Hợp chất X có tên gọi 3-methylpentanal, công thức cấu tạo của X là:
Hợp chất X có tên gọi 3-methylpentanal, công thức cấu tạo của X là:
Cho x mol C2H5OH tác dụng hoàn toàn với Na dư, thu được 7,9328 lít khí H2 (ở đkc). Giá trị của x là
nH2 = 0,32 (mol)
Phương trình phản ứng:
C2H5OH + Na → C2H5ONa + 1/2H2
mol: 0,64 ← 0,32
⇒ x = 0,32 (mol)
Sản phẩm chính của phản ứng nào sau đây không đúng?
Phương trình phản ứng sản phẩm chính không đúng
CH3CH2Cl + KOH → CH3CH2OH + KCl.
Cho 2,46 gam hỗn hợp gồm HCOOH, CH3COOH, C6H5OH tác dụng vừa đủ với 400 ml dung dịch NaOH 1M. Tổng khối lượng muối thu được sau phản ứng là
HCOOH + NaOH → HCOONa + H2O
CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O
C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O
Theo phương trình phản ứng ta có: nH2O = nNaOH = 0,4 mol
Bảo toàn khối lượng có:
mmuối = mhỗn hợp + mNaOH - mH2O
= 2,46 + 0,4.40 - 0,4.18
= 11,26 gam
Cho 0,5 ml dung dịch chất X vào ống nghiệm, sau đó nhỏ tiếp từng giọt nước bromine, đồng thời lắc nhẹ ống nghiệm, thấy có kết tủa trắng xuất hiện. Chất X là:
Trong các chất ở trên, chỉ có phenol tác dụng với dung dịch bromine tạo kết tủa trắng. Phương trình phản ứng:
Hỗn hợp Y gồm methanol, ethylene và glycerol. Cho m gam hỗn hợp Y tác dụng với kim loại Na (dư), sau khi phản ứng kết thúc thu được 28,509 lít khí H2 (đkc). Nếu đốt cháy hoàn toàn 2m gam Y thì thu được CO2 và 122,4 gam H2O. Xác định m.
nH2 = 1,15 mol; nH2O = 6,8 mol
Khi hỗn hợp Y tác dụng với Na dư, xảy ra phản ứng thể nguyên tử H của nhóm OH:
-OH + Na → -ONa + H2↑
⇒ nOH = 2nH2 = 2.1,15 = 2,3 (mol)
⇒ nO = 2,3 (mol)
Khi đốt cháy m gam Y thu được nH2O = 3,4 mol ⇒ nH (Y) = 6,8 (mol)
Dễ thấy trong Y có số nguyên tử C bằng số nhóm OH ⇒ nC = 2,3 (mol)
Vậy: mY = mC + mH + mO
= 2,3.12 + 6,8.1 + 2,3.16
= 71,2 gam
Cho các chất sau: (1) C3H8, (2) C2H5OH, (3) CH3CHO, (4) CH3COOH. Thứ tự các chất theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi từ trái sang phải là
Khi phân tử khối của các chất chênh lệch nhau không nhiều thì nhiệt độ sôi của các chất tăng dần từ alkane < aldehyde < alcohol < carboxylic acid.
Thứ tự các chất theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi từ trái sang phải là (1), (3), (2), (4).
Tiến hành oxi hóa 2,5 mol methyl alcohol thành formaldehyde bằng CuO rồi cho formaldehyde tan hết vào nước thu được 160 g dung dịch formalin 37,5%. Vậy hiệu suất phản ứng oxi hóa là bao nhiêu?
Vậy hiệu suất của quá trình là:
Trộn 300 ml dung dịch acetic acid 1 M và 50 ml ethyl alcohol 46º (d = 0,8g/ml) có thêm một ít H2SO4 đặc vào một bình cầu và đun nóng bình cầu một thời gian, sau đó chưng cất thu được 19,8 g ester. Hiệu suất của phản ứng ester hoá là
nacid = 0,3 (mol)
nester = 0,225 mol
CH3COOH + C2H5O CH3COOC2H5 + H2O
Ban đầu: 0,3 0,4
Phản ứng: 0,3 0,3 0,3
Hiệu suất phản ứng là:
Chất nào sau đây là aldehyde?
Ethanal có công thức cấu tạo thu gọn CH3CHO nên là aldehyde.
Chất nào hòa tan được Cu(OH)2 tạo thành phức chất có màu xanh đặc trưng?
