Đề thi cuối học kì 2 Hóa 11 Cánh diều - Đề 2

Mô tả thêm: Đề thi cuối học kì 2 Hóa 11 gồm nội dung câu hỏi dưới dạng trắc nghiệm với các mức độ khác nhau, giúp bạn học đánh giá chính xác năng lực học.
  • Thời gian làm: 50 phút
  • Số câu hỏi: 40 câu
  • Số điểm tối đa: 40 điểm
Mua gói để Làm bài
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
  • Câu 1: Vận dụng

    Một hydrocarbon X chỉ tham gia phản ứng cộng hợp với acid HCl theo tỉ lệ mol 1:1 tạo sản phẩm có thành phần khối lượng chlorine là 45,223%. Công thức phân tử của X là

    Gọi công thức tổng quát của X là CnH2n (n ≥ 2) 

    Phương trình hóa học:

    CnH2n + HCl ightarrow CnH2n+1Cl

    Sản phẩm có thành phần khối lượng chlorine là 45,223%

    \Rightarrow\%{\mathrm m}_{\mathrm{Cl}}=\frac{35,5}{14\mathrm n+36,5}.100\%\;=45,223\%\;

    \Rightarrow n = 3

     Vậy có công thức phân tử của X là C3H6.

  • Câu 2: Nhận biết

    Vào năm 1832, phenol (C6H5OH) lần đầu tiên được tách ra từ nhựa than đá. Phenol rất độc. Khi con người ăn phải thức phẩm có chứa phenol có thể bị ngộ độc cấp, tiêu chảy, rối loạn ý thức, thậm chí tử vong. Phenol không có phản ứng với:

    Phenol có thể phản ứng với: K, nước Br2, dung dịch NaOH.

    2C6H5OH + 2K → 2C6H5OK + H2

    C6H5OH + 3Br2 → C6H2Br3OH ↓ + 3HBr

    C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O

    Phenol không phản ứng được với KCl.

  • Câu 3: Vận dụng

    Acetic acid được sử dụng rộng rãi để điều chế polymer, tổng hợp hương liệu,... Acetic acid được tổng hợp từ nguồn khí than đá (giá thành rẻ) theo các phản ứng sau:

    CO + H2 \xrightarrow{\mathrm t^\circ,\mathrm{xt}} CH3OH         (1)

    CH3OH + CO \xrightarrow{\mathrm t^\circ,\mathrm{xt}} CH3COOH (2)

    Giả sử hiệu suất của các phản ứng (1) và (2) đều đạt 90%. Để sản xuất 1000 lít acetic acid (D = 1,05 g mL−1), cần thể tích khí CO và H2 (ở điều kiện chuẩn) lần lượt là

    Khối lượng acetic acid cần sản xuất là: 1000.103.1,05 = 1,05.106 (g)

    Số mol acetic acid cần sản xuất là:

    \frac{1,05.10^6}{60}=17,5.10^3\;(\mathrm{mol})

    Số mol CO ở phản ứng (2) đã sử dụng là:

    17,5.103 : 90% = 19,44.103 (mol)

    Số mol CO ở phản ứng (1) đã sử dụng là:

    19,44.103 : 90% = 21,6.103 (mol)

    ⇒ Số mol H2 ở phản ứng (1) đã sử dụng là:

    21,6.103.2 = 43,2.103 (mol)

    Vậy thể tích CO cần dùng là 1017,6 m3 và thể tích H2 cần dùng là 1071,2 m3.

  • Câu 4: Thông hiểu

    Cho các chất sau:

    (1) CH2=CH2                   (2) CH3CHO                  (3) CH3OH

    (4) CH3–C≡C–CH3         (5) CH3CH3                    (6) CH2=CH–CH=CH3

    Số chất làm mất màu dung dịch Br2 là:

    Các chất chứa các liên kết kém bền trong phân tử nên dễ tham gia phản ứng cộng, cụ thể ở đây là phản ứng cộng với bromine.

    ⇒ Các chất làm mất màu dung dịch Br2 là: CH2=CH2; CH3–CHO; CH3–C≡C–CH3; CH2=CH–CH=CH3.

