Đề thi cuối học kì 2 Hóa 10 Chân trời sáng tạo - Đề 3

Mô tả thêm: Đề thi cuối học kì 2 Hóa 10 gồm nội dung câu hỏi dưới dạng trắc nghiệm với các mức độ khác nhau, giúp bạn học đánh giá chính xác năng lực học.
  • Thời gian làm: 50 phút
  • Số câu hỏi: 40 câu
  • Số điểm tối đa: 40 điểm
Mua gói để Làm bài
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
  • Câu 1: Thông hiểu

    Tính số phản ứng chứng minh tính khử của các ion halide trong các phản ứng sau:

    (1) BaCl2 + H2SO4 → BaSO4↓ + 2HCl

    (2) 2NaCl \xrightarrow{\mathrm{đpnc}} 2Na + Cl2

    (3) 2HBr + H2SO4 → Br2 + SO2↑ + 2H2O

    (4) HI + NaOH → NaI + H2O

    Phản ứng (2) và (3) chứng minh tính khử của các ion halide.

    - Với phản ứng (2): 2NaCl \xrightarrow{\mathrm{đpnc}} 2Na + Cl2

    Số oxi hóa của Cl tăng từ -1 lên 0 sau phản ứng;

    - Với phản ứng (3) 2HBr + H2SO4 → Br2 + SO2↑ + 2H2O

    Số oxi hóa của Br tăng từ -1 lên 0 sau phản ứng.

  • Câu 2: Nhận biết

    Hãy cho biết việc sử dụng chất xúc tác đã được áp dụng cho quá trình nào sau đây?

    Quá trình sử dụng chất xúc tác giúp làm tăng tốc độ phản ứng là: phản ứng oxi hóa SO2 thành SO3 diễn ra nhanh hơn khi có mặt V2O5.

  • Câu 3: Vận dụng

    Một hỗn hợp X gồm ba muối NaF, NaCl, NaBr nặng 4,82 gam. Hòa tan hoàn toàn X trong nước được dung dịch A. Sục khí chlorine dư vào dung dịch A rồi cô cạn hoàn toàn dung dịch sau phản ứng thu được 3,93 gam muối khan. Lấy một nửa lượng muối khan này hòa tan vào nước rồi cho phản ứng với dung dịch AgNO3 dư thì thu được 4,305 gam kết tủa Z. Tính phần trăm khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu.

    Đặt nNaF = x; nNaCl = y; nNaBr = z

    Khi sục chlorine vào dung dịch A:

    Cl2 + 2NaBr ightarrow 2NaCl + Cl2

    Vì AgF tan trong nước nên kết tủa Z chỉ gồm AgCl.

    Ta có hệ phương trình:

    \left\{\begin{array}{l}42\mathrm x\;+\;58,5\mathrm y\;+\;103\mathrm z\;=\;4,82\\42\mathrm x+58,5\mathrm y\;+\;58,5\mathrm z\;=3,93\\143,5\mathrm y\;+\;143,5\mathrm z\;=\;4,305.2\end{array}ight.\Rightarrow\left\{\begin{array}{l}\mathrm x\;=\;0,01\\\mathrm y\;=\;0,04\\\mathrm z\;=\;0,02\end{array}ight.\Rightarrow\left\{\begin{array}{l}{\mathrm m}_{\mathrm{NaF}}\;=\;0,42\mathrm g\\{\mathrm m}_{\mathrm{NaCl}}=\;2,34\;\mathrm g\\{\mathrm m}_{\mathrm{NaBr}\;}=\;2,06\;\mathrm{g}\end{array}ight.

    \%{\mathrm m}_{\mathrm{NaF}}=\;\frac{0,42}{4,82}.100\%=8,71\%

    \%{\mathrm m}_{\mathrm{NaCl}}=\frac{2,34}{4,82}.100\%\;=\;48,55\%

    %mNaBr = 42,74%

  • Câu 4: Nhận biết

    Cho phản ứng tổng quát sau:

    X2(g) + 2KBr(aq) → 2KX(aq) + Br2(aq)

    X có thể là chất nào sau đây?

    Trong dung dịch, các halogen có tính oxi hóa mạnh hơn (trừ fluorine) sẽ phản ứng với muối halide của halogen có tính oxi hóa yếu hơn để tạo ra các halogen có tính oxi hóa yếu hơn.

