Đề thi cuối học kì 1 Hóa 11 Cánh diều - Đề 2

Mô tả thêm: Đề thi cuối học kì 1 Hóa 11 gồm nội dung câu hỏi dưới dạng trắc nghiệm với các mức độ khác nhau, giúp bạn học đánh giá chính xác năng lực học.
  • Thời gian làm: 50 phút
  • Số câu hỏi: 40 câu
  • Số điểm tối đa: 40 điểm
Mua gói để Làm bài
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
  • Câu 1: Vận dụng

    Để xác định nồng độ của một dung dịch NaOH, người ta tiến hành chuẩn độ bằng dung dịch HCl 0,1 M. Để chuẩn độ 15 mL dung dịch NaOH này cần 30 mL dung dịch NaOH. Xác định nồng độ của dung dịch HCl trên. 

    NaOH + HCl → NaCl + H2O

    Ta có: VHCl. CHCl = VNaOH. CNaOH

    {\mathrm C}_{\mathrm{NaOH}}=\frac{{\mathrm V}_{\mathrm{HCl}}.{\mathrm C}_{\mathrm{HCl}}}{{\mathrm V}_{\mathrm{NaoH}}}=\frac{30.0,1}{15}=0,2\mathrm M

  • Câu 2: Vận dụng

    Tiến hành phân tích nguyên tố, người ta xác định được trong thành phần của một mẫu hydrocarbon X chứa 0,72 gam carbon và 0,18 gam hydrogen. Xác định công thức phân tử của X. Biết sử dụng phổ MS, xác định được phân tử khối của X là 30.

    Gọi công thức của hợp chất hydrocarbon là CxHy.

    nC = 0,72 : 12 = 0,06 (mol)

    nH = 0,18 : 1 = 0,18 (mol)

    Ta có: x : y = nC : nH = 0,06 : 0,18 = 1 : 3.

    Công thức thực nghiệm của X là CH3

    Công thức phân tử của X có dạng (CH3)n mà X có phân tử khối là 30 nên n = 2 và X có công thức phân tử C2H6

  • Câu 3: Thông hiểu

    Công thức cấu tạo không phải của C3H8O là

    Do hóa trị của O và H không đúng trong công thức CH3-CH2-OH-CH2 do đó CH3-CH2-OH-CHkhông phải là coocng thức cấu tạo của C3H8O.

  • Câu 4: Vận dụng

    Cho 1,04 gam hỗn hợp 2 kim loại Mg, Al tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 0,7437 lít khí ở (đkc). Khối lượng muối sulfate thu được là:

    Bảo toàn nguyên tố H ta có:

    nH2SO4 = 2nH2 

    ⇒ nH2SO4 = 0,03 mol

    ⇒ nSO42- = 0,03 mol

    Áp dụng nhanh công thức:

    mmuối = mKL + mSO42− = 1,04 + 0,03. 96 = 3,92 gam

  • Câu 5: Thông hiểu

    Cho phản ứng A(g) ⇌ B(g). Hằng số cân bằng của phản ứng đã cho là KC = 1,0.103. Tại trạng thái cân bằng, nồng độ của chất  A là 1,0.10−3 thì nồng độ cân bằng của chất B là

    Ta có:

    {\mathrm K}_{\mathrm C}=\frac{\lbrack\mathrm Bbrack}{\lbrack\mathrm Abrack}\Rightarrow\lbrack\mathrm Bbrack\;=\;1,0\times10^3\times1,0\times\;10^{-3}\;=\;1\mathrm M

  • Câu 6: Thông hiểu

    Quá trình sản suất sulfuric acid trong công nghiệp được thực hiện dựa trên các phản ứng sau:

    (1) S + O2 \overset{t^{o} }{ightarrow} SO2.

    (2) 4FeS2 + 11O2 \overset{t^{o} }{ightarrow} 2Fe2O3 + 8SO2.

    (3) 2SO2 + O2 \overset{V_{2}O_{5} ,t^{o}  }{ightleftharpoons} 2SO3.

    (4) H2SO4 + SO3 → H2S2O7.

