Đề thi cuối học kì 2 Hóa 10 Chân trời sáng tạo - Đề 2

Mô tả thêm: Đề thi cuối học kì 2 Hóa 10 gồm nội dung câu hỏi dưới dạng trắc nghiệm với các mức độ khác nhau, giúp bạn học đánh giá chính xác năng lực học.
  • Thời gian làm: 50 phút
  • Số câu hỏi: 40 câu
  • Số điểm tối đa: 40 điểm
Mua gói để Làm bài
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
  • Câu 1: Vận dụng

    Cho các phương trình nhiệt hoá học sau:

    2N2(g) + 3O2(g) → 2N2O3(g)    \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^0 = +167,4 kJ

    N2(g) + O2(l) → 2NO(g)            \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^0 = +180,4 kJ

    N2(g) + 2O2(g) → 2NO2(g)       \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^0 = +66,4 kJ

    Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng N2O3(g) → NO(g) + NO2(g) là

    2N2(g) + 3O2(g) → 2N2O3(g) \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^0 = +167,4 kJ       (1)

    N2(g) + O2(l) → 2NO(g) \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^0 = +180,4 kJ               (2)

    N2(g) + 2O2(g) → 2NO2(g) \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^0 = +66,4 kJ            (3)

    N2O3(g) → NO(g) + NO2(g)    \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^0 = ?                   (4)

    Ta thấy:

    \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^0(4)\;=\;\frac{\triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^0(2)+\triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^0(3)-\triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^0(1)}2

    \Rightarrow\triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^0(4)\;=\;\frac{180,4+66,4-167,4}2=39,7\;\mathrm{kJ}

  • Câu 2: Thông hiểu

    Phản ứng nào sau đây có sự thay đổi số oxi hóa của nguyên tố calcium?

    Phản ứng có sự thay đổi số oxi hóa của nguyên tố calcium: 

    \overset{+2}{\mathrm{Ca}}{\mathrm{Cl}}_2\;ightarrow\;\overset0{\mathrm{Ca}}\;+\;{\overset0{\mathrm{Cl}}}_2

  • Câu 3: Nhận biết

    Chất xúc tác là

    Chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng nhưng vẫn được bảo toàn về chất và lượng khi kết thúc phản ứng.

  • Câu 4: Thông hiểu

    Cho các chất: CaCO3; KOH; KI; KMnO4; Si; Na; FeSO4; MnO2; Mg; Cl2. Trong các chất trên có bao nhiêu chất có khả năng phản ứng được với dung dịch HBr mà trong đó HBr đóng vai trò là chất khử?

    - Các phản ứng trao đổi:

    CaCO3 + 2HBr → CaBr2 + CO2↑ + H2O

    KOH + HBr → KBr + H2O

    - Các phản ứng HBr đóng vai trò là chất oxi hóa:

    2Na + 2HBr → 2NaBr + H2

    - Các phản ứng HBr đóng vai trò là chất khử:

    2\mathrm K\overset{+7}{\mathrm{Mn}}{\mathrm O}_4\;+\;16\mathrm H\overset{-1}{\mathrm{Br}\;}ightarrow\;2\overset{+2}{\mathrm{Mn}}{\mathrm{Br}}_2\;+\;5{\overset0{\mathrm{Br}}}_2\;+\;2\mathrm{KBr}\;+\;8{\mathrm H}_2\mathrm O

    \overset{+4}{\mathrm{Mn}}{\mathrm O}_2\;+\;4\mathrm H\overset{-1}{\mathrm{Br}}\;ightarrow\;\overset{+2}{\mathrm{Mn}}{\mathrm{Br}}_2+{\overset0{\mathrm{Br}}}_2\;+\;2{\mathrm H}_2\mathrm O\;

    {\overset0{\mathrm{Cl}}}_2\;+\;2\mathrm H\overset{-1}{\mathrm{Br}\;}ightarrow\;\overset0{{\mathrm{Br}}_2}\;+\;2\mathrm H\overset{-1}{\mathrm{Cl}}

  • Câu 5: Thông hiểu

    Bromine vừa là chất oxi hoá, vừa là chất khử trong phản ứng nào sau đây?

