Đề thi giữa học kì 2 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo - Đề 1

Mô tả thêm: Đề thi giữa học kì 2 Khoa học tự nhiên 8 gồm các câu hỏi trắc nghiệm giữa học kì 1 ở mức độ khác nhau, giúp bạn học ôn tập, tự đánh giá năng lực học.
  • Thời gian làm: 45 phút
  • Số câu hỏi: 30 câu
  • Số điểm tối đa: 30 điểm
Mua gói để Làm bài
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
  • Câu 1: Vận dụng

    Ứng dụng nào sau đây không phải của hiện tượng nở vì nhiệt: 

    Cốc thủy tinh bị nóng lên khi rót nước nóng vào không phải ứng dụng của hiện tượng nở vì nhiệt mà đó là sự truyền nhiệt.

  • Câu 2: Nhận biết

    Chuyển động nhiệt của các phân tử nước chứa trong cốc sẽ chậm hơn nếu:

    Chuyển động nhiệt của các phân tử nước chứa trong cốc sẽ chậm hơn nếu nhiệt độ của nước trong cốc giảm đi.

  • Câu 3: Thông hiểu

    Ở động mạch, máu được vận chuyển nhờ:

    Tim co dãn đều đặn, liên tục, giúp đẩy máu ra động mạch và hút máu từ tĩnh mạch về tim.

  • Câu 4: Nhận biết

    Chọn câu đúng:

    Tất cả mọi vật đều có khả năng bị nhiễm điện.

  • Câu 5: Vận dụng

    Trong các phép đổi đơn vị sau đây, phép đổi nào là sai?

    Phép biến đổi sai là: 2,5 A = 25000 mA.

    ⇒ Đúng là: 2,5 A = 2500 mA.

  • Câu 6: Vận dụng

    Ở người già, xương xốp giòn, dễ gãy và sự phục hồi xương diễn ra rất chậm, không chắc chắn vì các tế bào xương của người già

    Ở người già, xương xốp giòn, dễ gẫy và sự phục hồi xương diễn ra rất chậm, không chắc chắn vì các tế bào xương của người già phân hủy nhanh hơn sự tạo thành, tỉ lệ chất hữu cơ giảm.

  • Câu 7: Nhận biết

    Băng kép hoạt động dựa trên hiện tượng

    Băng kép hoạt động dựa trên hiện tượng các chất rắn khác nhau co dãn vì nhiệt khác nhau.

  • Câu 8: Vận dụng

    Bỏ vài hạt thuốc tím vào cốc thủy tinh chịu nhiệt chứa nước, dùng đèn cồn đun nóng cốc nước thì thấy nước màu tím di chuyển thành dòng từ dưới lên trên là do hiện tượng:

    Bỏ vài hạt thuốc tím vào cốc thủy tinh chịu nhiệt chứa nước, dùng đèn cồn đun nóng cốc nước thì thấy nước màu tím di chuyển thành dòng từ dưới lên trên là do hiện tượng đối lưu.

  • Câu 9: Thông hiểu

    Hiện tượng nào sẽ xảy ra khi nung nóng một lượng chất lỏng?

    Khối lượng riêng của chất lỏng là: D = m/V

    Khi nung nóng chất lỏng, thể tích chất lỏng tăng lên, khối lượng chất lỏng không đổi ⇒ khối lượng riêng của chất lỏng giảm

  • Câu 10: Nhận biết

    Đặc điểm chung của nguồn điện là gì?

    Đặc điểm chung của nguồn điện là có hai cực dương và âm.

  • Câu 11: Thông hiểu

    Tác dụng hóa học của dòng điện được ứng dụng để:

     Tác dụng hóa học của dòng điện được ứng dụng để mạ điện.

  • Câu 12: Vận dụng

    Sắp xếp các quá trình sau theo diễn biến của quá trình tiêu hóa xảy ra trong cơ thể.

    Diễn biến của quá trình tiêu hóa xảy ra trong cơ thể là:

    Ăn và uống → vận chuyển thức ăn trong ống tiêu hóa → tiêu hóa thức ăn → hấp thụ các chất dinh dưỡng → thải phân

  • Câu 13: Thông hiểu

    Trường hợp nào không liên quan đến sự tồn tại của dòng điện?

    Trường hợp không liên quan đến sự tồn tại của dòng điện là thanh thủy tinh bị nhiễm điện khi cọ xát vào lụa.

  • Câu 14: Nhận biết

    Các hệ cơ quan cùng phối hợp thực hiện chức năng trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng là

     

  • Câu 15: Thông hiểu

    Quai ấm được làm bằng nhựa vì:

    Quai ấm được làm bằng nhựa vì nhựa dẫn nhiệt kém, tránh gây bỏng cho người sử dụng.