  • Câu 5: Nhận biết

    Phenol có công thức cấu tạo thu gọn là

    Phenol có công thức cấu tạo thu gọn là C6H5OH.

  • Câu 6: Nhận biết

    Trong các hợp chất HCHO, CH3CHO, CH3COCH3 và CH3CH2CH2CHO, hợp chất có độ tan trong nước kém nhất là

    Hợp chất carbonyl mạch ngắn tan tốt trong nước là do tạo được liên kết hydrogen với nước. Khi số nguyên tử carbon trong gốc hydrocarbon tăng, khả năng tan của hợp chất carbonyl giảm xuống.

    ⇒ CH3CH2CH2CHO có độ tan trong nước kém nhất trong 4 chất.

  • Câu 7: Thông hiểu

    Trong 200 ml rượu vang 12o có bao nhiêu ml ethanol nguyên chất?

    Theo bài ra ta có:

         Trong 100 ml rượu vang có 12 ml ethanol nguyên chất.

    ⇒ Trong 200 ml rượu vang có 12.2 = 24 ml ethanol nguyên chất.

  • Câu 8: Nhận biết

    Tên gọi của công thức cấu tạo CH3CH(F)CH3 là:

    Đánh số thứ tự mạch carbon trong dẫn xuất halogen

    2-fluoropropane

  • Câu 9: Thông hiểu

    Chọn câu đúng trong các câu sau đây?

    Phát biểu đúng là: Phenol tác dụng với dung dịch sodium hydroxide tạo thành muối và nước.

    C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O

  • Câu 10: Thông hiểu

    Cho vài giọt bromobenzene vào ống nghiệm đã chứa sẵn nước, lắc nhẹ rồi để yên trong vài phút. Phát biểu nào sau đây là đúng?

    Bromobenzene là dẫn xuất halogen ở thể lỏng, nặng hơn nước và không tan trong nước nên khi cho vào ống nghiệm, bromobenzene và nước sẽ phân thành 2 lớp.

  • Câu 11: Nhận biết

    Phenol có khả năng dễ tham gia phản ứng thế với dung dịch Br2

    Phenol có khả năng dễ tham gia phản ứng thế với dung dịch Br2 vì có nhóm OH đẩy electron vào vòng benzene làm H trong vòng dễ bị thế. 

  • Câu 12: Thông hiểu

    Trong các chất sau: (1) CH3CH2CHO, (2) CH3CH(OH)CH3, (3) (CH3)2CHCHO, (4) CH2=CHCH2OH, những chất nào phản ứng với H2 (Ni, to) hoặc NaBH4 sinh ra cùng một sản phẩm?

    CH3CH2CHO \xrightarrow{{\mathrm{LiAlH}}_4} CH3CH2CH2OH

    CH2=CHCH2OH + H2 \xrightarrow{\mathrm{Ni}\;\mathrm t^\circ} CH3CH2CH2OH

  • Câu 13: Vận dụng cao

    Khử hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm 2 aldehyde mạch hở bằng LiAlH4, thu được hỗn hợp Y. Cho Y vào bình đựng Na (dư 25% so với lượng phản ứng), thu được 12,395 lít H2 (đkc) và hỗn hợp rắn Z. Đốt cháy hoàn toàn Z thu được Na2CO3, H2O và 16,5 gam CO2. Mặt khác, cho 0,3 mol X tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được a gam kết tủa. Giá trị của a là

    nH2 = 0,5 mol ⇒ nNa phản ứng = 1 mol

    ⇒ nNa dư = 0,25 mol

    ⇒ ∑nNa ban đầu = 1 + 0,25 = 1,25 mol

    Bảo toàn Na:  {\mathrm n}_{{\mathrm{Na}}_2{\mathrm{CO}}_3}=\frac{{\mathrm n}_{\mathrm{Na}\;\mathrm{bđ}}}2=0,625 \;\mathrm {(mol)}

    Bảo toàn C: nC = nNa2CO3 + nCO2 = 1 (mol)

    Y có dạng: R(OH)a (1/a mol)

    \mathrm {\Rightarrow\mathrm{Số}\;\mathrm C\;=\;\frac{{\mathrm n}_{\mathrm C}}{{\mathrm n}_{\mathrm Y}}=\frac1{\displaystyle\frac1a}=\mathrm a }

    Vậy Y chứa các alcohol có số C = số mol OH

    Mặt khác, Y tạo ra từ aldehyde nên các alcohol đều bậc một.

