Đề thi cuối học kì 1 Hóa 11 Chân trời sáng tạo - Đề 3

Mô tả thêm: Đề thi cuối học kì 1 Hóa 11 gồm nội dung câu hỏi dưới dạng trắc nghiệm với các mức độ khác nhau, giúp bạn học đánh giá chính xác năng lực học.
  • Thời gian làm: 50 phút
  • Số câu hỏi: 40 câu
  • Số điểm tối đa: 40 điểm
Mua gói để Làm bài
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
  • Câu 1: Nhận biết

    Mật ong để lâu thường thấy có những hạt rắn xuất hiện ở đáy chai. Đó là hiện tượng gì?

    Mật ong để lâu thường thấy có những hạt rắn xuất hiện ở đáy chai,đó là do khi để lâu, nước trong mật ong bay hơi làm kết tinh đường glucose và fructose. 

  • Câu 2: Thông hiểu

    Theo thuyết Brønsted - Lowry, dãy chất nào sau đây là acid?

    Thuyết Brønsted - Lowry: Acid là chất cho proton (H+), base là chất nhận proton. 

    \Rightarrow Các chất là acid: Fe3+, Ag+, H2CO3

    Fe3+ + 3H2O ightleftharpoons Fe(OH)3 + 3H+

    Ag+ + H2O ightleftharpoons AgOH + H+

    H2CO3 ightleftharpoons H+ + CO32−

  • Câu 3: Thông hiểu

    Phát biểu nào sau đây là sai?

    Trong phân tử HNO3, nguyên tử N có số oxi hóa +5.

  • Câu 4: Thông hiểu

    Xét các hệ cân bằng sau đây trong một bình kín:

    (1) 2NaHCO3(s) ⇆ Na2CO3(s) + H2O(g) + CO2(g)

    (2) CO2(g) + CaO(s) ⇆ CaCO3(s)

    (3) C(s) + CO2(g) ⇆ 2CO(g)

    (4) CO(g) + H2O(g) ⇆ CO2(g) + H2(g)

    Khi thêm CO2 vào hệ thì các cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận là

    Khi thêm CO2 vào các hệ thì các cân bằng chuyển dịch theo chiều giảm nồng độ CO2.

    - Đối với các cân bằng mà CO2 là chất tham gia phản ứng ⇒ chiều giảm nồng độ CO2 là chiều thuận.

    - Đối với các cân bằng mà CO2 là chất sản phẩm ⇒ chiều giảm nồng độ CO2 là chiều thuận.

    ⇒ Có 2 cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận là (2) và (3).

  • Câu 5: Thông hiểu

    Dãy chất nào dưới đây đều gồm các muối ammonium?

    Muối ammonium đều được tạo bởi cation ammonium (NH4+) và anion gốc acid.

    Dãy chất đều gồm các muối ammonium là: NH4Cl, (NH4)2SO4, NH4NO3.

  • Câu 6: Vận dụng

    Trộn 3 mol SO2 với 2 mol O2, cho hỗn hợp vào bình kín có chứa sẵn chất xúc tác, bật tia lửa điện để phản ứng xảy ra. Sau phản ứng, đưa bình về điều kiện ban đầu thì thấy áp suất trong bình giảm đi 10%. Tính hiệu suất của phản ứng trên.

    Gọi x là số mol oxygen đã phản ứng, ta có:

                     2SO2 + O2 \overset{t^{\circ},xt }{ightleftharpoons} 2SO3

    Ban đầu:     3          2           0       mol

    Phản ứng:  2x         x          2x       mol

    Sau p/ư:  (3 − 2x)  (2 −x)     2x      mol 

    Tổng số mol khí trước phản ứng là: 3 + 2 = 5 mol

    Tổng số mol khí sau phản ứng là: 5 – x

    \frac5{5\mathrm x}=\frac{\mathrm P}{0,9\mathrm P}\Rightarrow\frac5{5-\mathrm x}=\frac1{0,9}\Rightarrow\mathrm x\;=\;0,5

    Xét tỉ lệ giữa số mol và hệ số cân bằng của SO2 và O2, SO2 hết, O2 dư.