    Cl2(g) + 2NaBr(aq) → 2NaCl(aq) + Br2(aq)

  • Câu 5: Thông hiểu

    Phát biểu nào sau đây không đúng?

    Nhiên liệu cháy ở trên vùng cao chậm hơn khi cháy ở vùng thấp. Vì khí oxygen nặng hơn không khí nên càng lên cao nồng độ oxygen càng giảm làm sự cháy diễn ra chậm hơn.

  • Câu 6: Vận dụng

    Chia 22,0 gam hỗn hợp X gồm Mg, Na, Ca thành 2 phần bằng nhau:

    - Phần 1 cho tác dụng hết với O2 thu được 15,8 gam hỗn hợp 3 oxide.

    - Phần 2 tác dụng với dung dịch HCl dư thu được V lít khí H2 (đkc). Giá trị của V là

    Phần 1 và phần 2 như nhau nên số mol electron cho và nhận là như nhau.

    - Phần 1:

    Bảo toàn khối lượng ta có:

    mO = mOxide – mKL = 15,8 – 11 = 4,8 gam

    ⇒ nO = 4,8 : 16 = 0,3 mol

    ⇒ ne cho = ne nhận = 2nO = 0,3.2 = 0,6 mol

    - Phần 2:

    ne cho = ne nhận = 2nH2 ⇒ 2nH2 = 0,6 ⇒ nH2 = 0,3 mol

    ⇒ VH2 = 0,3.24,79 = 7,437 lít

  • Câu 7: Thông hiểu

    Thí nghiệm nghiên cứu tốc độ phản ứng giữa kẽm (zinc) với dung dịch hydrochloric acid của hai nhóm học sinh được mô tả bằng hình sau:

    Kết quả cho thấy bọt khí thoát ra ở thí nghiệm của nhóm thứ hai mạnh hơn là do

    Phản ứng diễn ra nhanh hơn khi sử dụng kẽm bột; do với cùng khối lượng kẽm diện tích bề mặt kẽm bột lớn hơn so với kẽm miếng.

  • Câu 8: Nhận biết

    Enthalpy tạo thành chuẩn của một đơn chất bền

    Enthalpy tạo thành chuẩn của một đơn chất bền bằng 0.

  • Câu 9: Thông hiểu

    Cho quá trình sau: \overset{+6}{\mathrm S}\;+2\mathrm e\;ightarrow\overset{+4}{\mathrm S}.

    Đây là quá trình

    Quá trình: \overset{+6}{\mathrm S}\;+2\mathrm e\;ightarrow\overset{+4}{\mathrm S} có nguyên tử S nhận electron.

    Vậy đây là quá trình khử.

  • Câu 10: Thông hiểu

    Cho phản ứng: NaX(khan) + H2SO4 (đậm đặc) \xrightarrow{t^\circ} NaHSO4 + HX(khí).

    Các hydrogen halide có thể điều chế theo phản ứng trên là

    Hydrogen halide có thể điều chế theo phản ứng trên là HF và HCl.

    Không thể là HBr và HI vì khí HBr và HI sinh ra phản ứng được với H2SO4 đặc nóng.

  • Câu 11: Vận dụng

    Cho m gam Mg tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 đặc đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X và 2,479 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất S+6, ở đkc). Giá trị của m là

    nSO2 = 0,1 (mol)

    Quá trình nhường electron: \overset0{\mathrm{Mg}}\;ightarrow\overset{+2}{\mathrm{Mg}\;+\;2\mathrm e} 

    Quá trình nhận electron: \overset{+6}{\mathrm S}\;+\;2\mathrm e\;ightarrow\overset{+4}{\mathrm S}

    Áp dụng bảo toàn electron: 

    2nMg = 2nSO2 ⇒ nMg = nSO2 = 0,1 mol

    ⇒ mMg = 0,1.24 = 2,4 gam 

  • Câu 12: Nhận biết

    Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về một số ứng dụng của đơn chất chlorine?

    Khí chlorine không được sử dụng để trừ sâu trong nông nghiệp. 

