Đề thi giữa học kì 2 Hóa 10 Chân trời sáng tạo - Đề 2

Mô tả thêm: Đề thi giữa học kì 2 Hóa 10 gồm nội dung câu hỏi dưới dạng trắc nghiệm với các mức độ khác nhau, giúp bạn học đánh giá chính xác năng lực học.
  • Thời gian làm: 50 phút
  • Số câu hỏi: 40 câu
  • Số điểm tối đa: 40 điểm
Mua gói để Làm bài
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
  • Câu 1: Thông hiểu

    Cho các phát biểu:

    (a) Biến thiên enthalpy chuẩn của một phản ứng hóa học là lượng nhiệt kèm theo phản ứng đó ở áp suất 1 atm và 25oC.

    (b) Nhiệt (tỏa ra hay thu vào) kèm theo một phản ứng được thực hiện ở 1 bar và 298K là biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng đó.

    (c) Một số phản ứng khi xảy ra làm môi trường xung quang nóng lên là phản ứng thu nhiệt.

    (d) Một số phản ứng khi xảy ra làm môi trường xung quanh lạnh đi là do các phản ứng này thu nhiệt và lấy nhiệt từ môi trường.

    Số phát biểu đúng

    Số phát biểu đúng là 2. 

    (a) sai vì: Biến thiên enthalpy chuẩn của một phản ứng hoá học là lượng nhiệt kèm theo phản ứng đó ở áp suất 1 bar và 25oC.

    (c) sai vì: Một số phản ứng khi xảy ra làm môi trường xung quanh nóng lên là phản ứng tỏa nhiệt.

  • Câu 2: Nhận biết

    Enthalpy tạo thành chuẩn của một chất là nhiệt kèm theo phản ứng tạo thành 1 mol chất đó từ các chất nào ở điều kiện chuẩn?

    Enthalpy tạo thành chuẩn của một chất là nhiệt kèm theo phản ứng tạo thành 1 mol chất đó từ các đơn chất bền nhất ở điều kiện chuẩn.

  • Câu 3: Nhận biết

    Số oxi hóa là một số đại số đặc trưng cho đại lượng nào sau đây của nguyên tử trong phân tử?

    Số oxi hóa là một số đại số đặc trưng cho điện tích của nguyên tử trong phân tử.

  • Câu 4: Nhận biết

    Phát biểu nào sau đây không đúng?

    Trong đa số hợp chất, số oxi hóa của hydrogen bằng +1, trừ các hydride kim loại (như NaH, CaH2, ...)

  • Câu 5: Vận dụng

    Biết phản ứng đốt cháy khí carbon monoxide (CO) như sau:

    CO (g) + O2 (g) ⟶ CO2 (g) \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^{\mathrm o}= −283,0 kJ

    Ở điều kiện chuẩn, nếu đốt cháy hoàn toàn 2,479 L khí CO thì nhiệt lượng toả ra là bao nhiêu?

    1 mol khí ở điều kiện chuẩn tương đương 24,79 L

    Phản ứng đốt cháy 1 mol hay 24,79 L khí carbon monoxide (CO) tỏa ra nhiệt lượng là 283,0kJ.

    ⇒ Nếu đốt cháy hoàn toàn 2,479 L khí CO thì nhiệt lượng toả ra là:

    \frac{2,479.283,0}{24,79}=28,3\;\mathrm{kJ}

  • Câu 6: Nhận biết

    Hợp chất nào sau đây của Fe vừa thể hiện tính khử vừa thể hiện tính oxi hóa?

    Nguyên tố Fe trong FeO có số oxi hóa +2 là số oxi hóa trung gian giữa 0 và +3. Nên FeO vừa thể hiện tính khử, vừa thể hiện tính oxi hóa.

  • Câu 7: Thông hiểu

    Ở điều kiện chuẩn, 1 mol nhôm tác dụng vừa đủ với khí chlorine tạo ra muối aluminium chloride và giải phóng một lượng nhiệt 695,405 kJ. Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng bằng bao nhiêu? Phản ứng trên thu nhiệt hay tỏa nhiệt? 

