Phản ứng nào sau đây là phản ứng oxi hóa - khử:
Phản ứng giữa C và HNO3 xảy ra phản ứng oxi hóa khử
Phản ứng nào sau đây là phản ứng oxi hóa - khử:
Phản ứng giữa C và HNO3 xảy ra phản ứng oxi hóa khử
Trong phàn ứng: Zn + FeCl2 → ZnCl2 + Fe, một mol Fe2+ đã:
Fe+2 + 2e → Fe0
1 → 2 mol
Cho 3,51 g kim loại M (hóa trị n) tác dụng với dung dịch H2SO4 (đặc nóng, dư) thu được muối sulfate của M, 4,83405 lít SO2 (đkc), và nước. Xác định kim loại M.
nSO2 = 4,83405 : 24,79 = 0,195 mol
Sơ đồ phản ứng
Phương trình phản ứng: 2M + 2nH2SO4 → M2(SO4)n + nSO2 + 2nH2O
Theo phương trình phản ứng ta có:
Lập bảng biện luận ta có:
n | 1 | 2 | 3 |
M | 9 (Loại) | 18 (Loại) | 27 (Al) |
Vậy kim loại M là Al (Aluminium)
Cho phản ứng hóa học: Cl2 + KOH KCl + KClO3 + H2O. Tỉ lệ giữa số nguyên tử chlorine đóng vai trò chất oxi hóa và số nguyên tử chlorine đóng vai trò chất khử trong phương trình hóa học của phản ứng đã cho tương ứng là
Xác định số oxi hóa của các nguyên tố thay đổi:
Vậy ta có phương trình cân bằng:
3Cl2 + 6KOH 5KCl + KClO3 + 3H2O
Tỉ lệ giữa số nguyên tử chlorine đóng vai trò chất oxi hóa và số nguyên tử chlorine đóng vai trò chất khử trong phản ứng là: 5:1
Cho 7,8 gam hỗn hợp X gồm Mg và Al tác dụng vừa đủ với 6,1975 lít hỗn hợp khí Y (đkc) gồm Cl2 và O2 thu được 19,7 gam hỗn hợp Z gồm 4 chất. Phần trăm khối lượng của Al trong X là:
Gọi x, y là số mol lần lượt của O2 và Cl2
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng, ta có:
mCl2 + mO2 = mZ – mX = 19,7 – 7,8 = 11,9 gam = 32x + 71y (1)
Số mol của hỗn hợp khí là: x + y = 6,1975 : 24,79 = 0,25 mol (2)
Giải hệ phương trình (1) và (2) ta được: x = 0,1, y = 0,15
Đặt số mol của Mg và Al lần lượt là a và b (mol)
Theo đề bài ta có khối lượng hỗn hợp: 24a + 27b = 7,8 (1)
Áp dụng bảo toàn electron:
Σe nhường = Σe nhận
2nMg + 3nAl = 2nCl2 + 4nO2
⇒ 2a + 3b = 0,1.2 + 0,15.4 ⇔ 2a + 3b = 0,8 (2)
Giải (1) và (2) thu được a = 0,1 và b = 0,2
Phần trăm khối lượng Al trong hỗn hợp
⇒ %mAl = (0,2.27):7,8 = 69,23%
Cho hai phương trình nhiệt hóa học sau:
C(s) + H2O(g) CO(g) + H2(g)
CuSO4 (aq) + Zn(s) → ZnSO4(aq) + Cu(s)
Trong hai phản ứng trên, phản ứng nào là thu nhiệt, phản ứng nào là tỏa nhiệt?
Phản ứng (1) thu nhiệt có > 0 nên đây là phản ứng thu nhiệt
Phản ứng (2) tỏa nhiệt có < 0 nên đây là phản ứng tỏa nhiệt
Cho phương trình nhiệt hóa học: SO2 (g) + O2 (g)
SO3 (g)
= - 98,5 kJ.
Giá trị của phản ứng: SO3 (g) → SO2 (g) +
O2 (g) là
Giá trị của phản ứng: SO3 (g) → SO2 (g) +
O2 (g) là 98,5 kJ.