    \mathrm H\%=\frac{2\mathrm x}{\mathrm a}.100=\frac{2.0,5}3.100\%=33,3\%

  • Câu 7: Nhận biết

    Các loại bim bim (snack) là món yêu thích của nhiều người, nhất là các bạn trẻ. Lượng bim bim trong các gói thường chỉ chiếm một nửa thể tích, phần còn lại là khí nitrogen. Lí do khí nitrogen được bơm vào gói bim bim là

    Những lý do người ta không bơm không khí mà lại bơm khí nitơ vào các gói bim bim:

    - Khí nitrogen trơ về mặt hóa học nên không làm ảnh hưởng đến chất lượng của bim bim (snack) bên trong.

    - Khí nitrogen cũng là loại khí không màu, không mùi, do đó khi ở trong gói bim bim chúng không làm biến dạng mùi vị sản phẩm, mà còn giữ cho miếng bim bim không bị ỉu, vẫn giòn ngon như ban đầu.

  • Câu 8: Vận dụng

    Xét phản ứng: N2O4(g) ightleftharpoons 2NO2(g)

    Ban đầu nạp 0,12 mol khí N2O4 vào bình thủy tinh có dung tích 0,2 lít. Khi hệ đạt trạng thái cân bằng thì N2O4 có nồng độ là 0,25 M. Hằng số cân bằng KC của phản ứng trên là bao nhiêu?

    CM N2O4 = 0,6 M

                     N2O4(g) ightleftharpoons 2NO2(g)

    Ban đầu:   0,6                  0

    Phản ứng: 0,35      →     0,7

    Cân bằng:  0,25             0,7

    {\mathrm K}_{\mathrm C}=\frac{{\lbrack{\mathrm{NO}}_2brack}^2}{\lbrack{\mathrm N}_2{\mathrm O}_4brack}=\frac{0,7^2}{0,25}=1,96

  • Câu 9: Nhận biết

    Liên kết hóa học trong phân tử hợp chất hữu cơ chủ yếu là

    Liên kết hóa học trong phân tử hợp chất hữu cơ chủ yếu là liên kết cộng hóa trị.

  • Câu 10: Nhận biết

    Phương pháp phổ khối lượng (MS) được dùng để

    Phương pháp phổ khối lượng (MS) được dùng để xác định khối lượng phân tử các hợp chất hữu cơ.

  • Câu 11: Thông hiểu

    Để làm sạch dung dịch NaCl có lẫn Na2SO4 ta dùng:

    Để làm sạch dung dịch NaCl có lẫn Na2SO4 ta dùng dung dịch BaCl2 vì tạo kết tủa với Na2SO4 và chỉ còn lại dung dịch NaCl

    Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2NaCl

  • Câu 12: Thông hiểu

    Nhóm chất nào sau đây không là đồng đẳng của nhau: (I) CH3-CHOH-CH3; (II) HO-CH2-CH3; (III) CH3-CH2-CH2-OH; (IV) (CH3)2CH-CH2-OH.

     (I) và (III) không hơn kém nhau 1 nhóm CH2 nên không là đồng đẳng của nhau.

  • Câu 13: Nhận biết

    Chất khi tan trong nước tạo thành dung dịch dẫn điện là

    Chất khi tan trong nước tạo thành dung dịch dẫn điện là KCl

  • Câu 14: Vận dụng cao

    Hàm lượng cho phép của sulfur trong nhiên liệu là 0,3% về khối lượng. Để xác định hàm lượng sulfur trong một loại nhiên liệu người ta lấy 100,0 gam nhiên liệu đó và đốt cháy hoàn toàn. Khí tạo thành chỉ chứa carbon dioxide, sulfur dioxide và hơi nước được dẫn vào nước tạo ra 500,0 mL dung dịch. Biết rằng tất cả sulfur dioxide đã tan vào dung dịch. Lấy 10,0 mL dung dịch này cho tác dụng với dung dịch KMnO4 5,00.10-3 mol/L thì thể tích dung dịch KMnO4 cần dùng là 12,5 ml. Phần trăm khối lượng của sulfur trong nhiên liệu trên là