  • Câu 16: Thông hiểu

    Hòa tan muối hạt vào nước nguyên chất (nước cất), nước trở nên dẫn điện vì

    Hòa tan muối hạt vào nước nguyên chất (nước cất), nước trở nên dẫn điện vì các phân tử muối dễ bị phân li thành các ion dương và ion âm chuyển động tự do trong nước.

  • Câu 17: Vận dụng

    Cánh máy bay thường được quét ánh bạc để:

    Cánh máy bay thường được quét ánh bạc để ít hấp thụ bức xạ nhiệt của mặt trời.

  • Câu 18: Nhận biết

    Loại khớp dễ dàng cử động theo mọi hướng là:

    Loại khớp dễ dàng cử động theo mọi hướng là khớp động.

  • Câu 19: Thông hiểu

    Cách sắp xếp vật liệu dẫn nhiệt từ tốt đến kém là:

    Chất rắn dẫn nhiệt tốt hơn chất lỏng, chất lỏng dẫn nhiệt tốt hơn chất khí.

    ⇒ Cách sắp xếp vật liệu dẫn nhiệt từ tốt đến kém là: Đồng, thủy tinh, nước, không khí.

  • Câu 20: Nhận biết

    Cơ quan nào sau đây không nằm trong khoang bụng?

    Tim là cơ quan nằm trong khoang ngực, không nằm trong khoang bụng.

  • Câu 21: Nhận biết

    Dòng điện không có tác dụng nào dưới đây?

    Dòng điện không có tác dụng hút các vụn giấy.

  • Câu 22: Thông hiểu

    Hệ tiêu hóa không có chức năng:

    Hệ tiêu hóa không có chức năng nâng đỡ, bảo vệ cơ thể.

  • Câu 23: Vận dụng

    Để đo hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn trong hai trường hợp. Kết quả thu được là: 3,2V và 3,5V. Độ chia nhỏ nhất của vôn kế đã dùng là

    Từ kết quả 3,2 V ta có thể thấy vôn kế có ĐCNN là 0,2 V hoặc 0,1 V

    Từ kết quả 3,5 V thì có thể thấy vôn kế có ĐCNN là 0,5 V hoặc 0,1 V

    Kết hợp hai kết quả thì vôn kế phải có ĐCNN là 0,1 V.

  • Câu 24: Vận dụng

    Người ta thả ba miếng đồng, chì có cùng khối lượng vào một cốc nước nóng. Hãy so sánh nhiệt độ cuối cùng của ba miếng kim loại trên.

    Vì khi thả ba miếng kim loại cùng khối lượng vào cốc nước nóng thì nhiệt độ của cốc nước cao hơn sẽ truyền sang ba miếng kim loại và cuối cùng khi nhiệt độ của ba miếng bằng nhau thì quá trình truyền nhiệt sẽ dừng lại.

  • Câu 25: Thông hiểu

    Việc làm không đảm bảo an toàn về điện là

    Cầu chì được dùng để bảo vệ mạch điện, khi có sự cố, dây chì nóng lên, chảy ra và bị đứt làm ngắt mạch. Nếu dùng dây chì có tiết diện lớn thì nó sẽ khó bị đứt khi có sự cố, gây nguy hiểm cho mạch điện.

  • Câu 26: Nhận biết

    Vật nào sau đây dẫn điện?

    Vật dẫn điện là vật cho dòng điện đi qua.

    ⇒ Dây chuyền vàng là vật dẫn điện.

  • Câu 27: Nhận biết

    Để cơ và xương phát triển cân đối, chúng ta cần lưu ý điều gì?

    Để cơ và xương phát triển cân đối, chúng ta cần lưu ý khi đi, đứng hay ngồi cần giữ đúng tư thế.

  • Câu 28: Thông hiểu

    Theo quy ước sau khi cọ xát với lụa, điện tích thu được ở thanh thuỷ tinh là điện tích dương. Kết luận nào sau đây là sai?

    Thanh thuỷ tinh nhiễm điện dương do mất bớt electron trong quá trình cọ xát.

  • Câu 29: Nhận biết

    Mũi, khí quản, phế quản, và hai lá phổi thuộc hệ cơ quan nào?

    Mũi, khí quản, phế quản, và hai lá phổi thuộc hệ hô hấp.

  • Câu 30: Vận dụng

    Vì sao khi truyền máu, các bác sĩ phải biết nhóm máu của người cho và người nhận rồi mới tiến hành truyền?

    Trong truyền máu, khi kháng nguyên và kháng thể tương ứng gặp nhau sẽ gây hiện tượng ngưng kết hồng cầu (tai biến trong truyền máu).

    ⇒ Các bác sĩ phải biết nhóm máu của người cho và người nhận rồi mới tiến hành truyền để tránh trường hợp trên.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề thi giữa học kì 2 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo - Đề 1 Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 6 lượt xem
Sắp xếp theo