Điều kiện để xảy ra phản ứng tỏa nhiệt (t = 25oC)?
thì phản ứng toả nhiệt
thì phản ứng thu nhiệt
Cho nhiệt tạo thành chuẩn các chất theo bảng sau:
Fe2O3(s) | Cr2O3(s) | Al2O3(s) | CuO(s) | |
Nhiệt tạo thành chuẩn (kJ/mol) | -825,5 | -1128,6 | -1676 | -157,3 |
Chất có độ bền nhiệt lớn nhất là
Chất có độ bền nhiệt lớn nhất là Al2O3(s)
Xét phản ứng: SO2 + Br2 + H2O → 2HBr + H2SO4. Vai trò của SO2 trong phản ứng là
Br từ số oxi hóa 0 xuống -1 → Br2 là chất oxi hóa; S từ +4 lên S+6 → SO2 là chất khử.
Cho các chất sau, chất nào có nhiệt tạo thành chuẩn bằng 0?
Chất có nhiệt tạo thành chuẩn bằng 0 là O2 (g)
Cho phương trình phản ứng sau:
2H2(g) + O2(g) → 2H2O(l)
Khi cho 2 gam khí H2 tác dụng hoàn toàn với 32 gam khí O2 thì phản ứng
Số mol H2 = 1 mol, số mol O2 = 1 mol ⇒ H2 phản ứng hết, O2 dư.
2H2(g) + O2(g) → 2H2O(l)
2 mol
1 mol Q = ?
Q = .∆H =
-571,68 (kJ) = -285,84 kJ
Các mức oxi hóa của chlorine là: -1, 0, +1, +3, +5, +7.
Số oxi hóa của chlorine trong Cl2 là 0, đây là mức oxi hóa trung gian nên Cl2 vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.
Số oxi hóa của chlorine trong HCl là -1, đây là mức oxi hóa thấp nhất ⇒ HCl có tính khử.
Số oxi hóa của chlorine trong HClO4 là +7, đây là mức oxi hóa cao nhất ⇒ HClO4 có tính oxi hóa.
Các số oxi hóa có thể có của Sulfur là: - 2; 0; +4; +6
Số oxi hóa của Sulfur trong SO2 là +4 đóng vai trò là chất oxi hóa và chất khử vì có mức oxi hóa trung gian.
Phát biểu nào sau đây sai?
"Quá trình nhường electron là quá trình khử" sai vì Quá trình nhường electron là quá trình oxi hóa và quá trình nhận electron là quá trình khử.
Số oxi hóa của chlomium trong Chromium(VI) oxide là
Chromium(VI) oxide có công thức hóa học là CrO3
Số oxi hóa của O thường là -2. Đặt x là số oxi hóa của Cr trong CrO3 ta có:
x.1 + (-2).3 = 0 ⇒ x = +6
Nung KNO3 lên 550oC xảy ra phản ứng:
Phản ứng nhiệt phân KNO3 là
Phản ứng nhiệt phân KNO3 chỉ xảy ra ở nhiệt độ cao, khi cung cấp nhiệt vào, đó là phản ứng thu nhiệt, theo quy ước ∆H > 0
Trong phản ứng oxi hóa - khử: 3CO + Fe2O3 → 2Fe + 3CO2. Chất khử là
Chất khử là Fe2O3
Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm 3,15 gam Mg và Al cần vừa đủ 3,09875 L hỗn hợp khí X gồm O2 và Cl2 ở điều kiện chuẩn, thu được 11,05 g chất rắn. Tính phần trăm thể tích mỗi khí trong X lần lượt là:
Các phản ứng hóa học:
2Mg + O2 2MgO
Mg + Cl2 MgCl2
4Al + 3O2 2Al2O3
2Al + 3Cl2 2AlCl3
Gọi x, y là số mol lần lượt của O2 và Cl2
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng, ta có:
mX = 11,05 – 3,15 = 7,9 (g)
32x + 71y = 7,9 (1)
Số mol của hỗn hợp X là: 3,09875 : 24,79 = 0,125 mol = x + y (2)
Từ (1) và (2) ta có:
x = 0,025, y = 0,1
⇒ %O2 = 0,025 : 0,125. 100% = 20%
⇒ %Cl2 = 100% - 20% = 80%
Phần trăm thể tích khí O2 và Cl2 trong hỗn hợp lần lượt là 20% và 80%
Nhiệt tạo thành chuẩn () của các đơn chất ở dạng bền vững nhất là
Enthalpy tạo thành chuẩn của các đơn chất bền đều bằng không.