    Trong phản ứng: 3{\overset0{\mathrm{Br}}}_2\;+\;6\mathrm{NaOH}\;ightarrow\;5\mathrm{Na}\overset{-1}{\mathrm{Br}}\;+\;\mathrm{Na}\overset{+3}{\mathrm{Br}}{\mathrm O}_3\;+\;3{\mathrm H}_2\mathrm O, bromine vừa nhường electron, vừa nhận electron ⇒ vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử.

  • Câu 6: Vận dụng

    Có 4 lọ mất nhãn X, Y, Z, T mỗi lọ chứa một trong các dung dịch sau: KI, HI, AgNO3, Na2CO3
    Biết:

    - X tác dụng với chất còn lại thì thu được một kết tủa;

    - Y tạo được kết tủa với 3 chất còn lại;

    - Z tạo được kết tủa trắng và một chất khí với các chất còn lại;

    - T tạo được một chất khí và kết tủa vàng với chất còn lại

    Vậy X, Y, Z, T lần lượt là

    - Y tạo được kết tủa với 3 chất còn lại \Rightarrow Y là AgNO3

    - Z tạo được kết tủa trắng và một chất khí với các chất còn lại \Rightarrow Z là Na2CO3

    - T tạo được một chất khí và kết tủa vàng với chất còn lại \Rightarrow T là HI

    - Còn lại X là KI.

  • Câu 7: Nhận biết

    Hoá chất dùng để phân biệt hai dung dịch NaI và KCl là

    Hoá chất dùng để phân biệt hai dung dịch NaI và KCl là AgNO3.

    - Phản ứng tạo kết tủa trắng là KCl:

    KCl + AgNO3 → AgCl + KNO3

    - Phản ứng tao kết tủa vàng là NaI:

    NaI + AgNO3 → AgI + KNO3

  • Câu 8: Nhận biết

    Khi tiến hành điều chế và thu khí Cl2 vào bình, để ngăn khí Cl2 thoát ra ngoài gây độc, cần đậy miệng bình thu khí Cl2 bằng bông có tẩm dung dịch nào dưới đây?

    Khi tiến hành điều chế và thu khí Cl2 vào bình, để ngăn khí Cl2 thoát ra ngoài gây độc, cần đậy miệng bình thu khí Cl2 bằng bông có tẩm dung dịch NaOH. Vì NaOH hấp thụ được khí Cl2.

    Phương trình hóa học:

    2NaOH + Cl2 → NaCl + NaClO + H2O

  • Câu 9: Thông hiểu

    Cho phương trình phản ứng sau:

    S + 2H2SO4 → 3SO2 + 2H2O. Trong phản ứng này, tỉ lệ giữa số nguyên tử sulfur bị khử và số nguyên tử sulfur bị oxi hóa là

    S là chất khử (chất bị oxi hóa) ⇒ Số nguyên tử S bị oxi hóa là 1.

    H2SO4 là chất oxi hóa (chất bị khử) ⇒ Số nguyên tử S bị khử là 2

    ⇒ Tỉ lệ số nguyên tử S bị khử: số nguyên tử S bị oxi hóa là: 2 : 1.

  • Câu 10: Thông hiểu

    Cho sơ đồ phản ứng sau:

    R + 2HCl (loãng) → RCl2 + H2

    2R + 3Cl2 → 2RCl3

    Kim loại R là

    Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

    2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3

  • Câu 11: Thông hiểu

    Cho hỗn hợp Cu và Fe2O3 vào dung dịch HCl dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và một lượng chất rắn không tan. Muối trong dung dịch X là

    Vì có kim loại dư ⇒ đó là Cu.

    Ta có các phản ứng: Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O.

