Đề thi giữa học kì 1 Khoa học tự nhiên 8 - Đề 5

Mô tả thêm: Đề thi giữa học kì 1 Khoa học tự nhiên 8 gồm các câu hỏi trắc nghiệm giữa học kì 1 ở mức độ khác nhau, giúp bạn học ôn tập, tự đánh giá năng lực học.
  • Thời gian làm: 45 phút
  • Số câu hỏi: 30 câu
  • Số điểm tối đa: 30 điểm
Mua gói để Làm bài
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
  • Câu 1: Thông hiểu

    Khi tâm thất phải co, máu được bơm đến bộ phận nào?

    Tâm thất phải bơm máu cho động mạch phổi đi trao đổi khí ở phổi.

  • Câu 2: Thông hiểu

    Khi gặp người bị tai nạn, gãy xương chân ta phải:

     Khi gặp người bị tai nạn, gãy xương chân ta phải: Dùng nẹp, gạc tạm thời sơ cứu, để người bị nạn nằm thẳng, chở ngay đến bệnh viện.

  • Câu 3: Vận dụng

    Người ta dùng một cái đột để đục lỗ trên một tấm tôn. Nếu diện tích của mũi đột là 0,4 mm2, áp lực búa tác dụng tác dụng vào đột là 60 N, thì áp suất do mũi đột tác dụng lên tấm tôn là

    Ta có: S = 0,4 mm2 = 0,4/1000000 m2 = 0,4.10-6 m2.

    Vì áp suất do mũi đột tác dụng lên tấm tôn là:

    \mathrm p=\frac{\mathrm F}{\mathrm S}=\frac{60}{0,4.10^{-6}}=15.10^7\;\mathrm{Pa}

  • Câu 4: Nhận biết

    Khi nói về áp suất chất lỏng, câu kết luận nào dưới đây không đúng?

    Phát biểu sai: Trong chất lỏng, càng xuống sâu, áp suất càng giảm.

    ⇒ Đúng: Càng xuống sâu, áp suất chất lỏng càng tăng.

  • Câu 5: Thông hiểu

    Phản ứng nào sau đây là phản ứng toả nhiệt?

    Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng hóa học kèm theo sự giải phóng nhiệt năng ra môi trường.

  • Câu 6: Vận dụng

    Để chế tạo mỗi quả pháo bông nhằm phục vụ cho các chiến sĩ biên phòng giữ gìn biên giới hải đảo ở Quần đảo Trường Sa đón xuân về, người ta cho vào hết 600 gam kim loại magnesium (Mg), khi pháo cháy trong khí oxygen (O2) sinh ra 1000 magnesium oxide (MgO). Tính khối lượng khí oxygen (O2) tham gia phản ứng.

    Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng, ta có:

    mMg + mO2 = mMgO

    ⇒ mO2 = mMgO − mMg

    ⇒ mO2 = 1000 − 600 = 400 (gam)

  • Câu 7: Thông hiểu

    Khi bị đứt tay và chảy máu, thành phần nào của máu giúp cơ thể tự cầm máu?

    Khi bị đứt tay và chảy máu, tiểu cầu trong máu tham gia vào quá trình đông máu giúp cơ thể tự cầm màu.

  • Câu 8: Nhận biết

    Chất vô cơ chủ yếu nhất cấu tạo nên xương là:

    Chất vô cơ chủ yếu nhất cấu tạo nên xương là calcium.

  • Câu 9: Vận dụng

    Một vật có khối lượng 0,42 kg, khối lượng riêng D = 10,5 g/m3 được nhúng hoàn toàn trong nước. Tìm lực đẩy Archimedes tác dụng lên vật, cho trọng lượng riêng của của nước d = 10000 N/m3.

    Thể tích của vậy xác định từ công thức: V = m.D

    Với m = 0,42 kg = 420 g

    \Rightarrow\mathrm V=\frac{420}{10,5}=40\;(\mathrm{cm}^3)=0,00004\;(\mathrm m^3)

    Lực đẩy Archimedes tác dụng lên vật:

    FA = d.V = 0,000004.10000 = 0,4 N

  • Câu 10: Thông hiểu

    Trong 0,2 mol nguyên tử Fe có chứa khoảng bao nhiêu nguyên tử Fe?

    1 mol nguyên tử Fe chứa 1,2.1023 mol nguyên tử Fe.

    ⇒ Trong 0,2 mol nguyên tử Fe chứa 0,2.1,2.1023 = 1,2044.1023 nguyên tử

  • Câu 11: Thông hiểu

    Khi trời lạnh, chúng ta thấy mỡ đóng thành tảng. Khi đun nóng, các tảng mỡ này tan chảy. Nếu đun quá lửa, thì một phần mỡ hóa hơi và một phần bị cháy đen. Hãy chỉ ra đâu là sự biến đổi hóa học.