Hãy cho biết là quá trình nào sau đây?
là quá trình khử vì
thu electron.
Ở điều kiện chuẩn, cần phải cung cấp 26,48 kJ nhiệt lượng cho quá trình mol H2 (thể khí) phản ứng với
mol I2 (thể rắn) để thu được 1 mol HI (thể khí). Ta nói enthakpy tạo thành của HI khí ở điều kiện chuẩn là 26,48 kJ mol-1. Phản ứng trên được biểu diễn như sau:
Ở cùng điều kiện phản ứng, nếu thu được 3 mol HI thì lượng nhiệt cần thu vào là bao nhiêu kJ?
→ Ở điều kiện chuẩn, khi cho mol H2, phản ứng với
I2, thu được sản phẩm là 1 mol HI thì sẽ giải phóng một nhiệt lượng là 26,48 kJ
Ở cùng điều kiện phản ứng, nếu thu được 3 mol HI thì lượng nhiệt cần thu vào là bao nhiêu kJ là: 26,48 . 3 = 79,44 kJ.
Phản ứng (quá trình) nào sau đây là phản ứng (quá trình) thu nhiệt?
Nước hoá rắn là quá trình toả nhiệt
Quá trình chạy của con người là quá trình toả nhiệt.
Khí CH4 đốt ở trong lò là quá trình toả nhiệt.
Hoà tan KBr vào nước làm cho nước trở nên lạnh là quá trình thu nhiệt.
Số oxi hóa trung bình của nguyên tử C trong các phân tử C2H6 là:
Số oxi hóa của H là +1; gọi số oxi hóa trung bình của C là x ta có:
2.x + 6.(+1) = 0 ⇒ x = -3.
Số oxi hóa của sulfur trong SO42-
Số oxi hóa của O là -2; gọi số oxi hóa của S là x, ta có:
x + 4. (-2) = -2 ⇒ x = +6.
Cho phương trình hoá học: Cu + HNO3 Cu(NO3)2 + NO + H2O. Tổng hệ số cân bằng (nguyên, tối giản) của phản ứng là
Cân bằng phản ứng oxi hóa khử theo phương pháp thăng bằng electron
Xác định sự thay đổi số oxi hóa
Vậy 3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O
Tổng hệ số cân bằng (nguyên, tối giản) của phản ứng là: 3 + 8 + 3 + 2 + 4 = 20
Cho các phát biểu sau:
(1) Phản ứng phân huỷ Fe(OH)3(s) không cần cung cấp nhiệt độ liên tục.
(2) Số oxi hóa của hydrogen trong các hydride kim loại bằng +1.
(3) Trộn potassium chloride (KCl) vào nước là quá trình thu nhiệt.
(4) Phản ứng của Fe(OH)2 với dung dịch HNO3 loãng không có sự thay đổi số oxi hóa của Fe.
(5) Để giữ ấm cơ thể, trước khi lặn, người ta thường uống nước mắm cốt.
Số phát biểu đúng là
(3) Trộn potassium chloride (KCl) vào nước là quá trình thu nhiệt.
(5) Để giữ ấm cơ thể, trước khi lặn, người ta thường uống nước mắm cốt vì Nước mắm là hỗn hợp của muối với các acid amin được chuyển biến từ protein trong thịt cá qua một quá trình thủy phân với tác nhân là các hệ enzim có sẵn trong ruột cá cùng với một loại vi khuẩn kị khí chịu mặn, nhờ các men chất đạm từ cá được cắt nhỏ thành các acid amin giúp cơ thể hấp thu trực tiếp và dễ dàng. Trong nước mắm cốt có chứa rất nhiều đạm giúp cung cấp năng lượng, giữ ấm cơ thể.
Cho phản ứng đốt cháy acetylene (xảy ra khi đèn xì oxygen-acetylene hoạt động):
2C2H2(g) + 5O2(g) → 4CO2(g) + 2H2O(g).
Tính của phản ứng trên theo năng lượng liên kết.
Cho biết năng lượng liên kết trung bình của một số liên hết hóa học
Liên kết | C-H | C≡C | O=O | C=O | O-H |
Eb (kJ/mol hay kJ mol-1) | 418 | 835 | 494 | 732 | 459 |
Phản ứng
2C2H2(g) + 5O2(g) → 4CO2(g) + 2H2O(g).