    Số phản ứng xảy ra đồng thời quá trình oxi hóa và quá trình khử là:

    Số phản ứng xảy ra đồng thời quá trình oxi hóa và quá trình khử là 3.

  • Câu 7: Nhận biết

    Hỗn hợp khí nitrogen và hydrogen được sử dụng làm nguyên liệu đầu vào trong tổng hợp ammonia theo quy trình Haber có tỉ lệ số mol là:

    Hỗn hợp khí nitrogen và hydrogen được sử dụng làm nguyên liệu đầu vào trong tổng hợp ammonia theo quy trình Haber có tỉ lệ số mol là: 1 : 3.

  • Câu 8: Thông hiểu

    Khi tham gia phản ứng hóa học sulfur thể hiện tính oxi hóa hoặc tính khử. Trong phương trình dưới đây, phương trình nào sulfur vừa đóng vai trò là chất khử vừa đóng vai trò là chất oxi hóa?

    Phương trình sulfur vừa đóng vai trò là chất khử vừa đóng vai trò là chất oxi hóa là:

    4S0 + 6NaOH (đặc) \overset{t^{\circ } }{ightarrow} 2Na2S-2 + Na2S+22O3 +3H2O

  • Câu 9: Nhận biết

    Dãy kim loại không phản ứng với dung dịch H2SO4 đặc nguội?

     Al, Fe là 2 kim loại bị thụ động với dung dịch H2SO4 đặc nguội

  • Câu 10: Thông hiểu

    Cho cân bằng hoá học: 2SO2(g) + O2(g) ⇋ 2SO3(g); phản ứng thuận là phản ứng toả nhiệt. Phát biểu đúng là:

    • Phản ứng thuận là phản ứng tỏa nhiệt, do đó cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi tăng nhiệt độ.
    • Khi giảm nồng độ O2 cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều làm tăng nồng độ O2 (chiều nghịch).
    • Khi giảm áp suất của hệ phản ứng, cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch.
    • Khi giảm nồng độ SO3, cân bằng chuyển dịch theo chiều làm tăng nồng độ SO3 (chiều thuận).
  • Câu 11: Nhận biết

    Do có tính oxi hóa mạnh nitric acid được dùng để

    Dựa vào tính oxi hóa mạnh, nitric acid được dùng trong ngành công nghiệp luyện kim, trong các quy trình phân tích mẫu,...

  • Câu 12: Vận dụng

    Nung một hỗn hợp gồm 7,2 gam Mg và 4,8 gam bột sulfur trong một ống nghiệm đậy kín. Khối lượng chất rắn sau phản ứng thu được là:

    Ta có:

    nMg = 7,2 : 24 = 0,3 (mol),

    nS = 4,8 : 32 = 0,15 (mol)

    Mg + S \overset{t^{o} }{ightarrow} MgS

    0,15 ← 0,15 → 0,15 (mol)

    Xét tỉ lệ mol phương trình phản ứng 

    S phản ứng hết, Mg dư

    ⇒ nMg dư = nMg ban đầu - nMg phản ứng = 0,3 - 0,15 = 0,15 mol

    mchất rắn = mMgS + mMg = 0,15. (24 + 32) + 0,15.24 = 12 gam

  • Câu 13: Nhận biết

    80% ammonia được sản xuất ra được sử dụng để:

    80% ammonia được sản xuất ra được sử dụng để sản xuất phân bón (đạm ammonium, urea,.. ).

  • Câu 14: Nhận biết

    Dung dịch tạo bởi khí nào sau đây làm quỳ tím hóa xanh?

    NH3 là base, khi tan trong nước tạo dung dịch có môi trường base \Rightarrow làm quỳ tím hóa xanh.

