Đề thi cuối học kì 2 Hóa 10 Chân trời sáng tạo - Đề 1

Mô tả thêm: Đề thi cuối học kì 2 Hóa 10 gồm nội dung câu hỏi dưới dạng trắc nghiệm với các mức độ khác nhau, giúp bạn học đánh giá chính xác năng lực học.
  • Thời gian làm: 50 phút
  • Số câu hỏi: 40 câu
  • Số điểm tối đa: 40 điểm
Mua gói để Làm bài
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
  • Câu 1: Thông hiểu

    Cho các phát biểu sau:

    (a) Iodine là nguyên tố đa lượng cần thiết cho dinh dưỡng của con người.

    (b) Từ fluorine đến iodine màu sắc halogen đậm dần.

    (c) Nhiệt độ sôi của các hydrogen halide tăng dần từ HF đến HI.

    (d) Hydrofluoric acid (HF) là acid mạnh.

    Số phát biểu sai

    (a) Sai, vì iodine là nguyên tố vi lượng cần thiết cho dinh dưỡng của con người.

    (b) Đúng.

    (c) Đúng.

    (d) Sai. HF là một acid yếu.

  • Câu 2: Vận dụng

    Cho halogen X2 tác dụng hết với potassium thì thu được 1,49 gam muối potassium halide. Cũng lượng X2 đó nếu cho tác dụng hết với aluminium thì thu được 0,89 gam muối aluminium halide. Nguyên tố halogen X là

    Gọi số mol X2 là a mol.

           X2 + 2K → 2KX

    mol: a        →        a

          3X2 + 2Al → 2AlX3

    mol: a       →       2/3a

    Ta có hệ phương trình: 

    \left\{\begin{array}{l}2\mathrm a.(39\;+\;\mathrm X)\;=\;1,49\\\frac23\mathrm a.(27\;+\;3.\mathrm X)=0,89\end{array}ight.\Rightarrow\left\{\begin{array}{l}\mathrm a\;=\;0,01\\\mathrm a.\mathrm X=0,355\end{array}ight.

    ⇒ X = 35,5 (Cl)

    Vậy X là chlorine.

  • Câu 3: Nhận biết

    Các enzyme là chất xúc tác, có chức năng: 

    Chất xúc tác làm tăng tốc độ của phản ứng hóa học (cụ thể là làm giảm năng lượng hoạt hóa của phản ứng) nhưng vẫn bảo toàn về chất và lượng khi phản ứng kết thúc.

  • Câu 4: Nhận biết

    Phương trình hóa học nào sau đây không đúng?

    2Fe + 3Cl2 \xrightarrow{\mathrm t^\circ} 2FeCl3.

  • Câu 5: Thông hiểu

    Trong phản ứng tạo thành calcium chloride từ đơn chất: Ca + Cl2 → CaCl2. Kết luận nào sau đây đúng?

    Trong phản ứng xảy ra các quá trình:

    \overset0{\mathrm{Ca}}\;ightarrow\overset{+2}{\mathrm{Ca}}+\;2\mathrm e

    {\overset0{\mathrm{Cl}}}_2\;+2\mathrm e\;ightarrow2\mathrm{Cl}^-

    ⇒ Mỗi nguyên tử Ca nhường 2 electron và mỗi nguyên phân tử chlorine nhận 2 electron.

  • Câu 6: Nhận biết

    Dung dịch muối nào sau đây tác dụng với dung dịch AgNO3 tạo kết tủa màu trắng?

    NaF + AgNO3 ightarrow không phản ứng

    NaCl + AgNO3 ightarrow AgCl + NaNO3

                              (\downarrow trắng)

    NaBr + AgNO3 ightarrow AgBr + NaNO3

                             (\downarrow vàng nhạt)

    NaI+ AgNO3 ightarrow AgI + NaNO3

                          (\downarrow vàng)

  • Câu 7: Thông hiểu

    Cho phản ứng:

    Zn(s) + 2HCl(aq) ightarrow ZnCl2(aq) + H2(g)

    Nếu tăng nồng độ dung dịch HCl thì số lần va chạm giữa các chất phản ứng sẽ:

    Tăng nồng độ HCl lên thì số phân tử HCl sẽ tăng, do đó số lần va chạm hiệu quả giữa phân tử Zn và HCl sẽ tăng lên, do đó tốc độ phản ứng tăng.