Áp dụng công thức:
= 2.Eb(C2H2) + 5.Eb(O2) – 4.(CO2) – 2.Eb(H2O)
= 2.(2.EC-H + EC≡C) + 5.EO=O – 4.2EC=O – 2.2EO-H
= 2.(2.418 + 835) + 5.494 – 4.2.732 – 2.2.459 = - 1880 (kJ)
Dấu hiệu để nhận ra phản ứng là phản ứng oxi hóa – khử dựa trên sự thay đổi đại lượng nào sau đây của nguyên tử?
Dấu hiệu để nhận ra phản ứng là phản ứng oxi hóa – khử dựa trên sự thay đổi số oxi hóa.
Định nghĩa nào sau đây về biến thiên enthalpy là chính xác nhất?
Định nghĩa về biến thiên enthalpy là chính xác nhất:
Biến thiên enthalpy là nhiệt lượng tỏa ra hay thu vào của phản ứng được xác định ở điều kiện chuẩn.
Cho phản ứng: 4NH3(g) + 3O2(g) → 2N2(g) + 6H2O(g). Ở điều kiện chuẩn, nếu đốt cháy hoàn toàn 10,2 gam NH3 thì lượng nhiệt tỏa ra hay cần cung cấp là bao nhiêu? Biết nhiệt tạo thành chuẩn của NH3(g) là -45,9kJ và của H2O(g) là -241,82kJ.
Số mol NH3 là:
nNH3 = 10,2 : 17 = 0,6 mol
Nhiệt tỏa ra hay cần cung cấp là
Methane là thành phần chính của khí thiên nhiên. Xét phản ứng đốt cháy hoàn toàn khí methane như sau: CH4(g) + 2O2(g) → CO2(g) + 2H2O(l). Thể tích khí methane (ở điều kiện chuẩn) cần dùng để cung cấp 712,4 kJ nhiệt lượng. Giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn và không có sự thất thoát nhiệt lượng.
Cho biết nhiệt tạo thành chuẩn của một số chất
Chất | CH4(g) | O2(g) | CO2(g) | H2O(l) |
|
–74,9 | 0 | –393,5 | –285,8 |
Phản ứng ứng
CH4(g) + 2O2(g) → CO2(g) + 2H2O(l)
Áp dụng công thức ta có:
=
(CO2(g)) + 2
(H2O(l)) –
(CH4(g)) – 2.
(O2(g))
= – 393,5 + 2.(–285,8) – (–74,6) – 2.0 = – 890,5 (kJ)
Đốt cháy 1 mol CH4(g) tỏa ra nhiệt lượng 890,5 kJ Đốt cháy x mol CH4(g) tỏa ra nhiệt lượng 712,4 kJ
Thể tích khí methane (đkc) cần dùng là: VCH4 = 0,8.24,79 = 19,832 L
Hòa tan 28 gam Fe trong dung dịch H2SO4 loãng, dư, thu được dung dịch X. Thêm dung dịch KMnO4 1M vào dung dịch X. Biết KMnO4 có thể oxi hóa FeSO4 trong môi trường H2SO4 thành Fe2(SO4)3 và bị khử thành MnSO4. Phản ứng xảy ra hoàn toàn. Thể tích dung dịch KMnO4 1M đã phản ứng.
Bảo toàn nguyên tố Fe ta có:
nFeSO4 = nFe = 28 : 56 = 0,5 mol
Mn+7 +5e → Mn+2 x → 5x |
Fe+2 → Fe+3 + 1e 0,5 → 0,5 mol |
Áp dụng bảo toàn electron ta có:
5x = 0,5 ⇒ x = 0,1 mol
⇒ nKMnO4 = nMn+7 = 0,1 mol
Thể tích dung dịch KMnO4 1M đã phản ứng là:
VKMnO4 = 0,1: 1 = 0,1 L = 100mL
Phản ứng (1) xảy ra làm nóng môi trường xung quanh, phản ứng (2) xảy ra làm lạnh môi trường xung quanh. Phát biểu nào sau đây đúng?
Một số phản ứng khi xảy ra sẽ làm nóng môi trường xung quanh tức là phản ứng xảy ra kèm theo giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt ⇒ Phản ứng tỏa nhiệt.