    ⇒ CH3OH và C2H4(OH)2

    ⇒ X gồm HCHO và (CHO)2

    ⇒ nAg = 4.nX = 1,2 mol

    ⇒ mAg = 129,6 g

  • Câu 14: Vận dụng

    Cho 1,97 gam dung dịch formalin tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 10,8 gam Ag. Nồng độ phần trăm của formaldehyde trong formalin là

    nAg = 0,1 (mol)

           HCHO + 4AgNO3 + 6NH3 + 2H2O → 4NH4NO3 + 4Ag + (NH4)2CO3

    mol: 0,025                    ←                                             0,1

    ⇒ mHCHO = 0,025.30 = 0,75 gam

    \Rightarrow\mathrm C\%\lbrack\mathrm{HCHO}brack\;=\;\frac{0,75}{1,97}\;.100\%\;=\;38,07\%

  • Câu 15: Vận dụng

    Xăng E5 chứa 5% thể tích ethanol hiện đang được sử dụng phổ biến ở nước ta để thay thế một phần xăng thông thường. Một người đi xe máy mua 3 L xăng E5 để đổ vào bình chứa nhiên liệu. Thể tích ethanol có trong lượng xăng trên là

    Thể tích ethanol có trong lượng xăng trên là: 

    \frac5{100}.3=0,15\;(\mathrm l)\;=\;150\;(\mathrm{ml})

  • Câu 16: Vận dụng

    Đun 13,2 gam acetic acid với 10,58 gam ethanol (có acid H2SO4 đặc làm xúc tác). Đến khi phản ứng dừng lại thu được 10,648 gam ester. Hiệu suất của phản ứng ester hóa là

    Phương trình phản ứng:

    CH3COOH + C2H5OH \xrightarrow{{\mathrm H}_2{\mathrm{SO}}_4,\;\mathrm t^\circ} CH3COOC2H5 + H2O

    nCH3COOH = 0,22 (mol), nC2H5OH = 0,23 mol 

    ⇒ Tính theo số mol của acetic acid. 

    ⇒ nCH3COOC2H5 = 0,22 (mol)

    Khối lượng ester thu được theo lý thuyết (H = 100%):

    mester lý thuyết = 0,22.88 = 19,36 gam

    Hiệu suất phản ứng là:

    \mathrm H=\frac{{\mathrm m}_{\mathrm{ester}\;\mathrm{tt}}}{{\mathrm m}_{\mathrm{ester}\;\mathrm{lt}}}.100=\frac{\;10,648}{\;19,36}.100\;=\;55\%

  • Câu 17: Vận dụng

    Cho 0,04 mol hỗn hợp X gồm CH2=CH–COOH, CH3COOH và CH2=CH–CHO phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 6,4 gam bromine. Mặt khác để trung hòa 0,04 mol X cần vừa đủ 40 ml dung dịch NaOH 0,75M. Khối lượng của CH2=CH–COOH trong X là

    Đặt số mol của CH2=CH-COOH, CH3COOH và CH2=CH-CHO lần lượt là x, y và z mol.

    ⇒ x + y + z = 0,04 mol                             (1)

    X tác dụng với Br2:

    CH2=CH-COOH + Br2 → CH2Br-CHBr-COOH

    CH2=CH-CHO + 2Br2 + H2O → CH2Br-CHBr-COOH + 2HBr

    ⇒ nBr2 = 0,04 = x + 2z                             (2)

    X tác dụng NaOH:

    CH2=CH-COOH + NaOH → CH2=CH-COONa + H2O

    CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O

    ⇒ nNaOH = 0,04.0,75 = x + y = 0,03         (3)

    Giải (1), (2), (3) có x = 0,02 mol; y = z = 0,01 mol

    ⇒ mCH2=CH-COOH = 0,02.72 = 1,44 gam

  • Câu 18: Nhận biết

    Chất nào sau đây là alcohol bậc hai?

