Đề Ôn tập Hóa học lớp 12 chương 2 - Cacbohidrat (Phần 2)

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 20 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 20 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Vận dụng
    Tính hiệu suất quá trình lên men

    Lên men dung dịch chứa 250 gam glucozơ thu được 92 gam ancol etylic. Hiệu suất quá trình lên men tạo thành ancol etylic là :

    Hướng dẫn:

    C6H12O6 \overset{lên\;  men}{ightarrow}2C2H5OH + 2CO2 (1)

    nC2H5OH = 92 : 46 = 2 mol

    Theo phương trình phản ứng (1) ta có:

    => nC6H12O6 = 1/2 nC2H5OH = 1 mol

    Hiệu suất quá trình lên men tạo thành ancol etylic là:

    H=\frac{1.180}{250}.100\%=72\%

  • Câu 2: Vận dụng
    Tính khối lượng AgNO3

    Oxi hóa hoàn toàn một dung dịch chứa 63 gam glucozơ bằng dung dịch AgNO3/NH3. Khối lượng AgNO3 đã tham gia phản ứng là:

    Hướng dẫn:

     nglucozo = 63 : 180 = 0,35 mol

    Phương trình phản ứng:

    C5H11O5CHO + 2[Ag(NH3)2]OH → C5H11O5COONH4 + 2Ag + 3NH3 + H2O

    Theo phương trình phản ứng

    nAgNO3 = 2nglucozo = 2.0,35 = 0,7 (mol)

    ⇒ mAgNO3 = 0,7.170 = 119 (gam)

  • Câu 3: Nhận biết
    Chất lỏng hòa tan được xenlulozơ

    Chất lỏng hòa tan được xenlulozơ là:

    Gợi ý:

     Xelulozơ không phản ứng với Cu(OH)2, nhưng tan được trong dung dịch [Cu(NH3)4](OH)2 (nước svayde)

  • Câu 4: Thông hiểu
    Tính khối lượng saccarozơ

    Cần bao nhiêu gam saccarozơ để pha thành 500ml dung dịch 1M?

    Hướng dẫn:

     Ta có:

    nsaccarozơ = CM.V = 0,5.1 = 0,5 mol

    ⇒ msaccarozơ = 0,5.342 = 171 gam

  • Câu 5: Vận dụng
    Tinh chế nước mía

    Thông thường nước mía chứa 13% saccarozơ. Nếu tinh chế 1 tấn nước mía trên thì lượng saccarozơ thu được là bao nhiêu? ( hiệu suất là 80%).

    Hướng dẫn:

    Về lí thuyết thì 1 tấn nước mía chứa:

    1000.13% = 130 kg saccarozơ

    Nhưng hiệu suất = 80%

    \Rightarrow Lượng saccarozơ thu được là: 130.80% = 104 kg

  • Câu 6: Nhận biết
    Loại thực phẩm không chứa nhiều saccarozơ

    Loại thực phẩm không chứa nhiều saccarozơ là:

  • Câu 7: Vận dụng cao
    Tính khối lượng tinh bột đem lên men

    Lên men m gam tinh bột thành ancol etylic với hiệu suất của cả quá trình là 75%. Lượng CO2 sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2, thu được 50 gam kết tủa và dung dịch X. Thêm dung dịch NaOH 1M vào X, thu được kết tủa. Để lượng kết tủa thu được là lớn nhất thì cần tối thiểu 100ml dung dịch NaOH. Giá trị của m là

    Hướng dẫn:

    Sơ đồ chuyển hóa tinh bột thành alcol etylic:

    (C6H10O5)n \xrightarrow{\mathrm{men}\;\mathrm{rượu}} C6H12O6 \xrightarrow{\mathrm{men}\;\mathrm{rượu}} 2C2H5OH + 2CO2

    Phản ứng của CO2 với dung dịch kiềm:

    CO_{2}\overset{Ca(OH)_{2} }{ightarrow}  \left\{\begin{matrix} CaCO_{3}  \\ Ca(HCO_{3})_{2}\overset{NaOH_{min} }{ightarrow} CaCO_{3}   max \end{matrix}ight.