Một số phản ứng khi xảy ra sẽ làm lạnh môi trường xung quanh tức là phản ứng hấp thu năng lượng dưới dạng nhiệt từ môi trường xung quanh. ⇒ Phản ứng thu nhiệt
Phản ứng (1) tỏa nhiệt; phản ứng (2) thu nhiệt.
Nguyên tử carbon vừa có khả năng thể hiện tính oxi hóa, vừa có khả năng thể hiện tính khử trong chất nào sau đây?
Xét số oxi hóa của C trong các hợp chất
C0, C+4O2, CaC+4O3, C-4H4.
C đơn chất có số oxi hóa bằng 0, là số oxi hóa trung gian của C, số oxi hóa này có thể tăng hoặc giảm trong phản ứng oxi hóa khử.
⇒ Nguyên tử carbon vừa có khả năng thể hiện tính oxi hóa, vừa có khả năng thể hiện tính khử trong C đơn chất.
Phản ứng nào sau đây là phản ứng oxi hóa – khử?
2Ca0 + O02 2Ca+2O-2
Là phản ứng oxi hóa khử vì có xảy ra quá trình nhường, nhận electron (có sự thay đổi số oxi hóa của các chất trong phản ứng).
Cho phương trình nhiệt hoá học của phản ứng.
2H2(g) + O2 (g) → 2H2O (l)
Phản ứng trên là phản ứng
Phương trình nhiệt hoá học của phản ứng.
2H2(g) + O2 (g) → 2H2O (l)
Phản ứng trên là phản ứng toả nhiệt và giải phóng 571,68 kJ nhiệt.
Số oxi hóa của nguyên tử Cl trong phân tử HClO4 là
Trong HClO4 Số oxi hóa của H là + 1 và số oxi hóa của O là -2 gọi số oxi hóa của Cl là x, ta có:
(+1) + x + 4.(-2) = 0 ⇒ x = +7.
Số oxi hóa của nguyên tử Cl trong phân tử HClO4 là +7
Cho 6,4 gam bột Cu tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 dư, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn có khối lượng là
Số mol Cu bằng:
nCu = 0,1 mol
Xét quá trình phản ứng có Cu cho e và Ag+ nhận e
Cu → Cu+2 + 2e
Ag+1 + 1e → Ag0
Áp dụng bảo toàn electron ta có:
Σe nhường = Σe nhận
2.nCu = 1.nAg ⇒ nAg = 2.0,1 = 0,2 mol
Vì bột Cu phản ứng hoàn toàn trong AgNO3 dư⇒ chất rắn sau phản ứng chỉ có Ag
⇒ mAg = 0,2.108 = 21,6 gam
Cho phản ứng hóa học sau:
Fe2O3 + CO → Fe + CO2
Trong phản ứng trên CO đóng vai trò
Chất khử là chất nhường electron
Chất oxi hóa là chất nhận electron
Fe+32O3 + C+2O → Fe0 + C+4O2
Ta có C+2 trong CO nhường 2e tạo thành C+4 nên CO đóng vai trò chất khử.
Trong các phát biểu sau đây có bao nhiêu phát biểu không đúng?
(1) Trong phòng thí nghiệm, có thể nhận biết một phản ứng thu nhiệt hoặc toả nhiệt bằng cách đo nhiệt độ của phản ứng bằng một nhiệt kế.
(2) Nhiệt độ của hệ phản ứng sẽ tăng lên nếu phản ứng thu nhiệt.
(3) Nhiệt độ của hệ phản ứng sẽ tăng lên nếu phản ứng toả nhiệt.
(4) Nhiệt độ của hệ phản ứng sẽ giảm đi nếu phản ứng toả nhiệt.
(5) Nhiệt độ của hệ phản ứng sẽ giảm đi nếu phản ứng thu nhiệt.
(1), (3), (5) đúng
(2) sai, khi hệ hấp thụ nhiệt từ môi trường thì nhiệt độ của hệ sau phản ứng sẽ tăng lên → phản ứng thu nhiệt
(4) sai, khi hệ tỏa nhiệt ra môi trường thì nhiệt độ của hệ sau phản ứng giảm xuống → phản ứng tỏa nhiệt.