Đề thi giữa học kì 2 Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều - Đề 4

Mô tả thêm: Đề thi giữa học kì 2 Khoa học tự nhiên 8 gồm nội dung câu hỏi dưới dạng trắc nghiệm với các mức độ khác nhau, giúp bạn học đánh giá chính xác năng lực học.
  • Thời gian làm: 45 phút
  • Số câu hỏi: 30 câu
  • Số điểm tối đa: 30 điểm
Mua gói để Làm bài
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
  • Câu 1: Nhận biết

    Chức năng trao đổi O2 và CO2 được thực hiện ở

    Chức năng trao đổi O2 và CO2 được thực hiện ở các phế nang ở phổi với mao mạch.

  • Câu 2: Nhận biết

    Vật nào dưới đây dẫn điện?

    Vật dẫn điện là vật cho dòng điện chạy qua. Các vật bằng kim loại, gỗ tươi, ... là các vật dẫn điện. Cơ thể người cũng là vật dẫn điện.

  • Câu 3: Vận dụng

    Hoà tan hết 3,6 g một kim loại hoá trị II bằng dung dịch H2SO4 loãng được 3,719 lít H2 (đktc). Kim loại là:

    {\mathrm n}_{{\mathrm H}_2}=\frac{3,719}{24,79}=0,15\;(\mathrm{mol}) 

    Gọi kim loại hóa trị II là M, phương trình hóa học xảy ra là:

             M + H2SO4 → MSO4 + H2

    mol: 0,15             ←              0,15

    Kim loại M là:

    {\mathrm M}_{\mathrm M}=\frac{3,6}{\mathrm M}=0,15\Rightarrow\mathrm M=24\;(\mathrm g/\mathrm{mol})

    Vây kim loại M là magnesium (Mg).

  • Câu 4: Thông hiểu

    Chức năng ngoại tiết của tụy là gì?

    Chức năng ngoại tiết của tuyến tụy là tiết enzyme và dịch tiêu hóa đổ vào ống tuỵ, ống tuỵ dẫn dịch tiết đổ vào đoạn đầu của ruột non.

  • Câu 5: Nhận biết

    Đâu không phải biện pháp bảo vệ tai?

    Nghe nhạc to hết cỡ sẽ ảnh hưởng đến thính giác.

  • Câu 6: Thông hiểu

    Hệ thần kinh ở người không có chức năng nào dưới đây?

    Hệ thần kinh ở người không có chức năng điều hòa lượng đường trong máu sau khi ăn.

  • Câu 7: Vận dụng

    Mắc ampe kế để đo cường độ dòng điện đi qua đèn trong trường hợp nào ở hình dưới là đúng?

    Để đo cường độ dòng điện, cần mắc ampe kế sao cho dòng điện cần đo trong dây dẫn đi vào chốt dương của ampe kế và đi ra khỏi chốt âm của ampe kế.

    ⇒ Ampe kế trong sơ đồ A được mắc đúng để đo cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn.

  • Câu 8: Vận dụng

    Cho sơ đồ mạch điện:

    Mạch điện gồm:

    Mạch điện gồm: Hai pin, một cầu chì, một công tắc, một chuông điện, các dây dẫn điện.

  • Câu 9: Thông hiểu

    Từ màu sắc của giấy pH hãy so sánh giá trị pH:

    Mẫu giấy 1 (M1): màu đỏ

    Mẫu giấy 2 (M2): màu xanh lá

    Mẫu giấy 3 (M3): màu cam

    Mẫu giấy 4 (M4): màu xanh dương

     Ta có thang pH:

    ⇒ M1 < M3 < M2 < M4.

  • Câu 10: Vận dụng

    Bạn A bình thường nhìn gần thì rõ, càng xa càng mờ. Hỏi bạn A bị tật hay bệnh liên quan đến mắt nào?

    Người bị cận thị sẽ gặp khó khăn trong việc nhìn và ghi nhận các chi tiết hình ảnh ở xa, phải cố gắng điều tiết để thấy rõ (bộc lộ qua động tác nheo mắt).

  • Câu 11: Nhận biết

    Base làm chất nào từ không màu thành màu hồng?

    Dung dịch base làm quỳ tím chuyển sang màu xanh, phenolphtalein không màu sang màu hồng.