  • Câu 8: Vận dụng
    Ở 35oC, phản ứng có tốc độ là 0,036 mol/ (L.h); ở 45oC, phản ứng có tốc độ là 0,09 mol/ (L.h). Hệ số nhiệt độ γ của phản ứng là
     

      Hệ số nhiệt độ γ = \frac{0,09}{0,036}=2,5

  • Câu 9: Thông hiểu

    Người ta thường sử dụng nhiệt của phản ứng đốt than đá để nung vôi. Biện pháp kĩ thuật nào sau đây không được sử dụng để làm tăng tốc độ phản ứng nung vôi?

     CaCO3(s) \overset{t^{\circ} }{ightleftharpoons} CaO(s) + CO2 (s) △H > 0 

    - Đập nhỏ đá vôi giúp đá vôi có diện tích tiếp xúc lớn hơn, dễ nhiệt phân hơn \Rightarrow tăng tốc độ phản ứng.

    - Tăng nhiệt độ giúp phản ứng xảy ra nhanh hơn \Rightarrow tăng tốc độ phản ứng.

    - CO2 là sản phẩm tạo thành, do vậy tăng nồng độ CO2 dẫn đến không làm tăng được tốc độ phản ứng.

    - Thổi không khí nén vào bình giúp tăng áp suất và nhiệt độ \Rightarrow tăng tốc độ phản ứng.

  • Câu 10: Nhận biết

    Xét phản ứng điều chế H2 trong phòng thí nghiệm:

    Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2.

    Chất đóng vai trò chất khử trong phản ứng là

    Trong phản ứng xảy ra các quá trình:

    \overset0{\mathrm{Zn}}\;ightarrow\overset{+2}{\mathrm{Zn}}\;+2\mathrm e

    \overset{+1}{\mathrm H}\;+\;1\mathrm e\;ightarrow\overset0{\mathrm H}

    Chất khử là chất nhường electron ⇒ Zn là chất khử.

  • Câu 11: Nhận biết

    Nguyên tử chlorine không có khả năng thể hiện số oxi hóa nào sau đây?

    Chlorine có thể có các số oxi hóa: –1, 0, +1, +3, +5, +7.

  • Câu 12: Vận dụng

    Cho 2,13 gam hỗn hợp X gồm ba kim loại ở dạng bột tác dụng hoàn toàn với oxygen dư thu được hỗn hợp Y gồm các oxide có khối lượng 3,33 gam. Thể tích dung dịch HCl 2M vừa đủ để phản ứng hết với Y là:

    Sơ đồ phản ứng:

    \left.\begin{array}{r}\mathrm{Mg}\\\mathrm{Cu}\\\mathrm{Al}\end{array}ight\}+{\mathrm O}_2ightarrow\left.\begin{array}{r}\mathrm{MgO}\\\mathrm{CuO}\\{\mathrm{Al}}_2{\mathrm O}_3\end{array}ight\}\;+\;\mathrm{HCl}\;ightarrow\left.\begin{array}{r}{\mathrm{MgCl}}_2\\{\mathrm{CuCl}}_2\\{\mathrm{AlCl}}_3\end{array}ight\}+\;{\mathrm H}_2\mathrm O

    Theo bảo toàn khối lượng ta có:

    mO2 = moxide – mkim loại = 3,33 – 2,13 = 1,2 gam

    ⇒ nO2 = 0,0375 mol

    ⇒ nO = 2.nO2 = 0,075 mol

    Từ sơ đồ ta thấy: nO (oxide) = nO (H2O)

    ⇒ nH2O = 0,075 (mol)

    ⇒ nHCl = 2nH2O = 0,15 mol

    ⇒ Vdd = 0,15:2 = 0,075 (lít) = 75 (ml)

