Đề thi cuối học kì 1 Hóa 11 Cánh diều - Đề 3

Mô tả thêm: Đề thi cuối học kì 1 Hóa 11 gồm nội dung câu hỏi dưới dạng trắc nghiệm với các mức độ khác nhau, giúp bạn học đánh giá chính xác năng lực học.
  • Thời gian làm: 50 phút
  • Số câu hỏi: 40 câu
  • Số điểm tối đa: 40 điểm
Mua gói để Làm bài
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
  • Câu 1: Nhận biết

    Trong nghiên cứu, khí nitrogen thường được dùng để tạo bầu khí quyển trơ dựa trên cơ sở nào?

    Nitrogen đơn chất có liên kết ba bền vững khó bị phá vỡ, nên rất bền với nhiệt, từ đó khí nitrogen thường được sử dụng để tạo bầu khí quyển trơ.

  • Câu 2: Nhận biết

    Hợp chất hữu cơ nào sau đây có mạch carbon phân nhánh?

    Mạch hở không phân nhánh Mạch hở không phân nhánh Mạch vòng Mạch hở phân nhánh

     

  • Câu 3: Vận dụng

    Người ta pha loãng dung dịch H2SO4 có pH = 1 bằng cách thêm nước cất vào để thu được dung dịch có pH = 3. Người ta đã pha loãng dung dịch H2SO4 bao nhiêu lần? 

    Gọi V, V’ lần lượt là thể tích dung dịch H2SO4 trước và sau pha loãng.

    pH = 1 \Rightarrow nH+ = 10-1.V (mol)

    Sau khi pha loãng pH = 3.

     \Rightarrow nH+ = 10−3V' (mol)

    Mà số mol H+ không đổi:

    \Rightarrow 10-1.V = 10−3V' \Rightarrow V' = 100V

    \Rightarrow Người ta đã pha loãng dung dịch H2SO4 100 lần.

  • Câu 4: Thông hiểu

    Sự tăng áp suất có ảnh hưởng như thế nào đến trạng thái cân bằng hóa học của phản ứng:

    H2(g) + Br2(g) ⇄ 2HBr(g)

    Tăng áp suất thì cân bằng dịch chuyển theo chiều giảm số mol khí.

    Ta thấy hệ số mol của khí 2 bên bằng nhau nên cân bằng không bị ảnh hưởng khi tăng áp suất.

  • Câu 5: Nhận biết

    Thành phần chính của quặng barite là hợp chất nào sau đây?

    Thành phần chính của quặng barite là BaSO4.

  • Câu 6: Nhận biết

    Nhúng 2 đũa thủy tinh vào bình đựng dung dịch HCl đặc và NH3 đặc, đưa hai đầu đũa lại gần nhau thấy xuất hiện khói trắng, đó là

    Nhúng 2 đũa thủy tinh vào 2 bình đựng dung dịch HCl đặc và NH3 đặc. Sau đó đưa 2 đũa lại gần nhau thì thấy xuất hiện khói màu trắng

    Nguyên nhân là do HCl đặc phản ứng với NH3 đặc tạo thành khói trắng NH4Cl:

    NH3 + HCl → NH4Cl

  • Câu 7: Vận dụng

    Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp A gồm Zn và một kim loại M vào dung dịch m gam H2SO4 đặc thu được 4,586 lít hỗn hợp khí X gồm SO2 và H2S có tỉ khối so với hydrogen bằng 31,595. Khối lượng acid H2SO4 đặc đã phản ứng là

    nX = 4,586 : 24,79 = 0,185 mol

    Gọi x, y lần lượt là số mol của SO2 và H2

    ⇒ x + y = 0,185 (1)

    Theo đề bài tỉ khối X so với hydrogen bằng 31,595

    \overline{M_X}=\frac{64x+34y}{x+y}=2.31,595\;\Rightarrow0,81x\;=29,19y(2)

    Từ (1) và (2) giải hệ phương trình được: x = 0,18; y = 0,005 

    Quá trình nhận e:

    S+6 + 2e → S+4

            0,36 → 0,18

    S+6 + 8e → S-2

      0,04 → 0,005

     Σne nhận = 0,36 + 0,04 = 0,4 mol 

    Áp dụng định luật bảo toàn e

    Σne nhường = Σne nhận = 0,4 mol

    Ta có:

    nH2SO4 = nSO42- + nSO2 + nH2S = \frac{n_{e\:  nhường} }{2} +0,018+0,005=0,385 mol

    Khối lượng của H2SO4 là:

    mH2SO4 = 0,385.98 = 37,73 gam.

