Kim loại nào sau đây tác dụng với khí Cl2 nhưng không tác dụng với dung dịch HCl loãng?
Cu có thể phản ứng với khí Cl2 nhưng không tác dụng với dung dịch HCl loãng
Kim loại nào sau đây tác dụng với khí Cl2 nhưng không tác dụng với dung dịch HCl loãng?
Cu có thể phản ứng với khí Cl2 nhưng không tác dụng với dung dịch HCl loãng
Cho phản ứng: N2(g) + 3H2(g) ⟶ 2NH3(g). Ở điều kiện chuẩn, cứ 1 mol N2 phản ứng hết sẽ giải phóng 92,22 kJ. Cho các phát biểu sau:
(a) Nhiệt tạo thành của NH3 là –92,22 kJ/mol.
(b) Biến thiên enthalpy phản ứng trên là –46,11 kJ.
(c) Phản ứng trên là phản ứng tỏa nhiệt.
(d) Enthalpy tạo thành chuẩn của H2 bằng 0.
Số phát biểu đúng là
(a) Sai, vì nhiệt tạo thành của 2 mol NH3 là –92,22 kJ ⇒ Nhiệt tạo thành của NH3 là –46,11 kJ/mol.
(b) Sai, vì biến thiên enthalpy phản ứng trên là –92,22 kJ.
c) Đúng.
d) Đúng.
Phản ứng nào dưới đây thuộc loại phản ứng oxi hóa - khử?
Xác định sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố
Phản ứng Fe + S → FeS là phản ứng oxi hóa – khử, do có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tố sau phản ứng.
Thể tích khí Cl2 (ở điều kiện chuẩn) vừa đủ để tác dụng hết với dung dịch KI thu được 2,54 gam I2 là
Cl2 + 2KI → I2 + 2KCl
VChlorine = 0,01.24,79 = 0,2479 L = 247,9 mL.
Phản ứng nào dưới đây là phản ứng oxi hóa - khử ?
Phản ứng oxi hóa khử có sự thay đổi số oxi hóa.
Trong phản ứng dưới đây, vai trò của H2S là: 2FeCl3 + H2S → 2FeCl2 + S + 2HCl
Ta có quá trình:
Trong phản ứng oxi hóa khử, chất nhường electron là chất khử.
H2S là chất khử.
Liên kết trong phân tử nào sau đây có độ phân cực lớn nhất?
Độ âm điện giảm dần từ F đến I làm cho sự chênh lệch độ âm điện giữa H và halogen giảm dần ⇒ Độ phân cực H – X giảm dần từ HF đến HI.
Cho Fe (hạt) phản ứng với dung dịch HCl 1M. Thay đổi các yếu tố sau:
(1) Thêm vào hệ một lượng nhỏ dung dịch CuSO4.
(2) Thêm dung dịch HCl 1M lên thể tích gấp đôi.
(3) Nghiền nhỏ hạt sắt thành bột sắt.
(4) Pha loãng dung dịch HCl bằng nước cất lên thể tích gấp đôi.
Có bao nhiêu cách thay đổi tốc độ phản ứng?
(1) Thêm vào hệ một lượng nhỏ dung dịch CuSO4:
Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu
Cu bám vào lá Fe tạo cặp ăn mòn điện hóa Fe-Cu, trong đó H2 thoát ra chủ yếu từ bề mặt Cu nên việc tiếp xúc giữa Fe và H+ tốt hơn Tốc độ phản ứng tăng.
(2) Thêm dung dịch HCl 1M lên thể tích gấp đôi:
Nồng độ không thay đổi Tốc độ phản ứng không thay đổi
(3) Nghiền nhỏ hạt sắt thành bột sắt:
Tăng diện tích tiếp xúc Tốc độ phản ứng tăng
(4) Pha loãng dung dịch HCl bằng nước cất lên thể tích gấp đôi.
Nồng độ dung dịch giảm Tốc độ phản ứng giảm
Biến thiên enthalpy chuẩn được xác định ở nhiệt độ nào?
