Đề thi cuối học kì 2 Hóa 10 Cánh diều - Đề 1

Mô tả thêm: Đề thi cuối học kì 2 Hóa 10 gồm nội dung câu hỏi dưới dạng trắc nghiệm với các mức độ khác nhau, giúp bạn học đánh giá chính xác năng lực học.
  • Thời gian làm: 50 phút
  • Số câu hỏi: 40 câu
  • Số điểm tối đa: 40 điểm
Mua gói để Làm bài
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
  • Câu 1: Nhận biết

    Hai chất nào sau đây được cho vào muối ăn để bổ sung nguyên tố iodine, phòng ngừa bệnh bướu cổ ở người?

    KI, KIO3 được cho vào muối ăn để bổ sung nguyên tố iodine. 

  • Câu 2: Vận dụng

    Hòa tan hết 27,6 g muối R2CO3 vào một lượng vừa đủ dung dịch HCl 2 M, thu được 29,8 g muối. Xác định tên R và thể tích dung dịch HCl đã dùng.

    Gọi số mol của muối R2CO3 là x (mol), ta có:

           R2CO3 + 2HCl → 2RCl + CO2 + H2O

    mol:    x   →     2x   →   2x

    Theo bài ra ta có:

    mR2CO3 = (2R + 60)x = 27,6       (1)

    mRCl2 = (R + 35,5).2x = 29,8           (2)

    Giải hệ phương trình ta có: Rx = 7,8, x = 0,2

    \Rightarrow\mathrm R=\frac{7,8}{0,2}=39\;(\mathrm K)

    Theo phương trình:nHCl = 2.nR2CO3 = 0,4 mol

    ⇒ CM HCl = \frac{0,4}2 = 0,2 M.

  • Câu 3: Thông hiểu

    Dẫn khí chlorine vào dung dịch FeCl2, nhận thấy dung dịch từ màu lục nhạt chuyển sang màu vàng nâu. Phản ứng này thuộc loại:

    Dẫn khí Cl2 qua dung dịch FeCl2 xảy ra phản ứng: FeCl2 + \frac12 Cl2 → FeCl3.

    Đây là phản ứng oxi hóa khử, trong đó chất khử là FeCl2 và chất oxi hóa là Cl2.

  • Câu 4: Thông hiểu

    Trong các phản ứng sau, phản ứng nào sai?

     Cu không phản ứng được với HCl.

  • Câu 5: Thông hiểu

    Khi mở một lọ đựng dung dịch acid HCl 37% trong không khí ẩm, thấy có khói trắng bay ra. Khói đó là do nguyên nhân nào sau đây?

    Khi mở một lọ đựng dung dịch acid HCl 37% trong không khí ẩm, thấy có khói trắng bay ra. Khói đó là do nguyên nhân HCl dễ bay hơi, hút ẩm tạo ra các giọt nhỏ acid HCl.

  • Câu 6: Nhận biết

    Cho dãy acid: HF, HCl, HBr, HI. Theo chiều từ trái sang phải tính chất acid biến đổi như sau:

    Tính acid của các hydrohalic acid tăng dần từ hydrofluoric acid đến hydroiodic acid.

  • Câu 7: Nhận biết

    Chất xúc tác trong phản ứng hóa học có tác dụng làm tăng tốc độ phản ứng, sau khi phản ứng sau chất xúc tác sẽ:

    Chất xúc tác có tác dụng làm tăng tốc độ phản ứng, sau khi phản ứng chất xúc tác còn nguyên, khối lượng không thay đổi.

  • Câu 8: Thông hiểu

    Phản ứng nào sau đây có thể tự xảy ra ở điều kiện thường?

    Phản ứng giữa Fe và dung dịch H2SO4 loãng có thể tự xảy ra ở điều kiện thường

    Fe(s) + H2SO4(aq) → FeSO4(aq) + H2(g)

    Các phản ứng còn lại cần cung cấp nhiệt thì phản ứng mới xảy ra.

  • Câu 9: Nhận biết

    Số oxi hoá của chromium (Cr) trong Na2CrO4

    Trong Na2CrO4, số oxi hóa của O là -2; số oxi hóa của Na là +1.

    Gọi số oxi hoá của chromium là x. Ta có:

    2 × (+1) + x + 4 × (-2) = 0 ⇒ x = +6.