    Bậc của alcohol chính là bậc của nguyên tử carbon liên kết với nhóm hydroxide.

    ⇒ Alcohol bậc hai là (CH3)2CHOH.

  • Câu 19: Vận dụng

    Cho 18,8 gam phenol tác dụng với 45 g dung dịch HNO3 63% (có H2SO4 làm xúc tác). Hiệu suất phản ứng là 100%. Khối lượng picric acid thu được là

    nphenol = 0,2 mol; nHNO3 = 0,45 mol

    Phương trình hóa học:

    Ta có tỉ lệ:\frac{{\mathrm n}_{{\mathrm C}_6{\mathrm H}_5\mathrm{OH}}}1>\;\frac{{\mathrm n}_{{\mathrm{HNO}}_3}}3 ⇒ phenol dư, tính theo số mol HNO3.

    ⇒ npicric acid = 0,15 mol

    ⇒ mpicric acid = 0,15.229 = 34,35 gam

  • Câu 20: Vận dụng

    Cho 15,2 gam hỗn hợp glycerol và alcohol đơn chức X phản ứng với Na dư thu được 4,958 lít H2 (đkc). Lượng H2 do X sinh sinh ra bằng 1/3 lượng do glycerol sinh ra. X có công thức là

    Gọi công thức của alcohol đơn chức là ROH.

    Đặt nC3H5(OH)3 = x mol; nROH = y mol.

    Phương trình hóa học:

           C3H5(OH)3 + 3Na → C3H5(ONa)3 + 1,5H2

    mol: x                    →                                 1,5x 

           ROH + Na → RONa + 0,5H2

    mol: y               →                0,5y 

    ⇒ 1,5x + 0,5y = 0,2         (1)

    Lượng H2 do X sinh ra bằng 1/3 lượng H2 do glycerol sinh ra:

    ⇒ 0,5y = \frac13.1,5x            (2)

    Từ (1) và (2) ⇒ x = y = 0,1 mol

    ⇒ nC3H5(OH)3 = nROH = 0,1 mol.

    ⇒ mROH = mhh - mC3H5(OH)3 = 15,2 - 0,1.92 = 6 gam

    ⇒ MROH = \frac6{0,1} = 60 ⇒ R = 43 (-C3H7).

  • Câu 21: Vận dụng

    Để trung hoà 80 mL giấm ăn cần 50 mL dung dịch NaOH 1 M. Biết khối lượng riêng của giấm xấp xỉ là 1 g mL−1. Mẫu giấm ăn này có nồng độ là

    Số mol của giấm ăn là: 0,05.1 = 0,05 (mol)

    ⇒ mCH3COOH = 0,05.60 = 3 g

    Khối lượng của dung dịch là: 80.1 = 80 (g)

    Vậy nồng độ của mẫu giấm ăn là

    C\%  = \frac{3}{80} .100\% =3,75\%

  • Câu 22: Thông hiểu

    Catechin là một chất kháng oxi hoá mạnh, ức chế hoạt động của các gốc tự do nên có khả năng phòng chống bệnh ung thư, nhồi máu cơ tim. Trong lá chè tươi, catechin chiếm khoảng 25 – 35% tông trọng lượng khô. Ngoài ra, catechin còn có trong táo, lê, nho,... Công thức cấu tạo của catechin cho như hình bên:

    Phát biểu nào sau đây là không đúng?

    Phân tử catechin chỉ có 4 nhóm OH phenol, nhóm OH còn lại là alcohol.

  • Câu 23: Vận dụng

    Đun 132,8 gam hỗn hợp 3 alcohol no, đơn chức với H2SO4 đặc, 140oC thu được hỗn hợp các ether có số mol bằng nhau và có khối lượng là 111,2 gam. Số mol của mỗi ether trong hỗn hợp là

    Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:

     mnước = malcohol – mether = 132,8 – 111,2 = 21,6 gam

    \Rightarrow nnước = \frac{21,6}{18} = 1,2 (mol) 

    Mặt khác nether = nnước = 1,2 mol

    3 alcohol tách nước thu được 6 ether và các ether có số mol bằng nhau.