  • Câu 13: Vận dụng

    Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm Cu, Fe cần vừa đủ 4,958 lít khí Cl2 (đkc), thu được 23 gam hỗn hợp muối. Giá trị của m là

     {\mathrm n}_{{\mathrm{Cl}}_2}=\frac{4,958}{24,79}=0,2\;(\mathrm{mol})\;\Rightarrow{\mathrm m}_{{\mathrm{Cl}}_2}=0,2.71=14,2\;(\mathrm{gam})

    Áp dụng bảo toàn khối lượng:

    mFe + mCu + mCl2 = mmuối

    \Rightarrow m + 14,2 = 23 \Rightarrow m = 8,8 (gam)

  • Câu 14: Vận dụng

    Quá trình hoà tan calcium chloride trong nước:

    CaCl2 (s) → Ca2+ (aq) + 2Cl- (aq)

    Chất CaCl2 Ca2+ Cl
    \triangle_{\mathrm f}\mathrm H_{298}^0  –795,0   –542,83   –167,16 

     Tính biến thiên enthalpy của quá trình. 

    Enthalpy của quá trình:

    \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^0 = \triangle_{\mathrm f}\mathrm H_{298}^0(Ca2+) + \triangle_{\mathrm f}\mathrm H_{298}^0(Cl) – \triangle_{\mathrm f}\mathrm H_{298}^0(CaCl2)

                  = –542,83 – 167,16 – (−795,00)

                  = 85,01 (kJ) 

  • Câu 15: Thông hiểu

    Phát biểu nào sau đây là đúng?

    - Sản phẩm cuối cùng của phản ứng giữa Fe3O4(s) và HI(aq) vừa đủ là FeI2, I2 và H2O.

    - Ở trạng thái lỏng, giữa các phân tử HF tạo được liên kết hydrogen mạnh.

    - Không thể làm khô khí hydrogen chlorine bằng NaOH(s), do xảy ra phản ứng:

    NaOH + HCl → NaCl + H2O

    - Dung dịch hydrohalic acid có khả năng ăn mòn thủy tinh là HF.

  • Câu 16: Thông hiểu

    Cho các phản ứng hoá học sau:

    (a) Fe3O4(s) + 4CO(g) → 3Fe(s) + 4CO2(g)

    (b) 2NO2(g) → N2O4(g)

    (c) H2(g) + Cl2(g) → 2HCl(g)

    (d) CaO(s) + SiO2(s) → CaSiO3(s)

    (e) CaO(s) + CO2(g) → CaCO3(s)

    Số phản ứng có tốc độ phản ứng thay đổi khi áp suất thay đổi là

    Việc thay đổi áp suất chỉ làm ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng khi có chất khí tham gia. 

    ⇒ Tốc độ các phản ứng (a), (b), (c), (e) thay đổi khi áp suất thay đổi. 

  • Câu 17: Vận dụng

    Một phản ứng có hệ số nhiệt độ Van’t Hoff là 2. Hỏi tốc độ của phản ứng đó tăng lên bao nhiêu lần khi nâng nhiệt độ lên từ 20oC đến 60oC?

    Áp dụng mối liên hệ của hệ số Van't Hoff với tốc độ và nhiệt độ: \frac{{\mathrm v}_2}{{\mathrm v}_1}=\mathrm\gamma^\frac{{\mathrm T}_2-{\mathrm T}_1}{10}

    Trong đó γ = 2, T2 = 60oC, T1 = 20oC

    \Rightarrow\frac{{\mathrm v}_2}{{\mathrm v}_1}=2^\frac{60-20}{10}=16

    ⇒ Với phản ứng có  γ = 2, nếu nhiệt độ tăng từ 20oC lên 60oc thì tốc độ phản ứng tăng 16 lần.

  • Câu 18: Thông hiểu

    Phương trình hoá học nào sau đây là sai?

    Phương trình hóa học viết sai là:

    Sửa lại: 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3.

  • Câu 19: Nhận biết

    Nguyên tố halogen dùng làm gia vị, cần thiết cho tuyến giáp và phòng ngừa khuyết tật trí tuệ là:

    Iodine dùng làm gia vị, cần thiết cho tuyến giáp và phòng ngừa khuyết tật trí tuệ. 