  • Câu 10: Vận dụng

    Trong quá trình tổng hợp nitric acid, có giai đoạn đốt cháy NH3 bằng O2 có xúc tác. Phản ứng xảy ra trong pha khí như sau:

    4NH3 + 5O2 → 4NO + 6H2O

    Trong một thí nghiệm, cho vào bình phản ứng (bình kín) khí NH3 và khí O2 (có xúc tác, các thể tích khí đo ở đkc). Sau khi thực hiện phản ứng 2,5 giờ, thấy có 0,432 g nước tạo thành. Tính tốc độ trung bình của phản ứng theo đơn vị mol/h.

    Trong bình kín, tỉ lệ về nồng độ chính là tỉ lệ về số mol.

    Do đó, tốc độ phản ứng có thể được tính thông qua công thức:

    \mathrm v\;=\;-\frac{\triangle{\mathrm n}_{{\mathrm{NH}}_3}}{4\triangle\mathrm t}=-\frac{\triangle{\mathrm n}_{{\mathrm O}_2}}{5\triangle\mathrm t}=\frac{\triangle{\mathrm n}_{\mathrm{NO}}}{4\triangle\mathrm t}=\frac{\triangle{\mathrm n}_{{\mathrm H}_2\mathrm O}}{6\triangle\mathrm t}

    Ta có: nH2O = 0,024 mol.

    Tốc độ phản ứng trung bình của phản ứng:

    \mathrm v=\frac{\triangle_{{\mathrm n}_{{\mathrm H}_2\mathrm O}}}{6\triangle\mathrm t}=\frac{0,024-0}{6.(2,5-0)}=1,6.10^{-3}\;(\mathrm{mol}/\mathrm h)

  • Câu 11: Thông hiểu

    Thực phẩm bị ôi thiu do các phản ứng oxi hóa của oxygen cũng như sự hoạt động của vi khuẩn. Biết rằng nồng độ oxygen trong túi thực phẩm sau khi bơm N2 hoặc CO2 chỉ còn khoảng 2 – 5%. Để hạn chế sự ôi thiu, người ta bơm N2 hoặc CO2 vào túi đựng thực phẩm trước khi đóng gói nhằm

    Bơm N2 hoặc CO2 vào túi để đẩy bớt oxygen ra ngoài ⇒ giảm nồng độ oxygen trong túi ⇒ giảm tốc độ phản ứng oxi hóa của oxygen ⇒ hạn chế sự ôi thiu thực phẩm.

  • Câu 12: Nhận biết

    Ở cùng một nồng độ, phản ứng nào dưới đây có tốc độ phản ứng xảy ra chậm nhất.

  • Câu 13: Thông hiểu

    Trong gia đình, nồi áp suất được sử dụng để nấu chín kĩ thức ăn. Lí do nào sau đây không đúng khi giải thích cho việc sử dụng nồi áp suất?

    Dùng nồi áp suất không làm tăng diện tích tiếp xúc giữa thức ăn và gia vị so với nồi thông thường.

  • Câu 14: Nhận biết

    Phản ứng hóa học xảy ra đồng thời quá trình nhường và nhận electron được gọi là phản ứng

    Phản ứng hóa học xảy ra đồng thời quá trình nhường và nhận electron được gọi là phản ứng oxi hóa - khử.

  • Câu 15: Thông hiểu

    Phản ứng của 1 mol enthanol lỏng với oxygen xảy ra theo phương trình:

    C2H5OH(l) + O2(g) → CO2(g) + H2O(l)

    Những nhận định nào sau đây là đúng?

    (1) Đây là phản ứng tỏa nhiệt vì nó tạo ra khí CO2 và nước lỏng.

    (2) Đây là phải là phản ứng oxi hóa – khử với tổng số hệ số cân bằng trong phương trình phản ứng là 9.

    (3) Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng sẽ thay đổi nếu nước tạo ra ở thể khí.

    (4) Sản phẩm của phản ứng chiếm một thể tích lớn hơn so với chất phản ứng.

    C2H5OH(l) + O2(g) → CO2(g) + H2O(l)

    Phát biểu (1) sai vì để xét phản ứng tỏa nhiệt hay thu nhiệt cần dựa vào năng lượng hóa học của phản ứng.