    nKMnO4 = 12,5.10-3.5,00.10-3 = 6,25.10-5 mol

                       5SO2   +   2KMnO4  +  2H2O  →  K2SO +  2MnSO +  2H2SO4

    mol: 1,5625.10-4 ← 1,5625.10-4 

    {\mathrm n}_{{\mathrm{SO}}_2}\;(10\;\mathrm{mL})\;=\;1,5625.10^{-4}.\frac{500}{10}=7,8125.10^{-3}\;\mathrm{mol}\;={\mathrm n}_{\mathrm S}\;(500\mathrm{mL})

    Vậy:

    \%\mathrm S=\frac{7,8125.10^{-3}.32}{100}.100\%=0,25\%

  • Câu 15: Thông hiểu

    Trong quá trình làm thí nghiệm với H2SO4 đặc, nóng thường sinh ra khí SO2. Để hạn chế tốt nhất khí SO2 thoát ra gây ô nhiễm môi trường, người ta nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch nào sau đây?

    Để hạn chế khí SO2 bay ra, người ta sử dụng bông tẩm xút vì xút có khả năng phản ứng:

    SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O

  • Câu 16: Nhận biết

    Câu nào sai khi nói về pH của dung dịch ở 25C?

    Công thức đúng: pH = –lg[H+].

  • Câu 17: Thông hiểu

    Trong những cặp chất sau đây, cặp nào là đồng phân của nhau?

    Cặp chất C2H5OH, CH3-O-CH3 là đồng phân của nhau vì có cùng công thức phân tử là C2H6O.

  • Câu 18: Nhận biết

    Hoạt động nào sau đây góp phần gây nên hiện tượng phú dưỡng?

    Chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt,... khi không được xử lí theo quy chuẩn, nếu thải vào sông, hồ cũng gây nên hiện tượng phú dưỡng.

  • Câu 19: Vận dụng

    Dùng 225 tấn quặng pyrite (FeS2) có lẫn 20% tạp chất để sản xuất acid H2SO4 có nồng độ 98%. Biết rằng hiệu suất phản ứng là 85%. Khối lượng acid H2SO4 98% thu được là

    Quặng pyrite (FeS2) có lẫn 20% tạp chất

    ⇒ Lượng FeS2 chứa 80%

    mFeS2 = m quặng .80% = 225.80% = 180 tấn.

    ⇒ nFeS2 = 180 : 120 = 1,5 mol

    Sơ đồ:             FeS2 → 2H2SO

    Theo lý thuyết: 1,5      →  3 (mol)

    mH2SO4 lý thuyết = 3 . 98 = 294 tấn.

    m dung dịch H2SO4 lý thuyết = mH2SO4 lý thuyết : C%.100% = 294 . 98 : 100 = 288,12 tấn.

    Do hiệu suất phản ứng là 85% 

    ⇒ mH2SO4 thực tế = 288,12.85% = 244,902 tấn.

  • Câu 20: Nhận biết

    Hợp chất nào sau đây là dẫn xuất của hydrocarbon?

    Hợp chất CH3COOC2H5 là dẫn xuất của hydrocarbon.

  • Câu 21: Thông hiểu

    Công thức cấu tạo của hợp chất hữu cơ nào sau đây viết đúng?

    Công thức cấu tạo viết đúng là:

    Các công thức còn lại sai vì trong hợp chất hữu cơ: C có hóa trị 4, O có hóa trị 2, H có hóa trị 1, Cl có hóa trị 1.

    Viết đúng:

    ; ;

  • Câu 22: Vận dụng

    Đường được làm từ mật mía và chưa qua tinh luyện thường được gọi là đường đỏ (hoặc đường vàng). Trong đường đỏ có các chất màu và tạp chất. Để tinh luyện đường đỏ thành đường trắng, người ta làm như sau:

    - Hoà tan đường đỏ vào nước nóng, thêm than hoạt tính để khử màu, khuấy, lọc để thu được dung dịch trong suốt không màu.

