Đề thi giữa học kì 2 Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều - Đề 6

Mô tả thêm: Đề thi giữa học kì 2 Khoa học tự nhiên 8 gồm nội dung câu hỏi dưới dạng trắc nghiệm với các mức độ khác nhau, giúp bạn học đánh giá chính xác năng lực học.
  • Thời gian làm: 45 phút
  • Số câu hỏi: 30 câu
  • Số điểm tối đa: 30 điểm
Mua gói để Làm bài
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
  • Câu 1: Thông hiểu

    Bộ phận nào dưới đây nằm liền sát với ống đái?

    Bàng quang nằm liền sát với ống đái.

  • Câu 2: Vận dụng

    Quan sát chiếc phích cắm điện và cho biết câu mô tả nào sau đây là sai?

    Hai chốt cắm làm bằng kim loại, cho dòng điện chạy qua.

  • Câu 3: Nhận biết

    Khẳng định nào dưới đây là sai khi nói về các biện pháp phòng bệnh liên quan đến hệ bài tiết?

    Để phòng bệnh về hệ bài tiết, mỗi người cần thực hiện chế độ dinh dưỡng, lối sống lành mạnh. Ví dụ: uống đủ nước, hạn chế ăn thức ăn chế biến sẵn chứa nhiều muối, hạn chế uống nước giải khát có gas, vận động thể lực phù hợp, không tự ý uống thuốc, không nhịn tiểu. Ngoài ra, cần đảm bảo môi trường sống sạch sẽ, tránh tiếp xúc với các mầm bệnh.

  • Câu 4: Vận dụng

    Hòa tan hết muối carbonate trung hòa của kim loại A bằng dung dịch H2SO4 vừa đủ nồng độ 19,6% thì thu được dung dịch chứa muối sunfate nồng độ 26,57%. Xác định kim loại A

    Giả sử dùng 1 mol A2(CO3)n

            A2 (CO3)n + nH2SO4 → A2(SO4)n +  nH2O + nCO2

    mol:      1                 n                1                              n 

    mdd = mA2(CO3)n + mdd H2SO4 – mCO2

            = 2A + 60n + \frac{98\mathrm n.100}{19,6} – 44n

    \mathrm C\%\;\mathrm{muối}\;\mathrm{sulfate}=\frac{2\mathrm A\;+\;96\mathrm n}{2\mathrm A\;+\;60\mathrm n\;+\;{\displaystyle\frac{98\mathrm n.100}{19,6}}-44\mathrm n}.100\%=46,57\%

    ⇒ A = 28n

    ⇒ n = 2, A = 56 (Fe)

  • Câu 5: Thông hiểu

    Tác dụng nhiệt của dòng điện trong trường hợp nào sau đây:

    a) Phòng được thắp sáng bởi các bóng đèn huỳnh quang.

    b) Nồi cơm điện đang nấu cơm.

    c) Sử dụng quạt sưởi ấm.

    d) Mạ vàng hoặc mạ bạc một vật bằng kim loại.

    e) Trang trí cây mai bằng các đèn LED.

    a) Tác dụng phát sáng.

    b) Tác dụng nhiệt.

    c) Tác dụng nhiệt.

    d) Tác dụng hoá học.

    e) Tác dụng phát sáng.

  • Câu 6: Nhận biết

    Trường hợp nào sau đây không có sự nhiễm điện?

    Dùng hai tay xoa vào nhau chỉ có sự chuyển hóa năng lượng.

  • Câu 7: Thông hiểu

    Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng nổi da gà khi trời lạnh là do

    Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng nổi da gà khi trời lạnh là do co cơ dựng lông.

    Khi trời lạnh, thụ thể nhiệt trên da và nhiệt độ của máu giảm kích thích trung tâm điều nhiệt ở vùng dưới đồi nhận tín hiệu thân nhiệt lạnh, vùng dưới đồi sẽ gửi tín hiệu đến mao mạch và tuyến mồ hôi ở da để kích hoạt cơ chế làm ấm, làm cơ dựng lông co, ngưng tiết mồ hôi, run cơ và tăng trao đổi chất → Thân nhiệt về mức cân bằng. 

  • Câu 8: Nhận biết

    Hô hấp nhân tạo không áp dụng với trường hợp nào sau đây?

    Không hô hấp nhân tạo khi nạn nhân bị sốt cao.