  • Câu 13: Nhận biết

    Hydrogen halide nào sau đây được dùng để tẩy cặn trong các thiết bị trao đổi nhiệt; chất xúc tác trong các nhà máy lọc dầu, công nghệ làm giàu uranium, sản xuất dược phẩm, …

    Hydrogen fluoride được dùng để tẩy cặn trong các thiết bị trao đổi nhiệt; chất xúc tác trong các nhà máy lọc dầu, công nghệ làm giàu uranium, sản xuất dược phẩm…

  • Câu 14: Vận dụng

    Cho sơ đồ phản ứng hoá học sau: NH3 + CuO → Cu + N2 + H2O. Nếu dùng 4,958 lít NH3 (đkc) khử hết CuO thì thu được m gam Cu. Vậy m là: (Cho H = 100%; Cu = 64)

    nNH3 = 0,2 (mol)

    Sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tử nguyên tố:

    \overset{-3}{\mathrm N}{\mathrm H}_3\;+\;\overset{+2}{\mathrm{Cu}}\mathrm O\;ightarrow\;\overset0{\mathrm{Cu}}\;+\;{\overset0{\mathrm N}}_2\;+\;{\mathrm H}_2\mathrm O

    Phản ứng hoá học được cân bằng: 2NH3 + 3CuO \xrightarrow{\mathrm t^\circ} 3Cu + 2N2↑ + 3H2O

    Từ phương trình phản ứng ta có:

    nCu = 1,5nNH3 = 0,3 (mol)

    ⇒ m = 0,3.64 = 19,2 (g).

  • Câu 15: Nhận biết

    Cho quá trình \overset0{\mathrm{Zn}}\;ightarrow\overset{+2}{\mathrm{Zn}}\;+2\mathrm e, đây là quá trình

    Quá trình \overset0{\mathrm{Zn}}\;ightarrow\overset{+2}{\mathrm{Zn}}\;+2\mathrm e là quá trình nhường electron nên là quá trình oxi hóa.

  • Câu 16: Thông hiểu

    Trong các phản ứng dưới đây, phản ứng nào chứng tỏ chlorine vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử?

    Chlorine vừa là chất oxi hóa vừa là chất khử khi trong phân tử vừa có nguyên tử Cl nhường elctron và vừa có nguyên tử nhận electron.

    Phản ứng thõa mãn: 

    {\overset0{\mathrm{Cl}}}_2\;+\;{\mathrm H}_2\mathrm O\;\leftrightharpoons \mathrm H\overset{-1}{\mathrm{Cl}}\;+\;\mathrm H\overset{+1}{\mathrm{Cl}}\mathrm O

  • Câu 17: Vận dụng

    Cho 2,24 gam hỗn hợp gồm: CaCO3 và Mg vào một lượng dung dịch HCl dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy thoát ra 0,7437 lít hỗn hợp khí ở đkc. Xác định phần trăm khối lượng của CaCO3 trong hỗn hợp ban đầu.

    nkhí = 0,03 mol

    Gọi số mol CaCO3 là x (mol); số mol Mg là y (mol).

    Phương trình hoá học:

    CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O    (1)

       x                →                    x                mol

    Mg + 2HCl → MgCl2 + H2                        (2)

    y                  →             y       mol

    Theo bài ra, ta có hệ phương trình:

    \left\{\begin{array}{l}100\mathrm x\;+\;24\mathrm y\;=\;2,24\\\mathrm x+\mathrm y=0,03\end{array}ight.\Leftrightarrow\left\{\begin{array}{l}\mathrm x=0,02\\\mathrm y=0,01\end{array}ight.

    \%{\mathrm m}_{{\mathrm{CaCO}}_3}=\frac{0,02.100}{2,24}=89,286\%

  • Câu 18: Thông hiểu

    Khi tham gia các phản ứng đốt cháy nhiên liệu, oxygen đóng vai trò là

    Các phản ứng đốt cháy nhiên liệu oxygen dạng O2 tạo thành H2O và CO2.