  • Câu 12: Nhận biết

    Hydrochloric acid có công thức hoá học là:

    Hydrochloric acid có công thức hoá học là HCl.

  • Câu 13: Thông hiểu

    Dung dịch không màu X có pH = 10, dung dịch không màu Y có pH = 4. Khi nhỏ dung dịch phenolphthalein vào các dung dịch X, Y thì có hiện tượng:

    Dung dịch không màu X có pH = 10 > 7, có môi trường base; khi nhỏ dung dịch phenophthalein sẽ chuyển sang màu hồng.

    Dung dịch không màu Y có pH = 4 < 7, có môi trường acid; khi nhỏ dung dịch phenolphthalein vào Y thì không có sự chuyển màu.

  • Câu 14: Thông hiểu

    Khi trời quá nóng da có phản ứng:

    Khi trời quá nóng da có phản ứng: Mao mạch dưới da dãn, tiết nhiều mồ hôi để đào thải nhiệt.

  • Câu 15: Vận dụng

    Khi hít vào, không khí sẽ lần lượt đi qua các cơ quan:

    Khi hít vào, không khí sẽ lần lượt đi qua các cơ quan: khoang mũi → hầu → thanh quản → khí quản → phế quản → phế nang.

  • Câu 16: Thông hiểu

    Hormone có vai trò nào sau đây?

    1. Duy trì tính ổn định của môi trường bên trong cơ thể.

    2. Xúc tác cho các phản ứng chuyển hóa vật chất bên trong cơ thể.

    3. Điều hòa các quá trình sinh lí.

    4. Tiêu diệt các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể.

    Hormone có vai trò:

    - Duy trì được tính ổn định của môi trường bên trong cơ thể.

    - Điều hòa các quá trình sinh lí diễn ra bình thường.

  • Câu 17: Nhận biết

    Sản phẩm chủ yếu của hệ bài tiết là:

    Sản phẩm chủ yếu của hệ bài tiết là khí carbon dioxide, mồ hôi, nước tiểu.

  • Câu 18: Nhận biết

    Một người khỏe mạnh có giá trị pH của máu nằm trong khoảng:

    Một người khỏe mạnh có giá trị pH của máu nằm trong khoảng: Từ 7,35 đến 7,45.

  • Câu 19: Thông hiểu

    Cho các chất có công thức: MgO, N2O5, Ca3(PO4)2, H2SO4, NaHSO4, NaOH, NaCl, Fe(OH)3. Số công thức của acid và base lần lượt là:

    Acid: H2SO4.

    Base: Fe(OH)3; NaOH.

  • Câu 20: Thông hiểu

    Con số 220V ghi trên một bóng đèn có nghĩa nào dưới đây?

    Con số 220 V ghi trên một bóng đèn có ý nghĩa để đèn sáng bình thường thì hiệu điện thế ở hai đầu bóng đèn phải là 220 V.

  • Câu 21: Nhận biết

    Base nào là kiềm?

    Base tan trong nước còn được gọi là kiềm. Ví dụ: NaOH, KOH, Ba(OH)2,...

  • Câu 22: Nhận biết

    Thiết bị nào được lắp trên bảng điện để bảo vệ mạch điện và đồ dùng điện?

    Thiết bị được lắp trên bảng điện để bảo vệ mạch điện và đồ dùng điện là cầu chì.

  • Câu 23: Vận dụng cao

    Để phản ứng hết với a gam Zn cần dùng 50 ml dung dịch H2SO4 có nồng độ b M. Hỏi để phản ứng hết với a gam Zn cần tối thiểu bao nhiêu ml dung dịch HCl nồng độ b M.

    Phương trình hoá học:

    Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2

    Zn + 2HCI → ZnCl2 + H2

    Theo phương trình hoá học:

    - 1 mol H2SO4 phản ứng với 1 mol Zn

    - 2 mol HCl phản ứng với 1 mol Zn

    Vậy cùng số mol Zn là \frac{\mathrm a}{65} số mol HCl cần dùng bằng 2 lần số mol H2SO4.

    Vì 2 acid có cùng nồng dộ dung dịch là b M ⇒ thể tích dung dịch HCl cần dùng là 100 ml.

  • Câu 24: Thông hiểu

    Nhận xét nào sau đây sai?

