Đề thi giữa học kì 2 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo - Đề 4

Mô tả thêm: Đề thi giữa học kì 2 Khoa học tự nhiên 8 gồm các câu hỏi trắc nghiệm giữa học kì 1 ở mức độ khác nhau, giúp bạn học ôn tập, tự đánh giá năng lực học.
  • Thời gian làm: 45 phút
  • Số câu hỏi: 30 câu
  • Số điểm tối đa: 30 điểm
Mua gói để Làm bài
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
  • Câu 1: Vận dụng

    Vì sao không nên xem ti vi với khoảng cách quá gần (khoảng cách từ mắt đến ti vi dưới 2m)?

    Không nên xem ti vi với khoảng cách quá gần (khoảng cách từ mắt đến ti vi dưới 2 m) vì khi xem ti vi với khoảng cách quá gần, mắt phải liên tục điều tiết để nhìn rõ hình ảnh, gây áp lực cho mắt, tần số chớp mắt giảm đi, có thể dẫn đến khô mắt, mỏi mắt; hoa mắt, đau đầu; tăng nguy cơ mắc các tật về mắt như cận thị và các vấn đề sức khỏe khác.

  • Câu 2: Vận dụng

    Cho sơ đồ mạch điện:

    Mạch điện gồm:

    Qua sát sơ đồ ta thấy, mạch điện gồm: 1 pin, 1 công tắc, 1 bóng đèn, các dây dẫn điện.

  • Câu 3: Vận dụng

    Tính thể tích của dung dịch Ba(OH)2 0,4 M cần dùng để phản ứng hết với 100 ml dung dịch H2SO4 0,2 M. 

     nH2SO4 = 0,2.0,1 = 0,02 (mol)

    Phương trình phản ứng:

           Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 + 2H2O

    mol: 0,02    ←    0,02

    Thể tích của dung dịch Ba(OH)2 0,4 M cần dùng là:

    {\mathrm V}_{\mathrm{Ba}(\mathrm{OH})2}=\frac{0,02}{0,4}=0,05\;(\mathrm{ml})\;=\;50\;\mathrm{ml}

  • Câu 4: Vận dụng cao

    Ngâm một lá kim loại có khối lượng 50 gam trong dung dịch HCl, sau khi thu được 371,85 ml H2 (đkc) thì khối lượng lá kim loại giảm 1,68%. Xác định kim loại đã dùng.

    {\mathrm n}_{{\mathrm H}_2}\;=\;\frac{371,85}{1000.24,79}=0,015\;(\mathrm{mol})

    Khối lượng kim loại giảm bằng khối lượng kim loại đã phản ứng:

    ⇒ mKL↓ = 50.0,0168 = 0,84 (gam)

    Gọi kim loại đã phản ứng là M (hóa trị n), ta có phương trình hóa học:

          2M + 2nH+ → 2Mn+ + nH2

    mol: \frac{0,03}{\mathrm n} 0,015 

    \Rightarrow{\mathrm M}_{\mathrm M}=\frac{0,84}{0,03}.\mathrm n=28\mathrm n

    Lập bảng biện luận:

    n 1 2 3
    M 28 56 84
      Loại Fe Loại

     

  • Câu 5: Thông hiểu

    Dung dịch nào có độ acid mạnh nhất trong các dung dịch có giá trị pH sau?

    Ta có: pH càng nhỏ thì độ acid của dung dịch càng lớn, pH càng lớn thì độ base của dung dịch cành lớn.

    ⇒ Dung dịch có pH = 1 có độ acid mạnh nhất.

  • Câu 6: Vận dụng

    Có 3 ống nghiệm, mỗi ống nghiệm chứa 2 ml dung dịch HCl 0,1 M. Thêm 2 ml dung dịch HCl 0,1 M vào ống (1); 2 ml nước cất vào ống (2), 2 ml dung dịch NaOH 0,1 M vào ống (3), sau đó lắc đều các ống nghiệm. Kết luận nào sau đây là đúng?

     Sau khi thêm các dung dịch vào ống (1), (2), (3) thì:

    Ống (1), (2) có pH < 7

    Ống (3) có pH = 7.

