Đề thi giữa học kì 1 Hóa 9 - Đề 3

Mô tả thêm: Đề thi giữa học kì 1 Hóa 9 được Khoahoc.vn biên soạn là đề kiểm tra giữa kì 1, giúp các bạn học sinh ôn luyện giữa học kì 1, cũng như đánh giá năng lực học tập của mình.
  • Thời gian làm: 45 phút
  • Số câu hỏi: 30 câu
  • Số điểm tối đa: 30 điểm
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
Mua gói để Làm bài
  • Câu 1: Thông hiểu

    Dãy các chất tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng tạo thành sản phẩm có chất khí:

    Phương trình phản ứng xảy ra

    • BaO, Fe, CaCO3.

    Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO↑ + H2O

    CaCO3 + H2SO4 → CaSO4 + CO2 ↑+ H2O

    Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2

    • Al, MgO, KOH.

    2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2

    H2SO4 + MgO → H2O + MgSO4

    H2SO4 + 2KOH → 2H2O + K2SO4

    → Loại vì có 2 phản ứng với MgO và KOH không sinh ra khí

    • Na2SO3, CaCO3, Zn.

    BaO + H2SO4 → H2O + BaSO4

    Fe + H2SO4 → H2 ↑+ FeSO4

    CaCO3 + H2SO4 → H2O + CO2 ↑+ CaSO4

     → Loại vì có 2 phản ứng với BaO không sinh ra khí.

    • Zn, Fe2O3, Na2SO3.

    H2SO4 + Zn → H2 ↑+ ZnSO4

    Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O

    Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 ↑+ H2O

    → Loại vì có phản ứng với Fe2O3 không sinh ra khí

  • Câu 2: Nhận biết

    Dung dịch H2SO4 loãng tác dụng với chất nào tạo ra khí hiđro?

    Dung dịch H2SO4 loãng tác dụng với kim loại Fe tạo ra khí hiđro

    Phương trình phản ứng minh họa

    Fe + H2SO4 loãng → FeSO4 + H2

  • Câu 3: Thông hiểu

    Dung dịch KOH phản ứng với dãy oxit:

    Oxit axit và oxit lưỡng tính phản ứng được với dung dịch bazơ

    Vậy dãy oxit phản ứng dung dịch KOH là: P2O5; CO2; Al2O3; SO3.

    Phương trình phản ứng minh họa:

    P2O5 + 6KOH → 2K3PO4 + 3H2O

    CO2 + 2KOH → K2CO3 + H2O

    Al2O3 + 2KOH → 2KAlO2 + H2O

    SO+ 2KOH → K2SO4 + H2O

  • Câu 4: Nhận biết

    Loại phân đạm có hàm lượng nitơ cao nhất là

    Tính hàm lượng thành phần % khối lượng của Nitơ trong các hợp chất

    \begin{array}{l}\% {N_{{{(N{H_4})}_2}S{O_4}}} = \frac{{28}}{{132}}.100\%  = 21,21\% \\\% {N_{N{H_4}N{O_3}}} = \frac{{28}}{{80}}.100\%  = 35\% \\\% {N_{CO{{(N{H_2})}_2}}} = \frac{{28}}{{60}}.100\%  = 46,67\% \\\% {N_{N{H_4}Cl}} = \frac{{14}}{{53,5}}.100\%  = 26,17\% \end{array}

  • Câu 5: Thông hiểu

    Dãy chất bazơ làm đổi màu quỳ tím thành màu xanh

    Dãy dung dịch làm đổi màu quỳ tím thành xanh là dãy gồm các dung dịch bazơ tan: NaOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2, KOH. 

  • Câu 6: Vận dụng

    Có 4 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một dung dịch không màu sau: NaCl, Ba(OH)2, NaOH, Na2SO4. Chỉ cần dùng thêm 1 hóa chất nào sau đây để nhận biết các dung dịch trên?

    Trích mẫu thử và đánh số thứ tự.