    Sau đó: Cu + 2FeCl3 → 2FeCl2 + CuCl2 (Vì Cu dư ⇒ FeCl3 hết).

    ⇒ Muối trong dung dịch X gồm có FeCl2 và CuCl2.

  • Câu 12: Thông hiểu

    Trong các hợp chất: MnO2, MnCl2, K2MnO4, KMnO4 thì số oxi hóa cao nhất của Mn là

    Áp dụng quy tắc xác định số oxi hóa của nguyên tử các nguyên tố, ta có:

    \overset{+4}{\mathrm{Mn}}{\mathrm O}_2,\;\overset{+2}{\mathrm{Mn}}{\mathrm{Cl}}_2,\;{\mathrm K}_2\overset{+6}{\mathrm{Mn}}{\mathrm O}_4,\;\mathrm K\overset{+7}{\mathrm{Mn}}{\mathrm O}_4.

  • Câu 13: Nhận biết

    Đâu là mô tả đúng về đơn chất halogen Br2?

    Mô tả đúng về đơn chất halogen: Halogen Br2 là chất lỏng, màu nâu đỏ.

  • Câu 14: Nhận biết

    Cho phương trình nhiệt hóa học sau:

    2H2(g) + O2(g) ⟶ 2H2O(g)      \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^0 = −483,64 kJ

    So sánh đúng là:

    Ta có: \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^0 = ∑\triangle_{\mathrm f}\mathrm H_{298}^0(sp) – ∑\triangle_{\mathrm f}\mathrm H_{298}^0(cđ) 

    \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^0 = −483,64 kJ < 0

    ⇒ ∑\triangle_{\mathrm f}\mathrm H_{298}^0(sp) < ∑\triangle_{\mathrm f}\mathrm H_{298}^0(cđ) 

  • Câu 15: Vận dụng

    Cho phản ứng: X(g) + Y(g) → Z(g) + T(g). Nếu tăng nồng độ chất Y lên 4 lần và nồng độ chất X giảm đi 2 lần thì tốc độ phản ứng tăng hay giảm bao nhiêu lần?

    Vban đầu = k.[X].[Y]2 = kab2 (với a, b là nồng độ chất X, Y). 

    Nếu tăng nồng độ chất Y lên 4 lần và nồng độ chất X giảm đi 2 lần thì:

    Vsau = k[\frac{\mathrm X}2].[4Y]2 = k.\frac{\mathrm a}2(4b)2 =  8.kab2

    Vậy tốc độ tăng lên 8 lần.

  • Câu 16: Thông hiểu

    Cho các phát biểu sau:

    (a) Trong các phản ứng hóa học, fluorine chỉ thể hiện tính oxi hóa.

    (b) Hydrofluoric acid là acid yếu.

    (c) Dung dịch NaF loãng được dùng làm thuốc chống sâu răng.

    (d) Trong hợp chất, các nguyên tử halogen (F, Cl, Br, I) đều có số oxi hóa: –1, +1, +3, +5, +7.

    (e) Tính khử của các ion halide tăng dần theo thứ tự F, Cl, Br, I.

    Trong số các phát biểu trên, số phát biểu đúng là:

    (a) Đúng.

    (b) Đúng.

    (c) Đúng.

    (d) Sai. F chỉ có số oxi hóa –1.

    (e) Đúng.

  • Câu 17: Nhận biết
    Khi mở vòi nước máy, nếu chú ý một chút sẽ phát hiện mùi lạ. Đó là do nước máy còn lưu giữ vết tích của thuốc sát trùng. Đó chính là chlorine và người ta giải thích khả năng diệt khuẩn là do:

    Chlorine tác dụng với nước tạo HClO chất này có tính oxi hoá mạnh \Rightarrow sử dụng chlorine diệt khuẩn nước máy.

