Đề thi cuối học kì 2 Hóa 11 Chân trời sáng tạo - Đề 1

Mô tả thêm: Đề thi cuối học kì 2 Hóa 11 gồm nội dung câu hỏi dưới dạng trắc nghiệm với các mức độ khác nhau, giúp bạn học đánh giá chính xác năng lực học.
  • Thời gian làm: 50 phút
  • Số câu hỏi: 40 câu
  • Số điểm tối đa: 40 điểm
Mua gói để Làm bài
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
  • Câu 1: Vận dụng

    Hợp chất X no, mạch hở có phần trăm khối lượng C và H lần lượt bằng 66,67% và 11,11 %, còn lại là O. Trên phổ MS tìm thấy tín hiệu ứng với phân tử khối của X là 72. X không tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 nhưng có phản ứng tạo iodoform. X là:

    Ta có %mO = 22,22%

    Gọi công thức tổng quát của X là: CxHyOz

    x : y : z = \frac{\%C  }{12} :\frac{\%H  }{1}:\frac{\%O  }{16}=\frac{66,67  }{12} :\frac{11,11  }{1}:\frac{22,22%  }{16}=5,5:11:1,4 = 4 : 8 : 1

    ⇒ Công thức đơn giản nhất của X là C4H8O.

    Gọi cống thức phân tử của X là (C4H8O)n

    ⇒ Mx = (4.12 + 8 + 16)n = 72n = 72 ⇒ n = 1.

    Vậy công thức phân tử của X là C4H8O.

    X không tác dụng được với dung dịch AgNO3 trong NH3 nên X là ketone.

    Do X có phản ứng tạo iodoform nên phân tử của X có chứa nhóm CH3CO−.

    Vậy công thức cấu tạo của X là

    CH3COCH2CH3 (ethyl methyl ketone hay butanone). 

  • Câu 2: Nhận biết

    Formalin (còn gọi là formon) được dùng để ngâm xác động, thực vật, thuộc da, tẩy uế, diệt trùng, ... Formalin là

    Formalin (còn gọi là formon) được dùng để ngâm xác động, thực vật, thuộc da, tẩy uế, diệt trùng, ... Formalin là dung dịch trong nước, chứa khoảng 37% – 40% formaldehyde.

  • Câu 3: Thông hiểu

    Cho các dẫn xuất halogen sau:

    (1) C2H5F; (2) C2H5Cl; (3) C2H5Br; (4) C2H5I. 

    Thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi là

    Tất cả đều là dẫn xuất halogen, phân tử khối càng lớn thì nhiệt độ sôi càng cao. 

    ⇒ Thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi là: (1) < (2) < (3) < (4).

  • Câu 4: Vận dụng

    Một loại giấm ăn có chứa hàm lượng 4,5% acetic acid về thể tích. Tính thể tích dung dịch NaOH 2M cần để trung hoà hết 5 L giấm trên, biết khối lượng riêng của acetic acid là D = 1,05 g/mL.

    Thể tích acetic acid có trong 5 L giấm ăn: 

    VCH3COOH = 5.4,5% = 0,225 (L) = 225 (mL)

    Khối lượng acetic acid tương ứng là:

    mCH3COOH = 225.1,05 = 236,25 (g)

    Phương trình phản ứng:

    CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O

    {\mathrm n}_{{\mathrm{CH}}_3\mathrm{COOH}}=\frac{236,25}{60}(\mathrm{mol})\;=\;{\mathrm n}_{\mathrm{NaOH}}

    {\mathrm V}_{\mathrm{NaOH}}=\frac{236,25}{60.2}=1,969\;(\mathrm L)

  • Câu 5: Vận dụng

    Dẫn 6 gam hơi ethanol đi qua ống sứ chứa CuO dư, nung nóng. Hơi thoát ra được làm lạnh để ngưng tụ thu được chất lỏng X. Biết X phản ứng hết với lượng dư AgNO3/ NH3 được 16,2 gam bạc. Hiệu suất phản ứng oxi hoá ethanol là

    nAg = 0,15 (mol)

    Phương trình hóa học:

