- Xét H – C ≡ C – H
Mỗi nguyên tử C có 4 gạch (−) xung quanh ⇒ có 4 đôi electron chung xung quanh ⇒ có 8 electron ở lớp vỏ ngoài cùng ⇒ đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm.
Mỗi nguyên tử H có 1 gạch (−) xung quanh ⇒ có 1 đôi electron chung xung quanh ⇒ có 2 electron ở lớp vỏ ngoài cùng ⇒ đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm He.
⇒ Công thức H – C ≡ C – H thỏa mãn quy tắc octet.
- Xét H2C = CH2
Mỗi nguyên tử C có 4 gạch (−) xung quanh (2 gạch giữa C với C và 2 gạch với H) ⇒ có 4 đôi electron chung xung quanh ⇒ có 8 electron ở lớp vỏ ngoài cùng ⇒ đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm.
Mỗi nguyên tử H có 1 gạch (−) xung quanh ⇒ có 1 đôi electron chung xung quanh ⇒ có 2 electron ở lớp vỏ ngoài cùng ⇒ đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm He.
⇒ Công thức H2C = CH2 thỏa mãn quy tắc octet.
- Xét H3C – CH3
Mỗi nguyên tử C có 4 gạch (−) xung quanh (1 gạch giữa C với C và 3 gạch với H) ⇒ có 4 đôi electron chung xung quanh ⇒ có 8 electron ở lớp vỏ ngoài cùng ⇒ đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm.
Mỗi nguyên tử H có 1 gạch (−) xung quanh ⇒ có 1 đôi electron chung xung quanh ⇒ có 2 electron ở lớp vỏ ngoài cùng ⇒ đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm He.
⇒ Công thức H3C – CH3 thỏa mãn quy tắc octet.
- Xét CH3
Mỗi nguyên tử C có 3 gạch (−) xung quanh (3 gạch với H) ⇒ có 3 đôi electron chung xung quanh ⇒ có 6 electron ở lớp vỏ ngoài cùng ⇒ không đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm.
Mỗi nguyên tử H có 1 gạch (−) xung quanh ⇒ có 1 đôi electron chung xung quanh ⇒ có 2 electron ở lớp vỏ ngoài cùng ⇒ đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm He.
⇒ Công thức CH3 không thỏa mãn quy tắc octet.