  • Câu 18: Vận dụng

    Thả 1 mảnh magnesium có khối lượng 0,3 gam vào dung dịch HCl loãng. Sau 10 giây thấy mảnh magnesium tan hết. Tốc độ trung bình (mol/s) của phản ứng hòa tan magnesiumm là

    Áp dụng công thức tính tốc độ trung bình của phản ứng ta có:

    \overline{\mathrm v}=-\frac{\triangle\mathrm C}{\triangle\mathrm t}=-\frac{0-{\displaystyle\frac{0,3}{24}}}{10}=\;1,25.10^{-3}\;(\mathrm{mol}/\mathrm s)

  • Câu 19: Thông hiểu

    Cho 100 gam CaCO3 tác dụng với dung dịch HCl 2M ở nhiệt độ, áp suất không đổi. Tốc độ phản ứng tăng khi

    Tốc độ phản ứng tăng khi tăng nồng độ chất phản ứng.

    ⇒ Tốc độ của phản ứng trên tăng khi dùng dung dịch HCl 4M thay cho dung dịch HCl 2M.

  • Câu 20: Nhận biết

    Cho các phương trình nhiệt hóa học:

    (1) CaCO3(s) → CaO(s) + CO2(g)                \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^0 = +176,0 kJ.

    (2) C2H4(g) + H2(g) → C2H6(g)                    \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^0 = –137,0 kJ.

    (3) Fe2O3(s) + 2Al(s) → Al2O3(s) + 2Fe(s)   \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^0 = –851,5 kJ.

    Trong các phản ứng trên, phản ứng tỏa nhiệt là:

    Các phản ứng tỏa nhiệt có \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^0 < 0 ⇒ Phản ứng tỏa nhiệt là (2), (3).

  • Câu 21: Thông hiểu

    Chọn phản ứng không thuộc loại phản ứng oxi hóa khử?

    Phản ứng 2Fe(OH)3 \xrightarrow{\mathrm t^\circ} Fe2O3 + 3H2O không thuộc loại phản ứng oxi hóa khử do không có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tử.

  • Câu 22: Thông hiểu

    Phản ứng nào sau đây chứng minh tính khử của ion halide? 

    \overset{+2}{\mathrm{Ba}}{\overset{-1}{\mathrm{Cl}}}_2\;+\;{\overset{+1}{\mathrm H}}_2\overset{+6}{\mathrm S}{\overset{-2}{\mathrm O}}_4\;\;ightarrow\;\overset{+2}{\mathrm{Ba}}\overset{+6}{\mathrm S}{\overset{-2}{\mathrm O}}_4\;+\;2\overset{+1}{\mathrm H}\overset{-1}{\mathrm{Cl}}.

    ⇒ Phản ứng không có sự thay đổi số oxi hóa ⇒ không phải phản ứng oxi hóa khử

    2\overset{+1}{\mathrm H}\overset{-1}{\mathrm{Cl}}\;+\;\overset0{\mathrm{Fe}}\;ightarrow\;\overset{+2}{\mathrm{Fe}}{\overset{-1}{\mathrm{Cl}}}_2\;+\;{\overset0{\mathrm H}}_2.

    Nguyên tử Cl không thay đổi số oxi hóa.

    2\overset{+1}{\mathrm H}\overset{-1}{\mathrm{Br}}\;+\;{\overset{+1}{\mathrm H}}_2\overset{+6}{\mathrm S}{\overset{-2}{\mathrm O}}_4\;ightarrow\;{\overset0{\mathrm{Br}}}_2\;+\;\overset{+4}{\mathrm S}{\overset{-2}{\mathrm O}}_2\;+\;2{\overset{+1}{\mathrm H}}_2\overset{-2}{\mathrm O}.

    Nguyên tử Br nhường electron ⇒ thể hiện tính khử của ion Br-.

    \overset{+1}{\mathrm H}\overset{-1}{\mathrm I}+\;\overset{+1}{\mathrm{Na}}\overset{-2}{\mathrm O}\overset{+1}{\mathrm H}\;ightarrow\;\overset{+1}{\mathrm{Na}}\overset{-1}{\mathrm I}\;+\;{\overset{+1}{\mathrm H}}_2\overset{-2}{\mathrm O}.