  • Câu 8: Thông hiểu

    Quá trình pha loãng dung dịch đậm đặc của acid nào sau đây tỏa rất nhiều nhiệt nên không được tự ý pha loãng?

    Quá trình pha loãng dung dịch đậm đặc H2SO4 tỏa rất nhiều nhiệt nên không được tự ý pha loãng

  • Câu 9: Vận dụng

    Tiến hành ngâm rượu dược liệu:

    Cách tiến hành: Cho dược liệu vào trong lọ, bình hoặc hũ. Đổ một lượng rượu phù hợp rồi bịt kín lại đặt ở nơi tối, mát. Ngâm từ 10 – 15 ngày, mùa đông có thể ngâm lâu hơn. 

    Cho các phát biểu sau:

    (1) Ngâm dược liệu áp dụng phương pháp chiết lỏng - rắn.

    (2) Ngâm dược liệu áp dụng phương pháp chiết lỏng - lỏng.

    (3) Tách lấy chất hữu cơ ra khỏi một hỗn hợp ở thể rắn.

    (4) Tách lấy chất hữu cơ ra khỏi một hỗn hợp ở thể lỏng.

    Các phát biểu đúng là

    Ngâm dược liệu áp dụng phương pháp chiết lỏng – rắn (tách lấy chất hữu cơ ra khỏi một hỗn hợp ở thể rắn). 

  • Câu 10: Nhận biết

    Cặp chất nào dưới đây là đồng đẳng của nhau.

    Chất đồng đẳng la những chất có hành phần phân tử hơn kém nhau 1 hay nhiều nhóm CH2 và có tính chất hóa học tương tự nhau.

    Cặp chất CH3OH và CH3CH2CH2OH là đồng đẳng của nhau đều là alcohol no, đơn chức mạch hở 

  • Câu 11: Nhận biết

    Trong phân tử HNO3, nguyên tử N có

    Trong phân tử HNO3, nguyên tử N có hoá trị IV, số oxi hoá +5.

  • Câu 12: Vận dụng

    Hòa tan hoàn toàn 5,62 gam hỗn hợp gồm Fe2O3, MgO, ZnO trong 500 ml acid H2SO4 0,2 M (vừa đủ). Sau phản ứng cô cạn dung dịch hỗn hợp muối sulfate khan thu được có khối lượng là

    nH2SO4 = 0,5.0,2 = 0,1 mol

    Oxide base tác dụng với acid H2SO4 thì có ta có:

    nH2O = nH2SO4 = 0,1 mol

    ⇒ mH2SO4 = 0,1.98 = 9,8 gam

    mH2O = 0,1.18 = 1,8 gam

    Theo định luật bảo toàn khối lượng ta có:

    noxide + mH2SO4 = mmuối sulfate + mH2O 

    ⇒ mmuối sulfate = noxide + mH2SO4 - mH2O = 5,62 + 9,8 - 1,8 = 13,62 gam

  • Câu 13: Thông hiểu

    Để phân biệt K2SO4 và NaCl bằng dung dịch nào sau đây?

    Để phân biệt K2SO4 và NaCl bằng dung dịch BaCl2

    Xuất hiện kết tủa trắng là k2SO4 không hiện tượng gì là NaCl.

    Phương trình phản ứng minh họa

    BaCl2 + K2SO4 → 2KCl + BaSO4

  • Câu 14: Vận dụng

    Hòa tan 9,6 gam Mg trong dung dịch HNO3 vừa đủ tạo ra 2,479 lít khí NxOy (sản phẩm khử duy nhất, đkc). Xác định công thức khí đó.

    Ta có: nMg = 0,4 mol

    nhh khí = 0,1 mol

    Quá trình nhường nhận electron:

           \overset0{\mathrm{Mg}}\;ightarrow\;\overset{+2}{\mathrm{Mg}}\;+2\mathrm e                                     \mathrm x\overset{+5}{\mathrm N}+\;(5\mathrm x-2\mathrm y)\mathrm e\;ightarrow\;{\overset{+2\mathrm y/\mathrm x}{\mathrm N}}_{\mathrm x}\;

    mol: 0,4                     0,8                              mol:              0,1.(5x-2y)             0,1

    Bảo toàn electron: 0,8 = 0,1. (5x – 2y)

    ⇒ 5x – 2y = 8

    Với: x = 2 thì y = 1 (thỏa mãn)

    ⇒ Khí là N2O.

  • Câu 15: Thông hiểu

    Cặp chất nào sau đây không phải là đồng phân của nhau?

    CH3-CH2-OH; CH3-CHO không phải là đồng phân của nhau vì khác công thức phân tử.