    Vậy số mol mỗi ether là 0,2 mol.

  • Câu 24: Thông hiểu

    Dãy nào sau đây gồm các chất đều tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3?

    Aldehyde phản ứng với thuốc thử Tollens (dung dịch AgNO3/NH3).

    Alk-1-yne phản ứng với dung dịch silver nitrate trong ammonia.

    ⇒ Dãy chất đều tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 là: Formaldehyde, vinylacetylene, propyne.

  • Câu 25: Thông hiểu

    Cho các nhận xét sau:

    (a) Do phân tử phân cực nên dẫn xuất halogen không tan trong dung môi hữu cơ như hydrocarbon, ether.

    (b) Nhiều dẫn xuất halogen có hoạt tính sinh học.

    (c) Trong điều kiện thường, dẫn xuất halogen có thể ở dạng rắn, lỏng hay khí tuỳ thuộc vào khối lượng phân tử, bản chất và số lượng nguyên tử halogen.

    (d) Nhiều dẫn xuất halogen được sử dụng trong tổng hợp các chất hữu cơ.

    (e) Do liên kết C−X (X là F, Cl, Br, I) không phân cực nên dẫn xuất halogen dễ tham gia vào nhiều phản ứng hoá học.

    Số nhận xét đúng là:

    (b) Nhiều dẫn xuất halogen có hoạt tính sinh học.

    (c) Trong điều kiện thường, dẫn xuất halogen có thể ở dạng rắn, lỏng hay khí tuỳ thuộc vào khối lượng phân tử, bản chất và số lượng nguyên tử halogen.

    (d) Nhiều dẫn xuất halogen được sử dụng trong tổng hợp các chất hữu cơ.

    (a) và (e) sai vì:

    Dẫn xuất halogen tan tốt trong các dung môi hữu cơ như hydrocarbon, ether và liên kết C–X phân cực.

  • Câu 26: Vận dụng

    Đun nóng hợp chất A có công thức phân tử C4H9Br trong môi trường kiềm và ethanol, thu được được hai alkene. Công thức của dẫn xuất halogen đó là:

    CH3CH2CH2CH2Br

    CH3CH2CHBrCH3

    (CH3)2CHCH2Br

    (CH3)3CBr.

    Phương trình phản ứng:

    CH3CH2CHBrCH3 \overset{NaOH, C_{2} H_{5} OH, t^{o} }{ightarrow} CH3CH=CHCH3 + CH3CH2CH=CH2.

  • Câu 27: Nhận biết

    Cho ba hợp chất hữu cơ có phân tử khối gần  tương đương nhau:

    (1)  CH3CH2CH2CH3; (2) CH3CH2CHO; (3) CH3CH2CH2OH.

    Thứ tự giảm dần nhiệt độ sôi là:

    Thứ tự giảm dần nhiệt độ sôi là: (3) > (2) > (1)

    CH3CH2CH2CH3 < CH3CH2CHO < CH3CH2CH2OH

  • Câu 28: Nhận biết

    Hợp chất nào sau đây có phản ứng tạo iodoform?

    Phản ứng tạo iodoform là phản ứng của hợp chất chứa nhóm methyl ketone (CH3CO-R) với iodine trong môi trường kiềm tạo kết tủa iodoform màu vàng.

  • Câu 29: Vận dụng

    Tính khối lượng phenol (theo kg) thu được khi oxi hoá 1 tấn cumene trong công nghiệp. Biết hiệu suất của phản ứng điều chế phenol từ cumene trong công nghiệp là 95%.

    Ta có sơ đồ:

    C6H5CH(CH3)2 → C6H5OH + CH3COCH3

    120                     → 94 

    1 tấn                 → x  tấn

     Vậy m phenol = x = \frac{1.94}{120}.95\%=0,74416\;tấn\;=\;744,16\;kg

  • Câu 30: Thông hiểu

    Cho các chất sau: methanol, ethanol, ethylene glycol, glycerol, hexane-1,2-diol, pentane-1,3-diol. Số chất trong dãy hòa tan được Cu(OH)2

    Các polyalcohol có hai nhóm hydroxy liền kề hòa tan được Cu(OH)2.