Biến thiên enthapy chuẩn là nhiệt tỏa ra hay thu vào của phản ứng được xác định ở điều kiện chuẩn: áp suất 1 bar (đối với chất khí), nồng độ 1 mol/L (đối với chất tan trong dung dịch) và nhiệt độ là 25oC (298K).
Nước biển có chứa một lượng nhỏ muối sodium bromide và potassium bromide. Trong việc sản xuất bromide từ các bromide có trong tự nhiên, để thu được 1 tấn bromide phải dùng hết 0,6 tấn chlorine. Hỏi việc tiêu hao chlorine như vậy vượt bao nhiêu phần trăm so với lượng cần dùng theo lý thuyết?
Gọi công thức muối bromide là: MBr (M: là Na và K)
2MBr + Cl2 → 2MCl + Br2
Theo lí thuyết: 71 160 tấn
x 1 tấn
Theo bài ra lượng Cl2 thực tế dùng hết là 0,6 tấn.
⇒ Việc tiêu hao chlorine vượt lý thuyết là:
Chất xúc tác trong phản ứng hóa học có tác dụng làm tăng tốc độ phản ứng, sau khi phản ứng sau chất xúc tác sẽ:
Chất xúc tác có tác dụng làm tăng tốc độ phản ứng, sau khi phản ứng chất xúc tác còn nguyên, khối lượng không thay đổi.
Nếu cho 1 mol mỗi chất: CaOCl2, KMnO4, K2Cr2O7, MnO2 lần lượt phản ứng vói lượng dư dung dịch HCl đặc, chất tạo ra lượng khí Cl2 nhiều nhất là.
CaOCl2 + 2HCl đặc → CaCl2 + Cl2 + H2O
1 mol → 1 mol
2KMnO4 + 16HCl đặc → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O
1 mol → 2,5 mol
K2Cr2O7 + 14HCl đặc → 2KCl + 2CrCl3 + 3Cl2 + 7H2O
1 mol → 3 mol
MnO2 + 4HCl đặc → MnCl2 + Cl2 + 2H2O
1 mol → 1 mol
Vậy cùng 1 mol thì K2Cr2O7 sẽ cho nhiều khí Cl2 nhất.
Số oxi hóa đặc trưng của các halogen trong hợp chất là
Các nguyên tử halogen có 7 electron ở lớp ngoài cùng, dễ nhận thêm 1 electron để đạt được cấu hình electron bền của khí hiếm gần nhất:
ns2np5 + 1e ns2np6
Do vậy, số oxi hóa đặc trưng của các halogen trong hợp chất là –1.
Chú ý: Khi liên kết với các nguyên tố có độ âm điện lớn, các halogen có thể có số oxi hóa dương (trừ fluorine).
Biến thiên enthalpy của phản ứng nào sau đây có giá trị âm?
Phản ứng tỏa nhiệt biến thiên enthalpy có giá trị âm.
Phản ứng thu nhiệt biến thiên enthalpy có giá trị dương.
Cho nhiệt tạo thành chuẩn của các chất tương ứng trong phương trình:
Chất |
N2O4 (g) |
NO2 (g) |
Nhiệt tạo thành chuẩn (kJ/mol) |
9,16 |
33,20 |
Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng sau: 2NO2(g) → N2O4(g) là
-57,24 kJ.
24,04 kJ.
57,24 kJ.
-24,04 kJ.
Phản ứng sau:
2NO2(g) → N2O4(g)
Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng là:
= 9,16 – 2. 33,20 = – 57,24 (kJ)
NH3 là chất đầu quan trọng trong công nghiệp hóa chất, được sản xuất theo phương pháp Haber-Bosch sử dụng trực tiếp giữa H2 và N2:
N2 (khí) + 3H2 (khí) ⇄ 2NH3 (khí) (∆H < 0)
Tại điều kiện tỉ lệ mol giữa N2 và H2 là 1:3, nhiệt độ 450oC, áp suất 200 atm, xúc tác là sắt (Fe) dạng bột mịn, phản ứng tổng hợp NH3 cho hiệu suất khoảng 25%.
Phát biểu nào sau đây không đúng về quá trình tổng hợp NH3?
Phản ứng có ∆H < 0 ⇒ Phản ứng thuận là phản ứng tỏa nhiệt.