    Phát biểu (2) đúng, tổng hệ số cân bằng của phản ứng là: 1 + 3 + 2 + 3 = 9.

    Phát biểu (3) đúng.

    Phát biểu (4) sai, sản phẩm của phản ứng chiếm một số mol lớn hơn so với chất phản ứng.

  • Câu 16: Nhận biết

    Trước đây, các hợp chất CFC được sử dụng cho các hệ thống làm lạnh. Tuy nhiên hiện nay, người ta sản xuất hydrochlorofluorocarbon (HCFC) thay thế CFC. Nguyên nhân là do

    Do tác động phá hủy tầng ozone của CFC nên đầu thế kỉ XXI, các hợp chất CFC đã bị cấm sản xuất. Gần đây, từ hydrogen fluoride, người ta sản xuất hydrochlorofluorocarbon (HCFC) thay thế CFC.

  • Câu 17: Nhận biết

    Cho phản ứng sau:

    SO2(g) + 1/2O2(g) ⇌ SO3(l)

    Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng tính theo nhiệt tạo thành là

    Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng theo nhiệt tạo thành là:

    \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^0 = \triangle_{\mathrm f}\mathrm H_{298}^0(SO3(l)) – [\triangle_{\mathrm f}\mathrm H_{298}^0(SO2(g)) + \frac12\triangle_{\mathrm f}\mathrm H_{298}^0(O2(g))].

  • Câu 18: Vận dụng

    Khối lượng CaF2 cần dùng để điều chế 400 gam dung dịch hydrofluoric acid nồng độ 40% (hiệu suất phản ứng bằng 80%) là

    C%HF = mHF/400 .100 = 40%

    ⇒ mHF =160 (g) ⇒ nHF = 8 (mol)

    CaF2 + H2SO4 → CaSO4 + 2HF

     4                 ←                       8 

    Do H% = 60% ⇒ nCaF2 = \frac{4.\;100}{80} = 5 mol

    m = 5. (40+19.2) = 390 (g)

  • Câu 19: Vận dụng

    Đốt m gam bột Al trong bình đựng khí chlorine dư. Phản ứng xong thấy khối lượng chất rắn trong bình tăng 106,5 gam. Khối lượng Al đã tham gia phản ứng là:

    Khối lượng chất rắn trong bình tăng chính là khối lượng clo tham gia phản ứng.

    Ta có:

    mCl2 = 106,5 g \Rightarrow nCl2 = \frac{106,5}{71} = 1,5 mol

    Phương trình hóa học:

    2Al + 3Cl2 → 2AlCl3

    Ta có:

    nAl = \frac23. nCl2 = 1,5 = 1 mol

    \Rightarrow mAl = 1.27 = 27 gam

  • Câu 20: Thông hiểu

    Từ một miếng đá vôi và một lọ dung dịch HCl 1 M, thí nghiệm được tiến hành trong điều kiện nào sau đây sẽ thu được lượng CO2 lớn nhất trong một khoảng thời gian xác định?

    Lượng CO2 sẽ thu được lớn nhất khi tiến hành trong điều kiện: Tán nhỏ miếng đá vôi, cho vào dung dịch HCl 1M, đun nóng.

  • Câu 21: Vận dụng

    Biết rằng sau khi tăng nhiệt độ lên 10C thì tốc độ phản ứng tăng lên hai lần. Vậy khi tăng nhiệt độ từ 35C đến 95C thì tốc độ phản ứng tăng lên bao nhiêu lần?

    Cứ tăng nhiệt độ lên 10oC tốc độ của phản ứng tăng 2 lần

    Ta có: \frac{95-35}{10}=6

    \Rightarrow Tăng nhiệt độ 35oC lên 95oC nghĩa là tăng nhiệt độ lên liên tiếp 6 lần, mỗi lần 10oC

    \Rightarrow Tốc độ phản ứng tăng 26 = 64 lần.

  • Câu 22: Thông hiểu

    Đổ dung dịch chứa 1 g HBr vào dung dịch chứa 1 g NaOH. Nhúng giấy quì tím vào dung dịch thu được thì giấy quì tím chuyển sang màu:

                 HBr + NaOH → NaBr + H2

    mol bđ: \frac1{81}\;      \frac1{40}

     ⇒ NaOH dư, HBr phản ứng hết ⇒ dung dịch làm quỳ chuyển sang màu xanh. 

