Câu 14: Thông hiểu

    Lực nào sau đây không phải là áp lực?

    Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.

    Lực kéo không phải là áp lực vì trong trường hợp này nó song song với mặt sàn.

  • Câu 15: Thông hiểu

    Một viên gạch thì chìm trong nước nhưng một mẩu gỗ lại nổi trên mặt nước. Câu trả lời nào sau đây là đúng?

    Một viên gạch thì chìm trong nước nhưng một mẩu gỗ lại nổi trên mặt nước. Vì trọng lượng riêng của gạch lớn hơn trọng lượng riêng của nước còn trọng lượng riêng của gỗ nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước.

  • Câu 16: Thông hiểu

    Vì sao không được chạm đầu ống hút nhỏ giọt vào thành ống nghiệm?

    Không được chạm đầu ống hút nhỏ giọt vào thành ống nghiệm vì thành ống nghiệm có thể dính hóa chất khác, sẽ khiến đầu ống hút nhỏ giọt dính tạp chất từ đó khiến dính tạp chất vào nhiều hóa chất khác.

  • Câu 17: Nhận biết

    Hai tính chất cơ bản của xương là:

    Hai tính chất cơ bản của xương là đàn hồi và rắn chắc.

  • Câu 18: Vận dụng cao

    Hỗn hợp khí CO và CO2 có tỉ khối so với O2 là 1. Thể tích khí CO2 cần thêm vào 9,916 lít hỗn hợp trên (đkc) để có tỉ khối so với O2 tăng lên bằng 1,075 là:

    Gọi số mol của CO và CO2 lần lượt là a, b (mol).

    Áp dụng công thức tính tỉ khối ta có:

    {\mathrm d}_{\mathrm{hh}/{\mathrm O}_2}=\frac{28\mathrm a\;+\;44\mathrm b}{(\mathrm a+\mathrm b).32}=1\Rightarrow\mathrm a\;=\;3\mathrm b\;\;\;\;\;\;(1)

    Mặt khác có:

    nhh ban đầu = a + b = \frac{9,916}{24,79}= 0,4                   (2)

    Thay (1) vào (2) ta được: b = 0,1 mol và a = 0,3 mol

    Gọi số mol CO2 cần thêm vào là x mol.

    Ta có:

    {\mathrm d}_{\mathrm{hh}\;\mathrm{sau}/{\mathrm O}_2}=\frac{28.0,3+44.(0,1+\mathrm x)}{(0,4+\mathrm x).32}=1,075\Rightarrow\mathrm x\;=\;0,1

    ⇒ V = 0,1. 24,79 = 2,479 lít.

  • Câu 19: Vận dụng

    Thả một miếng gỗ vào trong một chất lỏng thì thấy phần thể tích gỗ ngập trong chất lỏng bằng 1/2 thể tích miếng gỗ. Biết trọng lượng riêng của gỗ là 6000 N/m3. Trọng lượng riêng của chất lỏng là:

    Ta có: P = d.V = 6000.V

    Miếng gỗ chỉ ngập trong chất lỏng bằng 1 nửa thể tích miếng gỗ nên thể tích phần nước bị vật chiếm chỗ là: 0,5V

    ⇒ FA = d'.0,5V (d’ là trọng lượng riêng của chất lỏng)

    Khi miếng gỗ cân bằng thì ta có trọng lực sẽ bằng với lực đẩy Acsimet tác dụng lên miếng gỗ:

    ⇒ P = FA

    ⇒ 6000V = d'.0,5V

    ⇒ d' = 12000 N/m3

  • Câu 20: Thông hiểu

    Quá trình nào sau đây chỉ xảy ra biến đổi vật lí?

    Quá trình chỉ xảy ra biến đổi vật lí là: Mỡ để trong tủ lạnh đông rắn lại.

    Vì quá trình này chỉ có sự biến đổi từ trạng thái lỏng sang rắn. 

  • Câu 21: Vận dụng

    Có 2 dung dịch: HCl 4 M (dung dịch A) và dung dịch HCl 0,5 M (dung dịch B). Nồng độ mol của dung dịch mới khi trộn 2 lít dung dịch A với 1 lít dung dịch B là:

    Số mol chất tan trong dung dịch A là:

    nHCl (A) = 2.4 = 8 (mol)

    Số mol chất tan trong dung dịch B là:

    nHCl (B) = 1.0,5 = 0,5 (mol)

    Số mol chất tan của dung dịch sau khi trộn là:

    nHCl = 8 + 0,5 = 8,5 (mol)

    Thể tích của dung dịch sau khi trộn là:

    VHCl = 2 + 1 = 3 (lít)

    Nồng độ sau khi trộn:

    {\mathrm C}_{\mathrm M}\;=\;\frac{{\mathrm n}_{\mathrm{HCl}}}{{\mathrm V}_{\mathrm{HCl}}}\;=\;\frac{8,5}3\;=\;2,83\;(\mathrm M)

  • Câu 22: Nhận biết

    Điều nào sau đây là đúng khi nói về sự tạo thành áp suất khí quyển?

    Do không khí cũng có trọng lượng nên Trái Đất và mọi vật trên Trái Đất đều chịu áp suất của lớp không khí bao bọc xung quanh Trái Đất.

