Chọn câu trả lời đúng
Enthalpy tạo thành chuẩn của một đơn chất bền?
Enthalpy tạo thành chuẩn của một đơn chất bền bằng 0.
Chọn câu trả lời đúng
Enthalpy tạo thành chuẩn của một đơn chất bền?
Enthalpy tạo thành chuẩn của một đơn chất bền bằng 0.
Dấu hiệu để nhận biết một phản ứng oxi hóa – khử là dựa trên sự thay đổi đại lượng nào sau đây của nguyên tử?
Dấu hiệu để nhận ra một phản ứng oxi hóa – khử là dựa trên sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tử.
Ở điều kiện thưởng, halogen nào sau đây tồn tại ở thể lỏng, có màu nâu đỏ, gây bỏng sâu nếu rơi vào da
Ở điều kiện thường, bromine (Br2) tồn tại ở thể lỏng, có màu nâu đỏ, gây bỏng sâu nếu rơi vào da.
Để xác định mức độ phản ứng nhanh hay chậm người ta sử dụng khái niệm:
Tốc độ phản ứng cho biết mức độ nhanh chậm của một phản ứng hóa học.
Vậy nên để xác định mức độ phản ứng nhanh hay chậm người ta sử dụng khái niệm tốc độ phản ứng hóa học.
Cho 1,35 gam hỗn hợp gồm Cu, Mg, Al tác dụng hết với dung dịch HNO3 thu được hỗn hợp khí gồm 0,01 mol NO và 0,04 mol NO2 (không còn sản phẩm khử nào khác của N+5). Khối lượng muối trong dung dịch là
Bảo toàn electron ta có:
ne cho = ne nhận = 3.nNO + nNO2 = 3.0,01 + 0,04 = 0,07 mol
Tính khối lượng muối
nNO3 (trong muối) = ne cho = 0,07 mol
mNO3 = 62.0,07 = 4,34 gam
mmuối = mkim loại + mNO3 = 1,35 + 4,34 = 5,69 gam
Yếu tố ảnh hường đến tốc độ phản ứng
Cho phản ứng : 2KClO3 (s) 2KCl(s) + 3O2 (g). Yếu tố không ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng trên là:
Yếu tố áp suất chỉ ảnh hưởng đến chuyển dịch cân bằng chứ không làm tăng tốc độ phản ứng.
Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng có sự nhường và nhận?
Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng có sự nhường và nhận electron.
Cho 7,5 gam hỗn hợp X gồm kim loại M (hóa trị không đổi) và Mg (tỉ lệ mol tương ứng 2 : 3) tác dụng với 3,36 lít Cl2, thu được hỗn hợp rắn Y. Hòa tan hết toàn bộ Y trong lượng dư dung dịch HCl, thu được 1,12 lít H2. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn, các thể tích khí đều đo ở đktc. Kim loại M là
X gồm kim loại M (hóa trị không đổi) và Mg (tỉ lệ mol tương ứng 2 : 3)
⇒ Gọi số mol của M và Mg lần lượt là 2x và 3x
⇒ mX = 2x.M + 24.3x = 7,5 gam (1)
Bài toán xảy ra 1 chuỗi phản ứng oxi hóa – khử, ta chỉ quan tâm số oxi hóa trạng thái đầu và trạng thái cuối của các nguyên tố có sự thay đổi số oxi hóa.
Qúa trình cho – nhận e:
M → Mn+ + ne 2x → 2nx (mol) Mg → Mg2+ + 2e 3x → 6x (mol) | Cl2 + 2e → 2Cl- 0,15 → 0,3 2H+ + 2e → H2 0,1 ← 0,05 (mol) |
Bảo toàn electron ta có:
2nx + 6x = 0,3 + 0,1 = 0,4 mol (2)
Từ (1) và (2) ta có
Lập bảng biện luận
n | 1 | 2 | 3 |
M | 39 (potassium) | 57,75 (Loại) | 76,5 |
Vậy kim loại cần tìm là K (potassium).