  • Câu 7: Nhận biết

    Loại hormone nào gây ra những biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì của nam giới?

    Testosterone có tác dụng gây những biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì của nam.

  • Câu 8: Thông hiểu

    Trong trường hợp nào dưới đây không có hiệu điện thế (hay hiệu điện thế bằng 0)?

    Trường hợp không có hiệu điện thế là giữa hai đầu bóng đèn có ghi 3V đang để trong quầy bán đồ điện vì bóng điện không được mắc với nguồn điện nên hiệu điện thế của nó bằng 0.

  • Câu 9: Nhận biết

    Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chiều của dòng điện trong một mạch điện kín có dùng nguồn điện là pin?

    Chiều dòng điện trong dây dẫn được quy ước là chiều từ cực dương của nguồn điện, qua dây dẫn và các thiết bị điện, đến cực âm của nguồn điện.

  • Câu 10: Vận dụng

    Để đo được dòng điện trong khoảng 0,50A → 4,0A ta nên sử dụng ampe kế có GHĐ và ĐCNN như nào?

    Để đo được dòng điện trong khoảng 0,50A → 4,0A ta nên sử dụng ampe kế có GHĐ và ĐCNN là: 5A − 1mA.

  • Câu 11: Nhận biết

    Để xác nhận một dung dịch là dung dịch base ta có thể

    Dung dịch base làm quỳ tím chuyển xanh.

    ⇒ Để xác nhận một dung dịch là dung dịch base ta có thể nhỏ dung dịch lên giấy quỳ tím.

  • Câu 12: Thông hiểu

    Hiện tượng nào sau đây liên quan đến sự nhiễm điện?

    Hiện tượng có liên quan đến sự nhiễm điện là hiện tượng sấm sét.

  • Câu 13: Nhận biết

    Khi gặp người bị đuối nước ta dùng phương pháp sơ cứu

    Khi gặp người bị đuối nước ta dùng phương pháp sơ cứu hô hấp nhân tạo.

  • Câu 14: Thông hiểu

    Dãy chất nào sau đây gồm các base tan trong nước?

     Dãy gồm các base tan trong nước là: NaOH, KOH, Ba(OH)2.

  • Câu 15: Nhận biết

    Việc làm nào dưới đây giúp da tăng cường lưu thông máu, làm da ngày một hồng hào, khỏe mạnh?

    Thường xuyên mát xa da cho cơ thể giúp da tăng cường lưu thông máu, làm da ngày một hồng hào, khỏe mạnh.

  • Câu 16: Thông hiểu

    Dung dịch X không màu có pH = 3. Dung dịch không màu có pH = 11. Khi nhỏ dung dịch phenolphtalein vào các dung dịch X, Y thì có hiện tượng:

    Dung dịch không màu X có pH = 3 < 7, có môi trường acid; khi nhỏ dung dịch phenolphthalein vào Y thì không có sự chuyển màu.

    Dung dịch không màu Y có pH = 11 > 7, có môi trường base; khi nhỏ dung dịch phenophthalein sẽ chuyển sang màu hồng.

  • Câu 17: Thông hiểu

    Khi đói thì tuyến tụy tiết ra glucagon có tác dụng gì?

    Khi đói thì tuyến tụy tiết ra glucagon có tác dụng chuyển glycogen dự trữ thành glucose.

  • Câu 18: Thông hiểu

    Phát biểu nào sau đây là sai?

    Bòng đèn bút thử điện sáng là do tác dụng phát sáng của đòng điện.

  • Câu 19: Vận dụng

    Để tẩy gỉ sắt (Fe2O3), người ta thường dùng hydrochloric acid. Phản ứng xảy ra như sau:

    Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O

    Tính thể tích tối thiểu dung dịch HCl 1 M cẩn dùng để phản ứng hết với 4 g gỉ sắt (coi hiệu suất phản ứng là 100%).