  • Câu 16: Vận dụng

    Sulfur và quặng pyrite sắt là các nguyên liệu chính trong công nghiệp sản xuất sulfuric acid. Tại một nhà máy, cứ đốt cháy 1 tấn quặng pyrite sắt (chứa 84% khối lượng FeS2) bằng không khí, thu được tối đa V m3 khí SO2 (đkc). Giá trị của V là

    Khối lượng FeS2 thực tế: mFeS2 = 1.106.84% = 8,4.105 (gam)

    ⇒ nFeS2 = 8,4.105 :120 = 7000 mol.

    Phương trình phản ứng xảy ra

    4FeS2 + 11O2 \overset{t^{o} }{ightarrow} 2Fe2O3 + 8SO2.

    7000                              → 14000

    Theo phương trình phản ứng ta có:

    nSO2 = 2.FeS2 = 14000 mol

    ⇒ VSO2 = 14000 . 24,79 = 347 060 L ≈ 347,0 m3.

  • Câu 17: Thông hiểu

    Dãy gồm tất cả các chất khi tác dụng với HNO3 thì HNO3 chỉ thể hiện tính acid là:

    HNO3 chỉ thể hiện tính axit là không có phản ứng oxi hóa – khử \Rightarrow các chất đều có các nguyên tố đã đạt số oxi hóa tối đa.

    ⇒ Các chất thỏa mãn là: Fe(OH)3, Na2CO3, Fe2O3, NH3.

  • Câu 18: Thông hiểu

    Cho các hợp chất sau: (1) BaCl2; (2) CH2 = CH – Cl; (3) C6H5 – CHO; (4) CaC2; (5) Al(OH)3; (6) CuSO4; (7) Ca(NO3)2, (8) HCOOH. Số hợp chất nào là hợp chất hữu cơ là?

    Số hợp chất là hợp chất hữu cơ là: CH2 = CH – Cl; (3) C6H5 – CHO; (8) HCOOH

  • Câu 19: Vận dụng

    pH của hỗn hợp dung dịch HCl 0,005M và H2SO4 0,0025M là:

    Ta có: [H+] = 0,005 + 0,0025.2 = 0,01 M

    \Rightarrow pH = -log[H+] = -log[0,01] = 2

  • Câu 20: Thông hiểu

    Một hợp chất hữu cơ A chứa 32% C, 4% H và 64% O về khối lượng. Biết một phân tử A có 6 nguyên tử oxygen, công thức phân tử của A là

    - Hợp chất A có 6 nguyên tử oxygen và chiếm 64% về khối lượng nên khối lượng phân tử của A là:

    M = (6.16) : 64% = 150 (g/mol)

    - Khối lượng của nguyên tố C trong hợp chất là: MC = 150.32% = 48 (g/mol)

    ⇒ Số nguyên tử C trong trong hợp chất A là: 48/12 = 4 nguyên tử.

    - Khối lượng của nguyên tố H trong hợp chất là: MH = 150.4% = 6 (g/mol)

    ⇒ Số nguyên tử H trong trong hợp chất A là: 6/1 = 6 nguyên tử.

    Hợp chất A có 4 nguyên tử C, 6 nguyên tử H và 6 nguyên tử O có công thức phân tử là C4H6O6.

  • Câu 21: Vận dụng cao

    Cho hỗn hợp gồm Fe và FeS tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 2,479 lít hỗn hợp khí X (đkc) có tỉ khối so với hydrogen là 9. Thành phần % theo số mol của hỗn hợp Fe và FeS ban đầu lần lượt là bao nhiêu?

    Phương trình hóa học

    Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

    FeS + H2SO4 → FeSO4+ H2S

    Hỗn hợp khí sinh ra chính là H2 và H2S có số mol lần lượt là x và y

    nhh khí = 0,1 mol ⇒ x + y = 0,1    (1)

    Theo đề bài ta có

    \begin{array}{l}\frac{{2x + 34y}}{{x + y}} = 9.2\Leftrightarrow x = {y_{}}\end{array}  (2)

    Từ (1) và (2) ta có x = 0,05; y = 0,05

    \%\mathrm{Fe}\;=\frac{\;0,05}{0,1}\;.100\%\;=50\%

    ⇒%FeS = 100% - 50% = 50%

  • Câu 22: Thông hiểu

    Cho các chất sau: H2CO3, C2H5OH, KNO3, C6H12O6, NaOH, CH3COOH, Ba(OH)2, H2S. Số chất điện li mạnh là

     Chất điện li mạnh là chất khi tan trong nước phân li hoàn toàn thành các ion.

