Đề thi giữa học kì 1 Khoa học tự nhiên 8 - Đề 6

Mô tả thêm: Đề thi giữa học kì 1 Khoa học tự nhiên 8 theo chương trình dạy song song, gồm nội dung câu hỏi giữa học kì ở các mức độ khác nhau, giúp đánh giá năng lực học
  • Thời gian làm: 45 phút
  • Số câu hỏi: 30 câu
  • Số điểm tối đa: 30 điểm
Mua gói để Làm bài
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
  • Câu 1: Nhận biết

    Cơ có hai tính chất cơ bản, đó là

     Cơ có hai tính chất cơ bản, đó là co và dãn

  • Câu 2: Vận dụng

    Biết thầy Quang có khối lượng 72 kg, diện tích một bàn chân là 30 cm2. Tính áp suất thầy Quang tác dụng lên sàn khi đứng cả hai chân

    Trọng lượng của người là: F = P = 10.m = 72.10 = 720 N.

    Khi đứng cả hai chân thì diện tích tiếp xúc với mặt đất là:

    S = 30.2 = 60 cm2 = 0,006 m2

    Áp suất khi đứng cả hai chân là:

    p = F/S = 720 : 0,006 = 120 000N/m2 =  120 000 Pa

  • Câu 3: Vận dụng

    Cho CO2, H2O, N2, H2, SO2, N2O, CH4, NH3. Khí có thể thu được khi để xuôi bình là

     Áp dụng công thức tỉ khối khí 

    d_{A/kk}=\frac{M_A}{M_{kk}}

    Biết khối lượng trung bình của không khí là 29

    Ta có MCO2 = 44 gam/mol

    MSO2 = 64 gam/mol

    MN2O = 44 gam/mol

    Vì tỉ khối của 3 khí CO2, SO2, N2O so với không khí lớn hơn 1 nên có thể thu xuôi bình

  • Câu 4: Nhận biết

    Cầu chì được sử dụng để

     Cầu chì được sử dụng để nhằm phòng tránh các hiện tượng quá tải trên đường dây gây cháy nổ.

  • Câu 5: Thông hiểu

    Đọc giá trị đo được của dụng cụ đo sau đây (biết ống đong chia theo mL)?

     Giá trị đo đượng ở trên dụng cụ là 43 mL 

  • Câu 6: Nhận biết

    Phản ứng nào sau đây cần phải cung cấp năng lượng trong quá trình phản ứng?

    Phản ứng quang hợp cần phải cung cấp năng lượng trong quá trình phản ứng.

  • Câu 7: Thông hiểu

    Cho các quá trình sau:

    (1) Đinh sắt (iron) để trong không khí lâu ngày bị gỉ.

    (2) Sự quang hợp của cây xanh.

    (3) Cồn để trong lọ không kín bị bay hơi.

    (4) Khí hydrogen cháy trong oxygen tạo thành nước.

    (5) Rượu để lâu trong không khí thường bị chua.

    Số quá trình xảy ra biến đổi hóa học là

    Quá trình xảy ra biến đổi hóa học là:

    (1) Đinh sắt (iron) để trong không khí lâu ngày bị gỉ.

    (2) Sự quang hợp của cây xanh.

    (4) Khí hydrogen cháy trong oxygen tạo thành nước.

    (5) Rượu để lâu trong không khí thường bị chua.

  • Câu 8: Thông hiểu

    Các quá trình sau đây là tỏa nhiệt hay thu nhiệt?

    a) Sulfuric acid đặc khi thêm vào nước làm cho nước nóng lên.

    b) Quá trình chạy của con người.

    c) Sự tiêu hóa thức ăn.

    d) Nước hóa rắn.

    Quá trình nào là quá trình tỏa nhiệt

    a) Sulfuric acid đặc khi thêm vào nước làm cho nước nóng lên là quá trình tỏa nhiệt.

    b) Quá trình chạy của con người là quá trình tỏa nhiệt.

    c) Sự tiêu hóa thức ăn là quá trình thu nhiệt.

    d) Nước hóa rắn là quá trình tỏa nhiệt.

  • Câu 9: Nhận biết

    Đâu là thiết bị sử dụng điện?

    Thiết bị sử dụng điện là chuông điện

  • Câu 10: Thông hiểu

    Trong bàn tay người, ngón nào có khả năng cử động linh hoạt nhất?

    Trong bàn tay người, ngón cái có khả năng cử động linh hoạt nhất 

  • Câu 11: Nhận biết

    Xương ở vùng nào liên kết với nhau bằng khớp bán động nên có thể cử động ở mức độ nhất định và bảo vệ tủy sống?

