Đề thi giữa học kì 2 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo - Đề 3

Mô tả thêm: Đề thi giữa học kì 2 Khoa học tự nhiên 8 gồm các câu hỏi trắc nghiệm giữa học kì 1 ở mức độ khác nhau, giúp bạn học ôn tập, tự đánh giá năng lực học.
  • Thời gian làm: 45 phút
  • Số câu hỏi: 30 câu
  • Số điểm tối đa: 30 điểm
Mua gói để Làm bài
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
  • Câu 1: Vận dụng

    Vôn kế trong sơ đồ nào dưới đây mắc đúng?

     Vôn kế ở sơ đồ b mắc đúng.

  • Câu 2: Thông hiểu

    Chức năng của bạch cầu là:

    Bạch cầu có chức năng tham gia bảo vệ cơ thể: tham gia vào các phản ứng của hệ miễn dịch, nhận biết và vô hiệu hóa những "kẻ tấn công" cơ thể như vi khuẩn, virus,...

  • Câu 3: Thông hiểu

    Phát biểu nào sau đây là không chính xác?

    Khi mắc bóng đèn vào mạch điện mà đèn không sáng thì nguyên nhân có thể có nhiều chứ không phải chỉ do dây tóc bóng đèn đã bị đứt.

  • Câu 4: Vận dụng

    Nhóm máu mang kháng thể α và β có thể nhận được máu từ nhóm máu nào dưới đây?

    Nhóm máu mang kháng thể α và β là nhóm máu O ⇒ chỉ nhận được máu của người mang nhóm máu O.

  • Câu 5: Thông hiểu

    Để đảm bảo an toàn về điện ta cần:

    Để đảm bảo an toàn về điện ta cần lắp rơle tự ngắt khi có sự cố về điện.

  • Câu 6: Vận dụng

    Cho các phát biểu sau về nguyên nhân gây bệnh viêm dạ dày:

    (1) Bệnh nhân bị căng thẳng quá độ.

    (2) Bệnh nhân ăn không đúng bữa, khẩu phần ăn không hợp lí.

    (3) Thức ăn quá cay, quá chua, quá ngọt, nhiều dầu mỡ cũng là nguyên nhân gây bệnh viêm dạ dày.

    (4) Vi khuẩn trong các mảng bám, thức ăn dư thừa có thể gây bệnh viêm dạ dày.

    Số phát biểu đúng

    Các nguyên nhân gây bệnh viêm dạ dày:

    (1) Bệnh nhân bị căng thẳng quá độ;

    (2) Bệnh nhân ăn không đúng bữa, khẩu phần ăn không hợp lí;

    (3) Thức ăn quá cay, quá chua, quá ngọt, nhiều dầu mỡ cũng là nguyên nhân gây bệnh viêm dạ dày;

    (4) Vi khuẩn trong các mảng bám, thức ăn dư thừa có thể gây bệnh viêm dạ dày;...

  • Câu 7: Thông hiểu

    Để tách hai cốc thủy tinh bị chồng khít lên nhau ta làm cách nào sau đây?

    Hai cốc thủy tinh chồng lên nhau bị khít lại. Muốn tách rời hai cốc ta làm ngâm cốc dưới vào nước nóng, cốc trên thả nước đá vào.

  • Câu 8: Nhận biết

    Không khí và các chất khí khác nở vì nhiệt giống nhau khi

    Không khí và các chất khí khác nở vì nhiệt giống nhau khi áp suất không đổi.

  • Câu 9: Nhận biết

    Tim có chức năng

    Một số cơ quan trong cơ thể người: tim (co bóp, đẩy máu đi nuôi cơ thể), phổi (trao đổi khí), dạ dày (co bóp, nhào trộn thức ăn),...

  • Câu 10: Thông hiểu

    Phân tử trong các vật nào sau đây chuyển động nhanh nhất?

    Nhiệt độ của vật càng cao, các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.

    ⇒ Phân tử trong miếng đồng ở 500oC là chuyển động nhanh nhất.

  • Câu 11: Vận dụng

    Hiện tượng nào sau đây không liên quan đến sự nhiễm điện do cọ xát?

    Hiện tượng: Khi đưa một vật vào trong chất lỏng, chất lỏng tác dụng lực đẩy có độ lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng mà vật chiếm chỗ không liên quan đến sự nhiễm điện do cọ xát.

  • Câu 12: Thông hiểu

    Tác dụng hóa học của dòng điện được ứng dụng trong những trường hợp nào sau đây?

     Tác dụng hóa học của dòng điện được ứng dụng trong nạp điện cho acquy.

  • Câu 13: Nhận biết

    Khớp bán động là

    Khớp bán động là khớp cử động hạn chế.

    Ví dụ: Khớp bả vai, khớp cột sống,..

  • Câu 14: Nhận biết

    Một vật hấp thụ nhiệt tốt hơn khi có bề mặt:

    Một vật hấp thụ nhiệt tốt hơn khi có bề mặt sần sùi và màu sẫm.

  • Câu 15: Thông hiểu

    Qua tiêu hóa ở khoang miệng, tinh bột chín sẽ được biến đổi thành

    Trong quá trình tiêu hóa ở khoang miệng, tuyến nước bọt tiết nước bọt chứa amylase giúp tiêu hóa một phần tinh bột chín thành đường đôi (maltose).

  • Câu 16: Nhận biết

    Đối lưu là hình thức truyền nhiệt xảy ra chủ yếu ở chất nào?

