Đề thi giữa học kì 1 Hóa 9 - Đề 2

Mô tả thêm: Đề thi giữa học kì 1 Hóa 9 được Khoahoc.vn biên soạn là đề kiểm tra giữa kì 1 hóa 9, giúp các bạn học sinh ôn luyện giữa học kì 1 hóa 9, cũng như đánh giá năng lực học tập của mình.
  • Thời gian làm: 45 phút
  • Số câu hỏi: 30 câu
  • Số điểm tối đa: 30 điểm
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
Mua gói để Làm bài
  • Câu 1: Vận dụng

    Hòa tan hoàn toàn 1,44g kim loại hóa trị II bằng 250ml dung dịch H2SO4 0,3M. Để trung hòa lượng axit dư cần dùng 60ml dung dịch NaOH 0,5M. Kim loại đó là

    Gọi kim loại hóa trị II cần tìm là R.

    Phương trình phản ứng xảy ra

    R + H2SO4 → RSO4 + H2 (1)

    H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + H2O (2)

    nH2SO4 = 0,25.0,3 = 0,075 (mol);

    nNaOH = 0,06.0,5 = 0,03 (mol)

    Theo phương trình phản ứng (2) ta có:

    nH2SO4 = 1/2nNaOH = 0,03 : 2 = 0,015

     Số mol H2SO4 phản ứng (1) là: 

    nH2SO4 (pứ 1) = nH2SO4 - nH2SO4 (pứ 2) = 0,075 - 0,015 = 0,06 (mol)

    Ta có theo phương trình phản ứng (1) 

    nR - nH2SO4 (pứ 1) = 0,06 mol

    → MR = mR : nR = 1,44 : 0,06 = 24 g/mol

    Vậy R là Mg

  • Câu 2: Vận dụng

    Cho a gam FeO tác dụng với dung dịch H2SO4 thu được 200 ml dung dịch FeSO4 1M. Giá trị của a là:

    nFeSO4 = 0,2.1 = 0,2 mol.

    Phương trình phản ứng hóa học:

    FeO + H2SO4 → FeSO4 + H2O

    Theo phương trình phản ứng ta có:

    nFeO = nFeSO4 = 0,2 mol 

    a = mFeO = 0,2.72 = 14,4 gam.

  • Câu 3: Vận dụng cao

    Hòa tan hoàn toàn 21,6 gam hỗn hợp A gồm Fe, FeO và FeCO3 vào V lít dung dịch HCl 0,4M thấy thoát ra hỗn hợp khí B có tỉ khối B có tỉ khối hơi so với He bằng 7,5 và tạo thành 31,75 gam muối clorua. Thành phần % khối lượng Fe trong hỗn hợp ban đầu.

    Gọi x, y, z lần lượt là số mol của Fe, FeO và FeCO3

    ⇒ 56x + 72y + 116z = 21,6 (1)

    Phương trình phản ứng hóa học:

    Fe + 2HCl → FeCl2 + H

    x                   → x → x 

    FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O

    y                  → y

    FeCO3 + 2HCl → FeCl2 + CO2 + H2O

    z                         → z → z

    Từ phương trình (*); (**), (***) ta có:

    x\;+\;y\;+\;z\;=\;n_{FeCl_2}\;=\;\frac{31,75}{56+35,5.2}=0,25\;(mol) (2)

    Hỗn hợp khí B gồm có H2 và CO2 có tỉ khối B có tỉ khối hơi so với He bằng 7,5

    \overline{M_B}=7,5.M_{He}=7,5.4=30

    Áp dụng quy tắc đường chéo ta có:

    H2 (2)14
     \overline{M_B} (30)
    CO2 (44)28

    {\Rightarrow\frac{n_{H_2}}{n_{CO_2}}=\frac xz=\frac{14}{28}=\frac12}\Leftrightarrow2x-z=0\;(3)

    Giải hệ phương trình (1); (2); (3) ta có:

    x = 0,05, y = z = 0,1 mol

    ⇒ mFe = 0,05.56 = 2,8 gam 

    \%m_{Fe}=\frac{2,8}{21,6}=12,96\%.

  • Câu 4: Thông hiểu

    Sử dụng kim loại nào sau đây để nhận ra sự có mặt của HCl trong dung dịch gồm: HCl, KCl và H2O?

    Để nhận biết sự có mặt của HCl trong dung dịch gồm: HCl, KCl và H2O. Ta sử dụng kim loại Fe vì Fe không phản ứng với KCl và H2O.

    Phương trình phản ứng minh họa

    Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

  • Câu 5: Thông hiểu

    Một hỗn hợp rắn gồm Fe2O3 và CaO, để hòa tan hoàn toàn hỗn hợp này người ta phải dùng dư:

    Hỗn hợp rắn gồm Fe2O3 và CaO, để hòa tan hoàn toàn hỗn hợp này người ta phải dùng dư dung dịch HCl.

    Phương trình phản ứng minh họa:

    Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O

    CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O

  • Câu 6: Nhận biết

    Muối nào sau đây không bị nhiệt phân hủy

    Muối cacbonat của kim loại kiềm bền nên không bị nhiệt phân hủy. Do đó, Na2CO3 không bị nhiệt phân. 

