Đề thi giữa học kì 2 Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều - Đề 2

Mô tả thêm: Đề thi giữa học kì 2 Khoa học tự nhiên 8 gồm nội dung câu hỏi dưới dạng trắc nghiệm với các mức độ khác nhau, giúp bạn học đánh giá chính xác năng lực học.
  • Thời gian làm: 45 phút
  • Số câu hỏi: 30 câu
  • Số điểm tối đa: 30 điểm
Mua gói để Làm bài
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
  • Câu 1: Thông hiểu

    Lí do chính tại sao khi lợp nhà bằng tôn, người ta chỉ đóng đinh một đầu còn đầu kia để tự do?

    Các chất nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

    Lợp nhà bằng tôn, người ta chỉ đóng đinh 1 đầu vì tôn nở vì nhiệt nhiều, nên cần để lại một đầu để tấm tôn có chỗ dãn nở khi nhiệt độ thay đổi.

  • Câu 2: Vận dụng

    Những phát biểu nào dưới đây về loãng xương là đúng?

    (1) Loãng xương làm xương giòn dẫn đến tăng nguy cơ gãy xương.

    (2) Từ độ tuổi trưởng thành, quá trình tạo xương tăng dần lên theo độ tuổi gây loãng xương.

    (3) Loãng xương do chất khoáng trong xương tăng lên làm xương giòn.

    (4) Khi cao tuổi, lượng collagen trong xương giảm nhanh dẫn đến loãng xương.

    (2) sai. Từ độ tuổi trưởng thành, quá trình tạo xương giảm dần lên theo độ tuổi gây loãng xương.

    (3) sai. Loãng xương do thiếu chất khoáng trong xương làm xương giòn.

  • Câu 3: Nhận biết

    Vật nào dưới đây không dẫn điện?

    Thước gỗ là vật không dẫn điện.

  • Câu 4: Vận dụng

    Người mang nhóm máu O có thể được nhận máu từ những người mang nhóm máu nào?

    Sơ đồ truyền máu:

    Người cho máu  Người nhận máu

    Người mang nhóm máu O có thể được nhận máu từ người mang nhóm máu O.

  • Câu 5: Thông hiểu

    Loại chất nào sau đây có trong thức ăn chịu sự tiêu hóa hóa học trong dạ dày?

    Trong dạ dày, protein chịu sự tiêu hóa hóa học.

    Tinh bột và lipit được tiêu hóa ở ruột non.

  • Câu 6: Nhận biết

    Ở cơ thể người, cơ quan nào dưới đây nằm trong khoang ngực?

    Ở cơ thể người, phổi là cơ quan nằm trong khoang ngực.

  • Câu 7: Vận dụng

    Một vận động viên đang chạy marathon, nhóm các hệ cơ quan nào dưới đây sẽ tăng cường độ hoạt động?

    Một vận động viên đang chạy marathon, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ vận động sẽ tăng cường độ hoạt động.

  • Câu 8: Nhận biết

    Chức năng trao đổi chất dinh dưỡng và O2 được thực hiện ở:

    Mao mạch là nơi thực hiện trao đổi chất (dinh dưỡng, chất thải,...), khí (O2, CO2) giữa máu và tế bào của cơ thể.

  • Câu 9: Thông hiểu

    Trong các hiện tượng sau, hiện tượng nào có sự truyền nhiệt bằng hình thức đối lưu?

    Hình thức truyền nhiệt của cá hiện tượng:

    - Sưởi ấm người dưới ánh sáng đèn halogen trong phòng tắm vào mùa rét: Bức xạ nhiệt

    - Khói hương bay lên trên: Đối lưu

    - Gà mẹ ấp trứng: Truyền nhiệt.

    - Trời rét, ngồi sưởi ấm bên bếp than hồng: Bức xạ nhiệt.

  • Câu 10: Nhận biết

    Chức năng của hệ nội tiết là

    Chức năng của hệ nội tiết là tiết hormone điều hòa các quá trình sinh lí của cơ thể.

  • Câu 11: Thông hiểu

    Phát biểu nào sau đây về nguồn điện là không đúng?

    Nguồn điện tạo ra hai cực có điện tích khác loại. Một cực có điện tích dương (+) và một cực có điện tích âm (-).

  • Câu 12: Nhận biết

    Hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất rắn là

    Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt chủ yếu ở các vật rắn.

  • Câu 13: Vận dụng

    Khi ta làm lạnh cho một quả cầu bằng nhôm thì:

    Khi làm lạnh quả cầu nhôm, thể tích của quả cầu giảm → bán kính của quả cầu giảm.

    Khối lượng và trọng lượng của quả cầu không thay đổi 

  • Câu 14: Thông hiểu

    Nhỏ một giọt nước đang sôi vào một cốc đựng nước ấm thì năng lượng nhiệt của giọt nước và của nước trong cốc thay đổi như thế nào?

    Vì giọt nước đang sôi có nhiệt cao là 10o0C nhỏ vào cốc đựng nước ấm có nhiệt độ thấp hơn thì nhiệt năng của giọt nước giảm, của nước trong cốc tăng.

  • Câu 15: Thông hiểu

    Một vật dẫn được điện là do

    Một vật dẫn được điện là do trong vật có các hạt mang điện có thể di chuyển được dễ dàng.

  • Câu 16: Vận dụng

    Chọn câu trả lời đúng: Trong quá trình sạc pin cho điện thoại di động. Dòng điện có các tác dụng gì?

    Trong quá trình sạc pin cho điện thoại di động, dòng điện có tác dụng nhiệt và tác dụng hóa học.

  • Câu 17: Vận dụng

    Cho các phát biểu sau:

    (1) Trong một mạch điện, khi dòng điện lớn quá, dây cầu chì tự mở rộng để cho dòng điện đi qua dễ dàng hơn.