    1 mol nhôm tác dụng vừa đủ với khí chlorine tạo ra muối aluminium chloride và giải phóng một lượng nhiệt 695,405 kJ.

    \Rightarrow Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng = 695,405 kJ, phản ứng tỏa nhiệt.

  • Câu 8: Nhận biết

    Phản ứng nào sau đây là phản ứng tỏa nhiệt?

     Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng có \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^0 < 0.

    ⇒ Phản ứng 2S(s) + O2(g) \xrightarrow{\mathrm t^\circ} 2SO2(g) \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^0 = –296,8 kJ là phản ứng tỏa nhiệt.

  • Câu 9: Nhận biết

    Khẳng định nào sau đây là đúng đối với phản ứng thu nhiệt?

    Phản ứng thu nhiệt: Tổng giá trị nhiệt tạo thành chuẩn của các sản phẩm lớn hơn tổng giá trị nhiệt tạo thành chuẩn của các chất tham gia.

     \textstyle\sum_{}\triangle_{\mathrm f}\mathrm H_{298}^0(sp) > \textstyle\sum_{}\triangle_{\mathrm f}\mathrm H_{298}^0(cđ)

  • Câu 10: Thông hiểu

    Cho giản đồ sau:

    Phát biểu đúng

     Quan sát giản đồ năng lượng ta thấy: phản ứng có \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^{\mathrm o} = –1450 kJ.

    ⇒ Phản ứng là phản ứng tỏa nhiệt, nhiệt lượng tỏa ra là –1450 kJ và phản ứng không cần cung cấp nhiệt liên tục.

  • Câu 11: Thông hiểu

    Cho các phản ứng sau:

    (a) Phản ứng nhiệt phân Cu(OH)2 tạo thành CuO.

    (b) Phản ứng trung hoà (acid tác dụng với base).

    (c) Phản ứng nung clinker xi măng.

    (d) Phản ứng oxi hoá glucose trong cơ thể.

    Số phản ứng thu nhiệt là

    Các phản ứng thu nhiệt là (a), (c) vì cần cung cấp nhiệt liên tục trong quá trình phản ứng xảy ra.

  • Câu 12: Thông hiểu

    Cho các phản ứng sau:

    (1) Phản ứng trung hoà acid – base: HCl(aq) + NaOH(aq) → NaCl(aq) + H2O(l).

    (2) Phản ứng nung vôi: CaCO3(s) → CaO(s) + CO2(g).

    Nhận xét nào sau đây là đúng?

    Phản ứng (1) có thể tự xảy ra ⇒ phản ứng (1) là phản ứng tỏa nhiệt.

    Phản ứng (2) phải cung cấp nhiệt trong quá trình ⇒ phản ứng phản ứng (2) là phản ứng thu nhiệt.

  • Câu 13: Thông hiểu

    Rượu gạo là một thức uống có cồn lên men được chưng cất từ gạo theo truyền thống. Rượu gạo được làm từ quá trình lên men tinh bột đã được chuyển thành đường. Vi khuẩn là nguồn gốc của các enzyme chuyển đổi tinh bột thành đường. Nhiệt độ phù hợp để lên men rượu khoảng 20 – 25oC. Phản ứng thủy phân và lên men:

    (1) (C6H10O5)n + nH2O \xrightarrow{\mathrm t^\circ,\;\mathrm H^+} nC6H12O6

    (2) C6H12O6 \xrightarrow{\mathrm t^\circ,\mathrm{enzyme}} 2C2H5OH + 2CO2

    Phản ứng là phản ứng oxi hóa – khử là

    Phản ứng (2) là phản ứng oxi hoá – khử do có sự thay đổi số oxi hoá của nguyên tố C. 

  • Câu 14: Thông hiểu

    Phản ứng hoá học xảy ra trong thí nghiệm nào sau đây là phản ứng oxi hoá – khử?

    Các phản ứng xảy ra là:

    • Cho mẩu đá vôi vào dung dịch HCl.

    CaCO3 + 2HCl → CaCO3 + CO2 + H2O

    Không có sự thay đổi số oxi hóa của nguyên tử nào ⇒ không phải phản ứng oxi hoá – khử.

