Đề thi giữa học kì 2 Hóa 11 Kết nối tri thức (Đề 3)

Mô tả thêm: Đề thi giữa học kì 2 Hóa 11 Kết nối tri thức gồm 40 câu hỏi trắc nghiêm khách quan, gồm 4 cấp độ khác nhau bám sát nội dung chương trình, giúp đánh giá đúng năng lực học tập.
  • Số câu hỏi: 39 câu
  • Số điểm tối đa: 39 điểm
Mua gói để Làm bài
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
  • Câu 1: Vận dụng

    Khi bromine hóa một alkane chỉ thu được một dẫn xuất monobromo duy nhất có tỉ khối hơi đối với hydrogen là 75,5. Tên của alkane đó là:

    Gọi công thức tổng quát của alkane là CnH2n+2

    Phương trình tổng quát

    CnH2n+2 + Br2 → CnH2n+1Br + HBr

    Mdẫn xuất = MCnH2n+1Br = 75,5 . 2 = 151

    Ta có: 14n + 81 = 151 ⇔ n = 5

    Alkane có công thức phân tử là C5H12

    C5H12 có 3 đồng phân:

    C1H3 – C2H2 – C3H2 – C4H2 – C5H3 : có 3 vị trí thế bromine (1, 2, 3), vị trí C4 giống C2 và C5 giống C1

    có 4 vị trí thế bromine (1, 2, 3, 4), vị trí C5 giống C1

    : chỉ có 1 vị trí thế bromine vì 4 nhóm CH3 đều giống nhau

    2,2-dimethylpropane

  • Câu 2: Vận dụng

    Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm hai hydrocarbon thuộc dãy đồng đẳng cần dùng 13,6345 lít O2 (đkc) và thu được 7,437 lít CO2 (đkc). Giá trị của m là:

    nO2 = 13,6345: 24,79 = 0,55 mol ;

    nCO2 = 7,437: 24,79 = 0,3 mol

    Áp dụng bảo toàn nguyên tố O.

    2nO2 = 2.nCO2 + nH2O

    ⇒ nH2O = 2.nO2 − 2.nCO2 = 2.0,55 −2.0,3 = 0,5 mol

    Bảo toàn nguyên tố C và H:

    nC (trong X) = nCO2 = 0,3 mol;

    nH (trong X) = 2.nH2O = 1 mol

    Bảo toàn khối lượng:

    mX = mC (trong X) + mH (trong X) = 12.0,3 + 1.1 = 4,6 gam

  • Câu 3: Nhận biết

    Phản ứng alkane với Cl2 (ánh sáng) được gọi là phản ứng

    Phản ứng alkane với Cl2 (ánh sáng) được gọi là phản ứng halogen hóa alkane. Sản phẩm của phản ứng halogen hoá là các dẫn xuất halogen. 

    Phương trình phản ứng minh họa

    CH4 + 3Cl2 \xrightarrow{ánh\;sáng} CHCl3 + 3HCl

  • Câu 4: Nhận biết

    Các alkane C6, C7, C8 là nguyên liệu sản xuất:

    Các alkane C6, C7, C8 là nguyên liệu để sản xuất benzene, toluene và các đồng phân xylene. 

  • Câu 5: Vận dụng

    Đốt cháy hoàn toàn m gam hợp chất hữu cơ A. Sản phẩm thu được hấp thụ vào nước vôi trong dư thì tạo ra 4,8 gam kết tủa. Lọc kết tủa cân lại bình thấy khối lượng bình nước vôi trong giảm 1,6512 gam. A có công thức phân tử là:

    nCO2 = nCaCO3 = 4,8 : 100 = 0,048 mol.

    mbình giảm = mCaCO3 - (mCO2 + mH2O)

    → mH2O = 4,8 - 0,048.44 - 1,6512 = 1,0368 gam

    ⇒ nH2O = 1,0368 : 18 = 0,0576 mol.

    Vì nH2O > nCO2 → A là alkane.

    nalkane = 0,0576 - 0,048 = 0,0096 mol

    ⇒ Số C trong X = 0,048 : 0,0096 = 5

    Vậy công thức phân tử A là C5H12

  • Câu 6: Vận dụng

    Đốt cháy hoàn toàn 2,479 L hỗn hợp A (đkc) gồm CH4, C2H6 và C3H8 thu được V lít khí CO2 (đkc) và 7,2 gam H2O. Giá trị của V là:

    nhỗn hợp khí = 2,479 : 24,79 = 0,1 mol

    nH2O = 7,2:18 = 0,4 mol

    Ta thấy tất cả các khí trong hỗn hợp đều là alkane.