  • Câu 23: Vận dụng

    X, Y là hai nguyên tố halogen thuộc hai chu kì liên tiếp trong bảng hệ thống tuần hoàn. Hỗn hợp của A có chứa hai muối của X và Y với sodium. Để kết tủa hoàn toàn 2,2 gam hỗn hợp A, phải dùng 150 ml dung dịch AgNO3 0,2M. Xác định hai nguyên tố X, Y.

    nAgNO3 = 0,15.0,2 = 0,03 (mol)

    Gọi công thức chung của hai muối là \mathrm{Na}\overline{\mathrm X}

    Na\overline{\mathrm X} + AgNO3 ightarrow Ag\overline{\mathrm X} + NaNO3

    0,03 \leftarrow 0,03

    \Rightarrow{\overline{\mathrm M}}_{\mathrm A}\;=\frac{2,2}{0,03}=73,33\;(\mathrm g/\mathrm{mol}) 

    ⇒ 23 + M\overline{\mathrm X} = 73,33

    ⇒ M\overline{\mathrm X} = 50,33

    Vì X, Y là 2 halogen thuộc 2 chu kì liên tiếp nhau trong bảng hệ thống tuần hoàn nên 2 nguyên tố là Cl và Br.

  • Câu 24: Thông hiểu

    Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng oxi hoá – khử?

    Nhỏ từ từ HCl vào dung dịch chứa NaOH xảy ra phản ứng:

    NaOH + HCl ightarrow NaCl + H2O

    Phản ứng không có sự thay đổi số oxi hóa \Rightarrow không phải phản ứng oxi hóa khử.

  • Câu 25: Nhận biết

    Tốc độ của một phản ứng hóa học lớn nhất khoảng thời điểm nào?

    Các phản ứng khác nhau có tốc độ phản ứng khác nhau, không thể xác định được một cách tổng quát khoảng thời điểm mà tại đó tốc độ phản ứng hóa học là lớn nhất. 

  • Câu 26: Vận dụng

    Trong công nghiệp, sulfuric acid được sản xuất từ quặng pirite sắt có thành phần chính là FeS2, theo sơ đồ sau: FeS2 → SO2 → SO3 → H2SO4

    Tính khối lượng H2SO4 98% điều chế được từ 1 tấn quặng chứa 60% FeS2. Biết hiệu suất cả quá trình là 80%. 

    1 tấn quặng chứa 60% FeS2 (M = 120 g/mol−1).

    Số mol FeS2 trong 1 tấn quặng trên là:

    \frac{10^6}{120}.\frac{60}{100}=5000\;(\mathrm{mol})

    Sơ đồ phản ứng: FeS2 → 2SO2 → 2SO3 → 2H2SO4

    Dựa trên sơ đồ có số mol H2SO4 là 2.5000 = 10000 mol.

    Khối lượng H2SO4 thu được là:

    mH2SO4 = 98.10000 = 980000 gam = 980 kg = 0,98 tấn.

    Khối lượng H2SO4 98% thu được là: 

    \frac{0,98}{98}.100\;=\;1\;(\mathrm{tấn})

    Do hiệu suất cả quá trình là 80% nên khối lượng H2SO4 98% thực tế thu được là: 

    1.\frac{80}{100}=0,8\;\mathrm{tấn}

  • Câu 27: Vận dụng cao

    Cho phản ứng đơn giản:

    H2 + I2 → 2HI

    Người ta thực hiện ba thí nghiệm với nồng độ các chất đầu (CH2 và CI2) được lấy khác nhau và xác định được tốc độ tạo thành HI trong 20 giây đầu tiên, kết quả cho trong bảng sau:

    CH2 (M)CI2 (M)\frac{\triangle{\mathrm C}_{\mathrm{HI}}}{\triangle_{\mathrm t}}(\mathrm{Ms}^{-1})
    0,100,205,00
    0,200,2010,00
    0,100,153,75

    Biểu thức định luật tác dụng viết cho phản ứng trên là 

    Tốc độ chung của phản ứng = \frac12 tốc độ tạo thành HI. 