    Nguyên tử I không thay đổi số oxi hóa.

  • Câu 23: Nhận biết
    Trong công nghiệp, người ta sử dụng phản ứng giữa chlorine với dung dịch nào sau đây để tạo ra nước Javel có tính oxi hóa mạnh phục vụ cho mục đích sát khuẩn, vệ sinh gia dụng?

    Trong công nghiệp, người ta sử dụng phản ứng giữa chlorine với dung dịch sodium hydroxide lạnh (khoảng 15oC) để tạo ra nước Javel có tính oxi hóa mạnh phục vụ cho mục đích sát khuẩn, vệ sinh gia dụng.

    Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O

  • Câu 24: Nhận biết

    Yếu tố nào được sử dụng để tăng tốc độ phản ứng trong trường hợp sau: “Sự cháy diễn ra mạnh và nhanh hơn khi đưa lưu huỳnh (sulfur) đang cháy ngoài không khí vào lọ đựng khí oxygen”?

    Khi đưa lưu huỳnh (sulfur) đang cháy ngoài không khí vào lọ đựng khí oxygen, phản ứng diễn ra nhanh hơn ⇒ tăng nồng độ khí oxygen ⇒ yếu tố nồng độ được sử dụng để tăng tốc độ phản ứng.

  • Câu 25: Vận dụng

    Rong biển, còn gọi là tảo bẹ, loài sinh vật sống dưới biển, được xem là nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao cho con người. Rong biển khô cung cấp đường, chất xơ, đạm, vitamin A, vitamin B2 và muối khoảng. Trong đó, thành phần được quan tâm hơn cả là nguyên tố vi lượng iodine. Trung bình, trong 100 gam tảo bẹ khô có chứa khoảng 1000 µg iodine. Để sản xuất 1 tấn iodine thì cần bao nhiêu tấn tảo bẹ khô?

    Có khoảng 1000 μg (10-3 g) iodide trong 100 gam tảo bẹ khô.

    Để sản xuất 1 tấn ion iodide (I-) cần khối lượng tảo bẹ khô là:

    \mathrm m=\frac{1.1000}{10^{-3}}=10^5\;(\mathrm{tấn})

  • Câu 26: Nhận biết

    Phản ứng giữa đơn chất halogen nào sau đây với hydrogen diễn ra mãnh liệt, nổ ngay cả trong bóng tối hoặc ở nhiệt độ thấp?

    Phản ứng giữa đơn chất fluorine (F2) với hydrogen (H2) diễn ra mãnh liệt, nổ ngay cả trong bóng tối hoặc ở nhiệt độ thấp. 

  • Câu 27: Thông hiểu

    Cho các phát biểu sau về tốc độ phản ứng:

    (a) Đơn vị tốc độ phản ứng là mol/ lít.

    (b) Tốc độ phản ứng hoá học dùng để đánh giá mức độ xảy ra nhanh hay chậm của một phản ứng.

    (c) Tốc độ trung bình của phản ứng là tốc độ phản ứng tại một thời điểm nào đó.

    (d) Tốc độ tức thời của phản ứng là tốc độ được tính trong một khoảng thời gian phản ứng.

    Số phát biểu sai là:

    (a) Sai. Đơn vị của tốc độ phản ứng là: mol L-1s-1 (hay Ms-1),...

    (b) Đúng.

    (c) Sai. Tốc độ trung bình của phản ứng là tốc độ được tính trong một khoảng thời gian phản ứng.

    (d) Sai. Tốc độ tức thời là tốc độ phản ứng tại một thời điểm nào đó.

  • Câu 28: Nhận biết

    Nguyên tử của nguyên tố halogen nào sau đây có bán kính nguyên tử nhỏ nhất?