    Số oxi hóa giảm từ 0 xuống -2 ⇒ Oxygen đóng vai trò là chất oxi hóa

  • Câu 19: Vận dụng

    Cho các phản ứng:

    CaCO3(s) → CaO(s) + CO2(g) \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^0 = +178,49 kJ

    C (graphite, s) + O2(g) → CO2(g) \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^0  = –393,51 kJ

    Tính khối graphite cần dùng khi đốt cháy hoàn toàn đủ tạo lượng nhiệt cho quá trình nhiệt phân hoàn toàn 0,1 mol CaCO3. Giả thiết hiệu suất các quá trình đều là 100%. 

    Lượng nhiệt cần để thu được 0,1 mol CaO là: 0,1.178,49 = +17,849 kJ. 

    Lượng C (graphite, s) cần dùng là: 

    \frac{17,849}{393,509}=0,045\;\mathrm{mol}

    ⇒ mC = 0,045.12 = 0,54 g. 

  • Câu 20: Nhận biết

    Đồ thị biểu diễn đường cong động học của phản ứng O2(g) + 2H2(g) → 2H2O(g) như sau:

    Đường cong nào của hydrogen?

    Đường cong (1) là của nước do nồng độ tăng dần theo thời gian.

    Trong hai đường cong (2) và (3) đường cong (3) là của hydrogen do nồng độ giảm theo thời gian và dựa vào tỉ lệ phản ứng thấy nồng độ hydrogen giảm nhiều hơn so với nồng độ oxygen.

  • Câu 21: Vận dụng

    Từ hai tấn muối ăn có chứa 5% tạp chất, người ta điều chế được 2500 lít dung dịch HCl 37% (d = 1,19 g/ml) bằng cách cho lượng muối ăn trên tác dụng với H2SO4 đậm đặc và đun nóng. Hiệu suất của quá trình điều chế là:

    Lượng NaCl nguyên chất:

    mNaCl nguyên chất = 2000.95% = 1900 kg

    Lượng HCl thu được theo lí thuyết :

        2NaCl + H2SO4 → Na2SO4 + 2HCl

    m: 58,5                                          36,5

    m: 1900                                           x

    ⇒ x = 1185,47 kg

    Lượng HCl thu được theo thực tế:

    mHCl tt = 2500.1,19.37% = 1100,75 kg

    Hiệu suất của quá trình điều chế:

    \mathrm H=\;\frac{1100,75}{1185,47}.100\%=92,85\%

  • Câu 22: Vận dụng

    Cho 25 gam KMnO4 (có a% tạp chất) tác dụng với dung dịch HCl dư thu được khí chlorine. Để khí chlorine sinh ra phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 83 gam KI tạo I2, giá trị của a là

    Cl2 + 2KI ightarrow 2KCl + I2

    nCl2 = 1/2.nKI = 0,25 mol

    2KMnO4 + 16HCl ightarrow 2KCl + 5Cl2 + 2MnCl2 + 8H2O

       0,1                 \leftarrow                0,25  

    \Rightarrow mKMnO4 = 15,8 g

    \hspace{0.278em}\mathrm a=\hspace{0.278em}100\%-\frac{15,8}{25}.100\%\hspace{0.278em}=\hspace{0.278em}36,8\%

  • Câu 23: Thông hiểu

    Điều nào sau đây đúng khi nói về cấu tạo của phân tử hydrogen halide HX với X là các halogen?

    - Phân tử HX gồm một liên kết cộng hóa trị.

    - Sự xen phủ trong HX là sự xen phủ s – p.

    - Để đạt được trạng thái bền của khí hiếm gần nhất, các nguyên tố halogen nhận thêm 1 electron.

    - Liên kết HX thuộc loại liên kết cộng hóa trị phân cực.

  • Câu 24: Nhận biết

    Giá trị nhiệt độ và áp suất được chọn ở điều kiện chuẩn là:

    Điều kiện chuẩn: áp suất 1 bar (đối với chất khí), nồng độ 1 mol/L (đối với chất tan trong dung dịch) và ở nhiệt độ không đổi, thường chọn nhiệt độ 25oC (hay 298 K).