    CH2 (M)CI2 (M)\frac{\triangle{\mathrm C}_{\mathrm{HI}}}{\triangle_{\mathrm t}}(\mathrm{Ms}^{-1})v(Ms-1)k(M-1s-1)
    0,100,205,002,500125
    0,200,2010,005,000125
    0,100,153,751,875125

    ⇒ v = 125CH2.CI2.

  • Câu 28: Nhận biết

     Đồ thị dưới đây biểu diễn sự phụ thuộc của tốc độ phản ứng vào nhiệt độ. 

    Từ đồ thị trên, ta thấy tốc độ phản ứng

    Theo đồ thị ta thấy khi nhiệt độ tăng, tốc độ phản ứng tăng. 

  • Câu 29: Thông hiểu

    Cho các hợp chất sau: H2SO4; Na2SO4; Na2S; CaSO3. Số hợp chất trong đó sulfur có số oxi hoá +4 là

    Áp dụng quy tắc xác định số oxi hóa của các nguyên tử nguyên tố trong hợp chất: 

    H2SO4: H: +1, O: –2 ⇒ (+1).2 + S + (–2).4 = 0 ⇒ S: + 6

    Na2SO4: Na: +1, O: –2 ⇒ 2.(+1) + S + (–2).4 = 0 ⇒ S: +6

    CaSO3: Ca: +2, O: –2 ⇒ (+2) + S + (–2).3 = 0 ⇒ S: +4

    NaHS: Na: +1, H +1 ⇒ (+1) + (+1) + S = 0 ⇒ S: –2

    Vậy chỉ có 1 chất trong đó S có số oxi hóa +4.

  • Câu 30: Thông hiểu

    Để phân biệt các dung dịch riêng biệt: NaCl, MgCl2, AlCl3, FeCl3 có thể dùng dung dịch

    Cho dung dịch NaOH từ từ đến dư lần lượt vào các dung dịch NaCl, MgCl2, AlCl3, FeCl3

    + Dung dịch nào xuất hiện kết tủa trắng là MgCl2:

    MgCl2 + 2NaOH → Mg(OH)2↓(trắng keo) + H2O

    + Dung dịch nào xuất hiện kết tủa trắng keo, sau đó kết tủa tan là AlCl3:

    AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3↓ ( trắng keo) + 3NaCl

    Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O

    + Dung dịch nào xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ là FeCl3:

    FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3↓(nâu đỏ) + 3NaCl

    + Dung dịch còn lại không có hiện tượng gì là NaCl.

  • Câu 31: Thông hiểu

    Dựa vào phương trình nhiệt hóa học của phản ứng sau:

    H2(g) + F2(g) → 2HF(g) \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^0 = –546,00 kJ

    Giá trị \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^0 của phản ứng \frac12H2(g) + \frac12F2(g) → HF(g) là

    Giá trị \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^0 của phản ứng \frac12H2(g) + \frac12F2(g) → HF(g) là:

    \frac{-546,00}2=-273,00\;\mathrm{kJ} 

  • Câu 32: Nhận biết

    Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các ion halide (X-) là:

    Ta có:

      X + 1e  →  X-

    ns2 np5     ns2 np6

  • Câu 33: Vận dụng

    Biến thiên enthalpy chuẩn của quá trình hóa hơi của nước H2O(l) → H2O(g) có giá trị \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^0 = +44 kJ/mol. Biến thiên enthalpy khi làm bay hơi 27 gam nước là

    nH2O = 1,5 mol

    Làm bay hơi 1 mol nước cần cung cấp nhiệt lượng: \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^0 = 44 kJ/mol.

    ⇒ Làm bay hơi 1,5 mol nước cần cung cấp nhiệt lượng \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^0 = 1,5.44 = 66 kJ/mol.

    Vì phản ứng thu nhiệt nên \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^0 = +66 kJ/mol.

  • Câu 34: Nhận biết

    Đặc điểm nào là đặc điểm chung của các đơn chất halogen?

    - F2 chỉ có tính oxi hóa, các halogen còn lại thể hiện cả tính khử và tính oxi hóa.

    - Các đơn chất halogen đều có tính oxi hóa mạnh.

    - F2 và Cl2 ở dạng khí; Br2 dạng lỏng; I2 dạng rắn.