  • Câu 9: Vận dụng cao

    Nhỏ từ từ dung dịch HCl 1 M vào 100 g dung dịch kiềm có nồng độ 1,71%. Để M(OH)n phản ứng hết thì cần dùng 20 ml dung dịch HCl. Xác định kim loại trong hydroxide biết rằng hóa trị của kim loại có thể là I, II hoặc III.

    nHCl = 0,02.1 = 0,02 (mol)

    \Rightarrow{\mathrm n}_{\mathrm M{(\mathrm{OH})}_{\mathrm n}}=\frac{1,71}{\mathrm M\;+\;17\mathrm n}\;(\mathrm{mol})

    Phương trình hóa học:

                    M(OH)n + nHCl → MCln + nH2O

    mol: \frac{1,71}{\mathrm M\;+\;17\mathrm n}\frac{1,71}{\mathrm M\;+\;17\mathrm n}.\mathrm n

    \Rightarrow\frac{1,71}{\mathrm M\;+\;17\mathrm n}.\mathrm n\;=\;0,02

    ⇒ 0,02x = 1,37n 

    Vì hóa trị của kim loại có thể là I, II hoặc III nên ta có bảng giá trị:

    n 1 2 3
    x  68,5   137   205,5 

     Giá trị phù hợp là n = 2 và x = 137. Kim loại Ba. 

  • Câu 10: Nhận biết

    Chức năng nào dưới đây là của tuyến nội tiết?

    Chức năng của tuyến nội tiết là tiết hormone trực tiếp vào máu thực hiện điều hoà các quá trình sinh lí của cơ thể.

  • Câu 11: Thông hiểu

    Trao đổi khí ở tế bào bao gồm các quá trình:

    Trao đổi khí ở tế bào gồm sự khuếch tán của O2 từ máu vào tế bào và của CO2 từ tế bào vào máu.

  • Câu 12: Thông hiểu

    Chất nào sau đây khi cho vào nước không làm thay đổi độ pH của dung dịch?

    Chất có môi trường trung tính khi cho vào nước không làm thay đổi độ pH của dung dịch.

    ⇒ Na2SO4 là chất thỏa mãn.

  • Câu 13: Vận dụng

    Khi đường huyết giảm, các tuyến nội tiết nào sau đây sẽ tăng cường hoạt động tiết hormone nhằm điều hoà đường huyết trở về mức bình thường?

    Tuyến tuỵ và tuyến trên thận sẽ tăng cường hoạt động tiết hormone nhằm điều hoà đường huyết trở về mức bình thường khi đường huyết giảm.

  • Câu 14: Vận dụng

    Để đo cường độ dòng điện qua bóng đèn, cách mắc ampe kế trong mạch nào sau đây là sai?

    Ta có: Để đo cường độ dòng điện, cần mắc chốt dương (+) của ampe kế về phía cực dương của nguồn điện, chốt (-) của ampe kế về phía cực âm của nguồn điện (để cho chiều dòng điện đi từ chốt dương đến chốt âm của ampe kế). Hay nói cách khác, để đo cường độ dòng điện ta mắc nối tiếp ampe kế với vật dẫn.

    ⇒ Các cách mắc 1, 2, 4: đúng, cách mắc số 3 sai (vì ampe kế được mắc song song với vật dẫn và nguồn).

  • Câu 15: Nhận biết

    Dung dịch nào sau đây làm đổi màu quỳ tím thành xanh?

    Potassium hydroxide là base làm đổi màu quỳ tím thành xanh.

  • Câu 16: Vận dụng

    Quá trình sinh nhiệt gồm các giai đoạn:

    (1) Phản xạ sinh nhiệt và thải nhiệt.

    (2) Vùng dưới đồi tiếp nhận thông tin.

    (3) Thụ thể tiếp nhận kích thích nhiệt độ.

    (4) Chuyển đổi kích thích và dẫn truyền kích thích về trung ương.

    (5) Vùng dưới đồi kích hoạt chế độ làm ấm hoặc làm mát.

    Trình tự của các giai đoạn trong quá trình sinh nhiệt là:

    Các bước của quá trình sinh nhiệt.

    - Bước 1: Thụ thể tiếp nhận kích thích nhiệt độ.

    - Bước 2: Chuyển đổi kích thích và dẫn truyền kích thích về trung ương.

    - Bước 3: Vùng dưới đồi tiếp nhận thông tin.

    - Bước 4: Vùng dưới đồi kích hoạt chế độ làm ấm hoặc làm mát.

    - Bước 5: Phản xạ sinh nhiệt và thải nhiệt.