    • Nhiệt phân Mg(OH)2 thì thu được MgO màu trắng.

    Mg(OH)2 → MgO + H2O

    Không có sự thay đổi số oxi hóa của nguyên tử nào ⇒ không phải phản ứng oxi hoá – khử.

    • Nhỏ dung dịch AgNO3 vào dung dịch HCl thấy có kết tủa trắng.

    AgNO3 + HCl → AgCl + H2O

    Không có sự thay đổi số oxi hóa của nguyên tử nào ⇒ không phải phản ứng oxi hoá – khử.

    • Cho kim loại Al tác dụng với dung dịch HCl có khí thoát ra.

    2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

    Nguyên tử Al nhường electron, nguyên tử H nhận electron ⇒ phản ứng là phản ứng oxi hoá – khử.

  • Câu 15: Vận dụng

    Hoà tan 14 g Fe trong dung dịch H2SO4 loãng, dư, thu được dung dịch X. Thêm dung dịch KMnO4 1 M vào dung dịch X. Biết KMnO4 có thể oxi hoá FeSO4 trong môi trường H2SO4 thành Fe2(SO4)3 và bị khử thành MnSO4. Phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính thể tích dung dịch KMnO4 1 M đã phản ứng. 

    nFe = 14/56 = 0,25 mol

    Phương trình phản ứng

           10Fe + 6KMnO4 + 24H2SO4 → 5Fe2(SO4)3 + 3K2SO4 + 6MnSO 4 + 24H2O

    mol: 0,25 →  0,15 

    Thể tích dung dịch KMnO4 1 M đã phản ứng là:

    \mathrm V\;=\frac{\;0,15}1\;=\;0,15\;(\mathrm l)\;=\;150\;\mathrm{ml}

  • Câu 16: Nhận biết

    Khi calcium tham gia phản ứng với oxygen tạo thành hợp chất oxide thì calcium nhường 2 electron. Số oxi hóa của calcium trong calcium oxide được biểu diễn là

    Số oxi hóa của calcium trong calcium oxide được biểu diễn là \overset{+2}{\mathrm{Ca}}.

  • Câu 17: Nhận biết

    Tương tác van der Waals xuất hiện là do sự hình thành các lưỡng cực tạm thời cũng như các lưỡng cực cảm ứng. Các lưỡng cực tạm thời xuất hiện là do sự chuyển động của

    Tương tác van der Waals xuất hiện là do sự hình thành các lưỡng cực tạm thời cũng như các lưỡng cực cảm ứng. Các lưỡng cực tạm thời xuất hiện là do sự chuyển động củacác electron trong phân tử.

  • Câu 18: Nhận biết

    Trong phản ứng Zn + CuCl2 → ZnCl2 + Cu, một mol Cu2+ đã

    Ta có:

           \overset{+2}{\mathrm{Cu}}+2\mathrm eightarrow \overset0{\mathrm{Cu}}

    mol: 1  →  2

    \Rightarrow Một mol Cu2+ đã nhận 2 mol electron.

  • Câu 19: Thông hiểu

    Cho vào ống nghiệm 2 – 3 ml dung dịch H2SO4 1 M, sau đó thả vài mẩu kẽm hạt vào. Kẽm phản ứng với H2SO4 theo phương trình hoá học:

    Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2

    Nhận xét nào sau đây là sai?

    Trong phản ứng hóa học, xảy ra các quá trình:

    \overset0{\mathrm{Zn}}\;ightarrow\overset{+2}{\mathrm{Zn}}\;+\;2\mathrm e

    \overset{+1}{2\mathrm H}\;+2\mathrm e\;ightarrow\;{\overset0{\mathrm H}}_2

    Zn nhường electron nên là chất khử ⇒ đúng.

    Quá trình H+ nhận electron là quá trình khử ⇒ đúng.

    Quá trình H+ nhận electron là quá trình oxi hoá ⇒ sai.

    Ion H+ đã nhận electron nên H+ là chất oxi hoá ⇒ đúng.