    Đối lưu là hình thức truyền nhiệt chủ yếu trong chất lỏng và chất khí.

  • Câu 17: Thông hiểu

    Đặt một chiếc muỗng nhôm vào cốc nước nóng thì nhiệt năng của muỗng nhôm và của nước trong cốc thay đổi như thế nào?

    Đặt một chiếc muỗng nhôm vào cốc nước nóng thì nhiệt năng được truyền từ cốc nước sang chiếc muỗng.

    ⇒ Nhiệt năng của muỗng tăng, của nước trong cốc giảm.

  • Câu 18: Vận dụng

    Cho các phát biểu sau:

    (1) Tuyến vị giúp tiết nước bọt chứa amylase giúp tiêu hóa một phần tinh bột chín thành đường đôi.

    (2) Túi mật giúp dự trữ dịch mật.

    (3) Co bóp giúp nghiền nát và trộn lẫn thức ăn với dịch vị là vai trò của ruột non.

    (4) Khoang miệng có vai trò tham gia cử động nuốt và chuyển thức ăn xuống thực quản

    Số phát biểu không đúng là

    (1) Sai. Tuyến vị tiết dịch vị giúp tiêu hóa protein.

    (2) Đúng.

    (3) Sai. Vai trò của ruột non là cử động nhu động đẩy thức ăn di chuyển, hấp thụ các chất dinh dưỡng.

    (4) Sai. Vai trò của khoang miệng: răng nghiền nhỏ thức ăn, lưỡi đảo trộn để thức ăn thấm đều nước bọt.

  • Câu 19: Vận dụng

    Quan sát chiếc phích (bình thuỷ) và cho biết vì sao nó lại được chế tạo hai lớp vỏ thuỷ tinh, ở giữa là chân không và có nút đậy kín. Tác dụng của chúng là gì? Chọn phương án đúng nhất.

    Giữa hai lớp thuỷ tinh là chân không để ngăn cản sự dẫn nhiệt. Nút phích có tác dụng ngăn cản sự truyền nhiệt.

  • Câu 20: Nhận biết

    Cơ quan nào dưới đây không phải là một bộ phận của hệ tiêu hoá?

     Thanh quản không phải là bộ phận thuộc hệ tiêu hóa.

  • Câu 21: Vận dụng

    Hiện tượng nào sau đây không liên quan đến sự nở vì nhiệt của chất khí?

    Ấm nước đun sôi bị trào ra ngoài là do dự nở vì nhiệt của chất lỏng.

  • Câu 22: Thông hiểu

    Chọn đáp án sai.

    Luyện tập thể dục đều đặn, thường xuyên sẽ

    Luyện tập thể dục, thể thao vừa sức đều đặn giúp cơ thể được dẻo dai, tăng cường khả năng sinh công của cơ, tăng chiều sài và chu vi xương,…

  • Câu 23: Nhận biết

    Chiều dòng điện trong dây dẫn kim loại được quy ước như thế nào?

    Chiều dòng điện trong dây dẫn kim loại được quy ước là chiều từ cực dương của nguồn điện, qua dây dẫn và các thiết bị điện, đến cực âm của nguồn điện.

  • Câu 24: Nhận biết

    Vật nào sau đây là vật dẫn điện?

    Đoạn dây đồng là vật cho dòng điện chạy qua nên là vật dẫn điện.

  • Câu 25: Thông hiểu

    Một bóng đèn có hiệu điện thế định mức là 220 V. Đặt vào hai đầu bóng đèn các hiệu điện thế sau đây, hỏi trường hợp nào dây tóc của đèn sẽ đứt?

    Đặt vào hai đầu bóng đèn các hiệu điện thế 300V lớn hơn nhiều giá trị định mức thì dây tóc sẽ đứt.

  • Câu 26: Thông hiểu

    Đun nước bằng ấm nhôm và bằng ấm đất trên cùng một bếp lửa thì nước trong ấm nào nhanh sôi hơn? Tại sao?

    Đun nước bằng ấm nhôm và bằng ấm đất trên cùng một bếp lửa thì nước trong ấm nhôm sôi nhanh hơn vì nhôm dẫn nhiệt tốt hơn đất.

  • Câu 27: Nhận biết

    Nhận định nào đúng khi nói về sự nhiễm điện do cọ xát.

    Nhận định đúng: Khi cọ xát thanh thuỷ tinh vào mảnh vải lụa thì cả hai vật đều bị nhiễm điện.

  • Câu 28: Vận dụng

    Cho sơ đồ mạch điện:

    Mạch điện gồm:

    Quan sát sơ đồ ta thấy sơ đồ gồm: Một pin, một bóng đèn, hai công tắc, một chuông điện, các dây dẫn điện.

  • Câu 29: Nhận biết

    Cơ chế của sự dẫn nhiệt là

    Cơ chế của sự dẫn nhiệt là sự truyền động năng của các phân tử này sang các phần tử khác.

  • Câu 30: Vận dụng

    Khi chúng ta bơi cật lực, hệ cơ quan nào dưới đây sẽ tăng cường độ hoạt động?

    Khi chúng ta bơi cật lực, thì hệ tuần hoàn, hệ vận đông và hệ hô hấp sẽ tăng cường độ hoạt động.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề thi giữa học kì 2 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo - Đề 3 Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 34 lượt xem
Sắp xếp theo