    Khi đun quá lửa, một phần mỡ hóa hơi và một phần bị cháy đen đã xảy ra sự biến đổi hóa học, do mỡ bị biến đổi thành chất khác.

  • Câu 12: Vận dụng

    Sulfur S cháy trong không khí sinh ra chất khí mùi hắc, gây ho, đó là khí sulfur dioxide có công thức hóa học là SO2. Biết khối lượng sulfur tham gia phản ứng là 1,6 gam. Khối lượng khí sulfur dioxide sinh ra là

    Số mol sulfur tham gia phản ứng là:

    {\mathrm n}_{\mathrm S}=\frac{1,6}{32}=0,05\;(\mathrm{mol})

    Phương trình hóa học: 

              S + O2 \overset{t^{\circ} }{ightarrow} SO2

    mol: 0,05     →   0,05

    Khối lượng khí sulfur dioxide sinh ra là:

    mSO2 = 0,05.64 = 3,2 (g)

  • Câu 13: Nhận biết

    Loại thức uống nào dưới đây gây hại cho gan của bạn?

    Uống nhiều rượu là nguyên nhân gây tổng hợp acid béo quá mức và sinh ra hiện tượng tích lũy mỡ thừa trong gan.

  • Câu 14: Thông hiểu

    Trường hợp nào sau đây không có áp lực?

    Áp lực là lực ép có phương vuông góc với bề mặt bị ép.

    ⇒ Lực kéo một vật trên mặt sàn không phải áp lực.

  • Câu 15: Thông hiểu

    Nhận xét nào sau đây là sai khi nói về áp suất khí quyển?

    p = d.h là công thức tính áp suất chất lỏng.

  • Câu 16: Vận dụng cao

    Nước muối sinh lý là dung dịch NaCl 0,9% và khối lượng riêng gần bằng 1 g/mL. Để pha chế 1 lít nước muối sinh lý thì cần dùng bao nhiêu gam NaCl và bao nhiêu ml nước cất?

    Đổi đơn vị: 1 L = 1000 mL

    Khối lượng dung dịch nước muối sinh lý là:

    mdd = D.Vdd = 1.1000 = 1000 (gam)

    Khối lượng chất tan có trong nước muối sinh lý trên là:

    \mathrm C\%=\frac{{\mathrm m}_{\mathrm{ct}}}{{\mathrm m}_{\mathrm{dd}}}.100\%\;\Rightarrow{\mathrm m}_{\mathrm{NaCl}}=\frac{{\mathrm m}_{\mathrm{dd}\;\mathrm{NaCl}}.\mathrm C\%}{100\%}

    \Rightarrow{\mathrm m}_{\mathrm{NaCl}}=\frac{1000.0,9\%}{100\%}=9\hspace{0.278em}(\mathrm{gam})

    Khối lượng nước có trong dung dịch nước muối sinh lí là:

    mH2O = 1000 – 9 = 991 (gam)

    Thể tích nước có trong dung dịch nước muối sinh lí là:

    {\mathrm V}_{{\mathrm H}_2\mathrm O}=\frac{{\mathrm m}_{{\mathrm H}_2\mathrm O}}{\mathrm D}\Rightarrow{\mathrm V}_{{\mathrm H}_2\mathrm O}=\frac{991}1=991\;\mathrm{mL}

  • Câu 17: Vận dụng

    Ở điều kiện chuẩn 2,479 lít khí X có khối lượng là 7,1 gam. Tỉ khối của khí X so với khí oxygen là

     Số mol của khí X ở điều kiện chuẩn là:

    \mathrm n=\frac{2,479}{24,79}=0,1\;(\mathrm{mol})

    Khối lượng mol của khí X là:

    {\mathrm M}_{\mathrm X}=\frac{7,1}{0,1}=71\;(\mathrm g/\mathrm{mol})

    Tỉ khối của khí X so với khí oxygen là:

    {\mathrm d}_{\mathrm X/{\mathrm O}_2}=\frac{{\mathrm M}_{\mathrm X}}{{\mathrm M}_{{\mathrm O}_2}}=\frac{71}{32}=2,219

  • Câu 18: Nhận biết

    Vôn kế dùng để đo

    Vôn kế dùng để đo hiệu điện thế.

  • Câu 19: Nhận biết

    Động mạch có vai trò:

     Động mạch có vai trò vận chuyển máu đến các cơ quan trong cơ thể.

  • Câu 20: Nhận biết

    Nếu đưa một vật vào trong chất lỏng thì chất lỏng tác dụng lực đẩy, gọi là

    Nếu đưa một vật vào trong chất lỏng thì chất lỏng tác dụng lực đẩy, gọi là lực đẩy Archimedes.