    ⇒ nA = nH2O – nCO2 ⇒ nCO2 = nH2O – nA = 0,4 - 0,1 = 0,3 mol

    ⇒ VCO2 = 0,3.24,79 = 7,437 L.

  • Câu 7: Thông hiểu

    Chất nào sau đây là đồng phân của (CH3)2C=CH-CH3 

    CH2=CH-CH2-CH2-CH3 và (CH3)2C=CH-CH3 cùng có công thức phân tử là C5H10 nên chúng là đồng phân của nhau. 

  • Câu 8: Thông hiểu

    Theo IUPAC alkyne CH3-C≡C-CH2-CH3 có tên gọi là:

    Tên theo danh pháp thay thế của alkyne:

    Phần nền - vị trí liên kết ba - yne

    Chọn mạch carbon dài nhất, có nhiều nhánh nhất và có chứa mạch chính.

    Đánh số sao cho nguyên tử carbon có liên kết ba có chỉ số nhỏ nhất

    Dùng chữ số (1,2,3,...) và gạch nối (-) để chỉ vị trị liên kết ba

     

    pent-2-yne

  • Câu 9: Thông hiểu

    Câu nào sau đây không đúng?

    Alkyne không có đồng phân hình học, alkene có đồng phân hình học.

  • Câu 10: Thông hiểu

    Chất nào sau đây không có đồng phân hình học?

    CH2=CHkhông có đồng phân hình học.

  • Câu 11: Vận dụng

    X và Y là hai hydrocarbon có cùng công thức phân tử là C5H8. X là một monome dùng để trùng hợp thành cao su isoprenee; Y có mạch carbon phân nhánh và tạo kết tủa khi cho phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3. Công thức cấu tạo của X và Y lần lượt là:

    X là monome tạo cao su isoprene nên X là isoprene (2-methylbuta-1,3-diene).

    Công thức cấu tạo: CH2=C(CH3)−CH=CH2

    Y tạo kết tủa với AgNO3/NH3 nên Y là alk-1-yne mạch nhánh. Y là 3-methylbut-1-yne.

    Công thức cấu tạo: CH3−CH(CH3)−C≡CH

    Phương trình:

    CH2=C(CH3)−CH=CH2 \overset{t^{o} ,p,xt}{ightarrow}−(CH2−C(CH3)=CH−CH2)−

    CH3−CH(CH3)−C≡CH + AgNO3 + NH3 → CH3−CH(CH3)−C≡CAg↓+ NH4NO3

  • Câu 12: Thông hiểu

    Cho các alkyne: pent-2-yne; 3-methylpent-1-yne; 2,5-dimethylhex-3-yne và pent-1-yne. Trong các alkyne này, số chất có khả năng tác dụng được với dung dịch AgNO3 trong NH3 là:

    Alkyne có liên kết ba ở đầu mạch (alk-1-yne) phản ứng với dung dịch silver nitrate trong ammonia tạo kết tủa vàng nhạt.

    Vậy chỉ có methylpent-1-yne và pent-1-yne khả năng tác dụng được với dung dịch AgNO3 trong NH3

  • Câu 13: Nhận biết

    Khi cho acetylene tác dụng với nước có xúc tác HgSO4/H2SO4 ở 80oC thu được sản phẩm nào sau đây?

    Khi cho acetylene hợp nước có xúc tác HgSO4/H2SO4 ở 80oC thu được CH3CHO

    Phương trình phản ứng minh họa

    CH ≡ CH + H2O \overset{H_{2} SO_{4} /HgSO_{4} }{ightarrow} CH3CHO 

  • Câu 14: Nhận biết

    Nhận xét nào sau đây không đúng đối với phản ứng cộng chlorine vào benzene?

    Phản ứng cộng chlorine vào benzene trong điều kiện có ánh sáng tử ngoại và đun nóng, sản phẩm thu được là 1, 2, 3, 4, 5, 6-hexachlorocyclohexane.

    Tỉ lệ mol của các chất tham gia phản ứng là 1:3

  • Câu 15: Thông hiểu

    Chất nào sau đây khi đun nóng với dung dịch KMnO4/H2SO4 tạo thành hợp chất hữu cơ đơn chức? 

    Hợp chất thoả mãn là hợp chất phân tử có một nhánh liên kết với vòng benzene.

    C6H5CH3 + 2KMnO4 → C6H5COOK + KOH + 2MnO2 + H2O

  • Câu 16: Nhận biết

    Nội dung nào sau đây không đúng về tính chất hóa học của benzene?

    Dễ tham gia phản ứng thế, khó tham gia phản ứng cộng.

    Vì vậy benzene không làm mất màu dung dịch nước bromine ở điều kiện thường. Benzene chỉ làm mất màu bromine khan và có xúc tác là bột Fe.