    Trong một nhóm A, theo chiều tăng điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử có xu hướng tăng dần.

    \Rightarrow Đi từ fluorine đến iodine, bán kính nguyên tử của các nguyên tố tăng dần.

  • Câu 29: Vận dụng

    Một phản ứng có hệ số nhiệt độ là 2. Khi thay đổi nhiệt độ phản ứng từ xoC đến 50oC thì tốc độ phản ứng giảm 16 lần. Giá trị của x là:

    Khi thay đổi nhiệt độ phản ứng từ xoC đến 50oC thì tốc độ phản ứng giảm 16 lần nên:

    \frac{{\mathrm v}_2}{{\mathrm v}_1}\;=\mathrm\gamma^\frac{{\mathrm t}_2-{\mathrm t}_1}{10}\Rightarrow16=2^\frac{\mathrm x-50}{10}\Rightarrow\mathrm x\;=\;90^\circ\mathrm C

  • Câu 30: Vận dụng

    Đốt một kim loại trong bình kín đựng khí chlorine, thu được 32,5 g muối chloride và nhận thấy thể tích khí chlorine trong bình giảm 7,437 lít (ở đkc). Hãy xác định tên của kim loại đã dùng.

    Gọi kim loại cần tìm là M và hóa trị tương ứng của nó là n. 

    Phương trình phản ứng tổng quát:

    \mathrm M\;+\;\frac{\mathrm n}2{\mathrm{Cl}}_2\xrightarrow{\mathrm t^\circ}{\mathrm{MCl}}_{\mathrm n}

    \Rightarrow{\mathrm n}_{{\mathrm{MCl}}_2}=\frac2{\mathrm n}.{\mathrm n}_{{\mathrm{Cl}}_2}=\frac{0,6}{\mathrm n}

    Mà:

    {\mathrm n}_{{\mathrm{MCl}}_{\mathrm n}}=\frac{32,5}{\mathrm M\;+\;35,5\mathrm n}

    \Rightarrow\frac{0,6}{\mathrm n}=\frac{32,5}{\mathrm M\;+\;35,5\mathrm n}\Leftrightarrow\mathrm M=\frac{56}3\mathrm n\Rightarrow\left\{\begin{array}{l}\mathrm M\;=\;56\\\mathrm n\;=\;3\end{array}ight.

    Vậy kim loại M là Fe.

  • Câu 31: Vận dụng

    Dẫn từ từ V lít khí chlorine (đkc) vào dung dịch chứa hỗn hợp hai muối NaBr và KBr (dư) thì khối lượng muối trong dung dịch giảm 8,9 gam. Giá trị của V là

    Đặt hai muối NaBr và KBr tương đương với 1 muối là MBr (x mol), ta có:

    2MBr + Cl2 → 2MCl + Br2

       x       0,5x        x             mol

    Khối lượng muối giảm 8,9 gam:

    ⇒ (MM + 80).x – (MM + 35,5).x = 8,9

    ⇒ x = 0,2 mol

    ⇒ nCl2 p/ư = 0,5.x = 0,1 mol

    ⇒ VCl2 = 0,1.24,79 = 2,479 lít.

  • Câu 32: Vận dụng

    Cho các phản ứng:

    CaCO3(s) → CaO(s) + CO2(g) \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^0 = +178,49 kJ

    C2H5OH(l) + 3O2(g) → 2CO2(g) + 3H2O(l) \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^0  = –1370,70 kJ 

    Tính khối lượng ethanol cần dùng khi đốt cháy hoàn toàn đủ tạo lượng nhiệt cho quá trình nhiệt phân hoàn toàn 0,1 mol CaCO3. Giả thiết hiệu suất các quá trình đều là 100%.

    Lượng nhiệt cần để thu được 0,1 mol CaO là: 0,1.178,49 = +17,849 kJ.

    Lượng C2H5OH (l) cần dùng là:

    \frac{17,849}{370,7}=0,013\;\mathrm{mol}

     ⇒ methanol = 0,013.46 = 0,598 (g). 