    Các xương đốt sống liên kết với nhau bằng khớp bán động nên cột sống có thể cử động ở mức độ nhất định và bảo vệ tủy sống.

  • Câu 12: Thông hiểu

    Xương dài ra là nhờ:

    Xương dài ra là nhờ đĩa sụn tăng trưởng

  • Câu 13: Nhận biết

    Thực quản là bộ phận của hệ cơ quan nào sau đây?

    Thực quản là bộ phận của hệ tiêu hóa

  • Câu 14: Nhận biết

    Tuyến tiêu hóa không bao gồm cơ quan nào?

     Tuyến nằm năm trong hẹ nội tiết

  • Câu 15: Nhận biết

    Hệ sinh dục ở nữ không bao gồm cơ quan nào?

    Tuyến tiền liệt ở hệ sinh dục nam giới

  • Câu 16: Thông hiểu

    Vai trò dẫn truyền xung thần kinh và lưu trữ, xử lí thông tin là của hệ cơ quan nào?

    Hệ vận động: Định hình cơ thể, bảo vệ nội quan, giúp cơ thể cử động và di chuyển.

    Hệ tuần hoàn: Vận chuyển chất dinh dưỡng, oxygen, hormone,… đến các tế bào và vận chuyển chất thải từ tế bào đến các cơ quan bài tiết để thải ra ngoài.

    Hệ bài tiết: Lọc các chất thải có hại cho cơ thể từ máu và thải ra môi trường.

    Hệ thần kinh: Thu nhận các kích thích từ môi trường, điều khiển, điều hòa hoạt động của các cơ quan, giúp cho cơ thể thích nghi với môi trường.

  • Câu 17: Nhận biết

    Hệ bài tiết không có cơ quan nào?

    Hậu môn là một cơ quan cuối cùng thuộc hệ tiêu hóa

  • Câu 18: Nhận biết

    Trường hợp nào trong các trường hợp sau có thể làm tăng áp suất của một vật lên vật khác?

     Ta có biểu thức tính áp suất:

    \mathrm p=\frac{\mathrm F}{\mathrm S}

    ⇒ Muốn tăng áp suất, tăng áp lực và giảm diện tích mặt bị ép

  • Câu 19: Thông hiểu

    Chất mới được tạo ra từ phản ứng hóa học so với chất cũ sẽ như thế nào?

    Chất mới được tạo ra từ phản ứng hóa học so với chất cũ sẽ có tính chất mới, khác biệt chất ban đầu.

  • Câu 20: Thông hiểu

    Một thí nghiệm cần sử dụng 10,0 mL dung dịch hydrochloric acid thì cần sử dụng ống đong nào sau đây phù hợp?

    Khi thí nghiệm cần sử dụng 10,0 mL dung dịch hydrochloric acid, ta nên chọn ống đong 25 mL có thể tích lớn hơn một chút so với thể tích dung dịch cần pha, để tránh tràn hóa chất, cũng như nếu chọn bình to quá khó quan sát cũng như dính hóa chất

  • Câu 21: Vận dụng cao

    Mỗi hòn gạch “hai lỗ” có khối lượng 1,8kg. Hòn gạch có thể tích 1200 cm3. Mỗi lỗ có thể tích 192 cm3. Tính trọng lượng riêng của gạch.

    Thể tích thực của hòn gạch là:

    Vthực = 1200 – (192.2) = 816 cm3 = 0,000816 m3

    Khối lượng riêng của gạch:

    D=\hspace{0.278em}\frac mV=\frac{1,8\;}{0,000816\;}=2205,88kg/m^3 

    Trọng lượng riêng của gạch: d = 10.D = 22058,8 N/m3

  • Câu 22: Nhận biết

    Gọi P và m lần lượt là trọng lượng riêng và khối lượng. Mối liên hệ giữa P và m là:

    Biểu thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng: P = 10m 

    Ví dụ. Khối lương 1 kg thì trọng lượng 10N

  • Câu 23: Vận dụng

    Tính khối lượng của một khối nhôm hình hộp chữ nhật, có chiều dài 10 cm, chiều rộng 3 cm, chiều cao 4 cm. Biết khối lượng riêng ủa nhôm là 2700 kg/m3.