    Cho quỳ tím vào mẫu thử từng chất và quan sát ta có thể chia được 2 nhóm:

    Nhóm 1: Dung dịch làm quỳ tím đổi sang màu xanh: NaOH và Ba(OH)2

    Nhóm 2: Dung dịch không làm quỳ tím đổi màu là NaCl, Na2SO4

    Đổ dung dịch nhóm 2 lần lượt vào nhóm 1 ta thấy:

    Nếu có kết tủa xuất hiện thì chất lấy ở nhóm (1) là Ba(OH) 2 và chất ở nhóm (2) là Na2SO4

    Từ đó nhận ra chất còn lại ở mỗi nhóm. 

    Phương trình phản ứng:

    Ba(OH)2 + Na2SO4 → BaSO4 + NaOH

  • Câu 7: Thông hiểu

    Có 1 ống nghiệm chứa nước và dung dịch phenolphtalein, cho oxit nào vào ống nghiệm trên thì làm cho phenolphtalein chuyển sang màu hồng?

    Dung dịch phenolphtalein là chất chỉ thị màu giống như quỳ tím nhưng

    + Trong môi trường bazơ hóa hồng

    + Trong môi trường axit và trung tính thì không màu.

    CaO là oxit bazo tan trong nước tạo thành dung dịch bazo Ca(OH)2 làm phenophtalein không màu hóa đỏ.

    Phương trình phản ứng minh họa

    CaO + H2O → Ca(OH)2

  • Câu 8: Vận dụng cao

    Nung nóng 26,2 gam hỗn hợp kim loại gồm: Mg, Al, Zn trong không khí đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 40,6 gam hỗn hợp 3 oxit. Để hoàn tan hết lượng oxit trên cần V lít dung dịch HCl 0,5M. Giá trị V là:

    Các phương trình phản ứng xảy ra:

    2Mg + O2 \overset{t^{o} }{ightarrow} 2MgO (1)

    4Al + 3O2  \overset{t^{o} }{ightarrow} 2Al2O3 (2)

    2Zn + O2 \overset{t^{o} }{ightarrow} 2ZnO (3)

    Áp dụng bảo toàn khối lượng ta có:

    mkim loại + mO2 = moxit 

    → mO2 = 40,6 - 26,2 = 14,4 gam

    → nO (oxit) = 14,4 : 16 = 0,9 mol

    MgO + 2HCl → MgCl2 + H(4) 

    Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H(5) 

    ZnO + 2HCl → ZnCl2 + H2 (6) 

    Từ phương trình (4); (5); 6 ta có:

    nHCl = 2.nO (oxit) = 2.0,9 = 1,8 mol 

    VHCl = n : CM = 1,8 :0,5 = 3,36 lít.

  • Câu 9: Vận dụng

    Thuốc thử dùng để phân biệt 2 dung dịch Na2SO4 và Na2SO3 là?

    Để nhận biết Na2SO4 và Na2SO3 dùng dung dịch HCl

    Tạo khí thoát ra là Na2SO3

    2HCl + Na2SO3 → 2NaCl + SO2↑ + H2O

    Không có hiện tượng gì là Na2SO4

  • Câu 10: Vận dụng

    Dẫn 3,36 lít khí CO2 (đktc) vào x gam dung dịch KOH 5,6%. Để thu được muối KHCO3 duy nhất thì x có giá trị là:

    nCO2 = 3,36: 22,4 = 0,15 mol

    Phương trình phản ứng xảy ra:

    CO2 + KOH → KHCO3

    0,15  → 0,15

    Dựa vào phương trình: nKOH = nCO2 = 0,15 mol

    → mKOH = 0,15.56 = 8,4 gam

    Tính x chính là số gam dung dịch KOH dựa vào công thức:

    {\Rightarrow m_{dd\hspace{0.278em}KOH}=\hspace{0.278em}\frac{m_{ct\hspace{0.278em}KOH}\hspace{0.278em}\hspace{0.278em}}{C\%}\hspace{0.278em}.100\hspace{0.278em}\%}=\frac{8,4}{5,6}.100\%=150\;gam

  • Câu 11: Vận dụng

    Nhỏ một giọt quỳ tím vào dung dịch NaOH, dung dịch có màu xanh; nhỏ từ từ dung dịch HCl cho tới dư, vào dung dịch có màu xanh trên thì.