            CH3CH2OH + CuO \xrightarrow{t^\circ} CH3CHO + Cu + H2O            (1)

    mol: 0,075          ←                  0,075 

           CH3CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O \xrightarrow{t^\circ} CH3COONH4 + 2Ag + 2NH4NO3 (2)

    mol: 0,075                                ←                                            0,15 

    Hiệu suất của phản ứng là:

    \mathrm H=\frac{{\mathrm m}_{{\mathrm C}_2{\mathrm H}_5\mathrm{OH}\;\mathrm{pư}}}{{\mathrm m}_{{\mathrm C}_2{\mathrm H}_5\mathrm{OH}\;\mathrm{bđ}}}.100\;=\;\frac{0,075.46}6.100\;=\;57,5\%

  • Câu 6: Thông hiểu

    Đốt cháy hoàn toàn một aldehyde X, thu được số mol CO2 bằng số mol H2O. Nếu cho X tác dụng với lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3, sinh ra số mol Ag gấp bốn lần số mol X đã phản ứng. Công thức của X là:

    Theo bài ra ta có:

    Đốt cháy hoàn toàn một aldehyde X thu được: nCO2 = nH2O

    ⇒ Aldehyde đơn chức, no mạch hở, đơn chức: CnH2nO.

    X tráng bạc cho nAg = 4nX ⇒ X là HCHO.

  • Câu 7: Vận dụng

    Hợp chất A là dẫn xuất monochloro của alkylbenzene. Phân tử khối của A bằng 126,5. Số công thức cấu tạo có thể có của A.

    A là dẫn xuất monochloro của alkylbenzene nên công thức phân tử của A có dạng CnH2n−7Cl.

    12n + 2n − 7 + 35,5 = 126,5 ⇒ n = 7

    ⇒ Công thức phân tử của A là C7H7Cl.

    Vậy có 4 đồng phân

  • Câu 8: Thông hiểu

    Khi cho ethanal phản ứng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm ở nhiệt độ thích hợp, hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra?

    Trong môi trường kiềm, Cu(OH)2 oxi hóa hầu hết các aldehyde thành muối carboxylate và sinh ra kết tủa Cu2O có màu đỏ gạch.

  • Câu 9: Nhận biết

    Hợp chất chứa nhóm C=O liên kết với nguyên tử carbon hoặc nguyên tử hydrogen được gọi là

    Hợp chất chứa nhóm C=O liên kết với nguyên tử carbon hoặc nguyên tử hydrogen được gọi là hợp chất carbonyl.

  • Câu 10: Nhận biết

    Chất nào sau đây không phải là phenol?

    Hợp chấtkhông phải là phenol mà là alcohol thơm.

  • Câu 11: Thông hiểu

    Cho sơ đồ chuyển hóa sau: 

    {\mathrm C}_6{\mathrm H}_6\;\xrightarrow[{\mathrm{Fe},\;\mathrm t^\circ}]{+{\mathrm{Br}}_2}\mathrm X\;\xrightarrow{\mathrm{NaOH},\;\mathrm t^\circ}\;\mathrm Y\;\xrightarrow{\mathrm{HCl}}\mathrm Z

    Các chất X, Y, Z lần lượt là

     {\mathrm C}_6{\mathrm H}_6\;\xrightarrow[{\mathrm{Fe},\;\mathrm t^\circ}]{+{\mathrm{Br}}_2}\mathrm X\;\xrightarrow{\mathrm{NaOH},\;\mathrm t^\circ}\;\mathrm Y\;\xrightarrow{\mathrm{HCl}}\mathrm Z

     C6H6 + Br\xrightarrow{\mathrm{Fe},\;\mathrm t^\circ} C6H5Br + HBr 

     C6H5Br + 2NaOH \xrightarrow{\mathrm t^\circ,\;\mathrm p,\;\mathrm{xt}} C6H5ONa + H2O + NaBr

    C6H5ONa + HCl → C6H5OH + NaCl

  • Câu 12: Thông hiểu

    Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về tính chất của phenol?