  • Câu 7: Vận dụng

    Trộn dung dịch có chứa 0,1 mol CuSO4 và một dung dịch chứa 0,3 mol NaOH, lọc kết tủa, rửa sạch rồi đem nung đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Giá trị m là:

    Phương trình hóa học:

    CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 ↓+ Na2SO4

    Xét tỉ lệ mol ta có:

    \frac{{{n_{CuS{O_4}}}}}{1} < \frac{{{n_{NaOH}}}}{2}(0,1 < 0,15)

    Vậy CuSO4 phản ứng hết, NaOH còn dư

    ⇒ phản ứng tính theo CuSO4

    Theo phương trình phản ứng

    nCu(OH)2 = nCuSO4 = 0,1 mol

    Nung chất rắn đến khối lượng không đổi:

    Cu(OH)2 \overset{t^{o} }{ightarrow} CuO + H2O

    0,1 mol →    0,1 mol

    ⇒ mCuO = 0,1.80 = 8 gam

  • Câu 8: Nhận biết

    Muối nào sau đây không bị nhiệt phân hủy?

    Muối cacbonat của kim loại kiềm bền nên không bị nhiệt phân hủy. Do đó, Na2CO3 không bị nhiệt phân.

  • Câu 9: Nhận biết

    Axit sunfuric đặc nóng tác dụng với đồng kim loại sinh ra khí:

    Phương trình phản ứng

    Cu + 2H2SO4 (đặc, nóng) → CuSO4 + SO2 + 2H2

    Axit sunfuric đặc nóng tác dụng với đồng kim loại sinh ra khí SO2.

  • Câu 10: Nhận biết

    Nước vôi trong có công thức:

    Công thức hóa học của nước vôi trong là Ca(OH)2.

  • Câu 11: Nhận biết

    Dãy gồm các axit mạnh là

     Dãy gồm các axit mạnh là HCl, H2SO4, HNO3.

  • Câu 12: Thông hiểu

    Nhận định nào dưới đây đúng khi nói về phân bón kép

    Phân bón kép là phân bón có chứa 2 hoặc 3 nguyên tố dinh dưỡng chính N, P, K.

  • Câu 13: Nhận biết

    Dãy chất nào dưới đây gồm các oxit bazơ

     Dãy chất nào dưới đây gồm các oxit bazơ là CaO, K2O, Li2O.

  • Câu 14: Thông hiểu

    Ứng dụng nào sau đây không phải của KNO3?

     Sản xuất nước Gia-ven không phải ứng dụng của KNO3

  • Câu 15: Nhận biết

    Dãy các chất nào sau đây là muối axit?

    Dãy các chất là muối axit: Ba(HCO3)2, KHCO3, Ca(HCO3)2

  • Câu 16: Vận dụng

    Hoà tan 23,5 gam kali oxit vào nước được 0,5 lít dung dịch A. Nồng độ mol của dung dịch A là:

    Số mol của K2O là:

    n_{K_2O}=\;\frac{23,5}{(39.2\;+\;16)}\;=\frac{\;23,5}{94}\;=\;0,25\;(mol\;)

    Phương trình phản ứng:

    K2O + H2O → 2KOH

    0,25 → 0,5 (mol)

    Theo phương trình phản ứng

    nKOH = 2.nK2O = 0,25.2 = 0,5 mol.

    Nồng độ mol của dung dịch A là:

    C_M\;=\frac{\;n}V\;=\;\frac{0,5}{0,5}\;=\;1M

  • Câu 17: Thông hiểu

    Cho các chất: SO2, NaOH, MgCO3, CaO và HCl. Số cặp chất phản ứng được với nhau là:

     Có 5 cặp chất phản ứng được với nhau

    (1) SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O

    (2) MgCO3 + 2NaOH → Mg(OH)2 + Na2CO3

    (3) NaOH + HCl → NaCl + H2O

    (4) CaO + SO2 → CaSO3

    (5) CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O.

  • Câu 18: Nhận biết

    Ứng dụng nào dưới đây không phải là ứng dụng của NaCl

    Ứng dụng không phải là ứng dụng của NaCl chế tạo thuốc nổ đen.

  • Câu 19: Thông hiểu

    Dãy chất gồm bazơ không bị nhiệt phân hủy là?

     Bazơ không bị nhiệt phân hủy là những bazơ tan

  • Câu 20: Vận dụng

    Cho a gam FeO tác dụng với dung dịch HCl thu được 150 ml dung dịch FeCl2 1M. Giá trị của a là

    nFeCl2 = 0,15.1 = 0,15 mol

    Phương trình phản ứng xảy ra

    FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O

    Theo phương trình phản ứng ta có:

    nFeCl2 = nFeO = 0,15 mol

    mFeO = 0,15.72 = 10,8 gam.