    • Các chất điện li mạnh: KNO3, NaOH, Ba(OH)2.
    • Các chất điện li yếu: H2CO3, CH3COOH, H2S.
    • Các chất không điện li: C2H5OH, CH3COOH.
  • Câu 23: Nhận biết

    Trong những cơn mưa dông kèm sấm sét, nitrogen kết hợp trực tiếp với oxygen tạo thành sản phẩm là

     Trong những cơn mưa dông kèm sấm sét, nitrogen kết hợp trực tiếp với oxygen theo phương trình hoá học sau: N2(g) + O2(g) ⇌ 2NO(g). 

  • Câu 24: Vận dụng

    Amonium nitrate vừa được dùng làm phân bón, vừa có thể dùng làm thuốc nổ do phản ứng:

    2NH4NO3(g) → 2N2(g) + O2(g) + 4H2O(g)

    Nếu 1 kg NH4NO3 phát nổ, lượng khí thoát ra ở điều kiện chuẩn khoảng (giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn)

    {\mathrm n}_{{\mathrm{NH}}_4{\mathrm{NO}}_3}=\frac{1000}{80}=12,5\;(\mathrm{mol})

              2NH4NO3(g) → 2N2(g) + O2(g) + 4H2O(g)

    mol:     12,5       →      12,5 →    6,25 →  25

    ⇒ V = (12,5 + 6,25 + 25).24,79 = 1084, 3 (lít) ≈ 1,1 (m3)

  • Câu 25: Thông hiểu

    Cho các chất: NaOH, K2CO3, Ba(OH)2, CH3COONa, C2H5OH, HCl, H2SO4, CaCl2. Số các chất khi cho thêm nước tạo thành dung dịch dẫn điện là:

    Số các chất khi cho thêm nước tạo thành dung dịch dẫn điện là 7: NaOH, K2CO3, Ba(OH)2, CH3COONa, HCl, H2SO4, CaCl2

  • Câu 26: Thông hiểu

    Cho giá trị enthalpy tạo thành chuẩn của khí SO2 và khí SO3 lần lượt là −296,8 kJ mol1 và −395,7 kJ mol1. Tính giá trị biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng sau:

    SO2(g) + 1/2O2 (g) → SO3(g)

    Giá trị biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng là:

    ΔrHo298 = (−395,7) − (−296,8) = −98,9 (kJ)

  • Câu 27: Nhận biết

    Khi tách và tinh chế chất lỏng dựa trên sự khác nhau về nhiệt độ sôi của các chất trong hỗn hợp ở áp suất nhất định, người ta thường sử dụng phương pháo nào sau đây?

    Chưng cất là phương pháp tách và tinh chế chất lỏng dựa trên sự khác nhau về nhiệt độ sôi của các chất trong hỗn hợp ở áp suất nhất định. 

  • Câu 28: Nhận biết

    Phương trình điện li nào sau đây viết đúng?

    - HCl là chất điện li mạnh. Phương trình điện li viết đúng:

    H2SO4 → 2H+ + SO42-

    - H2SO3 là chất điện li yếu. Phương trình điện li viết đúng:

    H2SO3 ⇄ H+ + HSO3-

    HSO3- ⇄ H+ + SO32-

    - K2S là chất điện li mạnh. Phương trình điện li viết đúng:

    Na2S → 2Na+ + S2-

  • Câu 29: Thông hiểu

    Cho các chất sau: kim loại Fe, bột CuO, dung dịch K2CO3, dung dịch BaCl2, bột Cu, khí CO2. Số chất phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng là:

    Số chất phản ứng dược với dung dịch H2SO4 loãng là 4: kim loại Fe, bột MgO, dung dịch Na2CO3, dung dịch BaCl2

    Các phương trình hoá học minh hoạ:

    H2SO4 (loãng) + Fe → FeSO4 + H2

    H2SO4 + CuO → CuSO4 + H2O

    H2SO4 + K2CO3 → K2SO4 + CO2 + H2O

    H2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2HCl.

  • Câu 30: Thông hiểu

    Phân tử của mỗi chất A, B và D chứa một trong các nhóm chức: alcohol, ketone hoặc carboxylic acid. Biết rằng trên phổ IR, A cho các hấp thụ đặc trưng ở 2690 cm−1 và 1715 cm−1; B chỉ có hấp thụ đặc trưng ở 3348 cm−1 còn D cho hấp thụ đặc trưng ở 1740 cm−1. Cho biết nhóm chức có trong phân tử chất A là. 

    Dựa vào số sóng hấp thụ ta có: A có nhóm chức carboxylic acid, B có nhóm chức alcohol và D có nhóm chức ketone. 