⇒ Khi giảm nhiệt độ, cân bằng phản ứng chuyển dịch theo chiều thuận ⇒ làm tăng hiệu suất tổng hợp amoniac.
Nhóm VIIA trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học còn gọi là nhóm halogen, gồm 4 nguyên tố hay gặp: fluorine (F); chlorine (Cl); bromine (Br); iodine (I); Trong tự nhiên, halogen chỉ tồn tại ở dạng hợp chất, phần lớn ở dạng muối halide.
a) Các đơn chất nhóm VIIA vừa thể hiện tính oxi hoá, vừa thể hiện tính khử; mức độ phản ứng giảm dần từ fluorine đến iodine. Sai||Đúng
b) Tương tác van der Waals của các đơn chất halogen tăng từ fluorine đến iodine đã góp phần làm tăng nhiệt độ sôi của chúng. Đúng||Sai
c) Halogen được điều chế bằng cách điện phân có màn ngăn dung dịch muối ăn là bromine. Sai||Đúng
d) Trong cơ thể người, nguyên tố iodine tập trung ở tuyến giáp trạng. Đúng||Sai
Nhóm VIIA trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học còn gọi là nhóm halogen, gồm 4 nguyên tố hay gặp: fluorine (F); chlorine (Cl); bromine (Br); iodine (I); Trong tự nhiên, halogen chỉ tồn tại ở dạng hợp chất, phần lớn ở dạng muối halide.
a) Các đơn chất nhóm VIIA vừa thể hiện tính oxi hoá, vừa thể hiện tính khử; mức độ phản ứng giảm dần từ fluorine đến iodine. Sai||Đúng
b) Tương tác van der Waals của các đơn chất halogen tăng từ fluorine đến iodine đã góp phần làm tăng nhiệt độ sôi của chúng. Đúng||Sai
c) Halogen được điều chế bằng cách điện phân có màn ngăn dung dịch muối ăn là bromine. Sai||Đúng
d) Trong cơ thể người, nguyên tố iodine tập trung ở tuyến giáp trạng. Đúng||Sai
a) Sai vì
vì fluorine chỉ thể hiện tính oxi hóa.
b) Đúng
c) Sai vì
Halogen được điều chế bằng cách điện phân có màn ngăn dung dịch muối ăn là chlorine
d) Đúng
Cho khí Cl2 tác tác dụng vừa đủ với 0,3 mol kim loại M (chưa rõ hóa trị), thu được 40,05 gam muối. M là
Mg.
Al.
Fe.
Cu.
Gọi n là hóa trị của kim loại M, ta có phương trình phản ứng:
2M + nCl2 2MCln
0,3 0,3
mmuối = 0,3.(M + 35,5.n) = 40,05
M + 35,5n = 133,5
n = 3; M = 27 thõa mãn
Hydrohalic acid nào sau đây được dùng để khắc hoa văn lên thuỷ tinh?
Hydrochloric acid.
Hydrofluoric acid.
Hydrobromic acid.
Hydroiodic acid.
Hydrofluoric acid được dùng để khắc hoa văn lên thuỷ tinh.
Các phản ứng khác nhau thì
Các phản ứng khác nhau xảy ra với tốc độ khác nhau, có phản ứng xảy ra nhanh, có phản ứng xảy ra chậm.
Cho m gam hỗn hợp tinh thể gồm NaBr tác dụng vừa đủ với H2SO4 đặc ở điều kiện thích hợp thu được hỗn hợp khí X ở điều kiện thường. Ở điều kiện thích hợp X tác dụng vừa đủ với nhau tạo thành 9,6 gam chất rắn màu vàng và một chất lỏng không làm đổi màu quỳ tím. Giá trị của m là:
Phương trình hóa học:
2NaBr + H2SO4 Na2SO4 + Br2 + SO2 + 2H2O
8NaI + 5H2SO4 4Na2SO4 + 4I2 + H2S + 4H2O
2H2S + SO2 → 3S + 2H2O
mol: 0,2 ← 0,1 ← 0,3
Chất rắn màu vàng là lưu huỳnh, nS = 0,3 mol
Theo phương trình hóa học ta có:
nNaI = 8.nH2S = 1,6 mol
nNaBr = 2nSO2 = 0,2 mol
⇒ m = mNaI + mNaBr = 260,6 gam
Thực chất đây là phản ứng oxi hóa I- và Br-.