Các polyalcohol có các nhóm –OH liền kề như ethylene glycol, glycerol,... có thể tạo phức chất với Cu(OH)2, sản phẩm có màu xanh đặc trưng.
Acetic acid tác dụng với dung dịch (X) cho hiện tượng sủi bọt khí. Dung dịch X là
Acetic acid tác dụng với dung dịch NaHCO3 tạo thành khí CO2.
CH3COOH + NaHCO3 → CH3COONa + CO2 + H2O
Ethanol là chất tác động đến thần kinh trung ương. Khi hàm lượng ethanol trong máu tăng thì sẽ có hiện tượng nôn, mất tỉnh táo và có thể tử vong. Tên gọi khác của ethanol là
Ethanol là C2H5OH. Tên gọi khác của ethanol là ethyl alcohol.
Hai alcohol nào sau đây cùng bậc?
methanol và ethanol
CH3OH và C2H5OH đều là alcohol bậc I
Chất nào sau đây có đồng phân hình học?
Chất có đồng phân hình học là CH3–CH=CH–CH3 do 2 nguyên tử carbon mang nối đôi đính với 2 nguyên tử/ nhóm nguyên tử khác nhau.
Nhiệt độ sôi của các dẫn xuất halogen được sắp xếp theo thứ tự: CH3F < CH3CI < CH3Br < CH3I. Nguyên nhân dẫn đến sự tăng dần nhiệt độ sôi từ CH3F đến CH3I là do
Nguyên nhân dẫn đến sự tăng dần nhiệt độ sôi từ CH3F đến CH3I là do tương tác van der Waals tăng dần từ CH3F đến CH3I.
Có bao nhiêu đồng phân C5H12O khi tác dụng với CuO nung nóng sinh ra ketone?
Alcohol bậc hai tác dụng với CuO nung nóng sinh ra ketone.
CH3-CH2-CH2-CH(OH)-CH3
CH3-CH2-CH(OH)-CH2-CH3
CH3-CH(CH3)-CH(OH)-CH3
⇒ Có 3 đồng phân thỏa mãn.
Cho 11,28 gam phenol tác dụng với 42 gam dung dịch HNO3 67,5% (H2SO4 đặc làm xúc tác và đun nóng; hiệu suất 80%) thu được m gam picric acid (2,4,6-trinitrophenol). Giá trị m là
nphenol = 0,12 mol; nHNO3 = 0,45 mol
Phương trình hóa học:
Ta có tỉ lệ: ⇒ HNO3 dư, tính theo số mol phenol.
⇒ mpicric acid = 0,12.229 = 27,48 gam
Bậc của dẫn xuất halogen là bậc của nguyên tử carbon liên kết với nguyên tử halogen. Bậc của dẫn xuất halogen nào sau đây là không phù hợp?
Carbon có tối đa 4 liên kết, nên không thể có dẫn xuất halogen bậc IV.
Trong khói bếp có chứa một lượng nhỏ chất khí (X), chất (X) này có tính sát trùng, diệt khuẩn, chống mọt nên người ta thường để những vật liệu bằng tre, nứa ở nơi có khói bếp để bảo quản được lâu hơn. Chất (X) là chất nào sau đây?
Trong khói của bếp có chứa formaldehyde HCHO, chất này có khả năng diệt trùng, chống mối mọt nên làm rổ, rá, nong, nia, ... bền hơn.
Cho các nhận định sau:
(a) Aldehyde là hợp chất chỉ có tính khử.
(b) Aldehyde bị khử bởi NaBH4 tạo thành alcohol bậc một.
(c) Aldehyde tác dụng với AgNO3/NH3 tạo thành Ag.
(d) Aldehyde no, đơn chức, mạch hở có công thức tổng quát CnH2nO (n ≥ 1).
Số nhận định đúng là
(a) sai vì aldehyde là hợp chất vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa.
(b), (c) (d) đúng.
Cho các phát biểu sau về alcohol:
(1) Tất cả các alcohol no, đơn chức, bậc một đều có thể tách nước cho alkene
(2) Alcohol là hợp chất hữu cơ có nhóm chức –OH trong phân tử.
(3) Tất cả các alcohol đều có khả năng tác dụng với Na.
(4) Tất cả các alcohol đều có số nguyên tử H trong phân tử lớn hơn 3.
(5) CH3OH, C2H5OH, C3H7OH tan vô hạn trong nước.