  • Câu 17: Thông hiểu

    Phương trình hóa học nào sau đây đúng khi cho dung dịch CH3COOH tác dụng với Mg?

    Phương trình hóa học đúng khi cho dung dịch CH3COOH tác dụng với Mg là:

    2CH3COOH + Mg → (CH3COO)2Mg + H2.

  • Câu 18: Nhận biết

    Một vật đang trung hòa về điện, sau khi được cọ xát thì nhiễm điện dương. Đó là do nguyên nhân nào dưới đây?

    Một vật đang trung hòa về điện, sau khi được cọ xát thì nhiễm điện dương. Nguyên nhân là do vật đó mất bớt electron.

  • Câu 19: Nhận biết

    Dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của

    Dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các hạt mang điện.

  • Câu 20: Vận dụng

    Một base được dùng phổ biến để sản xuất các phụ gia cho dầu thô, xử lý nước để sản xuất các loại đồ uống như rượu hay đồ uống không cồn có công thức X(OH)2, trong đó X chiếm 54,054% (khối lượng). Công thức hóa học của base đó là

    Theo bài ra ta có:

    \%{\mathrm m}_{\mathrm X}=\frac{\mathrm X}{\mathrm X+17.2}.100\%\;=\;54,054\%

    ⇒ X = 40 amu

     Vậy X là Ca nên công thức base là Ca(OH)2

  • Câu 21: Nhận biết

    Đâu là tật của mắt?

    Đau mắt đỏ, đau mắt hột, viêm kết mạc đều là các bệnh của mắt.

  • Câu 22: Thông hiểu

    Bộ phận, cơ quan nào dưới đây không thuộc cơ quan thính giác?

    Cơ quan cảm giác âm thanh gồm tai (tai ngoài, tai giữa, tai trong), dây thần kinh thính giác và trung khu thính giác ở não bộ. Cơ quan thính giác có chức năng nhận biết âm thanh.

  • Câu 23: Vận dụng

    Tính thể tích của dung dịch H2SO4 0,4 M cần dùng để phản ứng hết với 100 ml dung dịch NaOH 0,2 M?

    nNaOH = 0,02 mol

           H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O

    mol: 0,01   ←  0,02

    Thể tích của dung dịch H2SO4 0,4 M cần dùng là:

    \mathrm V=\frac{0,01}{0,4}=0,025\;(\mathrm l)\;=\;25\;\mathrm{ml}

  • Câu 24: Thông hiểu

    Trong các dung dịch giấm ăn, NaCl, nước ép quả chanh, nước vôi trong, số lượng dung dịch có pH > 7 là

    Dung dịch có pH > 7: nước vôi trong.

  • Câu 25: Thông hiểu

    Người ta đã sử dụng tác dụng gì của dòng điện trong mạ điện?

    Người ta đã sử dụng tác dụng hóa học của dòng điện trong mạ điện.

  • Câu 26: Nhận biết

    Base nào sau đây có tên gọi là potassium hydroxide?

    Potassium hydroxide là tên gọi của KOH.

  • Câu 27: Vận dụng

    Bạn An dùng vôn kế để đo hiệu điện thế giữa hai cực của một nguồn điện, kết quả thu được là 12 V. An đã dùng vôn kế có GHĐ và ĐCNN phù hợp nhất là

    Vôn kế để đo hiệu điện thế cần có GHĐ lớn hơn giá trị cần đo, ĐCNN càng nhỏ thì kết quả đo càng chính xác.

    Cả 4 Vôn kế trên đều có thể đo được kết quả của bạn An, tuy nhiên, bạn nên dùng loại 12,5V; 0,01V

  • Câu 28: Nhận biết

    Dòng điện chạy qua một bóng đèn có cường độ nhỏ dần thì

    Dòng điện chạy qua một bóng đèn có cường độ nhỏ dần thì đèn sáng yếu dần.

  • Câu 29: Nhận biết

    Acid nào được làm gia vị trong nấu ăn?

    CH3COOH là acid có trong giấm ăn được sử dụng làm gia vị trong nấu ăn.

  • Câu 30: Nhận biết

    Người ta mắc cầu chì trong mạch điện gia đình nhằm mục đích nào sau đây?

    Cầu chì là thiết bị bảo vệ, được lắp vào mạng điện để giữ an toàn cho người và các thiết bị điện.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề thi giữa học kì 2 Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều - Đề 6 Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 3 lượt xem
Sắp xếp theo