    \Rightarrow nCO2 = nCaCO3 + 2nCa(HCO3)2

                     = nCaCO3 + 2nNaOH = 0,7 mol

    {\mathrm n}_{-{\mathrm C}_6{\mathrm H}_{10}{\mathrm O}_5-}\;=\frac{0,7}{2.75\%}=\;\frac7{15}\mathrm{mol}

    \Rightarrow{\mathrm m}_{-{\mathrm C}_6{\mathrm H}_{10}{\mathrm O}_5-}=\frac7{15}.162\;=\;75,6\;\mathrm{gam}

  • Câu 8: Thông hiểu
    Hai phản ứng để phát hiện glucozơ trong nước tiểu người bệnh đái tháo đường
    Cho các phản ứng sau:
    (1) HOCH2(CHOH)4CHO + 2[Ag(NH3)2]OH \xrightarrow{\mathrm t^\circ}HOCH2(CHOH)4COONH4 + 2Ag + 3NH3 + H2

    (2) HOCH2(CHOH)4CHO + 2Cu(OH)2  + NaOH  \xrightarrow{\mathrm t^\circ} HOCH2(CHOH)4COONa + Cu2O + 3H2

    (3) HOCH2-(CHOH)4CHO + H2 \xrightarrow{\mathrm{Ni},\;\mathrm t^\circ} HOCH2-(CHOH)4-CH2OH

    (4) HOCH2(CHOH)4CHO \xrightarrow{men} 2C2H5OH + 2CO2 

    Hai phản ứng nào sau đây để phát hiện glucozơ trong nước tiểu người bệnh đái tháo đường?
    Hướng dẫn:

     Phản ứng (1) cho kết tủa Ag và phản ứng (2) cho kết tủa đỏ gạch Cu2O \Rightarrow Cho hiện tượng có thể phát hiện glucozơ trong nước tiểu người bệnh đái tháo đường.

  • Câu 9: Nhận biết
    Phân loại glucozơ và mantozơ

    Glucozơ và mantozơ đều không thuộc loại:

    Hướng dẫn:

    Glucozơ và mantozơ đều không thuộc loại polisaccarit.

    Glucozơ và mantozơ đều thuộc loại cacbohiđrat

    Trong đó: glucozơ là monosaccarit, mantozơ là đisaccarit

  • Câu 10: Nhận biết
    Chất không tham gia phản ứng thủy phân

    Chất không tham gia phản ứng thủy phân là :

    Hướng dẫn:

     Các monosaccarit không thể thủy phân được. Ví dụ:glucozơ, fructozơ

  • Câu 11: Vận dụng
    Tính khối lượng glucozơ cần dùng

    Glucozơ lên men thành ancol etylic theo phản ứng sau:

    {\mathrm C}_6{\mathrm H}_{12}{\mathrm O}_{6\;}\xrightarrow{\mathrm{men},\;30-35^\circ\mathrm C}2{\mathrm C}_2{\mathrm H}_5\mathrm{OH}\;+\;2{\mathrm{CO}}_2

    Để thu được 92 gam C2H5OH cần dùng m gam glucozơ. Biết hiệu suất của quá trình lên men là 60%. Giá trị m là

    Hướng dẫn:

     nC2H5OH = 2 mol

    Hiệu suất của quá trình lên men là 60% nên:

    \Rightarrow{\mathrm n}_{\mathrm{gluco}\;\mathrm{zơ}}\;=\;\frac2{2.60\%}=\frac53\mathrm{mol}

    \Rightarrow\mathrm m\;=\;\frac53.162\;=\;300\;\mathrm{gam}

  • Câu 12: Vận dụng
    Tính khối lượng Ag thu được

    Đun nóng dung dịch chứa 27 gam glucozơ với dung dịch AgNO3/NH3 thì khối lượng Ag thu được tối đa là:

    Hướng dẫn:

    nC6H12O6 = 0,15 mol

    Ta có: 

     Glucozơ \xrightarrow{{\mathrm{AgNO}}_3/{\mathrm{NH}}_3} 2Ag

    ⇒ nAg = 0,3 mol

    ⇒ mAg = 0,3.108 = 32,4 gam

  • Câu 13: Thông hiểu
    Tính chất của saccarozơ

    Saccarozơ có thể tác dụng được với chất nào sau đây:H2/Ni, to (1); Cu(OH)2 (2);  AgNO3/NH3 (3); CH3COOH/H2SO4 đặc (4); CH3OH/HCl (5).

    Hướng dẫn:

    (2) saccarozơ phản ứng với Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam.

    (4) CH3COOH/ H2SO4 đặc phản ứng với saccarozơ tạo este đa chức.

  • Câu 14: Nhận biết
    Chất được dùng để tráng gương

    Các chất: glucozơ, fomandehit, axetanđehit, metylfomiat; đều có nhóm -CHO trong phân tử. Nhưng trong thực tế để tráng gương, người ta chỉ dùng một trong các chất trên, đó là chất nào?