  • Câu 31: Nhận biết

    Cho cân bằng hóa học: N2(g) + 3H2(g) \overset{t^{\circ},p }{ightleftharpoons} NH3(g). Phản ứng thuận là phản ứng tỏa nhiệt. Cân bằng hóa học không bị dịch chuyển khi

    Chất xúc tác không làm thay đổi cân bằng hóa học chỉ làm tăng tốc độ của phản ứng nhanh đạt đến trạng thái cân bằng.

  • Câu 32: Thông hiểu

    Hãy cho biết dãy các dung dịch nào sau đây có khả năng đổi màu quỳ tím sang đỏ (hồng)?

    Các dung dịch có khả năng đổi màu quỳ tím sang đỏ (hồng) khi có môi trường acid: NaHSO4, HCl và AlCl3.

  • Câu 33: Nhận biết

    Tỉ lệ (tối giản) số nguyên tử C, H, O trong phân tử C2H4O2 lần lượt là

     Tỉ lệ (tối giản) số nguyên tử C, H, O trong phân tử C2H4O2 lần lượt là 1 : 2 : 1.

  • Câu 34: Nhận biết

    Mưa acid tàn phá nhiều rừng cây, ăn mòn nhiều công trình kiến trúc bằng đá và kim loại. Khí nào trong số các khí sau là tác nhân chính tạo ra mưa acid?

    Khí NxOy và khí SO2 là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng mưa acid.

  • Câu 35: Nhận biết

    Chất nào sau đây là hydrocarbon?

    Hydrocarbon là những hợp chất hữu cơ chỉ được tạo thành từ hai nguyên tố carbon và hydrogen.

    Vậy hợp chất hydrocarbon là C4H8.

  • Câu 36: Vận dụng

    Một bình phản ứng có dung tích không đổi, chứa hỗn hợp khí N2 và H2 với nồng độ tương ứng là 0,3M và 0,7M. Sau khi phản ứng tổng hợp NH3 đạt trạng thái cân bằng ở toC, H2 chiếm 50% thể tích hỗn hợp thu được. Hằng số cân bằng KC ở toC của phản ứng có giá trị là:

                       N2(g) + 3H2(g) \overset{t^{\circ},p }{ightleftharpoons} 2NH3

    Ban đầu:     0,3        0,7

    Phản ứng:   x           3x               2x

    Kết thúc:   0,3 – x   0,7 –3x        2x

    \Rightarrow Tổng số nồng độ sau phản ứng: 0,3 – x + 0,7 – 3x + 2x = 1 – 2x

    H2 chiếm 50% thể tích hỗn hợp thu được:

    \Rightarrow\frac{0,7-3\mathrm x}{1-2\mathrm x}=\frac12\Rightarrow\mathrm x=0,1

    ⇒ [NH3] = 0,2 [H2] = 0,7 – 0,3 = 0,4 [N2] = 0,2 

    \Rightarrow{\mathrm K}_{\mathrm C}=\frac{{\lbrack{\mathrm{NH}}_3brack}^2}{{\lbrack{\mathrm H}_2brack}^3.\lbrack{\mathrm N}_2brack}=\frac{0,2^2}{0,4^3.0,2}=3,125

  • Câu 37: Thông hiểu

    Phát biểu nào dưới đây là không đúng?

    Trong dung dịch muối NaAlO2 bị thủy phân: NaAlO2 + HOH ightleftharpoons HAlO2 + NaOH

    Phương trình ion: AlO2- + HOH ightleftharpoons HAlO2 + OH-

    ⇒ Môi trường base làm quỳ tím hóa xanh.

  • Câu 38: Nhận biết

    Khi tiến hành chuẩn độ acid HCl bằng NaOH, thì pH của dung dịch biến đổi như thế nào?

    Khi tiến hành chuẩn độ acid HCl bằng NaOH, thì pH của dung dịch tăng dần, chuyển từ vùng acid sang vùng kiềm.

  • Câu 39: Nhận biết

    Chất nào sau đây vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa?

    SO2 vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa

  • Câu 40: Thông hiểu

    Trong phương trình sau: CH3COOH + H2O ightleftharpoons H3O+ + CH3COO- theo phản ứng thuận, ion hay chất nào đóng vai trò base?

    Theo thuyết Brønsted – Lowry, base là những chất có khả năng nhận ion H+.

    Trong phản ứng, H2O có khả năng nhận ion Hnên là base.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề thi cuối học kì 1 Hóa 11 Cánh diều - Đề 3 Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 13 lượt xem
Sắp xếp theo