    ⇒ Các alcohol thỏa mãn là: ethylene glycol, glycerol, hexane-1,2-diol.

  • Câu 31: Thông hiểu

    Một số carboxylic acid như oxalic acid, tartaric acid,… gây ra vị chua cho quả sấu xanh. Trong quá trình làm sấu ngâm đường, người ta sử dụng dung dịch nào sau đây để làm giảm vị chua của quả sấu?

    Nước vôi trong có tính base.

    Phản ứng trung hòa làm sấu bớt chua, đồng thời nước vôi trong làm sấu giòn hơn.

  • Câu 32: Thông hiểu

    Cho hợp chất phenol có công thức cấu tạo sau.

    Tên gọi của phenol đó là:

     

    4-methylphenol

  • Câu 33: Nhận biết

    Chất nào sau đây không phải là dẫn xuất halogen?

    Khi thay thế nguyên tử halogen của phân tử hydrocarbon bằng nguyên tử halogen được dẫn xuất halogen của hydrocarbon (gọi tắt là dẫn xuất halogen).

    ⇒ Chất không phải là dẫn xuất halogen của hydrocarbon là CH3COCl.

  • Câu 34: Nhận biết

    Hợp chất CH3CHO có tên thường là

    Hợp chất CH3CHO có tên thường là acetic aldehyde.

  • Câu 35: Thông hiểu

    Cho các chất sau: H2SO4, K2CO3, CuO, NaOH, Al, Al(NO3)3, Ag, CH3CH2OH/H2SO4 đặc.Số chất tác dụng được với acetic acid là

    Chất tác dụng với CH3COOH là K2CO3, CuO, NaOH, Al, CH3CH2OH/H2SO4 đặc

    Các phương trình phản ứng:

    2CH3COOH + K2CO3 → 2CH3COOK + H2O + CO2

    2CH3COOH + CuO → (CH3COO)2Cu + H2O

    CH3COOH + NaOH → CH3COOH + H2O

    6CH3COOH + 2Al → 2(CH3COO)3Al + 3H2

    CH3COOH + C2H5OH → CH3COOC2H5 + H2O

    ⟹ có 5 chất phản ứng.

  • Câu 36: Nhận biết

    Hợp chất nào sau đây là ethylene glycol?

     Hợp chất CH2(OH)-CH2(OH) là ethylene glycol.

  • Câu 37: Thông hiểu

    Dẫn xuất halogen nào sau đây có đồng phân hình học?

    Dẫn xuất halogen có đồng phân hình học là C6H5CH=CFCH3 do 2 nguyên tử carbon mang nối đôi đính với 2 nguyên tử/ nhóm nguyên tử khác nhau.

  • Câu 38: Nhận biết

    Phản ứng nào dưới đây là đúng?

    Phản ứng đúng là:  C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O.

    Các phản ứng còn lại sai vì:

    C2H5OH + NaOH → không xảy ra

    C6H5ONa + CO2 + H2O → C6H5OH + NaHCO3

    C6H5OH + HCl → không xảy ra

  • Câu 39: Nhận biết

    Yếu tố nào sau đây không làm tăng hiệu suất phản ứng ester hóa?

    Lấy số mol alcohol và acid bằng nhau không làm tăng hiệu suất phản ứng.

  • Câu 40: Thông hiểu

    Thủy phân dẫn xuất halogen nào sau đây sẽ thu được alcohol?

    (1) CH3CH2Cl; (2) CH3CH=CHCl; (3) C6H5CH2Cl; (4) C6H5Cl.

    (1) CH3CH2Cl + H2O → CH3CH2OH

    (2) CH3CH=CHCl +HOH → CH3CH= CH-OH (không bền) → CH3-CH2-CHO

    (3) C6H5CH2Cl + HOH → C6H5CH2OH

    (4) C6H5Cl + HOH → C6H5OH (phenol)

    \Rightarrow Chỉ có (1), (3) thủy phân tạo alcohol.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề thi cuối học kì 2 Hóa 11 Cánh diều - Đề 2 Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 11 lượt xem
Sắp xếp theo