  • Câu 15: Vận dụng cao

    Hòa tan hết 14,4 gam FeO bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư), thu được khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất). Hấp thụ hoàn toàn khí SO2 sinh ra ở trên vào dung dịch chứa 200 mL dung dịch KOH 0,35M và NaOH 0,3M, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là

    Ta có: nFeO = 0,2 mol

    nKOH = 0,07 mol

    nNaOH = 0,06 mol

    Quá trình trao đổi electron

    Fe+2 → Fe+3 + 1e

    0,2        →      0,2 mol

    S+6 + 2e → S+4

    x      → 2x

    Áp dụng bảo toàn electron ta có:

    0,2 = 2x  → nSO2 = 0,1 mol

    Ta có tổng số mol OH- là:

    nOH- = 0,07 + 0,06 = 0,13 mol

    Xét tỉ lệ:

    T = nOH- : nSO2 = 0,13 : 0,1 = 1,3

    → 1 < T < 2 → Tạo 2 muối SO32- và muối HSO3-

    Gọi nSO32- = a và nHSO3-  = b

    Áp dụng bảo toàn điện tích:

    2a + b = nOH- = 0,13 (1)

    Áp dụng bảo toàn nguyên tố S:

    a + b = 0,1  (2)

    Giải hệ phương trình (1) và (2) ta được: a = 0,03 và b = 0,07

    Muối thu được gồm: Na+ (0,06) ; K+ (0,07); SO32- (0,03); HSO3- (0,07)

    → m = mNa+ + mK+ + mSO32- + mHSO3- = 0,06.23 + 0,07.39 + 0,03.80 + 0,07.81 = 12,18 (gam)

  • Câu 16: Thông hiểu

    Hợp chất hữu cơ nào sau đây không chứa nhóm chức alcohol?

    Loại hợp chấtNhóm chứcVí dụ
    Alcohol-OHC2H5OH
    Aldehyde-CHOCH3CHO
    Carboxylic acidCOOH-CH3COOCH3
    Amine-NH2CH3NH2
    Ester-COO-CH3COOCH3
    Ether-O-CH3OCH3

    Hợp chất hữu cơ không chứa nhóm chức alcohol là CH3COOH (-COOH)

  • Câu 17: Vận dụng

    Hỗn hợp X gồm N2 và H2 có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 4. Nung nóng X trong bình kín ở nhiệt độ khoảng 450oC có bột Fe xúc tác, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 4. Hiệu suất của phản ứng tổng hợp NH3

    Giả sử số mol của hỗn hợp X là 1 mol

    {\overline{\mathrm M}}_{\mathrm X} = 0,2.28 + 0,8.2 = 7,2 (g/mol)

    Theo định luật bảo toàn khối lượng:

    mX = mY{\overline{\mathrm M}}_{\mathrm X}.nX = {\overline{\mathrm M}}_{\mathrm Y}.nY

    \Rightarrow{\mathrm n}_{\mathrm Y}=\frac{{\overline{\mathrm M}}_{\mathrm X}.{\mathrm n}_{\mathrm X}}{{\mathrm M}_{\mathrm Y}}=\frac{7,2.1}{2,4}=0,9\;\mathrm{mol}

                      N2(g) + 3H2(g) \overset{t^{\circ},p,xt }{ightleftharpoons} 2NH3(g)

    Ban đầu:    0,2        0,8                            (mol)

    Phản ứng:   x           3x                  2x      (mol)

    Cân bằng: 0,2 − x  0,8 − 3x           2x       (mol)

    ⇒ Tổng số mol của khí Y là: 0,2 − x + 0,8 − 3x + 2x = 1 − 2x = 0,9 ⇒ x = 0,05 mol

    Quá trình trên có hiệu suất phản ứng tính theo N2 (vì H2 lấy dư) là:

    \mathrm H=\frac{0,05}{0,2}.100\%=25\%

  • Câu 18: Nhận biết

    Chất nào dưới đây không phải là hợp chất hữu cơ.

    Acetic acid: CH3COOH

    Urea: (NH2)2CO

    Ethanol: C2H5OH

    Methane: CH4.

    (NH2)2CO là hợp chất vô cơ không phải hợp chất hữu cơ.