    Thể tích của khối nhôm là:

    V= Chiều dài (a) x Chiều rộng (b) x Chiều cao (c) = 10.3.4 = 120 (cm3)

    Đổi 120 cm3 = 0,00012 m3

    Khối lượng của khối nhôm hình hộp chữ nhật là:

    m = D.V = 2 700 x 0,00012 = 0,324 (kg)

  • Câu 24: Thông hiểu

    Thể tích của 0,3 mol khí C2H2 ở điều kiện chuẩn 25oC, 1bar là:

    Theo công thức tính thể tích ở điều chuẩn ta có:

    VC2H2 = nC2H2.24,79 = 0,3.24,79 = 7,437 L

  • Câu 25: Thông hiểu

    Hệ số cân bằng hóa học của phương trình hóa học: KMnO4 --ightarrow K2MnO4 + MnO2 + O2

    KMnO4 --ightarrow K2MnO4 + MnO2 + O2

    Số nguyên tử K ở hai vế phương trình chưa bằng nhau, bên vế trái có 2 nguyên tử K, do đó đặt 2 vào trước KMnO4.

    2KMnO4 --ightarrow K2MnO4 + MnO2 + O2

    Số nguyên tử của Mn và O ở cả hai vế đã bằng nhau

    Phương trình phản ứng

    2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2

    Hệ số cân bằng hóa học của phương trình hóa học là 2:1:1:1

  • Câu 26: Nhận biết

    Trong phản ứng: Magnesium + sulfuric acid → magnesium sulfate + khí hyđrogen. Magnesium sulfate là:

    Trong phản ứng: Magnesium + sulfuric acid → magnesium sulfate + khí hydrogen.

    Chất phản ứng: Magnesium và sulfuric acid 

    Sản phẩm: Magnesium sulfate và khí hydrogen

  • Câu 27: Nhận biết

    Hóa chất nào sau đây ở thế rắn:

     Hóa chất nào sau đây ở thế rắn Zinc (Zn)

  • Câu 28: Vận dụng

    Cho hợp chất khí X có tỉ khối so với không khí là 2,21. Xác định hợp chất khí X

     Biết tỉ khối khí X so với không khí là 2,21

    {\mathrm d}_{\mathrm X/\mathrm{kk}}=\frac{{\mathrm M}_{\mathrm X}}{29}=2,21\Rightarrow{\mathrm M}_{\mathrm X}=2,2.29\;=64\;\mathrm{gam}/\mathrm{mol}\;

    Xét khối lượng mol của các đáp án:

    CO2 có M = 12 + 16.2 = 44 gam/mol (Loại)

    SO2 có M = 32 + 16.2 = 64 gam/mol (Đúng)

    NO2 có M = 14 + 16.2 = 46 gam/mol (Loại)

    CO có M = 12 + 16.2 = 28 gam/mol (Loại)

    Vậy X là SO2

  • Câu 29: Vận dụng

    Tính thể tích (ở đkc) của 6,4 gam các chất khí X biết:  Tỉ khối của khí X với O2 là 2 .

    Ta có: MO2 = 16.2 = 32 (gam/mol)

    Áp dụng công thức tỉ khối ta có:

    {\mathrm d}_{\mathrm X}{{}_{/{\mathrm O}_2}=\frac{{\mathrm M}_{\mathrm X}}{{\mathrm M}_{{\mathrm O}_2}}=2\Rightarrow{\mathrm M}_{\mathrm X}\hspace{0.278em}={\mathrm M}_{{\mathrm O}_2}.2=32.2=64\hspace{0.278em}(\text{gam}/\text{mol})}

    Số mol của khí X là:

    nX = mX : MX = 6,4:64 = 0,1 mol

    Thể tích khí X là:

    VX = nX.24,79 = 0,1.24,79 = 2,479 L.

  • Câu 30: Vận dụng

    Số nguyên tử Iron có trong 140 gam Iron là:

     1 mol nguyên tử Iron nặng 56 gam

    ⇒ Số mol nguyên tử Iron trong 140 gam là

    \mathrm M=\frac{\mathrm m}{\mathrm n}\Rightarrow\;{\mathrm n}_{\mathrm{Fe}}=\frac{{\mathrm m}_{\mathrm{Fe}}}{{\mathrm M}_{\mathrm{Fe}}}=\frac{140}{56}=2,5\;(\mathrm{mol})

    Ta có trong 1 mol nguyên tử có 6,022.1023 nguyên tử.

    ⇒ Số nguyên tử Iron là: 2,5.6,022.1023 = 1,5055.1024

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề thi giữa học kì 1 Khoa học tự nhiên 8 - Đề 6 Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 11 lượt xem
Sắp xếp theo