Số phát biểu đúng là :
(1) Sai vì CH3OH không thể tách nước cho alkene.
(2) Sai ví dụ như phenol C6H5OH không gọi là alcohol.
(3) Đúng.
(4) Đúng vì nhóm OH không thể đính vào C có liên kết không bền.
(5) Đúng.
Phát biểu nào sau đây không phù hợp với tính chất vật lí của dẫn xuất halogen?
Dẫn xuất halogen không tan trong nước nhưng tan tốt trong các dung môi hữu cơ.
Phương trình hóa học nào dưới đây sai?
C2H5OH không tác dụng với NaOH.
nH2O = 0,05 mol
H3C–CH2–OH CH2=CH2 + H2O
mol: 0,05 ← 0,05 ← 0,05
⇒ m = 0,05.46 = 2,3 (g)
V = 0,05.24,79 = 1,239 (lít)
Từ một tấn khoai chứa 20% tinh bột, bằng phương pháp lên men người ta điều chế được 100 lít ethanol tuyệt đối có khối lượng riêng là 0,8 g/ml. Hiệu suất của quá trình phản ứng là
Quá trình điều chế:
(C6H10O5)n + nH2O nC6H12O6 (1)
C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2 (2)
Khối lượng tinh bột đem điều chế là:
mtinh bột = 20%.106 = 2.105 (gam)
Từ (1) và (2) ta có:
Hiệu suất phản ứng:
Công thức nào sau đây là công thức cấu tạo thu gọn của glycerol?
Công thức cấu tạo thu gọn của glycerol là: CH2OH–CHOH–CH2OH.
Tên thay thế của hợp chất acid có công thức cấu tạo CH3CH2COOH là:
Tên thay thế của hợp chất CH3CH2COOH là propanoic acid.
Đun nóng CH2=CH–CH2Br với dung dịch kiềm, trung hoà hỗn hợp thu được bằng dung dịch HNO3. Nhỏ vài giọt dung dịch AgNO3 vào ống nghiệm và lắc nhẹ. Hiện tượng xảy ra là gì?
Dẫn xuất halogen bị thế nguyên tử halogen:
CH2=CH–CH2Br + NaOH CH2=CHCH2OH + NaBr
Trung hòa bằng dung dịch HNO3 để loại bỏ kiềm dư.
Nhỏ dung dịch AgNO3 vào ống nghiệm, xuất hiện kết tủa vàng nhạt:
AgNO3 + NaBr → AgBr↓ + NaNO3.
Chất nào sau đây không có công thức đơn giản nhất là CH2O?
CH3CHO có công thức đơn giản nhất trùng với công thức phân tử là C2H4O.
Để phân biệt ba hợp chất HCHO, CH3CHO, CH3COCH3, một học sinh tiến hành thí nghiệm thu được kết quả như sau:
Ba chất (1), (2), (3) lần lượt là:
- Chất (2), (3) phản ứng với I2/NaOH nên có nhóm CH3CO– ⇒ (2), (3) là CH3COCH3 và CH3CHO.
- Chất (1), (3) phản ứng với thuốc thử Tollens chứng tỏ có nhóm –CHO.
⇒ (1), (3) là HCHO và CH3CHO.
Vậy (1) là HCHO, (2) là CH3COCH3 và (3) là CH3CHO.
Phát biểu nào sau đây không đúng?
Dẫn xuất halogen của hydrocarbon không tan trong nước.
Hỗn hợp X nặng 6,08 gam gồm hai alcohol no, đơn chức. Chia X thành hai phần bằng nhau. Phần (1) tác dụng với Na dư tạo ra 0,03 mol H2. Phần (2) đem oxi hóa tạo thành hỗn hợp hai aldehyde. Cho hỗn hợp aldehyde này tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư tạo ra 0,16 mol Ag. Hiệu suất các phản ứng là 100%. Hỗn hợp X gồm :
Gọi công thức chung của 2 alcohol là CnH2n+1CH2OH.
- Phần (1): CnH2n+1CH2OH + Na → CnH2n+1CH2ONa + 1/2H2
Ta có: nalcohol = 2nH2 = 0,06 mol ⇒ Malcohol = = 50,667
- Phần (2):
CnH2n+1CH2OH + CuO CnH2n+1CHO + Cu + H2O
mol: 0,06 → 0,06
Theo đề: nAg = 0,16 mol ⇒ 1 trong 2 aldehyde là HCHO. Alcohol ban đầu là CH3OH.