  • Câu 23: Vận dụng

    Tính khối lượng riêng của kem giặt VISO, biết 1 kg kem giặt này có thể tích 900 cm3.

    Kem giặt VISO có: V = 900 cm3 = 0,0009 m3.

    Khối lượng riêng của kem giặt VISO:

    \mathrm D=\frac{\mathrm m}{\mathrm V}=\frac1{0,0009}=\;1111,11\;(\mathrm{kg}/\mathrm m^3)

  • Câu 24: Nhận biết

    Cấu tạo cơ thể người được chia thành mấy phần? Đó là những phần nào?

    Cơ thể người được chia thành 3 phần: đầu, thân và các chi.

  • Câu 25: Thông hiểu

    Cho sơ đồ phản ứng: Fe + Cl2 → FeCl3. Tổng hệ số của các chất trong phương trình là

    Lập phương trình hóa học:

    Fe + Cl2 --ightarrow FeCl3

    Ta thấy số nguyên tử Cl ở hai bên chưa bằng nhau, bội chung nhỏ nhất của số nguyên tử Cl ở hai bên là 6 ⇒ Đặt hệ số 3 trước Cl2 và hệ số 2 trước FeCl3.

    Fe + 3Cl2 --ightarrow 2FeCl3

    Cân bằng số nguyên tử Fe ở hai bên, ta có:

    2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3

    ⇒ Tổng hệ số các chất trong phương trình là: 2 + 3 + 2 = 7.

  • Câu 26: Nhận biết

    Ăn uống không đảm bảo vệ sinh dễ bị bệnh sâu răng, tiêu chảy, táo bón, viêm dạ dày,... đó là các bệnh về

    Ăn uống không đảm bảo vệ sinh dễ bị bệnh sâu răng, tiêu chảy, táo bón, viêm dạ dày,... đó là các bệnh về tiêu hóa.

  • Câu 27: Vận dụng

    Một viên than nặng 1100 gam, giả thiết viên than chứa carbon, nước chiếm 10% khối lượng. Biết khối lượng oxygen tham gia phản ứng là 1408 gam, khối lượng carbon dioxide tạo thành là

     Khối lượng của carbon trong viên than là:

    mC = 1100 – 10%.1100 = 990 (gam)

    Phương trình phản ứng:

    C + O2 \overset{t^{\circ} }{ightarrow} CO2

    Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:

    mC + mO2 = mCO2

    ⇒ mCO2 = 990 + 1408 = 2398 (gam)

  • Câu 28: Nhận biết

    Việc cần làm khi sử dụng hóa chất là:

    Quy tắc sử dụng hóa chất an toàn:

    Những việc cần làm Những việc không được làm
    1. Đọc kĩ nhãn mác, không sử dụng hoá chất nếu không có nhãn mác, hoặc nhãn mác bị mờ.
    2. Tuân thủ theo đúng quy định và hướng dẫn của thầy, cô giáo khi sử dụng hoá chất để tiến hành thí nghiệm.
    3. Cần lưu ý khi sử dụng hoá chất nguy hiểm như sulfuric acid đặc, … và hoá chất dễ cháy như cồn, …
    4. Sau khi lấy hoá chất xong cần phải đậy kín các lọ đựng hoá chất.
    5. Trong khi làm thí nghiệm, cần thông báo ngay cho thầy, cô giáo nếu gặp sự cố cháy, nổ, đổ hoá chất, vỡ dụng cụ thí nghiệm, …
    1. Ngửi, nếm các hoá chất.
    2. Tự tiện sử dụng hoá chất.
    3. Tự ý mang hoá chất ra khỏi vị trí làm nghiệm.
    4. Ăn uống trong phòng thực hành.
    5. Chạy, nhảy, làm mất trật tự.
    6. Nghiêng hai đèn cồn vào nhau để lấy lửa.
    7. Đổ hoá chất trực tiếp vào cống thoát nước hoặc đổ ra môi trường.
    8. Sử dụng tay tiếp xúc trực tiếp với hoá chất.

     

     

  • Câu 29: Thông hiểu

    Trong hệ nhóm máu ABO, nhóm máu chỉ truyền được cho chính nó mà không truyền được cho nhóm máu khác là:

    Nhóm máu chỉ truyền được cho chính nó mà không truyền được cho nhóm máu khác là nhóm máu AB.

  • Câu 30: Thông hiểu

    Các viên gạch giống hệt nhau được xếp trên nền nhà như trong hình vẽ. Trường hợp nào áp suất do các viên gạch tác dụng lên nền nhà là lớn nhất?

    - Trọng lượng của các viên gạch bằng nhau nên áp lực do gạch tác dụng lên mặt đất trong 4 trường hợp này đều như nhau.

    - Vậy áp suất lớn nhất khi diện tích tiếp xúc nhỏ nhất. Trong trường hợp 3 diện tích tiếp xúc nhỏ nhất nên áp suất tác dụng lên mặt đất là lớn nhất.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề thi giữa học kì 1 Khoa học tự nhiên 8 - Đề 6 Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 4 lượt xem
Sắp xếp theo