  • Câu 20: Vận dụng

    Cho phương trình phản ứng sau: N2(g) + O2(g) → 2NO(g)

    Dựa vào năng lượng liên kết sai: liên kết N≡N với Eb = 945 kJ/mol, liên kết O=O với Eb = 494 kJ/mol, liên kết N=O với Eb = 607 kJ/mol. Nhận định nào sau đây là đúng?

    \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^0 = [Eb(N≡N).1 + Eb(O=O).1] − Eb(N=O).2

    = [945.1 + 494.1] – 607.2

     = 225 (kJ)

    \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^0  = 225 kJ > 0 ⇒ Phản ứng thu nhiệt. 

    ⇒ Để phản ứng xảy ra, cần cung cấp lượng nhiệt lớn 225 kJ/mol.

    Nitrogen chỉ phản ứng với oxygen khi ở nhiệt độ cao hoặc có tia lửa điện để tạo thành NO.

  • Câu 21: Thông hiểu
    Cho phản ứng: SO2 + Cl2 + 2H2O ightarrow 2HCl + H2SO4. Chlorine là chất:

    Ta có: {\overset0{\mathrm{Cl}}}_2+2\mathrm eightarrow2\overset{-1}{\mathrm{Cl}}

    \Rightarrow Chlorine đóng vai trò chất oxi hóa.

  • Câu 22: Nhận biết

    Số oxi hoá của Al trong NaAlH4

    Trong các hợp chất, số oxi hóa của Al là +3.

  • Câu 23: Nhận biết

    Cho FeS tác dụng với dung dịch HCl, khí bay ra là:

    Cho FeS tác dụng với dung dịch HCl, khí bay ra là: H2S.

    FeS + 2HCl → FeCl2+ H2S↑

  • Câu 24: Thông hiểu

    Cho bảng số liệu biểu diễn sự phụ thuộc thời gian phản ứng vào nồng độ chất tham gia phản ứng:

    Thể tích dung dịch và nướcThời gian phản ứng
    5 ml + 5 mlt1
    4 ml + 6 mlt2
    3 ml + 7 mlt3
    2 ml + 8 mlt4

    Phát biểu nào sau đây không đúng?

    Khi tăng nồng độ thì tốc độ phản ứng tăng ⇒ Thời gian phản ứng giảm

    ⇒ Chiều sắp xếp theo chiều giảm dần thời gian phản ứng là t1 > t2 > t3 > t4.

  • Câu 25: Vận dụng

    Cho phản ứng: 2X(g) + Y(g) → Z(g) + T(g)

    Nếu áp suất của hệ tăng 3 lần thì tốc độ phản ứng tăng hay giảm bao nhiêu lần?

    Vban đầu = k.[X]2.[Y] = kx2y ( với x, y là nồng độ của X, Y)

    Khi áp suất của hệ tăng 3 lần thì nồng độ các chất cũng tăng gấp 3 lần.

    ⇒ Vsau = k.[3X]2.[3Y] = k(3x)2.(3y) = 27kx2y

    Vậy tốc độ phản ứng tăng lên 27 lần.

  • Câu 26: Nhận biết

    Cho dung dịch AgNO3 vào 4 ống nghiệm chứa NaF, NaCl, NaBr, NaI.

    Hiện tượng xảy ra trong các ống 1, 2, 3, 4 là:

    Hiện tượng xảy ra trong các ống 1, 2, 3, 4 là: Không có hiện tượng, có kết tủa trắng, có kết tủa vàng, có kết tủa vàng đậm.

    Phương trình phản ứng xảy ra:

    NaF(aq) + AgNO3(aq) → không xảy ra phản ứng.

    NaCl(aq) + AgNO3(aq) → AgCl(s)↓ (màu trắng) + NaNO3(aq).

    NaBr(aq) + AgNO3(aq) → AgBr(s)↓ (màu vàng) + NaNO3(aq).

    NaI(aq) + AgNO3(aq) → AgI(s)↓ (màu vàng đậm) + NaNO3(aq).