    - F2 phản ứng mạnh với nước, Cl2 và Br2 có phản ứng thuận nghịch với nước, còn I2 tan rất ít và hầu như không phản ứng.

  • Câu 35: Vận dụng

    Cho các phản ứng sau:

    KClO3 \xrightarrow{\mathrm t^\circ} A + B

    A + MnO2 + H2SO4 → C + D + E + F

    A → G + C

    G + H2O → L + M

    C + L \xrightarrow{\mathrm t^\circ} KClO3 + A + F

    Cho các phát biểu sau:

    (1) B là khí không màu, nặng hơn không khí, ít tan trong nước và duy trì sự cháy.

    (2) Cả 5 phản ứng trên đều thuộc phản ứng oxi hóa - khử.

    (3) 1 mol G tác dụng với nước tạo 0,5 mol khí H2.

    (4) L làm quỳ ẩm chuyển màu xanh.

    Số phát biểu đúng là:

    2KClO3 \xrightarrow{\mathrm t^\circ} 2KCl (A) + 3O2 (B)

    2KCl + MnO2 + 2H2SO4 ightarrow Cl2 (C) + K2SO4 (D) + MnSO4 (E) + H2O (F)

    2KCl ightarrow 2K (G) + Cl2

    2K + 2H2O ightarrow 2KOH (L) + H2 (M)

    Cl2 + KOH \xrightarrow{\mathrm t^\circ} KClO3 + KCl + H2O

    ⇒ Cả 4 phát biểu đều đúng.

  • Câu 36: Vận dụng

    Khi tiếp xúc với các đơn chất fluorine, chlorine, bromine, cơ thể người có thể bị ngộ độc do độc tính cao của chúng. Ngưỡng gây chết người của chlorine là 98,6 mg trong 1 m3 không khí. Khi cho 10 m3 không khí có chứa khí chlorine đi qua một ống đựng muối KBr, khối lượng của muối đó giảm bớt 0,0445 mg. Hàm lượng của khí chlorine (mg/m3) trong không khí là:

     Cl2 + 2KBr ightarrow 2KCl + Br2

    1mol   238 g    149 g    1 mol; khối lượng muối giảm 89 gam.

    x mol                                       khối lượng muối giảm 0,0445 gam

     \Rightarrow \mathrm x\;=\;\frac{0,0445}{89}=0,0005\;(\mathrm{mol})

    ⇒ Lượng khí chlorine có trong 10 m3 không khí là:

    0,0005.71 = 0,0355 g = 35,5 mg

    ⇒ Hàm lượng của khí chlorine trong không khí là:

    \frac{35,5}{10}=3,55\;(\mathrm{mg}/\mathrm m^3)

  • Câu 37: Thông hiểu

    Dãy các đơn chất halogen nào sau đây được xếp theo thứ tự tính oxi hóa tăng dần?

    Đơn chất halogen đều có tính oxi hóa mạnh và tính oxi hóa giảm dần từ fluorine đến iodine.

  • Câu 38: Vận dụng

    Cho lượng dư dung dịch AgNO3 vào dung dịch hỗn hợp gồm 0,1 mol NaF và 0,1 mol NaCl. Khối lượng kết tủa tạo thành là

    NaF không phản ứng với AgNO3.

    AgNO3 + NaCl → AgCl↓ + NaNO3

    0,1 mol → 0,1 mol

    m↓ = 0,1.(108+35,5) = 14,35 (g)

  • Câu 39: Nhận biết

    Cho phản ứng hoá học sau

    Zn (s) + H2SO4 (aq) → ZnSO4 (aq) + H2 (g)

    Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng?

    Thể tích dung dịch sulfuric acid là yếu tố không làm ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng. Vì thể tích dung dịch bao gồm cả nước và acid. Khi thể tích tăng nhưng lượng acid giữ nguyên thì tốc độ phản ứng không thay đổi.

  • Câu 40: Nhận biết

    Phương án nào dưới đây mô tả đầy đủ nhất các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng?

     Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng: Nồng độ, nhiệt độ, chất xúc tác, áp suất, diện tích bề mặt tiếp xúc.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề thi cuối học kì 2 Hóa 10 Cánh diều - Đề 1 Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 3 lượt xem
Sắp xếp theo