  • Câu 33: Vận dụng

    Cho phương trình tổng hợp ammonia (NH3): N2(g) + 3H2(g) → 2NH3(g). Nếu tốc độ tạo thành NH3 là 0,345 M/s thì tốc độ của chất phản ứng N2

    N2(g) + 3H2(g) → 2NH3(g)

    \overline{\mathrm v}=\frac12{\overline{\mathrm v}}_{{\mathrm{NH}}_3}=\frac13{\overline{\mathrm v}}_{{\mathrm H}_2}

    \Rightarrow{\overline{\mathrm v}}_{{\mathrm H}_2}=\frac32{\overline{\mathrm v}}_{{\mathrm{NH}}_3}=\frac320,345\approx\;0,518\;(\mathrm M/\mathrm s)

  • Câu 34: Vận dụng

    Cho potassium iodide (KI) tác dụng với potassium permanganate (KMnO4) trong dung dịch sulfuric acid (H2SO4), thu được 3,02 g manganese (II) sulfate (MnSO4), I2 và K2SO4. Tính số gam iodine (I2) tạo thành.

    nMnSO4 = 3,02 : 151 = 0,02 mol

    Phương trình hóa học:

         10KI + 2KMnO4 + 8H2SO4 → 5I2 + 2MnSO4 + 6K2SO4 + 8H2O

    mol:                                             0,05  ← 0,02

    mI2 = 0,05. 127.2 = 12,7 g

  • Câu 35: Thông hiểu

    Cho các phát biểu sau:

    (1) Từ HF đến HI, tính acid tăng dần.

    (2) Acid HCl thường được dùng để đánh sạch lớp oxide, hydroxide, muối carbonate bám trên bề mặt kim loại trước khi sơn, hàn, mạ điện dựa trên tính acid của HCl.

    (3) Trong công nghiệp, hỗn hợp gồm KF và HF (có tỉ lệ mol tương ứng 3:1) được dùng để điện phân nóng chảy sản xuất fluorine.

    (4) Acid HF phân li hoàn toàn trong nước, còn các acid HCl, HBr, HI phân li một phần trong nước.

    Số phát biểu sai

    (3) sai. Trong công nghiệp, hỗn hợp gồm KF và HF (có tỉ lệ mol tương ứng 1:3) được dùng để điện phân nóng chảy sản xuất fluorine.

    (4) sai. Từ HF đến HI, tính acid tăng dần nên HF phân li một phần, còn HCl, HBr, HI phân li hoàn toàn trong nước.

  • Câu 36: Vận dụng

    Nghiền mịn 10g một mẫu đá vôi trong tự nhiên, hoà tan trong lượng dư dung dịch HCl thu được 4 g khí carbonic. Tính hàm lượng calcium carbonate trong mẫu đá vôi. 

    Phương trình hóa học:

    CaCO3 + 2HCl → H2O + CO2 + CaCl2

    {\mathrm n}_{{\mathrm{CO}}_2}=\frac4{44}=\frac1{11}\;(\mathrm{mol})

    Theo PTHH: nCaCO3 = nCO2 = \frac1{11} (mol)

    mCaCO3 = \frac1{11}.100 ≈ 9,1 (g)

    Hàm lượng CaCO3 trong mẫu đá vôi %CaCO3 = \frac{9,1}{10}.100 = 91% 

  • Câu 37: Vận dụng cao

    Cho 50 gam dung dịch X chứa 1 muối halogen kim loại hoá trị II tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thì thu được 9,4 gam kết tủa. Mặt khác, dùng 150 gam dung dịch X trên phản ứng với dung dịch Na2CO3 dư thì thu được 6,3 gam kết tủa. Lọc kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi, khí thoát ra cho vào 80 gam dung dịch KOH 14,5%. Sau phản ứng nồng độ dung dịch KOH giảm còn 3,8%. C% muối trong dung dịch X ban đầu là

    Gọi công thức của muối của kim loại hóa trị II là AM2.