    - Cô bớt nước, để nguội thu được đường trắng ở dạng tinh thể.

    Cho các phát biểu sau:

    (1) Đường trắng tinh khiết hơn đường đỏ.

    (2) Đường đỏ tinh khiết hơn đường trắng.

    (3) Tinh chế đường đỏ thành đường trắng là phương pháp chiết lỏng – rắn.

    (4) Tinh chế đường đỏ thành đường trắng là phương pháp kết tinh.

    Các phát biểu đúng

    Các phát biểu đúng là: (1) và (3).

    - Trong hai loại đường đỏ và đường trắng thì đường trắng tinh khiết hơn do đã được loại bỏ bớt các tạp chất và chất màu. 

    - Tinh chế đường đỏ thành đường trắng là phương pháp chiết lỏng – rắn.

  • Câu 23: Thông hiểu

    Dãy chất nào dưới đây gồm các chất tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng?

    H2SO4 loãng không tác dụng với oxit axit P2O5

    H2SO4 loãng không tác dụng với Ag, Cu

    Mg, ZnO, Ba(OH)2, CaCO3

    Dãy chất gồm các chất tác dụng được với dung dịch H2SO4loãng Mg, ZnO, BaCl2, Ca(OH)2.

    Phương trình phản ứng minh họa

    Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2

    ZnO + H2SO4 → ZnSO4 + H2O

    BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HCl

    Ca(OH)2 + H2SO4 ⟶ CaSO4 + 2H2O

  • Câu 24: Thông hiểu

    Tính chất nào sau đây về khí sulfur dioxide là không đúng?

    SO2 tan nhiều trong nước tạo thành tạo thành dung dịch acid yếu H2SO3.

  • Câu 25: Vận dụng

    Muốn pha chế 300 ml dung dịch NaOH có pH = 10 thì khối lượng NaOH cần dùng là

    pH = 10 ⇒ pOH = 14 – pH ⇒ [OH] = 10−4 M

    ⇒ nNaOH = 0,3.10−4 = 3. 10−5 (mol)

    ⇒ mNaOH = 3.10−5.40 = 1,2.10−3 (g)

  • Câu 26: Nhận biết

    Phương trình điện li nào dưới đây sai?

    Phương trình điện li sai: CH3COOH ⟶ CH3COO- + H+

    Do CH3COOH là chất điện li yếu nên khi viết phương trình điện li cần sử dụng mũi tên "⇌".

  • Câu 27: Nhận biết

    Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển thành màu xanh?

     Dung dịch chất làm quỳ tím chuyển sang màu xanh khi có môi trường base mạnh.

    ⇒ Chất thỏa mãn là CH3COONa.

  • Câu 28: Thông hiểu

    Cho các chất sau: NaCl; HF; CuSO4; NaOH; Mg(NO3)2; H3PO4; (NH4)3PO4; H2CO3; C2H5OH; CH3COOH; AgNO3; C6H12O6; Al(OH)3; Fe(OH)2; HNO3.

    Số chất điện li mạnh, chất điện li yếu và chất không điện li lần lượt là:

    • Chất điện li mạnh là chất khi tan trong nước, các phân tử hòa tan đều phân li thành ion.
    • Chất điện li yếu là chất khi tan trong nước chỉ có một số phân tử hòa tan phân li thành ion, phần còn lại vẫn tồn tại dưới dạng.
    • Chất không điện li là chất khi hòa tan trong nước, các phân tử không phân li thành ion.

    Các chất điện li mạnh là: NaCl; CuSO4; NaOH; Mg(NO3)2; (NH4)3PO4; AgNO3; HNO3

    Các chất điện li yếu là:  HF; H3PO4; H2CO3; CH3COOH; Al(OH)3; Fe(OH)2

    Các chất không điện li là: C2H5OH; C6H12O6.

