Đề thi giữa học kì 1 Khoa học tự nhiên 8 - Đề 6

Mô tả thêm: Đề thi giữa học kì 1 Khoa học tự nhiên 8 gồm các câu hỏi trắc nghiệm giữa học kì 1 ở mức độ khác nhau, giúp bạn học ôn tập, tự đánh giá năng lực học.
  • Thời gian làm: 45 phút
  • Số câu hỏi: 30 câu
  • Số điểm tối đa: 30 điểm
Mua gói để Làm bài
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
  • Câu 1: Vận dụng

    Tính áp suất mà nước biển gây ra tại một điểm nằm sâu 0,02 km dưới mặt nước biển. Cho trọng lượng riêng của nước biển là 10300 N/m3.

    Đổi 0,02 km = 20 m

    Áp suất mà nước biển gây ra tại điểm nằm sâu 0,02 km dưới mặt nước biển là:

    P = d.h = 10300.20 = 206000 (Pa)

  • Câu 2: Thông hiểu

    Cho hai quá trình sau:

    (1) Iodine thăng hoa từ thể rắn thành thể khí.

    (2) Thổi hơi thở vào nước vôi trong thì nước vôi trong bị vẩn đục

    Kết luận đúng là:

    (1) Iodine thăng hoa từ thể rắn thành thể khí là quá trình biến đổi vật lí, vì chỉ có sự thay đổi trạng thái, không có sự tạo thành chất mới.

    (2) Thổi hơi thở vào nước vôi trong thì nước vôi trong bị vẩn đục là biến đổi hóa học, vì có sự tạo thành chất mới (chất kết tủa).

  • Câu 3: Nhận biết

    Hệ thần kinh, hệ nội tiết có chức năng nào sau đây?

    Hệ thần kinh, hệ nội tiết có chức năng điều khiển, điều hòa và phối hợp thực hiện hoạt động của các cơ quan trong cơ thể.

  • Câu 4: Nhận biết

    Tĩnh mạch có vai trò:

     Tĩnh mạch có vai trò vận chuyển máu từ các cơ quan về tim.

  • Câu 5: Thông hiểu

    Số phân tử nitrogen có trong 0,25 mol khí nitrogen là

    1 mol khí hydrogen chứa 6,022.1023 phân tử.

    ⇒ 0,25 mol khí nitrogen chứa: 6,022.1023.0,25 = 1,5055.1023 phân tử.

  • Câu 6: Vận dụng

    Hai người có khối lượng lần lượt là m1 và m2. Người thứ nhất đứng trên tấm ván diện tích S1, người thứ hai đứng trên tấm ván diện tích S2. Nếu m2 = 1,2m1 và S1 = 1,2S2 thì khi so sánh áp suất hai người đứng trên mặt đất ta có:

    Áp lực tác dụng lên tấm ván có độ lớn bằng trọng lượng của người: F = P = 10.m

    Áp suất của người thứ nhất tác dụng lên tấm ván điện tích S1:

    {\mathrm p}_1=\frac{{\mathrm F}_1}{{\mathrm S}_1}=\frac{10\mathrm m}{{\mathrm S}_1}

    Áp suất của người thứ hai tác dụng lên tấm ván diện tích S2:

    {\mathrm p}_2=\frac{{\mathrm F}_2}{{\mathrm S}_2}=\frac{10.{\mathrm m}_2}{{\mathrm S}_2}

    Lập tỉ số ta được:

    \frac{{\mathrm p}_2}{{\mathrm p}_1}=\frac{\displaystyle\frac{10{\mathrm m}_2}{{\mathrm S}_2}}{\displaystyle\frac{10{\mathrm m}_1}{{\mathrm S}_1}}=\frac{{\mathrm m}_2}{{\mathrm m}_1}.\frac{{\mathrm S}_1}{{\mathrm S}_2}=\frac{1,2{\mathrm m}_1}{{\mathrm m}_1}.\frac{1,2{\mathrm S}_2}{{\mathrm S}_2}=1,44

    Vậy p2 = 1,44.p1

  • Câu 7: Vận dụng

    Ta có thể nhìn thấy loại mạch máu nào ở dưới da?