     {\mathrm n}_{{\mathrm{Fe}}_3{\mathrm O}_3}=\frac4{160}=0,025\;\mathrm{mol}

    Phương trình hoá học:

    Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O

    0,025 → 0,15 mol

    Thể tích dung dịch HCl tối thiểu cần dùng là:

    {\mathrm V}_{\mathrm{HCl}}=\frac{\mathrm n}{{\mathrm C}_{\mathrm M}}=\frac{0,15}1\;=\;0,15\;(\mathrm l)\;=150\;(\mathrm{ml})

  • Câu 20: Thông hiểu

    Trong y học, người ta dùng điện để châm cứu chữa bệnh dựa trên tác dụng nào của dòng điện?

    Trong y học, người ta dùng điện để châm cứu chữa bệnh dựa trên tác dụng sinh lí của dòng điện.

  • Câu 21: Nhận biết

    Đâu không phải ứng dụng của acetic acid?

    Khử chua đất không phải là ứng dụng của acetic acid.

  • Câu 22: Nhận biết

    Một vật nhiễm điện có đặc điểm

    Một vật nhiễm điện có đặc điểm có khả năng hút các vật khác.

  • Câu 23: Nhận biết

    Thói quen sống khoa học nào giúp bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu?

    Để phòng bệnh về hệ bài tiết, mỗi người cần thực hiện chế độ dinh dưỡng, lối sống lành mạnh.

    Ví dụ: uống đủ nước, hạn chế thức ăn chế biến sẵn chứa nhiều muối, hạn chế uống nước giải khát có gas, vận động thể lực phù hợp, không tự ý uống thuốc, không nhịn tiểu,...

  • Câu 24: Thông hiểu

    Vì lí do nào dưới đây mà các dụng cụ được dùng để sửa chữa điện như kìm, tuavit…đều có cán được bọc nhựa hay cao su ?

    Các dụng cụ được dùng để sửa chữa điện như kìm, tuavit…. đều có cán được bọc nhựa hay cao su là do cao su, nhựa đều là chất cách điện nên tránh không cho dòng điện truyền vào cơ thể người.

  • Câu 25: Thông hiểu

    Hiệu quả trao đổi khí có mối liên hệ mật thiết với trạng thái và khả năng hoạt động của hệ cơ quan nào?

    Sự trao đổi khí ở phổi xảy ra ở vòng tuần hoàn nhỏ, qua hệ thống mao mạch phổi.

  • Câu 26: Vận dụng

    Tại sao những bệnh nhân bị suy thận nếu không được chạy thận nhân tạo có thể tử vong?

    Những bệnh nhân bị suy thận nếu không được chạy thận nhân tạo có thể tử vong do các chất thải như urea; uric acid,… không được bài tiết

  • Câu 27: Nhận biết

    Acid HNO3 có tên gọi là gì?

    Acid HNO3 có tên gọi là nitric acid.

  • Câu 28: Vận dụng

    Trong phòng thí nghiệm, cần điều chế 2,479 lít khí hydrogen, người ta cho kẽm tác dụng với dung dịch H2SO4 9,8% (hiệu suất 100%). Khối lượng dung dịch H2SO4 cần dùng là

    nH2 = 0,1 mol

    Phương trình hóa học:

           Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2

    mol:           0,1         ←           0,1

    Khối lượng dung dịch H2SO4 cần dùng là:

    {\mathrm m}_{\mathrm{dd}\;{\mathrm H}_2{\mathrm{SO}}_4}=\frac{{\mathrm m}_{{\mathrm H}_2{\mathrm{SO}}_4}}{\mathrm C\%}.100\;=\;\frac{0,1.98}{9,8\%}.100=100\;\mathrm{gam} 

  • Câu 29: Nhận biết

    Bộ phận không thuộc hệ thần kinh là

    Hệ thần kinh bao gồm bộ phận trung ương (não bộ, tủy sống), bộ phận ngoại biên (dây thần kinh, hạch thần kinh).

  • Câu 30: Nhận biết

    Sản phẩm thải chủ yếu của da là?

    Sản phẩm thải chủ yếu của da là mồ hôi.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề thi giữa học kì 2 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo - Đề 4 Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 4 lượt xem
Sắp xếp theo