Số oxi hóa của nguyên tử N trong các ion NH4+, NO3−, NO2− lần lượt là
Gọi số oxi hóa của nguyên tử N là x, theo quy tắc 1 và 2 về xác định số oxi hóa, ta có:
Trong ion NH4+: 1.x + 4.(+1) = +1 ⇒ x = −3
Trong ion NO3−: 1.x + 3.(-2) = -1 ⇒ x = +5
Trong ion NO2−: 1.x + 2.(-2) = -1 ⇒ x = +3
Phát biểu nào sau đây là không đúng?
Phát biểu sai là: Do có độc tính, khí chlorine được sử dụng để trừ sâu trong nông nghiệp.
Vì khí chlorine không được sử dụng để trừ sâu trong nông nghiệp.
Hydrohalic acid nào sau đây được dùng để khắc hoa văn lên thuỷ tinh?
Hydrofluoric acid được dùng để khắc hoa văn lên thuỷ tinh.
Đâu là phương trình nhiệt hóa học?
Dãy acid nào sau đây sắp xếp đúng theo thứ tự giảm dần tính acid?
Dãy acid được sắp xếp đúng theo thứ tự giảm dần tính acid là HI > HBr > HCl > HF.
Halogen không có tính khử là:
Fluorine chỉ có tính oxi hóa
Vậy halogen không có tính khử là Fuorine.
Cho các phương trình phản ứng sau.
(1) Na(s) + 1/2Cl2(g) → NaCl(s); = -411,1 kJ
(2) H2(g) + 1/2O2 (g) → H2O(l); = -285,83 kJ
(3) CaCO3(s) → CaO(s) + CO2(g); = +176 kJ
(4) H2(g) + 1/2O2(g) → H2O(g); = -241,83 kJ
Số phản ứng tỏa nhiệt là:
Các phản ứng có < 0 là phản ứng tỏa nhiệt.
Các phản ứng tỏa nhiệt là (1), (2), (4).
Phân tử có tương tác van der Waals lớn nhất là:
Sự tăng kích thước và số lượng electron trong phân tử từ HF đến HI làm tăng tương tác van der Waals giữa các phân tử.
Phân tử HI có tương tác van der Waals lớn nhất.
Cho phương trình hóa học: Cl2 + H2O → HCl + HClO. Trong phản ứng trên, Cl2 là
Phương trình phản ứng
Cl02 + H2O → HCl-1 + HCl+1O
Cl2 vừa đóng vai trò là chất oxi hóa, vừa đóng vai trò là chất khử.
Cho phương trình phản ứng hóa học sau: A + B→ C. Lúc đầu nồng độ chất A là 0,8M. Sau khi phản ứng 20 giây thì nồng độ của chất A là 0,78M. Tốc độ trung bình tính theo chất A trong khoảng thời gian trên là:
Áp dụng công thức tính tốc độ trung bình ta có:
Dung dịch AgNO3 không phản ứng với dung dịch nào sau đây?
Dung dịch AgNO3 không phản ứng với NaF.
Trong hợp chất SO3 số oxi hóa của sulfur là?
Trong hợp chất SO3, số oxi hóa của O là -2, đặt số oxi hóa của S là x.
Ta có: (-2).3 + x = 0
⇒ x = + 6.
Cho 21,8 gam hỗn hợp X gồm Al, Fe và Zn đốt trong khí Chlorine dư thu được 57,3 gam hỗn hợp muối Y. Cho Y vào dung dịch AgNO3 dư thu được kết tủa có khối lượng là:
Bảo toàn khối lượng ta có
mkim loại + mCl2 = mmuối Y
⇒ mCl2 = 57,3 – 21,8 = 35,5 gam
⇒ nCl2 = 0,5 mol
Bảo toàn nguyên tố Cl:
nAgCl = gốc Cl trong Y = 2.nCl2 = 1 mol
⇒ mAgCl = 1.143,5 = 143,5 gam
Methane là thành phần chính của khí thiên nhiên. Xét phản ứng đốt cháy methane:
CH4(g) + 2O2(g) → CO2(g) + 2H2O(l) ; = – 890,3 kJ
Biết nhiệt tạo thành chuẩn của CO2(g) và H2O(l) tương ứng là –393,5 và –285,8 kJ/mol. Nhiệt tạo thành chuẩn của khí methane là.