    Tĩnh mạch còn được gọi là ven màu xanh nằm ở dưới lớp da người. 

  • Câu 8: Thông hiểu

    Cho sơ đồ phản ứng hóa học: N2 + H2 --ightarrow NH3. Các hệ số đặt trước các phân tử N2, H2, NH3 lần lượt là

    Sơ đồ phản ứng:

    N2 + H2 --ightarrow NH3

    Số nguyên tử H ở hai vế phương trình chưa bằng nhau, bội chung nhỏ nhất của số nguyên tử H hai bên là 6 ⇒ Đặt hệ số 3 trước H2 và 2 trước NH3.

    N2 + 3H2 --ightarrow 2NH3

    Ta thấy số nguyên tử N cũng đã cân bằng.

    Vậy các hệ số đặt trước các phân tử N2, H2, NH3 lần lượt là 1, 3, 2.

  • Câu 9: Thông hiểu

    Nhóm máu nào sau đây trong huyết tương có kháng thể α, không có kháng thể β?

    Nhóm máu B trong huyết tương có có kháng thể α, không có kháng thể β.

  • Câu 10: Nhận biết

    Khi thực hiện các thí nghiệm trong ống nghiệm, hóa chất lỏng cho vào

    Khi thực hiện các thí nghiệm trong ống nghiệm, hóa chất lỏng cho vào không nên quá 1/2 ống nghiệm.

  • Câu 11: Thông hiểu

    Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào áp lực lớn nhất?

    - Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.

    - Tác dụng của áp lực càng lớn khi độ lớn của áp lực càng lớn hay diện tích mặt bị ép càng nhỏ.

    ⇒ Áp lực nhỏ nhất khi lực nhỏ và diện tích mặt ép lớn.

    ⇒ Khi thầy giáo xách cặp đứng co một chân và nhón chân còn lại.

  • Câu 12: Thông hiểu

    Trên bình gas, bình khí nén thường có các thông số ghi trên nhãn mác của chúng. Một trong các thông số kỹ thuật đó là Pa (paxcan). Vậy thông số đó cho biết

    Thông số kỹ thuật Pa (paxcan) cho biết áp suất tối đa mà vỏ bình chịu được.

  • Câu 13: Thông hiểu

    Ta biết công thức tính lực đẩy Acsimét là FA = d.V. Ở hình vẽ dưới đây thì V là thể tích nào?

    V là thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. Trong trường hợp này thì V là thể tích của phần bị chìm dưới mực chất lỏng của vật.

  • Câu 14: Vận dụng

    Người ta điều chế được 24 g Cu bằng cách cho H2 phản ứng với CuO. Khối lượng CuO tham gia phản ứng là

    Số mol Cu cần điều chế là:

    {\mathrm n}_{\mathrm{Cu}}=\frac{24}{63}=0,375\;(\mathrm{mol})

    Phương trình hóa học:

             CuO + H2 \overset{t^{\circ} }{ightarrow} Cu + H2O

    mol:  0,375    ←   0,375

    Khối lượng CuO tham gia phản ứng là: 

    mCuO = 0,375.80 = 30 (g)

  • Câu 15: Nhận biết

    Cầu chì là thiết bị dùng để

     Cầu chì là thiết bị dùng để bảo vệ an toàn đồ dùng điện.

  • Câu 16: Vận dụng

    Một chai nước ngọt có ghi 400 g. Biết dung tích của chai nước là 300 cm3. Hãy tính khối lượng riêng của nước ngọt trong chai theo đơn vị kg/m3.