    AM2 + 2AgNO3 → 2AgM↓ + A(NO3)2                (1)

    Kết tủa thu được chỉ có thể là AgM.

    Khi cho 150 gam dung dịch X tác dụng với Na2CO3 thì

    AM2 + Na2CO3 → ACO3 + 2NaM                     (2)

    Kết tủa thu được là ACO3.

    ACO3 → AO + CO2                                          (3)

    Khi cho CO2 vào dung dịch KOH dư thì:

    CO2 + 2KOH → K2CO3 + H2O                         (4)

    Gọi số mol của AM2 trong 50 gam dung dịch X là x mol (x > 0)

    ⇒ Số mol của AM2 trong 150 gam dung dịch X là 3x mol

    Theo phương trình (2), (3) ta có: nCO2 = nACO3 = nAM2 = 3x (mol)

    Ta có: mKOH = 11,6 gam

    Theo PT (4): mKOH pứ = 2.nCO2.MKOH = 2.3x.56 = 336x (gam)

    ⇒ mKOH dư = 11,6 – 336x (gam)

    Khối lượng dung dịch lúc sau là:

    mdd sau pứ = mCO2 + mdd KOH = 80 + 44.3x = 80 + 132x (g)

    \mathrm C\%_{\mathrm{dd}\;\mathrm{KOH}\;\mathrm{sau}\;\mathrm{pứ}\;}\;=\;3,8\%\;\Rightarrow\frac{\;11,6\;-\;336\mathrm x}{80\;+\;132\mathrm x}.100\%=3,8\%

    ⇒ x = 0,025mol 

    Trường hợp lấy 50 gam dung dịch X: mAgM = 9,4 gam, ta có:

    nAgM = 2.nAM2 = 0,05 mol  ⇒ MAgM = 188 gam ⇒ M là Br.

    Trường hợp lấy 150 gam dung dịch X: mACO3 = 6,3 gam và nACO3 = nAM2 = 0,075 mol 
    ⇒ A = 24 ⇒ A là Mg.

    ⇒ Công thức của muối là MgBr2.

    ⇒ Trong 50 gam dung dịch X ban đầu chứa 0,025 mol MgBr2.

    \Rightarrow\;\mathrm C\%\;=\frac{\;0,025.184}{50.100\%}=9,2\%

  • Câu 38: Nhận biết

    Halogen nào tạo liên kết ion bền nhất với sodium?

    Trong các halogen, fluorine có bán kính nhỏ nhất nên tạo liên kết bền nhất với sodium.

  • Câu 39: Nhận biết

    Cho phản ứng: X → Y

    Tại thời điểm T, nồng độ của chất X bằng C, tại thời điểm t2 (với t2 > t1), nồng độ của chất X bằng C2. Tốc độ trung bình của phản ứng trong khoảng thời gian trên được tính theo biểu thức nào sau đây?

    Tốc độ trung bình của phản ứng trong khoảng thời gian trên được tính theo biểu thức:

    \mathrm v=-\frac11.\frac{\triangle{\mathrm C}_{\mathrm X}}{\triangle\mathrm t}=-\frac{{\mathrm C}_2-{\mathrm C}_1}{{\mathrm t}_2-{\mathrm t}_1}=\frac{{\mathrm C}_1-{\mathrm C}_2}{{\mathrm t}_2-{\mathrm t}_1}

  • Câu 40: Nhận biết

    Enthalpy tạo thành của một chất (ΔfH) là nhiệt kèm theo phản ứng tạo thành

    Enthalpy tạo thành của một chất (ΔfH) là nhiệt kèm theo phản ứng tạo thành 1 mol chất đó từ các đơn chất bền nhất.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề thi cuối học kì 2 Hóa 10 Chân trời sáng tạo - Đề 2 Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 2 lượt xem
Sắp xếp theo