    - Phenol là chất rắn, không màu; phenol độc, gây bỏng cho da. Phenol ít tan trong nước lạnh, tan vô hạn trong nước ở 66oC, tan tốt trong ethanol.

    - Phenol có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi cao hơn các hydrocarbon thơm có khối lượng phân tử tương đương.

    - Phenol thể hiện tính acid yếu. Dung dịch phenol không làm đổi màu quỳ tím.

  • Câu 13: Thông hiểu

    Tổng số đồng phân (kể cả đồng phân cis – trans) của C3H5Br là

    CH2=CH–CH2Br; CH2=CBr–CH3; CHBr=CH–CH3 (-cis, -trans).

  • Câu 14: Nhận biết

    Sản phẩm chính tạo thành khi cho 2-bromobutane tác dụng với dung dịch KOH/alcohol, đun nóng là:

    Quy tắc Zaitsev: Trong phản ứng tách hydrogen halide (HX) ra khỏi dẫn xuất halogen, nguyên tử halogen (X) được ưu tiên tách ra cùng với nguyên tử hydrogen (H) ở nguyên tử carbon bên cạnh có bậc cao hơn, tạo ra sản phẩm chính.

    CH3CHBrCH2CH3 \xrightarrow{\mathrm{KOH}/\mathrm{alcohol},\mathrm t^\circ} CH3CH=CHCH3

                                                                but-2-ene

  • Câu 15: Nhận biết

     Tên gọi của dẫn xuất halogen có công thức cấu tạo CH3-CCl(CH3)-CH2-CH3 là:

    Tên gọi của dẫn xuất halogen có công thức cấu tạo CH3-CCl(CH3)-CH2-CH3 là 2-chloro-2-methylbutane

  • Câu 16: Thông hiểu

    Cặp dung dịch nào sau đây đều có thể hoà tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường?

    Aldehyde và ketone không có phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.

  • Câu 17: Vận dụng

    Trộn 20 mL ethanol với 20 mL acetic acid, thêm 10 mL H2SO4 đặc rồi tiến hành phản ứng ester hóa. Sau một thời gian, thu được 17,6 g ester. Tính hiệu suất phản ứng ester, biết khối lượng riêng của ethanol và acetic acid lần lượt là 0,789 g/mL và 1,05 g/mL.

    CH3COOH + CH3CH2OH ⇌ CH3COOCH2CH3 + H2

    {\mathrm n}_{{\mathrm C}_2{\mathrm H}_5\mathrm{OH}}=\frac{20.0,789}{46}=0,343\;(\mathrm{mol})

    {\mathrm n}_{{\mathrm{CH}}_3\mathrm{COOH}}=\frac{20.1,05}{60}=0,35\;(\mathrm{mol})

    Ta có: nC2H5OH < nCH3COOH ⇒ Hiệu suất tính theo số mol alcohol.

    nester(lt) = nC2H5OH = 0,343 (mol).

    {\mathrm n}_{\mathrm{ester}\;(\mathrm{tt})}=\frac{17,6}{88}=0,2\;(\mathrm{mol})

    \mathrm H\%=\frac{0,2}{0,343}.100\%=58,3\%

  • Câu 18: Nhận biết

    Chất nào sau đây không tham gia phản ứng tráng bạc?

    CH≡CH không tham gia phản ứng với thuốc thử Tollens tạo thành kim loại Ag nên không tham gia phản ứng tráng bạc.

  • Câu 19: Thông hiểu

    Cho các chất sau: Na, NaOH, CuO, CH3COOH, Cu(OH)2, nước bromine. Số chất tác dụng được với ethyl alcohol (trong những điều kiện thích hợp) là 

    2C2H5OH + 2Na → 2C2H5ONa + H2

    CH3CH2OH + CuO \xrightarrow{t^\circ} CH3CHO + Cu + H2O

    CH3CH2OH + CH3COOH \xrightarrow{\mathrm H^+,\;\mathrm t^\circ} CH3COOC2H5 + H2O

  • Câu 20: Vận dụng

    Trong công nghiệp chế biến đường từ mía, nho, củ cải đường sẽ tạo ra sản phẩm phụ, gọi là rỉ đường hay rỉ mật, sử dụng rỉ đường để lên men tạo ra ethanol trong điều kiện thích hợp, hiệu suất cả quá trình là 90%. Tính khối lượng ethanol thu được từ 1 tấn rỉ đường mía theo 2 phương trình:

    C12H22O11 + H2O → C6H12O6 (glucose) + C6H12O6 (fructose)

    C6H12O6 (glucose/ fructose) → 2C2H5OH (ethanol) + 2CO2

    mC12H22O11 = 106 (g) ⇒ nC12H22O11 = 2,924 mol

          C12H22O11 + H2O → C6H12O6 (glucose) + C6H12O6 (fructose)

    mol:     2,924      →            2,924

            C6H12O6 (glucose/ fructose)  → 2C2H5OH (ethanol) + 2CO2

    mol:    2.2,924                    →              2.2.2,924

    m = 2,924.2.2.46 = 538,016 (kg)

    ⇒  Khối lượng ethanol thu được với hiệu suất 90%: 

    mC2H5OH = 2.2.2,924.46.90% = 484,214 (kg)

  • Câu 21: Thông hiểu

    Số đồng phân aldehyde có cùng công thức C5H10O, mạch hydrocarbon phân nhánh là

    Các đồng phân aldehyde có cùng công thức C5H10O, mạch hydrocarbon phân nhánh là:

    CH3CH(CH3)CH2CHO;

    CH3CH2CH(CH3)CHO;

    CH3C(CH3)2CHO.

  • Câu 22: Vận dụng

    Đun nóng hỗn hợp gồm CH3OH và 0,2 mol C2H5OH với H2SO4 đặc ở 140oC, khối lượng ether thu được là

    Trong phản ứng ether hóa ta luôn có:

    nH2O = \frac12.nalcohol = \frac12.(0,1 + 0,2) = 0,15 mol

    Bảo toàn khối lượng:

    mether = malcohol – mH2O

               = 0,1 .32 + 0,2 .46 – 0,15 .18

               = 9,7 (gam)

  • Câu 23: Vận dụng

    Đốt cháy hoàn tòn 0,1 mol một carboxylic acid đơn chức, cần vừa đủ V lít O2 (ở đkc), thu được 0,3 mol CO2 và 0,2 mol H2O. Giá trị của V là

    Gọi acid là RCOOH.

    Ta có nacid = 0,1 mol ⇒ nO trong acid = 0,2 mol

    Áp dụng ĐLBT nguyên tố O:

    nO trong acid + 2.nO2 = 2.nCO2 + nH2O

    \Rightarrow\;{\mathrm n}_{{\mathrm O}_2}\;=\frac{\;0,2\;+\;0,6\;–\;0,2}2\;=\;0,3\;(\mathrm{mol})

    ⇒ V = 0,3. 24,79 = 7,437 lít

  • Câu 24: Vận dụng cao

    Hỗn hợp X gồm hai alcohol đều có công thức dạng RCH2OH (R là gốc hydrocarbon mạch hở). Dẫn m gam X qua ống sứ chứa CuO dư, đun nóng thu được hỗn hợp khí và hơi Y, đồng thời khối lượng ống sứ giảm 4,48 gam. Cho toàn bộ Y vào lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng thu được 86,4 gam Ag. Nếu đun nóng m gam X với H2SO4 đặc ở 140oC, thu được 10,39 gam hỗn hợp Y gồm các ether. Biết hiệu suất phản ứng của các alcohol có khối lượng phân tử tăng dần lần lượt là 75% và 80%. Công thức của alcohol có khối lượng phân tử lớn hơn là

    nAg = 0,8 (mol)

    Khối lượng ống sứ giảm là khối lượng oxygen:

    ⇒ nRCHO = nO = 0,28 mol

    Vì nAg > 2nRCHO nên aldehyde gồm HCHO (xmol) và ACHO (y mol).

    Ta có hệ phương trình:

    \left\{\begin{array}{l}\mathrm x+\mathrm y=0,12\\4\mathrm x+2\mathrm y=0,8\end{array}\Rightarrow\left\{\begin{array}{l}\mathrm x=0,12\\\mathrm y=0,16\end{array}ight.ight.