    Đổi 300 cm3 = 300.10-6 m3; 400 g = 0,4 kg

    Khối lượng riêng của nước ngọt trong chai theo đơn vị kg/m3 là

    \mathrm D=\frac{\mathrm m}{\mathrm V}=\frac{0,4}{300.10^{-6}}=\;1333,33\;(\mathrm{kg}/\mathrm m^3)

  • Câu 17: Vận dụng

    Biết tỉ khối của chất khí X đối với không khí là 1,52 và trong phân tử của X có nguyên tố nitrogen. Xác định chất khí X.

    Theo bài ra ta có:

    {\mathrm d}_{\mathrm X/\mathrm{kk}}=1,52\;\Rightarrow\frac{{\mathrm M}_{\mathrm X}}{29}=1,52\;\Rightarrow{\mathrm M}_{\mathrm X}=29.1,52\;\approx44\;(\mathrm g/\mathrm{mol})

    X có khối lượng mol là 44 (g/mol) và có nguyên tử N ⇒ X là N2O.

  • Câu 18: Nhận biết

    Thận là cơ quan thuộc:

    Thận là cơ quan thuộc hệ bài tiết.

  • Câu 19: Thông hiểu

    Hãy cho biết câu nào dưới đây là không đúng khi nói về áp suất khí quyển?

    - Do không khí cũng có trọng lượng nên Trái Đất và mọi vật trên Trái Đất đều chịu áp suất của lớp không khí bao bọc xung quanh Trái Đất. Áp suất này tác dụng theo mọi phương và được gọi là áp suất khí quyển.

    - Càng lên cao, áp suất không khí càng giảm.

    - Ngoài Trái Đất ra, trên một số thiên thể khác cũng có áp suất.

  • Câu 20: Nhận biết

    Chất dinh dưỡng nào sau đây thuộc nhóm chất không sinh năng lượng?

    Chất dinh dưỡng thuộc nhóm chất không sinh năng lượng là: vitamin.

  • Câu 21: Vận dụng

    Hòa tan 4 gam NaOH vào nước để được 400 mL dung dịch. Cần thêm bao nhiêu mL nước vào 100 mL dung dịch này để được dung dịch có nồng độ 0,1 M?

    Đổi đơn vị: 400 mL = 0,4 L

    {\mathrm n}_{\mathrm{NaOH}}=\frac{\mathrm m}{\mathrm M}=\frac4{40}=0,1\;(\mathrm{mol})

    \Rightarrow{\mathrm C}_{\mathrm M \;\mathrm {dd \;NaOH}}=\frac{{\mathrm n}_{\mathrm{NaOH}}}{\mathrm V}=\frac{0,1}{0,4}=0,25\mathrm M

    100 mL (0,1 L) dung dịch NaOH 0,25 M có số mol là:

    {\mathrm n}_{\mathrm{NaOH}}={\mathrm C}_{\mathrm M}.\mathrm V=0,25.0,1=0,025\;(\mathrm{mol})

    Để thu được dung dịch có nồng độ 0,1 M thì:

    {\mathrm C}_{\mathrm M\;\mathrm{dd}\;\mathrm{NaOH}\;\mathrm{sau}}=\frac{{\mathrm n}_{\mathrm{NaOH}}}{{\mathrm n}_{\mathrm{NaOH}}+{\mathrm V}_{{\mathrm H}_2\mathrm O}}

    \Rightarrow0,1=\frac{0,025}{0,1+{\mathrm V}_{{\mathrm H}_2\mathrm O}}

    ⇒ VH2O = 0,15 L = 150 mL

  • Câu 22: Vận dụng

    Càng lên cao không khí càng loãng nên áp suất càng giảm. Cứ lên cao 12 m thì áp suất khí quyển giảm khoảng 1 mmHg. Áp suất khí quyển ở độ cao 500 m là bao nhiêu? Biết tại mặt đất áp suất khí quyển là 760 mmHg.

    Áp suất khí quyển ở mặt đất là: p0 = 760 mmHg

    Cứ lên cao 12 m thì áp suất khí quyển giảm khoảng 1 mmHg.