  • Câu 25: Thông hiểu

    Trong nhóm halogen, từ fluorine đến iodine tính phi kim giảm dần do

    Trong một nhóm A, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính phi kim giảm dần. Tuy điện tích hạt nhân tăng, nhưng bán kính nguyên tử tăng nhanh và chiếm ưu thế hơn nên lực hút giữa hạt nhân với các electron lớp ngoài cùng giảm dẫn đến khả năng nhận electron giảm nên tính phi kim giảm.

    \Rightarrow Trong nhóm halogen, từ fluorine đến iodine tính phi kim giảm dần.

  • Câu 26: Thông hiểu

    Rót 3 mL dung dịch HCl 1 M vào 2 mL dung dịch NaOH 1 M, cho quỳ tím vào dung dịch sau phản ứng, mẩu quỳ tím sẽ:

    nHCl = 0,003 mol, nNaOH = 0,002 (mol)

    Phương trình phản ứng:

               HCl + NaOH → NaCl + H2O

    mol: 0,002 ← 0,002

    ⇒ Sau phản ứng HCl dư ⇒ mẩu quỳ tím sẽ hóa màu đỏ.

  • Câu 27: Vận dụng

    Xét phản ứng hóa học đơn giản giữa hai chất A và B theo phương trình: A + B → C. Từ thông tin đã cho, xác định giá trị lần lượt của x và y trong bảng sau:

    Thực nghiệm Nồng độ chất A (M)  Nồng độ chất B (M)  Tốc độ phản ứng (M/s) 
    1

    0,2

     0,05  0,24 
    2x 0,03 

    0,2

    30,4y

    0,8

    Biểu thức tốc độ phản ứng: v = k.CA.CB.

    Theo kết quả thực nghiệm 1:

    \mathrm k\;=\frac{\mathrm v}{{\mathrm C}_{\mathrm A}.{\mathrm C}_{\mathrm B}}=\frac{0,24}{0,2.0,05}=24

    Từ thực nghiệm 2, tính được nồng độ chất A, từ thực nghiệm 3, tính được nồng độ chất B: 

    \mathrm x={\mathrm C}_{\mathrm A}=\frac{\mathrm v}{\mathrm k.{\mathrm C}_{\mathrm B}}=\frac{0,2}{24\mathrm .0,3}=0,278\;(\mathrm M)

    \mathrm y={\mathrm C}_{\mathrm B}=\frac{\mathrm v}{\mathrm k.{\mathrm C}_{\mathrm A}}=\frac{0,8}{24\mathrm .0,4}=0,083\;(\mathrm M)

  • Câu 28: Nhận biết

    Đơn chất halogen ở thể khí, màu vàng lục là

    Đơn chất halogen ở thể khí, màu vàng lục là chlorine.

  • Câu 29: Nhận biết

    Chất làm tăng tốc độ phản ứng hoá học, nhưng vẫn được bảo toàn về chất và lượng sau khi kết thúc phản ứng là

    Chất làm tăng tốc độ phản ứng hoá học, nhưng vẫn được bảo toàn về chất và lượng sau khi kết thúc phản ứng là chất xúc tác.

  • Câu 30: Thông hiểu

    Ion halide được sắp xếp theo chiều giảm dần tính khử:

    Ion halide được sắp xếp theo chiều giảm dần tính khử: I-, Br-, Cl-, F-.

  • Câu 31: Thông hiểu

    Phát biểu nào sau đây là đúng?

    - Hydrohalic acid được dùng làm nguyên liệu để sản xuất hợp chất chống dính teflon là HF.

    - Hydrohalic acid có tính khử mạnh nhất là HI.

    - HCl và Cl2 đều làm quỳ tím ẩm chuyển sang màu đỏ (hồng) nên không phân biệt được.

    - HX nào có năng lượng liên kết càng lớn thì độ bền liên kết càng cao ⇒ sắp xếp theo chiều tăng dần giá trị năng lượng liên kết: HI < HBr < HCl < HF.