  • Câu 20: Vận dụng

    Phản ứng luyện gang trong lò cao xảy ra theo sơ đồ sau:

    Fe2O3(s) + CO(g) → Fe(s) + CO2(g)

    Từ 1 mol Fe2O3 và 1 mol CO, giả sử chỉ xảy ra phản ứng theo sơ đồ trên với hiệu suất 100% thì giải phóng một lượng nhiệt là (Biết nhiệt tạo thành chuẩn của Fe2O3; CO; Fe; CO2 (kJ/ mol) lần lượt là –824,2; –110,5; 0 và –393,5)

    Phương trình hóa học: Fe2O3(s) + 3CO(g) → 2Fe(s) + 3CO2(g)

    Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng:

    \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^{\mathrm o} = 3.\triangle_{\mathrm f}\mathrm H_{298}^0(CO2(g)) + 2.\triangle_{\mathrm f}\mathrm H_{298}^0(Fe(s)) – 3.\triangle_{\mathrm f}\mathrm H_{298}^0(CO(g)) – \triangle_{\mathrm f}\mathrm H_{298}^0(Fe2O3(s))

                   = 3.(−393,5) + 2.0 − 3.(−110,5) − (−824,2)

                   = −24,8 (kJ).

    Theo phương trình hóa học ta có CO hết, Fe2O3 dư, tính toán theo mol CO.

    Từ 1 mol Fe2O3 và 1 mol CO, giả sử chỉ xảy ra phản ứng (1) với hiệu suất 100% thì giải phóng một lượng nhiệt là:

    \frac{24,8}3=8,27\;(\mathrm{kJ})

  • Câu 21: Thông hiểu

    Cho các phản ứng sau:

    (1) 2Na(s) + \frac12O2(g) → Na2O(s)         \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^{\mathrm o} = –417,98 kJ

    (2) \frac12H2(g) + \frac12I2(r) → HI(g)               \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^{\mathrm o} = 26,48 kJ

    Nhận định nào sau đây là đúng?

    Phản ứng tỏa nhiệt (\triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^{\mathrm o} < 0) thường diễn ra thuận lợi hơn các phản ứng thu nhiệt ( \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^{\mathrm o} > 0).

    \Rightarrow Phản ứng (1) là phản ứng tỏa nhiệt diễn ra thuận lợi hơn rất nhiều phản ứng (2) là phản ứng thu nhiệt. Ở điều kiện chuẩn, phản ứng (2) chỉ xảy ra khi được đốt nóng (cung cấp nhiệt); dừng đốt nóng, phản ứng sẽ dừng lại.

  • Câu 22: Nhận biết

    Phản ứng của barium hydroxide và ammonium chloride làm cho nhiệt độ của hỗn hợp giảm. Phản ứng barium hydroxide và ammonium chloride là phản ứng

    Phản ứng của barium hydroxide và ammonium chloride làm cho nhiệt độ của hỗn hợp giảm nên là phản ứng thu nhiệt.

  • Câu 23: Vận dụng

    Cho phản ứng đốt cháy octane như sau:

    C8H18(g) + \frac{25}2O2(g) → 8CO2(g) + 9H2O(l)

    Cho giá trị trung bình của các năng lượng liên kết ở điều kiện chuẩn:

    Liên kết C–H C–C O=O C=O H–O
    Eb (kJ/mol) 414 347 498 799 x

    Giá trị của x là

    \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^{\mathrm o} =  Eb (C8H18) + \frac{25}2Eb (O2) – 8Eb (CO2) −9Eb (H2O)

    ⇔ −5030 = 7EC−C + 18EC−H + \frac{25}2EO=O − 8.2.EC=O −9.2.EO−H

    ⇔ −5030 = 7.347 + 18.414 + \frac{25}2498 − 16.799 − 18x

    ⇔ x = 464 

  • Câu 24: Thông hiểu

    Than chì có thể chuyển hóa thành kim cương ở điều kiện nhiệt độ cao, áp suất cao và có chất xúc tác. Đây là một phản ứng thu nhiệt. Phát biểu nào sau đây đúng?

    - Phản ứng là phản ứng thu nhiệt ⇒ ΔH > 0 nên:

    + Năng lượng toàn phần của than chì nhỏ hơn năng lượng của kim cương có cùng khối lượng.