    Vậy X gồm: CH3OH (0,12 mol) và ACH2OH (0,16 mol).

    nCH3OH p/ = 0,12.75% = 0,09 mol

    nACH2OH p/ứ = 0,16.80% = 0,128 mol

    \Rightarrow {\mathrm n}_{{\mathrm H}_2\mathrm O}=\frac{{\mathrm n}_{\mathrm{alcohol}\;\mathrm p/\mathrm ư}}2=0,109\;\mathrm{mol}

    ⇒ malcohol phản ứng = 0,09.32 + 0,128.(A + 31) = 10,39 + 0,109.18

    ⇒ A = 43 (C3H7)

    Vậy alcohol còn lại là: C3H7CH2OH hay C4H9OH.

  • Câu 25: Nhận biết

    Formic acid (HCOOH) có trong nọc kiến, nọc ong, sâu róm. Nếu không may bị ong đốt thì nên bôi vào vết ong đốt loại chất nào sau đây là tốt nhất?

    Vôi có thể trung hòa formic acid (HCOOH) có trong nọc ong nên nếu không may bị ong đốt thì nên bôi vôi vào vết ong đốt. 

  • Câu 26: Thông hiểu

    Hai alcohol nào sau đây cùng bậc?

    Methanol (CH3OH) và allyl alcohol (CH2=CH–CH2–OH) đều là alcohol bậc một.

  • Câu 27: Nhận biết

    Alcohol bị oxi hoá bởi CuO, t° tạo thành aldehyde là

    - Alcohol bậc I bị oxi hoá bởi CuO, t° tạo thành aldehyde.

    - Alcohol bậc II bị oxi hoá bởi CuO, t° tạo thành ketone.

    - Alcohol bậc III không bị oxi hóa bởi CuO, t°.

    ⇒ CH3CH2OH bị oxi hoá bởi CuO, t° tạo thành aldehyde.

  • Câu 28: Thông hiểu

    Thực hiện phản ứng khử hợp chất X bằng hydrogen có xúc tác thích hợp, thu được 2-methylpropan-1-ol (isobutyl alcohol). Công thức của X là

    Hợp chất aldehyde bị khử bởi hydrogen ở vị trí có các liên kết π.

    Đáp án đúng là aldehyde có khung carbon giống 2-methylpropan-1-ol.

  • Câu 29: Vận dụng

    Acetone được điều chế bằng cách oxi hoá cumene nhờ oxygen, sau đó thuỷ phân trong dung dịch H2SO4 loãng. Để thu được 87 gam acetone thì lượng cumene cần dùng (giả sử hiệu suất quá trình điều chế đạt 80%) là

     Phương trình hoá học:

    nCH3COCH3 = 87 : 58 = 1,5 mol

    ⇒ ncumene= 1,5 (mol).

    ⇒ mcumene đã dùng = \frac{1,5.120.100}{80}=225\;(gam)

  • Câu 30: Vận dụng

    Cho m gam hỗn hợp X gồm phenol và ethanol tác dụng với Na dư thu được 25,2 hỗn hợp muối. Cho m/10 gam lượng hỗn hợp X phản ứng vừa đủ với 10 ml dung dịch NaOH 1M. Số mol của ethanol và phenol là:

    Phương trình phản ứng:

    C6H5OH + Na ightarrow C6H5ONa + 1/2H2

         x                          x                        mol

    C2H5OH + Na ightarrow C2H5ONa + 1/2H2

      y                             y                       mol

    C6H5OH + NaOH ightarrow C6H5ONa + H2O

     0,01            0,01                                  mol

    Ta có hệ phương trình:

    \left\{\begin{array}{l}116\mathrm x\;+\;68\mathrm y\;=\;25,2\\\mathrm x\;=\;0,01.10\end{array}ight.\Leftrightarrow\left\{\begin{array}{l}\mathrm x\;=\;0,1\\\mathrm y\;=\;0,2\end{array}ight.