  • Câu 27: Vận dụng cao

    Tốc độ phản ứng giữa KMnO4 và H2C2O4 có thể được xác định qua sự thay đổi màu của dung dịch do biến thiên nồng độ của ion MnO4. Khi tiến hành phản ứng ở nhiệt độ không đổi 25oC, người ta thu được các số liệu sau:

    Thí nghiệm CMnO4; MCH2C2O4; MTốc độ biến mất của MnO4; M.s-1
    11,08.10-21,985,4.10-5
    21,08.10-23,971,1.10-4
    32,17.10-21,982,1.10-4

    Công thức tính tốc độ của phản ứng trên là

    Ta có biểu thức: \mathrm v\;=\mathrm k.\mathrm C_{{}_{{\mathrm H}_2{\mathrm C}_2{\mathrm O}_4}}^\mathrm a.\mathrm C_{{\mathrm{MnO}}_4^-}^\mathrm b

    Thay số liệu trong bảng vào biểu thức trên ta có:

    Thí nghiệm 1: v1 = k.1,98a.(1,08.10−2)b = 5,4.10−5            (1)

    Thí nghiệm 2: v2 = k.3,97a.(1,08.10−2)b = 1,1.10−4             (2)

    Thí nghiệm 3: v3 = k.(1,98)a.(2,17.10−2)b = 2,1.10−4           (3)

    Từ (1) và (2) suy ra a = 1

    Từ (1) và (3) suy ra b = 2

    ⇒ Công thức tính tốc độ của phản ứng trên là \mathrm v\;=\;\mathrm k.{\mathrm C}_{{\mathrm H}_2{\mathrm C}_2{\mathrm O}_4}.\mathrm C_{{\mathrm{MnO}}_4^-}^2

  • Câu 28: Vận dụng

    Cho các phát biểu sau:

    (1) Phản ứng tỏa nhiệt tự xảy ra ở điều kiện thường, phản ứng thu nhiệt không tự xảy ra ở điều kiện thường.

    (2) Đốt khí gas hóa lỏng đun nấu trong gia đình là phản ứng tỏa nhiệt.

    (3) Củi khô thanh nhỏ cháy nhanh hơn củi khô thanh to là do yếu tố diện tích tiếp xúc.

    (4) Mùa hè ta thấy thức ăn nhanh ôi thiu hơn mùa đông là do yếu tố nồng độ oxygen trong không khí.

    (5) Phản ứng thu nhiệt có ∆H < 0 và dễ xảy ra.

    (6) Những chất dễ cháy, nổ cần tuân thủ nghiêm các nguyên tắc phòng cháy để tránh thiệt hại về người, của cải, vật chất.

    Các phát biểu đúng

    Các phát biểu đúng là (2), (3), (6).

    (1) Sai vì một số phản ứng tỏa nhiệt cần phải khơi mào.

    (4) Sai vì mùa hè ta thấy thức ăn nhanh ôi thiu hơn mùa đông là do yếu tố nhiệt độ.

    (5) Phản ứng thu nhiệt có ∆H > 0 và khó xảy ra.

  • Câu 29: Nhận biết

    Tốc độ trung bình của phản ứng là

    Tốc độ trung bình của phản ứng là tốc độ được tính trong một khoảng thời gian phản ứng.

  • Câu 30: Nhận biết

    Cho phản ứng xảy ra trong pha khí sau: H2 + Cl2 \xrightarrow{\mathrm t^\circ} 2HCl

    Biểu thức tốc độ trung bình của phản ứng là:

     H2 + Cl2 \xrightarrow{\mathrm t^\circ} 2HCl

    Biểu thức tốc độ trung bình của phản ứng là:

    \mathrm v=-\frac{\triangle{\mathrm C}_{{\mathrm H}_2}}{\triangle\mathrm t}=-\frac{\triangle{\mathrm C}_{{\mathrm{Cl}}_2}}{\triangle\mathrm t}=\frac12\frac{\triangle{\mathrm C}_{\mathrm{HCl}}}{\triangle\mathrm t}.

  • Câu 31: Nhận biết

    Nguyên tố halogen nào sau đây là nguyên tố phóng xạ?

    Trong nhóm halogen có hai nguyên tố phóng xạ là astatine và tennessine.

  • Câu 32: Nhận biết

    Phát biểu nào dưới đây không đúng trong phản ứng oxi hoá - khử?

    Trong phản ứng oxi hóa - khử luôn xảy ra đồng thời quá trình oxi hóa và quá trình khử.