    + Than chì bền hơn kim cương.

    - Do có cấu tạo khác nhau mà kim cương, than chì và than đá dù đều tạo nên từ những nguyên tử carbon nhưng lại có một số tính chất vật lí, hóa học khác nhau ⇒ Quá trình trên là sự biến đổi hóa học.

  • Câu 25: Nhận biết

    Chất nào sau đây có tính khử mạnh?

    Nguyên tử S trong phân tử H2S có số oxi hóa -2, là số oxi hóa thấp nhất của S nên có tính khử mạnh.

  • Câu 26: Nhận biết

    Fe2O3 là thành phần chính của quặng hematite đỏ, dùng để luyện gang. Số oxi hóa của iron trong Fe2O3

    Áp dụng quy tắc xác định số oxi hóa của nguyên tử trong phân tử ta có: {\overset{+3}{\mathrm{Fe}}}_2{\overset{-2}{\mathrm O}}_3

  • Câu 27: Vận dụng

    Nitric acid (HNO3) là hợp chất vô cơ, trong tự nhiên, được hình thành trong những cơn mưa giông kèm sấm chớp. Nitric acid là một acid độc, ăn mòn và dễ gây cháy, là một trong những tác nhân gây ra mưa acid. Thực hiện thí nghiệm hòa tan hoàn toàn 5,6 gam Fe bằng HNO3 loãng dư, sau phản ứng thu được muối Fe(NO3)3 và V lít khí NO2 ở đkc, là sản phẩm khử duy nhất. Giá trị của V là

    nFe = 0,1 mol

    Quá trình nhường electron:

    \overset0{\mathrm{Fe}}\;ightarrow\;\overset{+3}{\mathrm{Fe}\;}+\;3\mathrm e

    0,1   →          0,3 mol

    Quá trình nhận electron:

    \overset{+5}{\mathrm N}\;+\;1\mathrm e\;ightarrow\;\overset{+4}{\mathrm N}

             0,3 → 0,3 mol

    Áp dụng định luật bảo toàn electron ta có nelectron cho = nelectron nhận = 0,3 mol

    \Rightarrow nNO2 = nelectron nhận = 0,3 mol

    \Rightarrow VNO2 = 0,3.24,79 = 7,437 lít

  • Câu 28: Vận dụng

    Phosgene là chất khí không màu, mùi cỏ mục, dễ hoá lỏng; khối lượng riêng 1,420 g/cm3 (ở 0°C); ts = 8,2°C. Phosgene ít tan trong nước; dễ tan trong các dung môi hữu cơ, bị thuỷ phân chậm bằng hơi nước; không cháy; là sản phẩm công nghiệp quan trọng; dùng trong tổng hợp hữu cơ để sản xuất sản phẩm nhuộm, chất diệt cò, polyurethane....

    Phosgene là một chất độc. Ở nồng độ 0,005 mg/L đã nguy hiểm đối với người, trong khoảng 0,1 – 0,3 mg/L, gây tử vong sau khoảng 15 phút.

    Phosgene được điều chế bằng cách cho hỗn hợp CO và CI2 đi qua than hoạt tính.

    Biết: Eb(Cl-CI) = 243 kJ/mol; Eb(C–CI) = 339 kJ/mol; Eb(C=O) = 745 kJ/mol; Eb(C≡O) = 1075 kJ/mol. Hãy tính biến thiên enthalpy của phản ứng tạo thành phosgene từ CO và CI2.

    Phản ứng hoá học: CO(g) + Cl2(g) → COCl2(g)

    Áp dụng công thức:

    \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^0 = \textstyle\sum_{}Eb(cđ) – \textstyle\sum_{}Eb(sp)

                   = Eb(C≡O) + Eb(Cl–CI) – 2.Eb(C–CI) – Eb(C=O)

                   =  1075 + 243 – 2.339 – 745

                   = –105 kJ 

  • Câu 29: Vận dụng cao

    Khí thiên nhiên chứa chủ yếu thành phần chính: methane (CH4), ethane (C2H6) và một số thành phần khác. Cho các phương trình nhiệt hóa học sau:

    CH4(g) + 2O2(g) → CO2 (g) + 2H2O(l)             \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^{\mathrm o} = –890,36 kJ

    C2H6(g) + \frac72O2(g) → 2CO2(g) + 3H2O(l)           \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^{\mathrm o} = -1559,7 kJ

    Giả sử, một hộ gia đình cần 10000 kJ nhiệt mỗi ngày, sau bao nhiêu ngày sẽ dùng hết bình gas 13 kg khí thiên nhiên với tỉ lệ thể tích của methane:ethane là 85:15 (thành phần khác không đáng kể) với hiệu suất hấp thụ nhiệt khoảng 60%.

    Gọi số mol methane và ethane trong bình gas lần lượt là x và y (mol):

    Vì tỉ lệ thể tích cũng chính là tỉ lệ số mol nên:

    \frac{\mathrm x}{\mathrm y}=\frac{85}{15}\Rightarrow15\mathrm x\;-\;85\mathrm y\;=\;0\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;(1)

    mbình gas = 16x + 30y = 13.1000             (2)

    Từ (1) và (2) ⇒ x = 610,49; y = 107,74

    Nhiệt tỏa ra khi đốt bình ga 13 kg là:

    890,36.610,49 + 1559,7.107,74 = 711597,95 kJ

    Nhiệt hấp thụ được là: 711597,95.60% = 426958,77 kJ

    Số ngày sử dụng hết bình gas trên là: 

    \frac{426958,77}{10000}\approx42,6\hspace{0.278em}(\mathrm{ngày})

  • Câu 30: Nhận biết

    Nhiệt tạo thành chuẩn của khí oxygen trong phản ứng hóa học là?

    Nhiệt tạo thành chuẩn của các đơn chất ở dạng bền vững nhất bằng 0.

  • Câu 31: Nhận biết
    Điều kiện nào sau đây không phải là điều kiện chuẩn?

    Điều kiện chuẩn là điều kiện ứng với áp suất 1 bar (đối với chất khí), nồng độ 1 mol L-1 (đối với chất tan trong dung dịch) và nhiệt độ thường được chọn là 298K (25oC).

  • Câu 32: Thông hiểu

    Cho các hợp chất sau: FeO; FeCl2; Fe(OH)3; Fe2O3; FeSO4. Số hợp chất trong đó sắt có số oxi hoá +2 là

    Các hợp chất trong đó sắt có số oxi hoá +2 là: FeO; FeCl2; FeSO4

  • Câu 33: Vận dụng

    Joseph Priestly (Dô-sép Prits-li) đã điều chế oxygen vào năm 1774 bằng cách nung nóng HgO(s) thành Hg(l) và O2 (g). Tính lượng nhiệt cần thiết (kJ, ở điều kiện chuẩn) để điều chế được 1 mol O2 theo phương pháp này. Biết \triangle_{\mathrm f}\mathrm H_{298}^0(HgO(s)) = –90,5 kJ.mol-1.

      2HgO(s) → 2Hg(l) và O2(g) 

     \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^{\mathrm o}  = \textstyle\sum_{}\triangle_{\mathrm f}\mathrm H_{298}^0(sp) – \textstyle\sum_{}\triangle_{\mathrm f}\mathrm H_{298}^0(cđ)

                     = 2.\triangle_{\mathrm f}\mathrm H_{298}^0 (Hg(l)) + \triangle_{\mathrm f}\mathrm H_{298}^0 (O2(g)) – 2\triangle_{\mathrm f}\mathrm H_{298}^0 (HgO(s)) 

                    =  2.0 + 0 – 2.(–90,5) = 181 kJ 

    Vậy để điều chế được 1 mol O2 theo phương pháp này cần cung cấp 181 kJ nhiệt lượng. 