Đặt số mol CH3OH và RCH2OH trong 1 phần lần lượt là x và y.
Ta có hệ:
mRCH2OH = 2,4 g ⇒ MRCH2OH = 60
Vậy: Alcohol còn lại là CH3-CH2-CH2-OH.
Cho 30 gam hỗn hợp X gồm glycerol và ethyl alcohol tác dụng hoàn toàn với Cu(OH)2 dư thì sẽ hòa tan được 9,8 gam Cu(OH)2. Khối lượng ethyl alcohol có trong X là
nCu(OH)2 = 0,1 (mol)
Gọi số mol glycerol và ethyl alcohol trong X lần lượt là x, y (mol):
mhh = 92x + 46y = 30 (1)
Trong hỗn hợp chỉ có glycerol tác dụng với Cu(OH)2.
Phương trình phản ứng:
2C3H5(OH)3 + Cu(OH)2 → [C3H5(OH)2O]2Cu + 2H2O
mol: x → x/2
x/2 = 0,1 (2)
Từ (1) và (2) ta có: x = 0,2; y =
Trong các hợp chất dưới đây, hợp chất nào phản ứng được với HCN cho sản phẩm là cyanohydrin?
Hydrogen cyanide (HCN) phản ứng được với aldehyde hoặc ketone tạo thành sản phẩm là cyanohydrin.
Cho sơ đồ phản ứng sau: C2H4 C2H5Br C2H5OH CH3COOH. Công thức của A, B, D trong sơ đồ trên lần lượt là:
Công thức của A, B, D trong sơ đồ trên lần lượt là: HBr, NaOH, O2.
Phương trình phản ứng:
C2H4 + HBr → C2H5Br
C2H5Br + NaOH C2H5OH + NaBr
C2H5OH + O2 CH3COOH + H2O
Cho 5,76 gam acid hữu cơ X đơn chức, mạch hở tác dụng với CaCO3 thu được 7,28 gam muối của acid hữu cơ. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
Gọi công thức chung của X là RCOOH, ta có:
2RCOOH + CaCO3 → (RCOO)2Ca + CO2 + H2O
mol: x → x/2
mX = x.(R + 45) = 5,76 (1)
mmuối = .(2R + 128) = 7,28 (2)
Từ (1) và (2) suy ra: Rx = 2,16; x = 0,08
⇒ R = 27 (CH2=CH)
Vậy X là CH2=CHCOOH.
Chất nào sau đây không phải là dẫn xuất halogen của hydrocarbon?
Khi thay thế nguyên tử hydrogen trong phân tử hydrocarbon bằng một hay nhiều nguyên tử halogen, ta được dẫn xuất halogen của hydrocarbon.
⇒ Hợp chất C2H5MgCl không phải là dẫn xuất halogen của hydrocarbon.
Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm CH3OH, CH3CHO và C2H5CHO cần dùng vừa đủ 0,6 mol O2, sinh ra 0,45 mol CO2. Nếu cho m gam X trên phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì khi kết thúc các phản ứng, khối lượng Ag thu được là
Gọi số mol 3 chất trong X lần lượt là a, b, c (mol)
CH4O + 1,5O2 → CO2 + 2H2O
C2H4O + 2,5O2 → 2CO2 + 2H2O
C3H6O + 4O2 → 3CO2 + 3H2O
⇒ nO2 = 1,5a + 2,5b + 4c = 0,6 mol (1)
nCO2 = a + 2b + 3c = 0,45 mol (2)
Lại có nAg = 2b + 2c = 4.[1,5.(2) – (1)] = 0,3 mol
⇒ mAg = 32,4 gam
Chất X chứa vòng benzene có công thức phân tử là C7H8O2 phản ứng được với Na; dung dịch NaOH. Khi cho X phản ứng với Na dư thì số mol H2 tạo ra bằng số mol X tham gia phản ứng. X phản ứng với NaOH theo tỉ lệ mol là 1 : 1. Tìm X.
- X tác dụng với NaOH với tỉ lệ 1 : 1 ⇒ X có nhóm chức của phenol.
nH2 = nX ⇒ nNa = 2nX
- X tác dụng với Na với tỉ lệ 1 : 2 ⇒ X có 1 nhóm chức phenol 1 nhóm chức alcohol.
⇒ X là HOCH2C6H4OH.