  • Câu 19: Vận dụng

    Cho từ từ 22,311 lít khí SO2 (đkc) hấp thụ hết vào 400 ml dung dịch NaOH thì thu được dung dịch có chứa 94,92 gam hỗn hợp muối. Nồng độ mol/L của dung dịch NaOH là

    nSO2 = 22,311 : 24,79 = 0,9 mol

    Vì dung dịch chứa hỗn hợp muối

    Nên phản ứng thu được NaHSO3 (a mol) và Na2SO3 (b mol)

    Bảo toàn nguyên tố S:

    nSO2 = nNaHSO3 + nNa2SO3

    ⇔ a + b = 0,9 (1)

    mmuối = mNaHSO3 + mNa2SO3

    ⇔ 104a + 126b = 94,92  (2)

    Từ (1) và (2) ⇒ a = 0,84 mol; b = 0,06 mol

    Bảo toàn nguyên tố Na:

    nNaOH = nNaHSO3 + 2.nNa2SO3 = 0,84 + 0,06.2 = 0,96 mol

    Nồng độ mol của dung dịch NaOH là:

    CM NaOH = 0,96:0,4 = 2,4M

  • Câu 20: Nhận biết

    Cho các chất sau: KOH, HCl, HNO3, KNO3, saccharose (C12H22O11), ethanol (C2H5OH), KAl(SO4)2.12H2O. Trong các chất trên, có bao nhiêu chất tạo được dung dịch dẫn điện?

    - Chất không điện li: saccharose (C12H22O11), ethanol (C2H5OH) khi tan trong nước không phân li ra được các ion nên dung dịch không dẫn được điện.

    - Chất điện li: KAl(SO4)2.12H2O, KOH, HCl, HNO3, KNO3.

  • Câu 21: Nhận biết

    Phương trình điện li nào sau đây không đúng?

    Phương trình điện li không đúng là: Al(OH)3 → Al3+ + 2OH.

    Do Al(OH)3 là kết tủa không tan nên phương trình điện li được biểu diễn bằng mũi tên "ightleftharpoons"

    Phương trình đúng là: Al(OH)3 ightleftharpoons Al3+ + 3OH.

  • Câu 22: Nhận biết

    Bước sơ cứu đầu tiên cần làm ngay khi một người sulfuric acid đậm đặc đổ vào tay gây bỏng là

    Bước sơ cứu đầu tiên cần làm ngay khi một người sulfuric acid đậm đặc đổ vào tay gây bỏng là rửa sạch vết bỏng dưới vòi nước sạch trong ít nhất 20 phút để rửa trôi acid đồng thời làm giảm nhiệt phát ra từ các quá trình oxi hóa trước khi đưa đến cơ sở y tế.

  • Câu 23: Vận dụng

    Hòa tan hoàn toàn m gam Cu bằng một lượng vừa đủ dung dịch HNO3 sau phản ứng thu được 7,437 lít khí NO2 (duy nhất ở đkc). Giá trị của m là:

    Phương trình hóa học:

    Cu + 4HNO3 → Cu(NO3)2 + 2NO2↑ + 2H2O

    0,15             \leftarrow                         0,3

    ⇒ m = 0,15.64 = 9,6 (g)

  • Câu 24: Thông hiểu

    Dãy chất nào dưới đây chỉ gồm những chất điện li mạnh?

     

    Chất điện li mạnh gồm các base mạnh, acid mạnh và hầu hết các muối.

    \Rightarrow H3PO4, H2S, H2O là chất điện li yếu.

    CH4 là chất không điện li.

  • Câu 25: Thông hiểu

    Bộ dụng cụ dưới đây dùng để chiết

    Bộ dụng cụ dưới đây dùng để chiết tách hai chất lỏng không tan vào nhau.

  • Câu 26: Nhận biết

    Ở những thửa ruộng chua, dung dịch đất có pH:

    Các thửa ruộng bị chua do có mối trường acid \Rightarrow pH luôn luôn < 7.

  • Câu 27: Vận dụng

    Cho 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M với V ml dung dịch hợp gồm H2SO4 0,0375M và HCl 0,0125M thu được dung dịch có pH = 2. Giá trị V là:

    nOH- = 0,03 mol; nH+ = 0,0875 V

    Dung dịch sau khi trộn pH = 2 \Rightarrow môi trường acid.

    \Rightarrow\frac{{\mathrm n}_{\mathrm H^+}\;-\;{\mathrm n}_{\mathrm{OH}^-}}{\sum_{\mathrm V}}=\frac{0,0875\mathrm V.-0,03}{0,1+\mathrm V}=10^{-2}

    ⇒ V = 0,4 lít = 400 ml

  • Câu 28: Thông hiểu

    Câu nào dưới đây không đúng?