Các halogen có tính chất hóa học cơ bản là:
Các halogen có tính chất hóa học cơ bản là tính oxi hóa.
Tính tẩy màu của dung dịch nước chlorine là do
Trong nước chlorine có hypochlorous acid (HClO) có tính oxi hóa mạnh chlorine trong nước có khả năng diệt khuẩn, tẩy màu và được ứng dụng trong khử trùng sinh hoạt.
Hoà tan hoàn toàn 104,25 gam hỗn hợp X gồm NaCl và NaI vào nước được dung dịch A. Sục khí chlorine dư vào dung dịch A. Kết thúc thí nghiệm, cô cạn dung dịch, thu được 58,5 gam muối khan. Khối lượng NaCl có trong hỗn hợp X là:
Gọi x, y là số mol NaCl và NaI trong hỗn hợp X.
mX = mNaCl + mNaI = 58,5x + 150y = 104,25 g (1)
Sục khí Cl2 dư vào dung dịch A:
y → y
mmuối = mNaCl = 58,5.(x + y) = 58,5 g
x + y = 1 mol (2)
Từ (1), (2) ta được: x = 0,5 mol và y = 0,5 mol
mNaCl = 0.5.58,5 = 29,25 g
Cho phương trình phản ứng: Zn(r) + CuSO4(aq) → ZnSO4(aq) + Cu(r) có ∆H = -210 kJ, và các phát biểu sau:
(1) Zn bị oxi hóa.
(2) Phản ứng trên tỏa nhiệt.
(3) Biến thiên enthalpy của phản ứng tạo thành 3,84 gam Cu là +12,6 kJ.
(4) Trong quá trình phản ứng, nhiệt độ hỗn hợp tăng lên.
Kết luận nào sau đây đúng?
(1) và (3).
(2) và (4).
(1), (2) và (4).
(1), (3) và (4).
(1) Đúng vì Zn nhường electron Zn là chất khử hay là chất bị oxi hóa.
(2) Đúng vì phản ứng có ∆H = -210 kJ < 0 Phản ứng tỏa nhiệt
(3) Sai vì: Biến thiên enthalpy tao thành 3,84 g Cu là:
= -12,6 kJ
(4) Đúng.
Cho hai miếng magnesium có kích thước giống nhau. Một miếng là khối magnesium đặc (A), một miếng có nhiều lỗ nhỏ bên trong và trên bề mặt (B). Thả hai miếng magnesium vào hai cốc đựng dung dịch H2SO4 1M có cùng thể tích. Theo dõi thể tích khí thoát ra theo thời gian, kết quả thu được được biểu diễn ở hình dưới đây:
Phát biểu nào sau đây không đúng?
- Vì thanh B có nhiều lỗ nhỏ Thanh B có tổng diện tích tiếp xúc bề mặt lớn hơn thanh A
Ban đầu tốc độ phản ứng ở thanh B nhanh hơn
Tốc độ thoát khí nhanh hơn.
- Do hai miếng có cùng kích thước, mà thanh B có nhiều lỗ nhỏ Khối lượng magnesium ở thanh B nhỏ hơn thanh A nên sau một thời gian phản ứng thì lượng magnesium ở thanh B hết
Lượng khí thoát ra không đổi và nhỏ hơn lượng khí thoát ra ở thanh A.
Chọn phát biểu không đúng.
Các hydrogen halide không làm quỳ tím hóa đỏ.
Các hydrohalic acid mới làm quỳ tím hóa đỏ.
Cho phương trình hóa học của phản ứng:
2Al + 3CuSO4 → Al2(SO4)3 + 3Cu.
Nhận xét nào sau đây về phản ứng trên là đúng?
Ta có:
Al đóng vai trò là chất khử, CuSO4 đóng vai trò là chất oxi hóa.
Cho 4 đơn chất F2, Cl2, Br2, I2. Chất có nhiệt độ sôi cao nhất là
Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi tăng từ I2 đến F2.