    Tác dụng sinh lí của dòng điện đôi khi cũng có lợi cho cơ thể, trong y học có thể dùng để chữa bệnh.

  • Câu 25: Thông hiểu

    Vì sao có thể loại bỏ chất cặn bã trong dụng cụ đun nước bằng cách dùng giấm ăn hoặc chanh?

    Có thể loại bỏ chất cặn bã trong dụng cụ đun nước bằng cách dùng giấm ăn hoặc chanh vì trong giấm ăn và chanh có tính acid, có thể loại bỏ các chất cặn bã đó.

  • Câu 26: Thông hiểu

    Cho dòng điện đi qua dung dịch muối copper(II) sulfate đựng trong một bình điện phân. Kết quả nào sau đây thể hiện tác dụng hóa học của dòng điện?

    Ta có: Dòng điện có tác dụng hóa học, chẳng hạn khi cho dòng điện đi qua dung dịch muối copper(II) sulfate thì nó tách đồng ra khỏi dung dịch, tạo thành lớp đồng bám trên thỏi than nối với cực âm.

    ⇒ Tác dụng hoá học của dòng điện khi đi qua dung dịch muối copper(II) sulfate được biểu hiện ở chỗ làm biến đổi màu thỏi than nối với cực âm của nguồn điện được nhúng trong dung dịch này.

  • Câu 27: Nhận biết

    Chọn câu trả lời sai.

    Đèn điện sáng, quạt điện quay, các thiết bị điện hoạt động khi:

    Đèn điện sáng, quạt điện quay, các thiết bị điện hoạt động khi có dòng điện chạy qua chúng.

  • Câu 28: Vận dụng

    Cho 100 ml dung dịch Ba(OH)2 0,1 M vào 100 ml dung dịch HCl 0,1M. Dung dịch thu được sau phản ứng:

    nBa(OH)2 = 0,1.0,1 = 0,01 (mol)

    nHCl = 0,1.0,1 = 0,01 (mol)

    Phương trình phản ứng xảy ra:

           Ba(OH)2 + 2HCl → BaCl2 + 2H2O

    mol:   1                2

    mol: 0,01          0,01

    Ta có: {\mathrm n}_{\mathrm{Ba}{(\mathrm{OH})}_2}=\frac{0,01}1\;>\;{\mathrm n}_{\mathrm{HCl}}=\frac{0,01}2

    ⇒ Sau phản ứng HCl hết, Ba(OH)2 dư.

    Vậy dung dịch sau phản ứng làm quỳ tím hóa xanh.

  • Câu 29: Vận dụng

    Để điều chế dung dịch nước vôi trong người ta cho calcium oxide tác dụng với nước. Phản ứng xảy ra như sau: CaO + H2O → Ca(OH)2

    Cho 0,28 g CaO tác dụng hoàn toàn với 100 g nước. Nồng độ C% của dung dịch Ca(OH)2 thu được là:

    {\mathrm n}_{\mathrm{CaO}}=\frac{0,28}{56}=0,005\;(\mathrm{mol})

    Phương trình phản ứng:

            CaO + H2O → Ca(OH)2

    mol: 0,005   →            0,005

    Nồng độ C% của dung dịch Ca(OH)2 thu được là:

    \mathrm C\%=\frac{{\mathrm m}_{\mathrm{Ca}{(\mathrm{OH})}_2}}{{\mathrm m}_{\mathrm{dd}\;\mathrm{Ca}{(\mathrm{OH})}_2}}.100\%\;=\;\frac{0,005.74}{0,28+100}.100\%=0,369\%

  • Câu 30: Vận dụng

    Trên bóng đèn Đ1 có ghi 5V. Hỏi có thể mắc đèn này vào hiệu điện thế là bao nhiêu để nó không bị hỏng?

    Mỗi dụng cụ dùng điện sẽ hoạt động bình thường khi được sử dụng đúng hiệu điện thế định mức của nó. Nếu quá mức thì dụng cụ điện sẽ hỏng, chẳng hạn như dây tóc bóng đèn sẽ bị đứt

    \Rightarrow Để đèn không bị hỏng ta nên mắc nó vào hiệu điện thế 5 V.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề thi giữa học kì 2 Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều - Đề 4 Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 1 lượt xem
Sắp xếp theo