    Câu sai là: 

    [H+] = 10a thì pH = a.

    Sửa lại:

    [H+] = 10-a mol/L thì pH = a

  • Câu 29: Nhận biết

    Cho hình vẽ bộ chưng cất thường sau:

    Tên chi tiết ứng với vị trí số 5 là:

    Vị trí số 5 là đá bọt

    Đá bọt: điều hòa quá trình sôi, giúp hỗn hợp chất lỏng sôi êm dịu, tranhs hiện tượng quá sôi.

  • Câu 30: Vận dụng

    Hợp chất hữu cơ A có công thức phân tử là C5H10Oz. Biết phần trăm về khối lượng của nguyên tố H trong A là 9,8%, vậy phần trăm về khối lượng của nguyên tố O trong A là bao nhiêu?

    Theo bài ra ta có: phần trăm về khối lượng của nguyên tố H trong A là 9,8%

    \%{\mathrm m}_{\mathrm H}=9,8\%=\frac{10.1}{12.5+10.1+16.\mathrm z}.100\Rightarrow\mathrm z=2

    ⇒ Công thức phân tử là C5H10O2

    Vậy phần trăm về khối lượng của nguyên tố O trong A là:

    \%{\mathrm m}_{\mathrm O}=\frac{16.2}{12.5+10+16.2}.100=31,37\%

  • Câu 31: Nhận biết

    Trong khí quyển, khí nitrogen chiếm khoảng bao nhiêu phần trăm thể tích không khí?

    Trong khí quyển, khí nitrogen chiếm khoảng 78% về thể tích không khí.

  • Câu 32: Vận dụng

    Đốt cháy hoàn toàn 80 gam quặng pyrite sắt trong không khí thu được chất rắn A và khí B. Lượng chất rắn A tác dụng vừa đủ với 200 g H2SO4 29,4%. Độ nguyên chất của quặng là:

     {\mathrm n}_{{\mathrm H}_2{\mathrm{SO}}_4}=\frac{200.29,4}{100.98}=0,6\;(\mathrm{mol})

    Phương trình phản ứng

    Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O

    0,2   ←      0,6                                         mol

    4FeS2 + 11O2 → 2Fe2O3 + 8SO2

    0,4          ←           0,2    →    0,8             mol

    ⇒ m = 0,4.120 = 48 g

    \%{\mathrm{FeS}}_2=\frac{48}{80}.100\%=60\%

  • Câu 33: Thông hiểu

    Có 4 dung dịch muối riêng biệt: CuCl2, ZnCl2, FeCl3, AlCl3. Nếu thêm dung dịch KOH dư, rồi thêm tiếp dung dịch NH3 dư vào 4 dung dịch trên thì số chất kết tủa thu được là:

    Khi cho KOH dư

    Cu2+ + 2OH- → Cu(OH)2

    Zn2+ + 4OH- → 4Zn(OH)42-

    4Fe3+ + 3OH- → Fe(OH)3

    Al3+ + 4OH- → Al(OH)4-

    Thêm tiếp NH3 thì NH3 sẽ tạo phức với Cu2+, Zn2+

    Zn(OH)2 + 4NH3 → [Zn(NH3)4](OH)2

    Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4](OH)2

    \Rightarrow Chỉ còn kết tủa Fe(OH)3.

  • Câu 34: Thông hiểu

    Để nhận biết dung dịch H2SO4, Na2SO4, HCl, NaOH phải dùng 1 thuốc thử duy nhất nào?