  • Câu 34: Thông hiểu

    Gỉ sét là quá trình oxi hoá kim loại, mỗi năm phá huỷ khoảng 25 % sắt thép. Gỉ sét được hình thành do kim loại sắt (Fe) trong gang hay thép kết hợp với oxygen khi có mặt nước hoặc không khí ẩm. Trên bề mặt gang hay thép bị gỉ hình thành những lớp xốp và giòn dễ vỡ, thường có màu nâu, nâu đỏ hoặc đỏ. Lớp gỉ này không có tác dụng bảo vệ sắt ở phía trong. Sau thời gian dài, bất kì khối sắt nào cũng sẽ bị gỉ hoàn toàn và phân huỷ. Thành phần chính của sắt gỉ gồm Fe(OH)2, Fe2O3.nH2O.

    Một số phản ứng xảy ra trong quá trình gỉ sắt:

    (1) Fe + O2 + H2O → Fe(OH) 2

    (2) Fe + O2 + H2O + CO2 → Fe(HCO3)2

    (3) Fe(HCO3)2 → Fe(OH)2 + CO2

    (4) Fe (OH)2 + O2 + H2O → Fe2O3.nH2O

    Có bao nhiêu phản ứng ở trên là phản ứng oxi hoá – khử?

    Phản ứng oxi hóa khử là phản ứng hóa học, trong đó có sự chuyển dịch electron giữa các chất phản ứng hay có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tử trong phân tử.

    ⇒ Phản ứng (1), (2) và (4) là phản ứng oxi hoá – khử.

    2Fe + O2 + 2H2O → 2Fe(OH)2                                 (1)

    Chất oxi hoá: O2 (số oxi hóa từ 0 xuống -2); Chất khử: Fe (số oxi hóa từ 0 lên +2)

    2Fe + O2 + 2H2O + 4CO2 → 2Fe(HCO3)2               (2)

    Chất oxi hoá: O2 (số oxi hóa từ 0 xuống -2); Chất khử: Fe (số oxi hóa từ 0 lên +2)

    2Fe(OH)2 + O2 + (2n – 4)H2O → 2Fe2O3.nH2O     (4)

    Chất oxi hoá: O2 (số oxi hóa từ 0 xuống -2); Chất khử: Fe(OH)2 (số số oxi hóa từ +2 lên +3).

  • Câu 35: Thông hiểu

    Cho sơ đồ chuyển hóa nitrogen như sau:

    N2 \xrightarrow{{+\mathrm O}_2} NO \xrightarrow{{+\mathrm O}_2} NO2 \xrightarrow{+{\mathrm O}_2\;+\;{\mathrm H}_2\mathrm O} HNO3 \xrightarrow{\mathrm{CuO}} Cu(NO3)2 \xrightarrow{\mathrm t^\circ} NO2

    Có bao nhiêu phản ứng oxi hóa - khử ở sơ đồ trên?

    Phản ứng oxi hóa khử là phản ứng hóa học, trong đó có sự chuyển dịch electron giữa các chất phản ứng hay có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tử trong phân tử.

    ⇒ Các phản ứng oxi hóa khử là:

    N2 + O2 \overset{t^{\circ} }{ightleftharpoons} 2NO

    2NO + O2 → 2NO2

    4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3

    2Cu(NO3)2 \xrightarrow{\mathrm t^\circ} 2CuO + 4NO2 + O2

  • Câu 36: Thông hiểu

    Biến thiên enthalpy chuẩn của quá trình hóa hơi của nước H2O(l) → H2O(g) có giá trị \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^0 = +44 kJ/mol. Biến thiên enthalpy khi làm bay hơi 3 mol nước là

        Làm bay hơi 1 mol nước cần nhiệt lượng \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^0 = 44 kJ/mol.

    ⇒ Làm bay hơi 3 mol nước cần nhiệt lượng \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^0 = 3.44 = 132 kJ/mol.

    Vì phản ứng thu nhiệt nên \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^0 = +132 kJ/mol.

  • Câu 37: Vận dụng

    Trong phòng thí nghiệm, khí chlorine có thể được điều chế bằng cách cho MnO2 tác dụng với HCl đặc, đun nóng. Phản ứng hoá học xảy ra theo sơ đồ sau:

    MnO2 + HCl --ightarrow MnCl2 + Cl2 + H2O

    Giả sử hiệu suất phản ứng đạt 100%. Tính khối lượng MnO2 cần dùng để thu được 2,479 lít khí Cl2 ở điều kiện chuẩn.