  • Câu 32: Vận dụng

    Hydrogen peroxide phân hủy theo phản ứng sau:

    2H2O2 → 2H2O + O2

    Tại thời điểm ban đầu, thể tích khí oxygen là 0 cm3, sau thời gian 15 phút thể tích khí oxygen là 16 cm3. Tốc độ trung bình của phản ứng trong 15 phút đầu tiên là

    Tốc độ trung bình của phản ứng trong 15 phút đầu tiên là:

    {\mathrm v}_{\mathrm{tb}}=\frac{\triangle{\mathrm C}_{{\mathrm O}_2}}{\triangle\mathrm t}=\frac{16-0}{15-0}\approx1,067\;\mathrm{cm}^3/\mathrm{phút}

  • Câu 33: Nhận biết

    Số oxi hoá của nitrogen trong đơn chất là

    Số oxi hóa của nguyên tử nguyên tố trong đơn chất bằng 0.

  • Câu 34: Vận dụng cao

    Chloramine B (C6H5ClNNaO2S) là chất thường được sử dụng để sát khuẩn trên các bề mặt, vật dụng hoặc dùng để khử trùng, sát khuẩn, xử lí nước sinh hoạt. Ở nồng độ cao, chloramine B có tác dụng diệt nấm mốc, vi khuẩn, virus gây bệnh cho người. Chloramine B có dạng viên nén (mỗi viên có khối lượng 0,3 – 2,0 gam) và dạng bột. Chloramine B 25% (250 mg chlorine hoạt tính trong một viên nén như hình bên) được dùng phổ biến, vì tiện dụng khi pha chế và bảo quản. Nồng độ chloramine B khi hòa tan vào nước đạt 0,001% có tác dụng sát khuẩn dùng trong xử lí nước sinh hoạt. Cần dùng bao nhiêu viên nén chloramine B 25% (loại viên 1 gam) để xử lí bình chứa 200 lít nước?

    200 lít nước ⇔ 200000 g nước; 250 mg = 0,25 g.

    Đặt x là số viên nén chloramine B 25% (loại viên 1 gam).

    ⇒ mchất tan = 0,25x (gam)

    Áp dụng công thức tính nồng độ phần trăm:

     \mathrm C\%=\frac{{\mathrm m}_{\mathrm{chất}\;\tan}}{{\mathrm m}_{\mathrm{dung}\;\mathrm{dịch}}}.100\%\Rightarrow0,001\%=\frac{0,25.\mathrm x}{200000+0,25\mathrm x}.100\%

    ⇔ x = 8

    Vậy cần dùng 8 viên nén chloramine B 25% (loại viên 1 gam) để xử lí bình chứa 200 lít nước.

  • Câu 35: Thông hiểu

    Cho các phương trình nhiệt hóa học dưới đây:

    (1) 2ClO2(g) + O3(g) → Cl2O7(g); ΔH1 = –75,7 kJ/mol.

    (2) C(s) + O2(g) → CO2(g); ΔH2 = –393,5 kJ/mol.

    (3) N2(g) + 3H2(g) → 2NH3(g); ΔH3 = –46,2 kJ/mol.

    (4) O2(g) → 2O(g); ΔH4 = 498,3 kJ/mol.

    Số quá trình tỏa nhiệt là

    Các quá trình tỏa nhiệt có ΔH < 0, các quá trình thu nhiệt có ΔH > 0.

    ⇒ Các quá trình tỏa nhiệt là: (1), (2), (3).

  • Câu 36: Nhận biết

    Chất bền hơn về mặt năng lượng so với các đơn chất bền tạo ra nó khi

    - \triangle_{\mathrm f}\mathrm H_{298}^0 của đơn chất bền nhất = 0

    - \triangle_{\mathrm f}\mathrm H_{298}^0 < 0, chất bền hơn về mặt năng lượng so với các đơn chất bền tạo nên nó.

    - \triangle_{\mathrm f}\mathrm H_{298}^0 > 0, chất kém bền hơn về mặt năng lượng so với các đơn chất bền tạo nên nó.