  • Câu 33: Vận dụng

    Hấp thụ V lít Cl2 ở đktc vào 250 ml dung dịch KOH 1M, sau phản ứng thu được dung dịch B. Cô cạn dung dịch B thu được 19,3 gam rắn khan. Giá trị của V là:

    2KOH + Cl2 → KCl + KClO + H2O

    Gọi số mol KOH phản ứng là x mol

    ⇒ Sau phản ứng có: 0,5x mol KCl; 0,5x mol KClO và (0,25 – x) mol KOH dư.

    ⇒ mrắn sau = 74,5.0,5x + 90,5.0,5x + 56.(0,25 – x) = 19,3g

    ⇒ x = 0,2 mol

    ⇒ nCl2 = 0,1 (mol)

    ⇒ VCl2 = 0,1.24,79 = 2,479 (l).

  • Câu 34: Thông hiểu

    Không khí trong phòng thí nghiệm bị ô nhiễm bởi khí chlorine. Để khử độc, có thể xịt vào không khí dung dịch nào sau đây?

    Để loại bỏ khí chlorine ô nhiễm trong phòng thí nghiệm, người ta có thể xịt dung dịch NH3 vào không khí:

    2NH3 + 3Cl2 → 3N2 + 6HCl;

    2NH3 + HCl → NH4Cl.

  • Câu 35: Thông hiểu

    Phản ứng nào sau đây không có sự thay đổi số oxi hoá của nguyên tố Mn?

    Phản ứng không có sự thay đổi số oxi hóa của Mn là:

    2\mathrm{HCl}\;+\;\overset{+2}{\mathrm{Mn}}\mathrm O\;ightarrow\;\overset{+2}{\mathrm{Mn}}{\mathrm{Cl}}_2\;+\;{\mathrm H}_2\mathrm O.

  • Câu 36: Nhận biết

    Liên kết trong phân tử nào sau đây có độ phân cực lớn nhất?

    Độ âm điện giảm dần từ F đến I làm cho sự chênh lệch độ âm điện giữa H và halogen giảm dần ⇒ Độ phân cực H – X giảm dần từ HF đến HI.

  • Câu 37: Thông hiểu

    Cho các chất sau: CuO (1), Zn (2), Ag (3), Al(OH)3 (4), KMnO4 (5), PbS (6), MgCO3 (7), AgNO3 (8), MnO2 (9), FeS (10). Số chất không tác dụng với acid HCl là

    Ag đứng sau (H) trong dãy hoạt động hóa học nên không phản ứng với HCl.

    PbS là kết tủa không tan trong acid.

  • Câu 38: Nhận biết

    Cho phương trình nhiệt hoá học của phản ứng:

    2FeS(s) + 7/2O2(g) → Fe2O3(s) + 2SO2(g) \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^0 = –1219,4 kJ.

    Phản ứng trên là phản ứng

    Phản ứng có \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^0 = –1219,4 kJ < 0

    ⇒ Phản ứng là phản ứng tỏa nhiệt.

  • Câu 39: Vận dụng

    Sục khí chlorine dư qua dung dịch NaBr, NaI. Kết thúc thí nghiệm, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 23,40 gam muối khan. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Thể tích khí chlorine (đkc) đã tham gia phản ứng với NaBr và NaI là:

    Phương trình phản ứng

    2NaBr + Cl2 → 2NaCl + Br2

    2NaI + Cl2 → 2NaCl + I2

    Ta có: nNaCl = 0,4 mol

    ⇒ nCl2 = \frac{{\mathrm n}_{\mathrm{NaCl}}}2 = 0,2 mol

    ⇒ V = 4,958 (L).

  • Câu 40: Nhận biết

    Đơn chất halogen nào sau đây phản ứng mạnh với nước ngay ở nhiệt độ thường, giải phóng khí O2?

    F2 phản ứng mạnh với nước ngay ở nhiệt độ thường, giải phóng khí O2:

    2F2 + 2H2O ightarrow 4HF + O2

    Các halogen Cl2, Br2 và I2 phản ứng chậm với nước và mức độ phản ứng giảm dần từ Cl2 đến I2.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề thi cuối học kì 2 Hóa 10 Chân trời sáng tạo - Đề 3 Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 5 lượt xem
Sắp xếp theo