    Ban đầu quỳ chuyển xanh, sau khi thêm HCl dung dịch trung hòa ⇒ mất màu, rồi dư HCl ⇒ sau đó quỳ tím chuyển sang màu đỏ

  • Câu 12: Thông hiểu

    Phản ứng nào sau đây là phản ứng trao đổi:

    Phản ứng trao đổi là phản ứng hóa học, trong đó hai hợp chất tham gia phản ứng trao đổi với nhau những thành phần cấu tạo của chúng để tạo ra những hợp chất mới.

    Vậy phương trình đúng là:

    NaCl + AgNO3 → AgCl ↓ + NaNO3.

  • Câu 13: Thông hiểu

    Cặp chất nào sau đây tác dụng với nhau tạo kết tủa không tan:

    Cặp chất tác dụng với nhau tạo kết tủa không tan là:

    BaCl2 + K2SO4 → BaSO4 ↓ + 2KCl

  • Câu 14: Vận dụng

    Trung hòa 200 ml dung dịch H2SO4 1M bằng dung dịch NaOH 20%. Khối lượng dung dịch NaOH cần dùng là:

     Ta có:

    nH2SO4 = 0,2 . 1 = 0,2 mol

    Phương trình phản ứng hóa học xảy ra:

     2NaOH + H2SO4 → Na2SO 4 + 2H2

     0,4 ← 0,2 mol

    Dựa vào phương trình phản ứng ta có:

    nNaOH = 2.nH2SO4 = 0,2.2 = 0,4 mol

    ⇒ mNaOH = 0,4.40 = 16 gam.

    Khối lượng dung NaOH là

    {m_{dd}}_{NaOH}=\frac{m_{NaOH}}{C\%}.100\%=\frac{16}{20\%}.100\%=80\;gam

  • Câu 15: Vận dụng

    Hòa tan 12,6 gam natrisunfit vào dung dịch axit clohidric dư. Thể tích khí SO2 thu được ở điều kiện tiêu chuẩn là:

    Số mol Natri sunfit là:

    n_{Na_2SO_3\hspace{0.278em}}=\frac nM=\frac{12,6}{126}=0,1\hspace{0.278em}(mol)

    Phương trình phản ứng hóa học

    Na2SO3 + 2HCl → 2NaCl + SO2 + H2O

    Theo phương trình phản ứng

    nSO2 = nNa2SO3 = 0,1 mol

    Thể tích khí SO2 sinh ra là:

    V = n. 22,4 = 0,1.22,4 = 2,24 (lit)

  • Câu 16: Nhận biết

    Điều kiện để muối phản ứng với muối là:

    Điều kiện để phản ứng xảy ra: Cả hai muối tham gia phản ứng phải tan. Ít nhất một trong 2 muối mới tạo thành phải kết tủa.

  • Câu 17: Nhận biết

    Nhóm dung dịch nào dưới đây có pH > 7

     Nhóm các dung dịch có pH > 7 là các dung dịch bazơ: KOH, Ba(OH) 2

  • Câu 18: Nhận biết

    Axit sunfuric đặc nóng tác dụng với đồng kim loại sinh ra khí:

    Phương trình phản ứng

    Cu + 2H2SO4 (đặc, nóng) → CuSO4 + SO2 + 2H2

    Axit sunfuric đặc nóng tác dụng với đồng kim loại sinh ra khí SO2.

  • Câu 19: Thông hiểu

    Dãy chất nào dưới đây phản ứng được với H2SO4 loãng

    Oxit bazơ, bazơ và một số muối tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng.

    Dãy chất phản ứng được với H2SO4 là Na2CO3, BaCl2, BaO, NaOH.

    Phương trình phản ứng minh họa

    Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + CO2↑ + H2O

    BaCl2 + H2SO4 → 2HCl + BaSO4

    BaO + H2SO4 → H2O + BaSO4

    2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O

  • Câu 20: Nhận biết

    CuO tác dụng với dung dịch H2SO4 tạo thành

    CuO tác dụng với dung dịch H2SO4 tạo thành dung dịch CuSO4 có màu xanh lam

    Phương trình phản ứng minh họa

    CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O

    (bột, màu đen)      (dung dịch màu xanh)

  • Câu 21: Thông hiểu

    Nhóm bazơ vừa tác dụng với  dung dịch H2SO4 vừa tác dụng  được với  dung dịch NaOH là:

    Al(OH)3, Zn(OH)2 là hai hidroxit lưỡng tính nên vừa tác dụng được với dung dịch H2SO4 và dd NaOH

    Phương trình hóa học minh họa:

    2Al(OH)3 + 3H2SO4 → Al2(SO4)+ 3H2O

    Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O

    Zn(OH)2 + H2SO4 → ZnSO4 + 2H2O

    Zn(OH)2 + 2NaOH → Na2ZnO2 + 2H2O

  • Câu 22: Nhận biết

    Từ 60 kg FeS2 sản xuất được bao nhiêu kg H2SO4 theo sơ đồ sau:

    FeS2 → 2SO2 → 2SO3 → 2H2SO4

    Số mol FeS2 = 60:120 = 0,5 (mol)

    Bảo toàn nguyên tố lưu huỳnh ta có:

    FeS2 → 2SO2 → 2SO3 → 2H2SO4

    0,5 →                                       1 (mol)

    Khối lượng axit sản xuất được là:

    m = n. M = 1. 98 = 98 (kg)

  • Câu 23: Nhận biết

    Muối nào sau đây không bị nhiệt phân hủy?

    Muối cacbonat của kim loại kiềm bền nên không bị nhiệt phân hủy. Do đó, Na2CO3 không bị nhiệt phân.

  • Câu 24: Nhận biết

    Dãy các kim loại đều tác dụng với dung dịch axit sunfuric loãng:

    Dãy các kim loại đều tác dụng với dung dịch axit sunfuric loãng là Al, Fe, Mg, Zn.

    Axit sunfuric loãng không tác dụng với Cu, Ag.

  • Câu 25: Nhận biết

    Một phần lớn vôi sống được dùng trong công nghiệp luyện kim và làm nguyên liệu cho công nghiệp hóa học. Công thức hóa học của vôi sống là:

     Công thức hóa học của vôi sống là CaO

  • Câu 26: Thông hiểu

    Phát biểu nào sau đây không đúng?

     Phát biểu không đúng: supephotphat kép có độ dinh dưỡng thấp hơn supephotphat đơn

  • Câu 27: Nhận biết

    Ngâm một đinh sắt sạch trong dung dịch đồng (II) sunfat có màu xanh. Hiện tượng xảy ra là:

    Khi cho đinh sắt vào dung dịch CuSO4, đinh sắt bị hòa tan, kim loại đồng sinh ra bám ngoài đinh sắt, dung dịch CuSO4 tham gia phản ứng (tạo thành FeSO4) nên màu xanh của dung dịch ban đầu sẽ bị nhạt dần.

    Phương trình phản ứng minh họa

    Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

  • Câu 28: Vận dụng

    Cho 16 gam bột CuO tác dụng hoàn toàn với 400ml dung dịch HCl. Nồng độ mol của dung dịch đã dùng là?

    nCuO = mCuO : MCuO = 16 : 80 = 0,2 mol

    Phương trình phản ứng hóa học xảy ra

    CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

    Theo phương trình phản ứng:

    nHCl = 2.nCuO = 0,2.2 = 0,4 mol

    Nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng là:

    C_M=\frac nV=\frac{0,4}{0,4}=1M

  • Câu 29: Vận dụng

    Cho m gam Mg tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 2,24 lit khí H2 (đktc). Giá trị m là

    \;n_{H_2}=\frac{\;2,24}{22,4}\;=\;0,1\;(mol)

    Phương trình hóa học

    Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

    0,1                      ← 0,1 (mol) 

    Theo phương trình hóa học:

    nMg = nH2 = 0,1 (mol)

    → m = mMg = 0,1.24 = 2,4 (g)

  • Câu 30: Nhận biết

    Dung dịch Ca(OH)2 phản ứng được với chất nào sau đây?

    Dung dịch Ca(OH)2 là bazơ tác dụng được với axit tạo ra muối và nước

    Tác dụng với muối điều kiện phải có chất kết tủa, khí

    Vậy Ca(OH)2 phản ứng với dung dịch HCl tạo ra muối và nước

    Ca(OH)2 + 2HCl → CaCl2 + 2H2O

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề thi giữa học kì 1 Hóa 9 - Đề 3 Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 4 lượt xem
Sắp xếp theo