  • Câu 21: Vận dụng

    Trong 200 ml dung dịch có hòa tan 8,5 gam sodium nitrate (NaNO3). Nồng độ mol của dung dịch là

    Số mol chất tan (NaNO3) có trong dung dịch là:

    {\mathrm n}_{{\mathrm{NaNO}}_3}\;=\;\frac{8,5}{85}\;=\;0,1\;(\mathrm{mol})

    Nồng độ mol của dung dịch là:

    \Rightarrow{\mathrm C}_{\mathrm M}\;=\;\frac{0,1}{0,2}\;=\;0,5\;\mathrm M

  • Câu 22: Thông hiểu

    Một tàu ngầm đang di chuyển dưới biển. Áp kế đặt ở ngoài vỏ tàu chỉ 750000 N/m2, một lúc sau áp kế chỉ 1452000 N/m2. Phát biểu nào sau đây đúng?

    Càng xuống sâu áp suất chất lỏng càng tăng.

    Ban đầu áp kế chỉ 750000 N/m2, một lúc sau áp kế chỉ 1452000 N/m2 ⇒ Áp suất đang tăng.

    ⇒ Như vậy tàu đang lặn sâu xuống.

  • Câu 23: Nhận biết

    Đưa thức ăn từ hầu xuống dạ dày là chức năng của: 

    Đưa thức ăn từ hầu xuống dạ dày là chức năng của thực quản.

  • Câu 24: Vận dụng

    Thả một hòn bi sắt vào một bình có thể tích 900 cm3 đang chứa 0,6 dm3 thì thấy nước dâng lên đến vạch 800 cm3. Biết khối lượng riêng của sắt là 7800 kg/m3. Tính khối lượng của hòn bi sắt?

    Đổi 900 cm3 = 0,9 dm3; 800 cm3 = 0,8 dm3

    Ta có thể tích của hòn bi sắt là:

    0,8 – 0,6 = 0,2 dm3 = 0,0002 m3

    Khối lượng hòn sắt:

    m = D.V = 0,0002.7800 = 1,56 kg

  • Câu 25: Thông hiểu

    Nhóm máu mà trong huyết tương không chứa kháng thể là:

    Nhóm máu mà trong huyết tương không chứa kháng thể là: nhóm máu AB.

  • Câu 26: Thông hiểu

    Hãy giải thích vì sao khi hút bớt không khí trong một vỏ hộp đựng sữa bằng giấy, ta thấy vỏ hộp bị bẹp theo nhiều phía. 

    Khi hút bớt không khí trong một vỏ hộp đựng sữa bằng giấy, ta thấy vỏ hộp bị bẹp theo nhiều phía, nguyên nhân là do khi đó áp suất trong hộp nhỏ hơn áp suất bên ngoài, nên vỏ hộp sữa sẽ chịu áp suất khí quyển từ mọi phía làm cho vỏ hộp bị bẹp theo nhiều phía.

  • Câu 27: Nhận biết

    Hệ sinh dục thực hiện chức năng:

     Hệ sinh dục thực hiện chức năng sinh sản.

  • Câu 28: Nhận biết

    Dây thần kinh, não, tủy sống thuộc hệ cơ quan nào?

    Dây thần kinh, não, tủy sống là các cơ quan thuộc hệ thần kinh.

  • Câu 29: Nhận biết

    Dinh dưỡng là

    Dinh dưỡng là quá trình thu nhận, biến đổi và sử dụng chất dinh dưỡng để duy trì sự sống của cơ thể.

  • Câu 30: Vận dụng

    Nung nóng potassium nitrate KNO3, chất này bị phân hủy tạo thành potassium nitrite KNO2 và O2. Tính khối lượng KNO3 cần dùng để điều chế được 2,4 gam O2. Biết hiệu suất phản ứng đạt 85%.

    Số mol oxygen cần điều chế là:

    {\mathrm n}_{{\mathrm O}_2}=\frac{2,4}{32}=0,075\;\mathrm{mol}

            2KNO3 \xrightarrow{t^\circ} 2KNO2 + O2

    mol:  2           ←                 1

    mol: 0,15        ←           0,075 

    Khối lượng KNO3 theo lý thuyết là:

    mlt = 0,15.101 = 15,15 gam.

    Khối lượng KNO3 thực tế cần dùng là:

    {\mathrm m}_{\mathrm{tt}}=\frac{{\mathrm m}_{\mathrm{lt}}.100\%}{\mathrm H\%}=\frac{15,15.100\%}{85\%}=17,8\;(\mathrm{gam})

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề thi giữa học kì 1 Khoa học tự nhiên 8 - Đề 5 Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 1 lượt xem
Sắp xếp theo