    - Lập phương trình hóa học:

     \overset{+4}{\mathrm{Mn}}{\mathrm O}_2\;+\;\mathrm H\overset{-1}{\mathrm{Cl}}\;ightarrow\;\overset{+2}{\mathrm{Mn}}{\mathrm{Cl}}_2\;+\;{\overset0{\mathrm{Cl}}}_2\;+\;{\mathrm H}_2\mathrm O

    Chất khử: HCl; chất oxi hoá: MnO2.

    Ta có các quá trình:

    ⇒ Phương trình hoá học: MnO2 + 4HCl \xrightarrow{\mathrm t^\circ} MnCl2 + Cl2 + 2H2O

    - Tính toán:

    nCl2 = 0,1 mol

          MnO2 + 4HCl \xrightarrow{\mathrm t^\circ} MnCl2 + Cl2 + 2H2O

    mol: 0,1              ←                   0,1

    mMnO2 = 0,1.87 = 8,7 (g)

  • Câu 38: Vận dụng

    Cho sơ đồ phản ứng:

    aKMnO4 + bKI + cH2SO4 → K2SO4 + MnSO4 + I2 + H2O

    Hệ số cân bằng a, b, c của các chất phản ứng lần lượt là:

    Sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tử nguyên tố trước và sau phản ứng:

    \mathrm{aK}\overset{+7}{\mathrm{Mn}}{\mathrm O}_4\;+\;\mathrm{bK}\overset{-1}{\mathrm I\;}+\;{\mathrm{cH}}_2{\mathrm{SO}}_4\;ightarrow\;{\mathrm K}_2{\mathrm{SO}}_4\;+\;\overset{+2}{\mathrm{Mn}}{\mathrm{SO}}_4\;+\overset0{\;{\mathrm I}_2}\;+\;{\mathrm H}_2\mathrm O

    Cân bằng:

    2KMnO4 + 10KI + 8H2SO4 → 6K2SO4 + 2MnSO4 + 5I2 + 8H2O

    Vậy a = 2; b = 10; c = 8

  • Câu 39: Vận dụng

    Xét phản ứng sau: Mg(s) + O2(g) → 2MgO(s)\triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^0 = –1204 kJ

    Nếu biến thiên enthalpy của phản ứng là 90,3 kJ thì có bao nhiêu gam MgO được tạo ra?

    Ta thấy: 

    Phản ứng tạo thành 2 mol MgO thì phản ứng tỏa ra 1204 kJ nhiệt.

    ⇒ Phản ứng tạo thành 1 mol MgO thì phản ứng tỏa ra 602 kJ nhiệt.

    ⇒ Nếu biến thiên enthalpy của phản ứng là 90,3 kJ thì số mol MgO tạo thành là:

    \mathrm n=\frac{90,3}{602}=\frac{3}{20}(\mathrm{mol})

    ⇒ Khối lượng MgO tạo ra là:

    \frac3{20}.40=6\;(\mathrm g)

  • Câu 40: Thông hiểu

    Cho các chất và ion sau: CO, C, CO2, CO32-, HCO3-. Số chất và ion mà C có cùng số oxi hóa là

    • Với CO2: Gọi số oxi hóa của C trong hợp chất bằng x

    ⇒ 1.x + 2.(-2) = 0 ⇒ x = +4

    • Với CO: Gọi số oxi hóa của C trong hợp chất là y

    ⇒ 1.x + 1.(-2) = 0 ⇒ x = +2

    • Với C: số oxi hóa là 0
    • Với CO32-: Gọi số oxi hóa của C trong ion là z

    ⇒ 1.z + 3.(-2) = -2 ⇒ z = +4

    • Với HCO3-: Gọi số oxi hóa của C trong ion là t

    ⇒ 1.(+1) + 1.t + 3.(-2) = -1 ⇒ x = +4

    Vậy có 3 hợp chất và ion có cùng số oxi hóa của C là CO2, CO32-, HCO3-

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề thi giữa học kì 2 Hóa 10 Chân trời sáng tạo - Đề 2 Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 1 lượt xem
Sắp xếp theo