  • Câu 17: Nhận biết

    Công thức của phân tử nào sau đây có thể là công thức của hợp chất thuộc dãy đồng đẳng của benzene?

    Dãy đồng đẳng của benzene có công thức chung là: CnH2n-6 (n ≥ 6).

    Vậy đồng đẳng của benzene là C8H10

  • Câu 18: Nhận biết

    Hợp chất nào sau đâu không chứa nguyên tử carbon bậc III?

     

    2,2-dimethylbutane

  • Câu 19: Nhận biết

    Trong số các chất sau, chất nào không thể là sản phẩm của phản ứng reforming hexane?

    Chất không thể là sản phẩm của phản ứng reforming hexane là 2,2-dimethylpropane

  • Câu 20: Vận dụng

    Cho 2,16 gam Alkane X tác dụng với chlorine theo tỉ lệ mol 1:1 chỉ tạo 3,195 gam monochloro duy nhất. Công thức phân tử của X là

    Phương trình hóa học

    CnH2n+2 + Br2 → CnH2n+1Br + HBr

    n_{C_nH_{2n+2}}=n_{C_nH_{2n+1}Br}\Leftrightarrow\frac{2,16}{14n+2}=\frac{3,195}{14n+81}

    ⇔ 2,16(14n + 81) = 3,195(14n+2)

    ⇔ n = 5

    Alkane có công thức phân tử là C5H12

  • Câu 21: Vận dụng

    Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm 1 alkane và 1 alkene. Cho sản phẩm cháy lần lượt đi qua bình 1 đựng P2O5 dư và bình 2 đựng dung dịch KOH dư, thấy bình 1 tăng 6,21 gam, bình 2 tăng 9,24 gam. Số mol alkane có trong hỗn hợp là

    Bình 1 tăng = mH2O = 6,21 gam

    ⇒ nH2O = 6,21: 18 = 0,345 mol

    Bình 2 tăng = mCO2 = 9,24 gam

    ⇒ nCO2 = 9,24 : 44 = 0,21 mol

    nAlkane = nH2O - nCO2 = 0,345 - 0,21 = 0,135 mol

  • Câu 22: Nhận biết

    Alkene + H2\xrightarrow{Ni,t^o} X. Chất X là:

    Alkene cộng hydrogen tạo thành alkane (xúc tác platinum, palladium hay nickel).

    Ví dụ: 

    Alkene + H2\xrightarrow{Ni,t^o} Alkane (X)

    CH2 = CH2 + H2 \xrightarrow{Ni,t^o} CH3 – CH3

  • Câu 23: Nhận biết

    Khi oxi hóa hoàn toàn alkene, alkyne sản phẩm thu được là:

     Khi oxi hóa hoàn toàn alkene, alkyne sản phẩm thu được là 

    CO2 và H2O

  • Câu 24: Thông hiểu

    Để tách lấy acetylene từ hỗn hợp với ethylene có thể dùng cách nào sau đây?

    Để tách lấy acetylene từ hỗn hợp với ethylene có thể cho hỗn hợp đi qua dung dịch AgNO3 /NH3 dư, sau đó lấy kết tủa tác dụng với dung dịch HCl.

    CH≡CH + 2AgNO3 + 2NH3 → Ag–C≡C-Ag + 2NH4NO3

    Ag–C≡C-Ag↓ + HCl → CH≡CH + AgCl

  • Câu 25: Thông hiểu

    Oxi hóa ethylene bằng dung dịch KMnO4 thu được sản phẩm là:

    Phương trình hóa học:

    3C2H4 + 2KMnO4 + 4H2O → 3C2H4(OH)2 + 2MnO2↓ + 2KOH

    ⇒ Oxi hóa ethylene bằng dung dịch KMnO4 thu được sản phẩm là: MnO2, C2H4(OH)2, KOH.

  • Câu 26: Thông hiểu

    Để nhận biết các bình riêng biệt đựng các khí không màu sau đây: SO2, C2H2, NH3 ta có thể dùng hóa chất nào sau đây?

    Ta dùng quỳ tím ẩm để nhận biết các bình riêng biệt đựng các khí. Khi cho quỳ tím ẩm vào các bình khí:

    Quỳ tím chuyển màu hồng → SO2.

    Quỳ tím chuyển màu xanh → NH3.

    Quỳ tím không chuyển màu → C2H2

  • Câu 27: Nhận biết

    Trong phòng thí nghiệm acetylene được điều chế bằng cách.