    (2) Sau khi sửa chữa xong mạch điện có cầu dao tự động bị chập điện, ta phải gạt cần gạt của cầu dao về vị trí mở ON để mạch điện hoạt động được.

    (3) Trong sơ đồ mạch điện, mũi tên vẽ trên dây dẫn biểu diễn dòng điện chạy theo chiều từ cực âm, qua các thiết bị để về cực dương của nguồn điện.

    Các phát biểu sai là:

    (1) Sai. Trong một mạch điện, khi dòng điện lớn quá, dây cầu chì bị đứt để ngắt dòng điện qua mạch.

    (2) Đúng.

    (3) Sai. Trong sơ đồ mạch điện, mũi tên vẽ trên dây dẫn biểu diễn dòng điện chạy theo chiều từ cực dương, qua các thiết bị để về cực âm của nguồn điện.

  • Câu 18: Thông hiểu

    Băng kép hoạt động dựa trên tác dụng gì của dòng điện?

     Băng kép hoạt động dựa trên tác dụng 

  • Câu 19: Thông hiểu

    Một viên bi đang lăn trên mặt bàn nằm nghiêng có những dạng năng lượng nào mà em đã học?

    Động năng: Do chuyển động của nó khi lăn trên mặt bàn.

    Thế năng: Do vị trí của viên bi trên mặt bàn nghiêng, mà có thể cao hơn hoặc thấp hơn tùy thuộc vào vị trí cụ thể của nó trên bàn.

    Nội năng: Tính động năng nội bộ của các phân tử và nguyên tử bên trong viên bi, do sự dao động và xoay của chúng.

  • Câu 20: Nhận biết

    Thành phần nào của máu làm nhiệm vụ vận chuyển chất dinh dưỡng?

    Huyết tương gồm nước và các chất dinh dưỡng, chất hoàn tan khác. Huyết tương có vai trò vận chuyển các chất.

  • Câu 21: Thông hiểu

    Khi lắp khâu vào cán dao, người thợ rèn phải nung nóng khâu rồi mới tra là vì

    Phải nung nóng khâu dao vì khi được nung nóng, khâu nở ra để lắp vào cán, khi nguội đi khâu co lại siết chặt vào cán (khâu co dãn vì nhiệt).

  • Câu 22: Thông hiểu

    Cách nào sau đây có thể làm nhiễm điện cho một thước nhựa?

     Ta có thể làm thước nhựa nhiễm điện bằng cách cọ xát thước nhựa bằng mảnh vải len.

  • Câu 23: Nhận biết

    Cường độ dòng điện cho biết điều gì sau đây?

    Cường độ dòng điện cho biết độ mạnh, yếu của dòng điện.

  • Câu 24: Vận dụng

    Vôn kế trong sơ đồ nào trong các hình dưới đây có số chỉ khác không?

  • Câu 25: Nhận biết

    Câu nào nói về nhiệt năng sau đây là không đúng?

    Năng lượng nhiệt của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

  • Câu 26: Nhận biết

    Bộ phận nào sau đây kết nối các xương trong cơ thể với nhau?

    Khớp là bộ phận kết nối các xương trong cơ thể với nhau.

  • Câu 27: Nhận biết

    Thế nào là ăn uống hợp vệ sinh?

    Ăn uống hợp vệ sinh là: ăn chín, uống sôi; rau sống và trái cây tươi phải được rửa bằng nước muối; không ăn đồ ăn ôi thiu; bảo quản thức ăn khỏi ruồi nhặng…

  • Câu 28: Nhận biết

    Chức năng nào dưới đây là của cơ vân?

    Cơ vân là cơ bám vào xương, hoạt động theo ý muốn, có chức năng vận động, dự trữ và sinh nhiệt.

  • Câu 29: Vận dụng

    Ba cốc thuỷ tinh giống nhau, ban đầu cốc A đựng nước đá, cốc B đựng nước nguội (ở nhiệt độ phòng), cốc C đựng nước nóng. Đổ hết nước và rót nước sôi vào cả ba cốc. Cốc nào dễ vỡ nhất?

    Ba cốc thuỷ tinh giống nhau, ban đầu cốc A đựng nước đá, cốc B đựng nước nguội (ở nhiệt độ phòng), cốc C đựng nước nóng.

    Đổ hết nước và rót nước sôi vào cả ba cốc, khi đó cốc A dễ vỡ nhất.

    Vì: Ban đầu nhiệt độ ở cốc A thấp nhất (cốc thủy tinh đang ở trạng thái co lại) khi đổ nước đá ra và rót nước nóng vào thì nhiệt độ ở cốc A tăng lên (sẽ nở ra) thay đổi quá nhanh ⇒ nên dễ vỡ nhất.

  • Câu 30: Vận dụng

    Cho các thiết bị gồm: (1) – đèn sợi đốt, (2) – ampe kế, (3) – vôn kế. Những thiết bị nào khi mắc vào mạch điện dùng nguồn điện là pin cần phải chú ý để tránh mắc nhầm cực (nếu mắc nhầm cực có thể làm hỏng thiết bị hoặc gây chập cháy).

    Thiết bị (2) và (3).

    Để đo cường độ dòng điện, cần mắc ampe kế sao cho dòng điện cần đo trong dây dẫn đi vào chốt dương của ampe kế và đi ra khỏi chốt âm của ampe kế.

    Để đo được hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện, cần mắc vôn kế sao cho cực dương của nguồn điện được nối với chốt dương của vôn kế, cực âm của nguồn điện được nối với chốt âm của vôn kế.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề thi giữa học kì 2 Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều - Đề 2 Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 2 lượt xem
Sắp xếp theo