    ⇒ Độ giảm áp suất tại độ cao 500 m là:

    \triangle_{\mathrm p}=\frac{500}{12}\;\mathrm{mmHg}

    Áp suất khí quyển ở độ cao 500 m là: 

    \mathrm p={\mathrm p}_0-\triangle_{\mathrm p}=760\;-\;\frac{500}{12}=718,3\;\mathrm{mmHg}

  • Câu 23: Nhận biết

    Nguyên tắc lập khẩu phần ăn nào sau đây không đúng?

    Nguyên tắc lập khẩu phần ăn: đủ lượng thức ăn và năng lượng phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng, cân đối về thành phần các nhóm chất dinh dưỡng, cung cấp đầy đủ năng lượng hàng ngày cho cơ thể.

  • Câu 24: Thông hiểu

    Câu so sánh áp suất và áp lực nào sau đây là đúng?

    Áp suất được tính bằng độ lớn của áp lực lên một đơn vị diện tích bề mặt bị ép.

  • Câu 25: Thông hiểu

    Loại khớp nào sau đây có khả năng cử động nhưng hạn chế?

    Khớp cột sống là khớp bán động hay là khớp cử động hạn chế.

  • Câu 26: Vận dụng

    Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm C và S cần dùng 9,6 gam khí O2, sau phản ứng thu được 15,2 gam hỗn hợp khí CO2 và SO2. Tính giá trị của m. 

    Sơ đồ phản ứng:

    X (C, S) + O2 \overset{t^{\circ} }{ightarrow} (CO2, SO2)

    Theo định luật bảo toàn khối lượng:

    mX + mO2 = m(CO2, SO2)

    ⇒ mX + 9,6 = 15,2

    ⇒ mX = 5,6 (gam)

  • Câu 27: Vận dụng cao

    Một chiếc tàu bị thủng một lỗ ở độ sâu 2,8 m. Người ta đặt một miếng vá áp vào lỗ thủng từ phía trong. Hỏi cần một lực tối thiểu bằng bao nhiêu để giữ miếng vá nếu lỗ thủng rộng 150 cm2 và trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3.

    Đổi 150 cm2 = 0,015 m2

    Áp suất do nước gây ra tại lỗ thủng là:

    p = d.h = 10000.2,8 = 28000 N/m2

    Lực tối thiểu để giữ miếng vá là:

    F = p.S = 28000. 0,015 = 420 N

    (Lưu ý: Trên thực tế, áp suất gây ra tại lỗ thủng còn bao gồm cả áp suất khí quyển trên mặt nước, nhưng vì bên trong khoang tàu cũng có không khí nên ta coi phần áp lực do áp suất khí quyển tác dụng lên miếng vá bằng nhau. Do đó lực giữ tối thiểu chỉ cần bằng áp lực do áp suất nước gây ra.)

  • Câu 28: Nhận biết

    Cơ bám vào đâu?

    Cơ bám vào xương, khi cơ co làm xương cử động, vì vậy thường gọi là cơ xương.

  • Câu 29: Nhận biết

    Nếu bữa ăn chứa hàm lượng protein, lipid quá nhiều kèm với việc ít vận động thì cơ thể sẽ có nguy cơ mắc bệnh nào sau đây?

    Nếu bữa ăn chứa hàm lượng protein, lipid quá nhiều kèm với việc ít vận động thì cơ thể sẽ có nguy cơ bị béo, mắc bện Gout, ...

  • Câu 30: Vận dụng

    Một dung dịch HCl đậm đặc có nồng độ 37%. Tính khối lượng HCl có trong 200 gam dung dịch trên. 

    Khối lượng dung dịch HCl có trong dung dịch là:

    \mathrm C\%=\frac{{\mathrm m}_{\mathrm{HCl}}}{{\mathrm m}_{\mathrm{dd}\;\mathrm{HCl}}}.100\;\Rightarrow{\mathrm m}_{\mathrm{HCl}}=200.37\%\;=\;74\;(\mathrm{gam})

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề thi giữa học kì 1 Khoa học tự nhiên 8 - Đề 6 Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 2 lượt xem
Sắp xếp theo