    Để nhận biết dung dịch H2SO4, Na2SO4, HCl, NaOH  ta dùng Ba(HCO3)2

    Trích mẫu thử và đánh số thứ tự

    Ống nghiệm nào xuất hiện khí bay ra kèm theo kết tủa trắng thì dung dịch ban đầu là H2SO4

    H2SO4 + Ba(HCO3)2 → 2CO2 ↑+ 2H2O + BaSO

    Ống nghiệm nào sủi bọt khí thoát ra thì chất ban đầu là HCl

    Ba(HCO3)2 + 2HCl → BaCl2 + 2H2O + 2CO2

    +) Na2SO4: kết tủa trắng BaSO4 không tan trong axit HCl

    Ba(HCO3)2 + Na2SO4 → BaSO4 + 2NaHCO3

    +) NaOH: có kết tủa trắng BaCO3 tan trong axit HCl

    2 NaOH + Ba(HCO3)2 → BaCO3 + Na2CO3 + 2 H2O

    ( Dùng HCl vừa nhận để xác định NaOH và K2SO4)

  • Câu 35: Nhận biết

    Nhận định nào dưới đây là đúng?

     Nhận định đúng là: Chỉ có những phản ứng thuận nghịch mới có trạng thái cân bằng hóa học.

    - Ở trạng thái cân bằng không phải là phản ứng dừng lại, mà phản ứng thuận và phản ứng nghịch vẫn xảy ra, nhưng với tốc độ bằng nhau.

    - Ở trạng thái cân bằng nồng độ các chất trong phản ứng thuận nghịch được giữ nguyên.

  • Câu 36: Nhận biết

    Khí NOx là một trong những nguyên nhân gây nên hiện tượng mưa acid, mù quang hóa, hiện tượng phú dưỡng,... làm ô nhiễm môi trường. Hoạt động nào sau đây là nguyên nhân tự nhiên làm phát sinh NOx?

    Hoạt động tự nhiên là các hoạt động xảy ra trong tự nhiên \Rightarrow Hoạt động của núi lửa là nguyên nhân tự nhiên làm phát sinh NOx.

  • Câu 37: Nhận biết

    Vì sao trong quá trình tổng hợp ammonia theo quy trình Haber (Haber - Bosch) không thực hiện ở nhiệt độ thấp hơn để tăng hiệu suất?

    Khi thực hiện quá trình tổng hợp NH3 theo quy trình Haber ở nhiệt độ quá thấp thì tốc độ của phản ứng nhỏ, phản ứng diễn ra chậm. Thực tế, người ta đã chọn nhiệt độ phù hợp, khoảng 400oC - 600oC.

  • Câu 38: Thông hiểu

    Cho phản ứng thuận nghịch sau:

    CO32− + H2O ightleftharpoons HCO3 + OH

    Trong phản ứng thuận, chất đóng vai trò là acid theo thuyết Brønsted - Lowry là

    Thuyết Brønsted − Lowry: Acid là những chất có khả năng cho H+, base là những chất có khả năng nhận H+.

    ⇒ Chất đóng vai trò là acid là CO32−.

  • Câu 39: Vận dụng

    Phân tích hợp chất hữu cơ Y ta có kết quả sau: carbon chiếm 54,54%, còn hydrogen chiếm 9,09% về khối lượng. Phát biểu nào sau đây không đúng?

    %C = 54,54%, 

    %H = 9,09%

    Ta có %C + %H = 54,54% + 9,09% < 100%. Vậy trong phân tử hợp chất hữu cơ Y còn có cả O. Vậy Y là dẫn xuất của hydrocarbon.

    %O = 100% - (54,54% + 9,09%) = 36,37%.

    Đặt công thức phân tử của Y là: CxHyOz ta có:

    x:y:z =\frac{\%m_{C} }{12}: \frac{\%m_{H} }{1}:\frac{\%m_{O} }{16}=\frac{54,54  }{12}:\frac{9,09}{1}:\frac{36,37}{16} =4,545:9,09:2,27

    = 2 : 4 : 1

    Công thức đơn giản của Y là: C2H4O

  • Câu 40: Thông hiểu

    Trong những nhận xét dưới đây, nhận xét nào là đúng?

    - Nitrogen không phải là một khí độc.

    - Nitrogen thể hiện cả tính khử và tính oxi hóa khi tham gia phản ứng hóa học.

    - Số oxi hóa của nitrogen trong các hợp chất và ion N2, N2O, NO, NO2 lần lượt là 0, -1, -2, -4.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề thi cuối học kì 1 Hóa 11 Cánh diều - Đề 2 Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 11 lượt xem
Sắp xếp theo