  • Câu 31: Nhận biết

    Dẫn xuất halogen bậc II có tên phù hợp là:

    Cl–CH2–CH2–Cl: 1,2-dichloroethane

    Bậc I.

    CH3–CH­l–CH3: 2-iodopropane.

    Bậc II

    CH3–CH(CH3)–CH2–Br: 1-bromo-2-methylpropane.

    Bậc I.

    FC(CH3)3: 2-fluoro-2-methylpropane

    Bậc III

  • Câu 32: Nhận biết

    Hợp chất nào sau đây thuộc loại dẫn xuất halogen của hydrocarbon?

    Dẫn xuất halogen của hydrocarbon là hợp chất thu được khi thay thế nguyên tử hydrogen trong phân tử hydrocarbon bằng một hay nhiều nguyên tử halogen.

    ⇒ Hợp chất thuộc loại dẫn xuất halogen của hydrocarbon là CH2BrCl.

  • Câu 33: Nhận biết

    Ở điều kiện thường, chất tồn tại ở thể rắn là

    Ở điều kiện thường, phenol tồn tại ở thể rắn.

  • Câu 34: Nhận biết

    Methanol có công thức là

    Methanol có công thức là CH3OH.

  • Câu 35: Nhận biết

    Cho quỳ tím vào dung dịch acetic acid, quỳ tím

     Acetic acid làm cho quỳ tìm chuyển sang màu đỏ.

  • Câu 36: Vận dụng

    Picric acid (2,4,6-trinitrophenol) trước đây được sử dụng làm thuốc nổ. Để tổng hợp picric acid, người ta cho 37,6 g phenol phản ứng với hỗn hợp HNO3 đặc/ H2SO4 đặc, dư. Tính khối lượng picric acid thu được, biết hiệu suất phản ứng là 65%.

     Phương trình phản ứng

    Số mol phenol: nphenol = 37,6 : 94 = 0,4 (mol)

    Số mol picric acid tạo thành:

    n_{picric\;acid}\;=0,4.\frac{65}{100}\;\;=\;0,26\;(mol)

    Khối lượng picric acid thu được: 

    mpicricacid = 0,26.229 = 59,54 (g).

  • Câu 37: Thông hiểu

    Một chai rượu gạo có thể tích 700 mL và có độ rượu là 30o. Số mL ethanol nguyên chất (khan) có trong chai rượu đó là

    Độ rượu 30o

    100 mL rượu có 30 mL C2H5OH.

    700 mL rượu có x mL C2H5OH

    Số mL ethanol nguyên chất (khan) có trong chai rượu đó là: 

    x = \frac{700.30}{100}=210mL

  • Câu 38: Vận dụng

    Tính thể tích dung dịch Br2 16% (d = 1,25 gam/ml) đủ để tác dụng với 9,4 gam phenol.

    nphenol = 0,1 mol 

    Phương trình hóa học:

    Từ phương trình ta có:

    nBr2 = 3nC6H5OH = 0,3 mol

    \Rightarrow mBr2 = 48 gam

    \Rightarrow {\mathrm m}_{\mathrm{dd}\;{\mathrm{Br}}_2}\;=\;\frac{48}{16\%}=300\;\mathrm{gam}

    \Rightarrow{\mathrm V}_{\mathrm{dd}\;{\mathrm{Br}}_2}=\frac{{\mathrm m}_{\mathrm{dd}\;{\mathrm{Br}}_2}}{\mathrm D}=\frac{300}{1,25}=240\;\mathrm{ml}

  • Câu 39: Nhận biết

    Vị chua của giấm là do chứa

     Vị chua của giấm là do chứa acetic acid

  • Câu 40: Nhận biết

    Hợp chất thuộc loại polyalcohol là

    Alcohol có từ 2 nhóm oH trở lên gọi là alcohol đa chức hay polyalcohol, polyol.

    ⇒ Hợp chất thuộc loại polyalcohol là HOCH2CH2CH2OH.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề thi cuối học kì 2 Hóa 11 Chân trời sáng tạo - Đề 1 Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 22 lượt xem
Sắp xếp theo