  • Câu 21: Vận dụng cao

    Hòa tan 1,0 gam mẫu đá vôi có thành phần chính là CaCO3 và tạp chất Fe2O3 vào 100ml dung dịch HCl vừa đủ sinh ra 0,1792 khí (đktc). Nồng độ mol của dung dịch axit đã dùng là

    Phương trình phản ứng hóa học xảy ra

    CaCO3 + 2HCl → H2O + CO2↑ + CaCl2 (1)

    Fe2O3 + 6HCl → 3H2O + 2FeCl3 (2)

    Khí sinh ra chính là CO2 

    → nCO2 = 0,1792 : 22,4 =  0,008 mol

    Theo phương trình hóa học (1)

    nCO2 = nCaCO3 = 0,008 mol.

    ⇒ m CaCO3 = 0,008.100 = 0,8 gam

    1,0 gam mẫu đá vôi có thành phần chính là CaCO3 và tạp chất Fe2O3

    ⇒ mFe2O3 = 1 - 0,8 = 0,2 gam

    ⇒ nFe2O3 = 0,2 : 160 = 0,00125 mol 

    Theo phương trình (1) và (2) ta có:

    ∑nHCl = nHCl (pứ 1) + nHCl (pứ 2) = 0,008.2 + 0,00125.6 = 0,0235 (mol)

    CMHCl = n : V = 0,0235 : 0,1 = 0,235M

  • Câu 22: Nhận biết

    Dãy hóa chất nào dưới đây đều tác dụng được với dung dịch HCl?

    Dãy hóa chất đều tác dụng được với dung dịch HCl là Zn, FeO, Al(OH)3, CaCO3

     Phương trình phản ứng minh họa

    Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

    FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O

    Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O

    CaCO3 + 2HCl → H2O + CO2↑ + CaCl2

  • Câu 23: Vận dụng

    Khối lượng của nguyên tố N có trong 100 gam (NH4)2SO4

     nN = 2.n(NH4)2SO4 = 2. 100 : 132 = 50/33 mol.

    ⇒ mN = 14.50/33 = 21,21 gam.

  • Câu 24: Thông hiểu

    Để nhận biết dung dịch NaOH và dung dịch Ba(OH)2 ta dùng thuốc thử là:

    NaOH và Ba(OH)là bazơ tan do đó:

    Đều làm đổi màu phenolphtalein và quì tím vì đều

    Tác dụng với HCl không có hiện tượng

    Tuy nhiên: 

    NaOH tác dụng với H2SO4 không có hiện tượng; Ba(OH)2 tác dụng với H2SO4 xuất hiện kết tủa trắng BaSO4↓ 

    Phương trình phản ứng minh họa

    NaOH + HCl → NaCl + H2O

    Ba(OH)2 + 2HCl → BaCl2 + H2O

    2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + H2O

    Ba(OH)2 + H2SO4→ BaSO4↓ + H2O

  • Câu 25: Thông hiểu

    Muối nào có thể điều chế bằng phản ứng của dung dịch muối cacbonat với dung dịch axit clohidric?

    Muối có thể điều chế bằng phản ứng của dung dịch muối cacbonat với dung dịch axit clohidric là NaCl.

    Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 + H2O

  • Câu 26: Nhận biết

    Nguyên tố có tác dụng kích thích bộ rễ ở thực vật là

    Nguyên tố N: kích thích cây trồng phát triển mạnh.

    Nguyên tố P: kích thích sự phát triển bộ rễ thực vật.

    Nguyên tố K: kích thích cây trồng ra hoa, làm hạt, giúp cây tổng hợp nên chất diệp lục.

  • Câu 27: Vận dụng

    Cho một khối lượng bột sắt dư vào 200 ml dung dịch HCl. Phản ứng xong thu được 2,24 lít khí (đktc). Nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng là:

    nH2 = 2,24 : 22,4 = 0,1 mol

    Phương trình phản ứng

    Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

             0,2       ← 0,1 mol

    Theo phương trình phản ứng

    nHCl = 2.nH2 = 2.0,1 = 0,2 mol

    CM HCl = n:V = 0,2:0,2 = 1M

  • Câu 28: Nhận biết

    Dãy chất nào dưới đây gồm các oxit tác dụng được với dung dịch KOH?

    Oxit tác dụng được với dung dịch KOH là oxit axit.

    Vậy dãy chất gồm các oxit là: SO2, P2O5, CO2.

  • Câu 29: Nhận biết

    Dung dịch làm phenolphtalein không màu thành màu hồng là:

    Dung dịch bazo tan làm dung dịch làm phenolphtalein không màu thành màu hồng

    Vậy dung dịch Ca(OH)2 làm phenolphtalein không màu thành màu hồng.

  • Câu 30: Thông hiểu

    Oxit tác dụng được với axit clohiđric là:

    Oxit tác dụng được với axit clohiđric là oxit bazơ 

    Nhìn vào các đáp án thì có CuO là oxit bazơ tác dụng được với axit HCl.

    Phương trình phản ứng:

    CuO + HCl → CuCl2 + H2O

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề thi giữa học kì 1 Hóa 9 - Đề 2 Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 2 lượt xem
Sắp xếp theo