    Hướng dẫn:

     Trong công nghiệp, glucozơ được dùng để tráng gương, tráng ruột phích.

  • Câu 15: Thông hiểu
    Nhóm có tất cả các chất tác dụng với nước

    Nhóm mà tất cả các chất đều tác dụng được với nước khi có mặt xúc tác trong điều kiện thích hợp là:

    Hướng dẫn:

     Nhóm mà tất cả các chất đều tác dụng được với nước khi có mặt xúc tác trong điều kiện thích hợi là: Tinh bột, C2H4, C2H2

    (C6H10O5)n + nH2O \xrightarrow{\mathrm H^+,\;\mathrm t^\circ}nC6H12O6

    C2H4 + H2O \xrightarrow{\mathrm H^+,\;\mathrm t^\circ} C2H5OH

    {\mathrm C}_2{\mathrm H}_2\;+\;{\mathrm H}_2\mathrm O\;\xrightarrow[{80^\circ\mathrm C}]{{\mathrm{HgSO}}_4,\;{\mathrm H}_2{\mathrm{SO}}_4}\lbrack{\mathrm{CH}}_2=\mathrm{CH}-\mathrm{OH}brack\;ightarrow{\mathrm{CH}}_3\mathrm{CHO}

  • Câu 16: Vận dụng cao
    Tính khối lượng sobitol tạo thành

    Chia một lượng xenlulozơ thành hai phần bằng nhau. Cho phần một tác dụng với một lượng dư dung dịch hỗn hợp HNO3/H2SO4, đun nóng, tách thu được 35,64 kg xenlulozơ trinitrat với hiệu suất 75%. Thủy phân phần hai với hiệu suất 80%, trung hòa dung dịch sau thủy phân rồi cho toàn bộ lượng sản phẩm sinh ra tác dụng với một lượng H2 dư (Ni, to) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m kg sobitol. Giá trị của m là

    Hướng dẫn:
    • Phần 1:

             [(C6H7O2(OH)3]n + 3nHNO3 \xrightarrow{H_2SO_4,\;t^\circ} [C6H7O2(ONO2)3]n + 3nH2O

    kg:      162                                 ightarrow                             297

    kg:      75%                              ightarrow                               35,64

    \Rightarrow x = 25,92 kg

    • Phần 2:

           [(C6H7O2(OH)3]n \xrightarrow{{\mathrm H}_2\mathrm O,\;\mathrm H^+,\;\mathrm t^\circ} C6H12O6 \xrightarrow{\mathrm t^\circ,\;\mathrm{Ni}} C6H14O6

    kg:    162                                   ightarrow                           182

    kg:  25,92.80%                           ightarrow                         y = 23,296

  • Câu 17: Thông hiểu
    Các chất tác dụng được với Cu(OH)2

    Cho các chất: ancol etylic, glixerol, glucozơ, đimetyl ete và axit fomic. Số chất tác dụng được với Cu(OH)2 là:

    Hướng dẫn:

    Các chất tác dụng được với Cu(OH)2 ở đây hoặc phải có gốc (-COOH) là axit, hoặc phải có ít nhất 2 nhóm OH ở 2 cacbon liền kề trở lên, do đó các chất thỏa mãn gồm glixerol, glucozơ và axit

    fomic.

  • Câu 18: Nhận biết
    Cấu tạo phân tử Saccarozơ

    Phân tử saccarozơ được tạo bởi:

    Hướng dẫn:

    Saccarozơ được tạo bởi 1 gốc α - glucozơ và 1 gốc β - fructozơ.

  • Câu 19: Vận dụng
    Tính chất hóa học của Tinh bột

    Cho sơ đồ chuyển hóa sau: Tinh bột→ X→ Y→ Axit axetic. X và Y lần lượt là:

    Hướng dẫn:

    Tinh bột → C6H12O6(X) → C2H5OH(Y) → Axit axetic (CH3COOH)

    Vậy X là glucozơ, Y là ancol etylic.

  • Câu 20: Thông hiểu
    Tìm phát biểu không đúng về glucozơ

    Phát biểu nào sau đây không đúng?

    Hướng dẫn:

    Dung dịch glucozơ phản ứng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm ở nhiệt độ cao xảy ra phản ứng oxi hóa nhóm CH=O của glucozơ.

    C6H12O6 + 2Cu(OH)2 + NaOH → HOCH2(CHOH)4COONa + Cu2O\downarrow + H2O

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (30%):
    2/3
  • Thông hiểu (30%):
    2/3
  • Vận dụng (30%):
    2/3
  • Vận dụng cao (10%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 1.156 lượt xem
Sắp xếp theo