  • Câu 37: Vận dụng

    Cho 78 ml dung dịch AgNO3 10% (d = 1,09) vào một dung dịch có chứa 3,88 gam hỗn hợp KBr và KI. Lọc kết tủa, nước lọc có thể phản ứng vừa đủ với 13,3 ml dung dịch HCl 1,5M. Vậy thành phần phần trăm về khối lượng từng muối là:

    Số mol các chất:

    {\mathrm n}_{{\mathrm{AgNO}}_3}\;=\;\frac{78.1,09.10\%}{170}\;=\;0,05\;\mathrm{mol}

    nHCl = 0,01995 mol

    Gọi a, b là số mol của KBr và KI trong hỗn hợp.

    KBr + AgNO3 ightarrow AgBr\downarrow + KNO3

     a                         a 

    KI + AgNO3  ightarrow AgI\downarrow + KNO3

    b                          b

    AgNO3 + HCl ightarrow AgCl\downarrow + HNO3

     0,01995           0,01995 

    Ta có hệ:

    \left\{\begin{array}{l}119\mathrm a\;+\;166\mathrm b\;=\;3,88\\\mathrm a\;+\;\mathrm b\;=\;0,05\;-\;0,01995\end{array}ight.\Rightarrow\left\{\begin{array}{l}\mathrm a=\;0,0236\;\\\mathrm b\;=\;6,47.10^{-3}\end{array}ight.

    \%{\mathrm m}_{\mathrm{KBr}}=\frac{0,0236.119}{3,88}.100\%=\;72,38\%

    \Rightarrow %mKI = 100% - 72,38% = 27,62%

  • Câu 38: Nhận biết

    Muốn khắc thủy tinh, người ta nhúng thủy tinh vào sáp nóng chảy và nhấc ra cho nguội, dùng vật nhọn tạo hình chữ, biểu tượng,… cần khắc. Sau đó, người ta sẽ chờ lớp sáp (nến) khô rồi nhỏ dung dịch HF vào thủy tinh và thu được sản phẩm được khắc theo mong muốn. Phương trình hóa học của phản ứng xảy ra khi khắc thủy tinh bằng dung dịch HF là

    Phương trình hóa học:

    4HF + SiO2 ⟶ SiF4 + 2H2O. 

  • Câu 39: Thông hiểu

    Phát biểu nào sau đây là không đúng?

    Cho F2 vào dung dịch NaCl; F2 oxi hóa nước có trong dung dịch:

    2F2 + 2H2O → 4HF + O2.

  • Câu 40: Vận dụng

    Cho 27 gam hỗn hợp gồm chlorine và bromine tỉ lệ mol lần lượt là 5 : 2 vào dung dịch chứa 72 g NaI, phản ứng xong cô cạn dung dịch thu được m g chất rắn, giá trị m là

    nNaI = 0,48 (mol)

    Gọi số mol của chlorine và bromine lần lượt là x và y, ta có hệ phương trình:

    \left\{\begin{array}{l}71\mathrm x\;+\;160\mathrm y\;=\;27\\\frac{\mathrm x}{\mathrm y}=\frac52\end{array}\Rightarrow\left\{\begin{array}{l}\mathrm x=0,2\\\mathrm y=0,08\end{array}ight.ight.

    Phương trình phản ứng:

            Cl2 + 2NaI → 2NaCl + I2

    Mol: 0,2 →  0,4  →  0,4

    Số mol NaI còn lại là: 0,48 – 0,4 = 0,08 mol

             Br2 + 2NaI → 2NaBr + I2

    Tỉ lệ: 1         2

    Mol: 0,08    0,08

    \frac{{\mathrm n}_{{\mathrm{Br}}_2}}1\;>\;\frac{{\mathrm n}_{\mathrm{NaI}}}2 nên Br2

    ⇒ nNaBr = 0,08 (mol)

    ⇒ m = mmuối = mNaCl + mNaBr

            = 0,4.58,5 + 0,08.103

            = 31,64 gam

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề thi cuối học kì 2 Hóa 10 Chân trời sáng tạo - Đề 1 Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
Sắp xếp theo