  • Câu 29: Nhận biết

    Từ phổ MS của ethanol, người ta xác định được ion phân từ [C2H6O+] có giá trị m/z bằng 46. Vậy phân tử khối của ethanol là:

    Từ phổ MS của ethanol, người ta xác định được ion phân từ [C2H6O+] có giá trị m/z bằng 46. Vậy phân tử khối của ethanol là 46.

  • Câu 30: Nhận biết

    Khí cười (laughing gas) thực chất là một chất kích thích được bán tại các quán bar ở một số quốc gia. Người ta bơm khí này vào một trái bóng bay, gọi là bóng cười và cung cấp cho khách có yêu cầu. Giới Y khoa thế giới đã cảnh báo rằng khí cười ảnh hưởng trực tiếp tới hệ tim mạch, hệ thần kinh và hậu quả xấu nếu lạm dụng sẽ dẫn tới trầm cảm hoặc thiệt mạng. Khí cười có công thức là

    Khí cười có công thức là N2O.

  • Câu 31: Thông hiểu

    Không dùng sulfuric acid đặc để làm khô khí

    Do khí H2S có tính khử mạnh nên có thể tác dụng với H2SO4 đặc:

    H2S + H2SO4 → S + 2H2O + SO2

  • Câu 32: Nhận biết

    Ứng dụng của nitric acid là

    Một số ứng dụng của nitric acid như là: chế tạo thuốc nổ, sản xuất phân bón, sản xuất phẩm nhuộm,...

  • Câu 33: Thông hiểu

    Phổ IR của chất A được cho như hình dưới đây?

    A có thể là chất nào trong số các chất sau:

    A là CH3CH2NH–CH2CH3.

    Do trên phổ IR của A có hấp thụ ở 3281 cm 1, là tín hiệu đặc trưng cho liên kết N−H trong phân tử amine; đồng thời không có hấp thụ trong vùng 1750 − 1670 cm1, là tín hiệu đặc trưng cho hấp thụ của liên kết C=O trong các phân tử còn lại.

  • Câu 34: Nhận biết

    Khi tách và tinh chế chất từ hỗn hợp chất rắn dựa trên độ tan khác nhau của các chất trong dung môi và sự thay đổi độ tan của chúng theo nhiệt độ, người ta thường sử dụng phương pháp nào sau đây?

    Kết tinh là phương pháp tách biệt và tinh chế hỗn hợp các chất rắn dựa vào độ tan khác nhau và sự thay độ tan của chúng theo nhiệt độ.

  • Câu 35: Vận dụng

    Hòa tan hoàn toàn 2,0 gam một hỗn hợp gồm magie (magnesium), nhôm (aluminium) và vàng (gold) bằng dung dịch HNO3 dư thì thu được 0,9916 lít khí không màu hóa nâu trong không khí (đkc) và 0,74 g chất rắn. Thành phần phần trăm về khối lượng của nhôm là

    nNO = 0,04 mol

    Au không phản ứng với HNO3 ⇒ mAu = 0,74 gam

    3Mg + 8HNO3 → Mg(NO3)2 + 2NO + 4H2O

     x                                               \frac23\mathrm x                 mol

    3Al + 8HNO3 → Al(NO3)3 + NO + 2H2O

     y                                            y                       mol

    Ta có hệ phương trình:

    \left\{\begin{array}{l}\frac23\mathrm x+\mathrm y=0,04\\24\mathrm x\;+\;27\mathrm y\;=\;2\;-\;0,74\end{array}ight.\Rightarrow\left\{\begin{array}{l}\mathrm x=0,03\\\mathrm y=0,02\end{array}ight.