    Trong phòng thí nghiệm acetylene được điều chế bằng cách Calcium carbide tác dụng với H2O

    CaC2 + 2H2O → C2H  + Ca(OH)2

  • Câu 28: Thông hiểu

    Oxi hóa ethyne bằng dung dịch KMnO4 thu được sản phẩm là:

    Phương trình phản ứng:

    3C2H2 + 8KMnO4 → 3(COOK)2 + 8MnO2↓ + 2KOH + 2H2O

    Sản phẩm KOOC-COOK, KOH, MnO2, H2O.

  • Câu 29: Nhận biết

    Cho phản ứng: C2H2 + H2O \xrightarrow{t^o,xt} A. A là chất nào dưới đây?

    Phương trình hóa học

    C2H2 + H2O \xrightarrow{t^o,xt} CH3CHO

    A là chất CH3CHO

  • Câu 30: Nhận biết

    Khi đốt cháy hoàn toàn alkyne, thu được

    Gọi công thức chung của alkyne là CnH2n-2 (n ≥ 2)

    Khi đốt cháy hoàn toàn alkyne, ta có:

          CnH2n – 2 + (3n – 1)/2 O2 \xrightarrow{\mathrm t^\circ} nCO2 + (n – 1) H2O

    mol:      a                      →              an     → a(n – 1)

    ⇒ a(n – 1) < an 

    ⇒ nH2O < nCO2

  • Câu 31: Thông hiểu

    Tên gọi 3-ethyl-4-methylhex-1-yne ứng với cấu tạo nào sau đây?

    Tên gọi 3-ethyl-4-methylhex-1-yne ứng với cấu tạo CH≡C-CH(C2H5)-CH(CH3)CH2-CH3.

  • Câu 32: Vận dụng

    Cho 12,4 gam hỗn hợp X gồm CaC2 và Ca vào nước thu được 6,198 lít hỗn hợp khí Y (đkc). Cho hỗn hợp khí Y tác dụng với AgNO3 trong NH3 thì thu được bao nhiêu gam kết tủa?

    Gọi nCaC2 = x mol; nCa = y mol

    ⇒ mhh X = 64x + 40y = 12,4              (1)

    Phương trình phản ứng:

           CaC2 + 2H2O → Ca(OH)2 + C2H2

    mol: x              →                            x

            Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2

    mol: y            →                        y

    ⇒ nhh Y = x + y = 0,25                      (2)

    Từ (1) và (2) ⇒ x = 0,1; y = 0,15

    ⇒ nAg2C2 = nC2H2 = 0,1 mol

    ⇒ mkết tủa = 24 gam

  • Câu 33: Nhận biết

    Ở điều kiện thường chất nào sau đây là chất lỏng?

    Ở điều kiện thường:

    - Acetylene: chất khí

    - Benzene: chất lỏng.

    - Ethylene: chất khí.

    - Naphthalene: chất rắn.

  • Câu 34: Nhận biết

    Tính chất nào sau đây không phải alkylbenzene?

    Các alkylbenzene là chất không màu, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ, có mùi thơm nhẹ và là chất độc. 

  • Câu 35: Thông hiểu

    Khi cho styrene tác dụng H2, tỉ lệ mol 1:1 (xt Ni, to) thu được sản phẩm có tên là:

    Khi cho styrene tác dụng H2, tỉ lệ mol 1:1 (xt Ni, to) thu được sản phẩm có tên là ethylbenzene

    Phương trình hóa học

  • Câu 36: Nhận biết

    Chất nào sau đây không phải là dẫn xuất halogen của hydrocarbon?

    Hợp chất ClCH2COOH ngoài C, H, halogen ra còn chứa nguyên tử O nên không phải là dẫn xuất halogen của hydrocarbon. 

  • Câu 37: Nhận biết

    Cho phản ứng hoá học sau:

    C2H5−Br + NaOH  \xrightarrow{t^o} C2H5−OH + NaBr

    Phản ứng trên thuộc loại phản ứng nào sau đây?

     Nhóm -OH thế vào vị trí của nguyên tử halogen nên phản ứng trên là phản ứng thế.

  • Câu 38: Nhận biết

    Cho phản ứng sau:

    m-ClC6H4CH2Br + NaOH  \xrightarrow{\mathrm t^\circ} X (chất hữu cơ)

    Vậy X có thể là:

    Ở điều kiện đun nóng, phản ứng thế chỉ xảy ra ở nhánh.

  • Câu 39: Nhận biết

    Phản ứng của benzene với các chất nào sau đây gọi là phản ứng nitro hóa?

    Phản ứng này xảy ra khi cho hydrocarbon thơm phản ứng với dung dịch nitric acid đậm đặc, có dung dịch sulfuric acid đậm đặc làm xúc tác.  

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề thi giữa học kì 2 Hóa 11 Kết nối tri thức (Đề 3) Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 2 lượt xem
Sắp xếp theo