⇒ – 890,3 = [(– 393,5) + (– 285,8.2)] –[ + 0.2]
⇒ = – 74,8 kJ/mol.
Trong phản ứng oxi hóa - khử, chất khử là chất
Trong phản ứng oxi hóa - khử, chất khử là chất nhường electron
Trong phản ứng FeS2 tác dụng với HNO3 tạo ra sản phẩm Fe(NO3)3, NO và H2O, H2SO4 thì một phân tử FeS2 sẽ
Xác định sự thay đổi số oxi hóa
FeS2 + HN+5O3 → Fe+3(NO3)3 + H2S+6O4 + N+4O + H2O
Quá trình oxi hóa và quá trình khử là:
1 15 |
FeS2 → Fe+3 +2S+6 + 15e N+5 + 1e → N+4 |
Nhận thấy 1 phân tử FeS2 sẽ nhường 15 electron
FeS2 + 18HNO3 → Fe(NO3)3+ 2H2SO4 + 15NO + 7H2O
Phản ứng nào sau đây là phản ứng thu nhiệt?
Phản ứng trong lò nung clinker xi măng là phản ứng thu nhiệt.
Dung dịch muối X không màu, tác dụng với dung dịch silver nitrate, sản phẩm có chất kết tủa màu vàng đậm. Dung dịch muối X là
Phương trình phản ứng
KBr + AgNO3 → KNO3 + AgBr (↓) vàng
Fe(NO3)3 không phản ứng AgNO3
ZnCl2 + 2AgNO3 → Zn(NO3)2 + 2AgCl (↓) trắng
NaI + AgNO3 → NaNO3 + AgI (↓) vàng đậm
Vậy dung dịch X là muối NaI
Cho các phát biểu sau:
(1) Acid HF hòa tan được thủy tinh.
(2) HF khó bay hơi hơn các hydrogen halide còn lại.
(3) AgF tan trong nước còn AgBr không tan.
(4) Tính acid của HF mạnh hơn HCl.
Số phát biểu trên đúng là
Các phát biểu đúng là (1); (2); (3)
(1) Acid HF hòa tan được thủy tinh.
(2) HF khó bay hơi hơn các hydrogen halide còn lại.
(3) AgF tan trong nước còn AgBr không tan.
Phát biểu sai là (4) vì tính acid của HF yếu hơn HCl.
Cho các phát biểu sau
(1) Khí chlorine phản ứng với dung dịch sodium hydroxide tạo dung dịch nước Javel dùng để sát khuẩn trong công nghiệp và trong gia đình.
(2) Khí chlorine có thể được dùng để tạo môi trường sát khuẩn cho nguồn nước cấp.
(3) Bromine phản ứng dễ dàng với dung dịch sodium fluoride để tạo ra đơn chất fluorine.
(4) Iodine khó tan trong dung dịch sodium chloride.
Số phát biểu đúng là :
Số phát biểu đúng là (1); (2); (4)
Nhận định sai (3) vì Bromine không phản ứng với dung dịch sodium fluoride.
Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế Cl2 từ MnO2 và HCl
Hóa chất lần lượt ở bình 1 và bình 2 là:
Phản ứng
MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O
Khí Cl2 sinh ra thường lẫn khí HCl và hơi H2O
Bình (1) đựng dung dịch NaCl bão hòa để hấp thụ hòa tan khí HCl
Bình (2) đựng dung dịch H2SO4 đặc để hấp thụ hơi H2O (làm khô).
Phương trình hóa học của phản ứng: CHCl3 (g) + Cl2 (g) → CCl4 (g) + HCl (g). Khi nồng độ của CHCl3 giảm 4 lần, nồng độ Cl2 giữ nguyên thì tốc độ phản ứng sẽ
Tốc độ phản ứng được tính như sau:
v = k.CCHCl3.CCl2.
Vậy nếu nồng độ của CHCl3 giảm 4 lần, nồng độ Cl2 giữ nguyên thì tốc độ phản ứng sẽ giảm 4 lần.