    \%{\mathrm m}_{\mathrm{Al}}=\frac{27.0,02}{2,0}.100\%=27\%

  • Câu 36: Vận dụng

    Dung dịch A chứa H2SO4 a M và HCl 0,2 M; dung dịch B chứa NaOH 0,5 M và Ba(OH)2 0,25 M. Biết trộn 100 ml dung dịch A với 120 ml dung dịch B thì thu được dung dịch có pH = 7. Giá trị của a là:

    Dung dịch thu được có pH = 7 ⇒ nH+ = nOH-

    ∑nH+ = 2.a.0,1 + 0,1.0,2 = 0,2a + 0,02 mol

    ∑nOH− = 0,12.0,5 + 2.0,12.0,25 = 0,12 mol 

    ⇒ 0,2a + 0,02 = 0,12 ⇒ a = 0,5

  • Câu 37: Vận dụng

    Để điều chế 12,395 lít NH3 (đkc), người ta dùng 40 gam dung dịch (NH4)2SO4 x% với V mL dung dịch NaOH 2M. Giá trị của x và V lần lượt là 

    Số mol NH3 cần điều chế là: nNH3 = 0,5 mol

    Phương trình hóa học:

            (NH4)2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2NH3 + 2H2O

    mol:    0,25       ←     0,5              ←           0,5       

    \mathrm x=\frac{0,25.132}{40}.100\%=82,5\%

    {\mathrm V}_{\mathrm{NaOH}}=\frac{\mathrm n}{{\mathrm C}_{\mathrm M}}=\frac{0,5}2=0,25\;(\mathrm l)\;=\;250\;\mathrm{ml}

  • Câu 38: Vận dụng

    Chất hữu cơ M chứa 7,86% H; 15,75% N; 40,45% C và còn lại là oxygen về khối lượng. Biết M có phân tử khối nhỏ hơn 100. M là chất nào?

    Gọi công thức tổng quát CxHyOzNt:

    \mathrm x:\mathrm y:\mathrm z:\mathrm t\;=\;\frac{\%{\mathrm m}_{\mathrm C}}{12}:\frac{\%{\mathrm m}_{\mathrm H}}1:\frac{\%{\mathrm m}_{\mathrm O}}{16}:\frac{\%{\mathrm m}_{\mathrm N}}{14}

                         =\frac{40,45}{12}:\frac{7,86}1:\frac{35,94}{16}:\frac{15,75}{14}

                         =  3 : 7 : 2 : 1 

    ⇒ Công thức đơn giản của M là C3H7O2N

    Mà MC3H7O2N < 100 ⇒ Công thức phân tử của M là C3H7O2N.

  • Câu 39: Nhận biết

    Tính chất nào sau đây không phải tính chất vật lí của sulfur?

    Ở điều kiện thường, sulfur là chất rắn, màu vàng, không tan trong nước, tan nhiều trong các dung môi hữu cơ như benzene, carbon disufite (CS2), ...

  • Câu 40: Vận dụng

    Một học sinh thực hiện thí nghiệm sau: Lấy 10 mL dung dịch HCl 0,2 M cho vào 5 mL dung dịch NH3 thu được dung dịch A. Chuẩn độ lượng HCl dư trong dung dịch A bằng dung dịch NaOH 0,1 thấy phản ứng hết 10,2 mL. Tính nồng độ của dung dịch NH3 ban đầu.

    Phương trình hóa học:

    NH3 + HCl → NH4Cl

    HCl + NaOH → NaCl + H2O

    Số mol HCl ban đầu là:  nHCl = 10.10-3.0,2 = 2.10-3 (mol)

    Số mol HCl dư = số mol NaOH phản ứng = 10,2.10-3.0,1 = 1,02.10-3 (mol)

    Số mol HCl phản ứng với NH3 là:

    nHCl pư = nHCl ban đầu - nHCl dư = 2.10-3 – 1,02.10-3 = 0,98.10-3 (mol)

    ⇒ nNH3 = 0,98.10-3 (mol)

    Nồng độ của dung dịch NH3 ban đầu là: 

    {\mathrm C}_{\mathrm M\;({\mathrm{NH}}_3)}=\frac{0,98.10^{-3}}{5.10^{-3}}=0,196\;\mathrm M

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề thi cuối học kì 1 Hóa 11 Chân trời sáng tạo - Đề 3 Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 14 lượt xem
Sắp xếp theo