Đề thi giữa học kì 2 Toán 10 Cánh Diều (Đề 2)

Mô tả thêm: Đề thi giữa HK2 Toán 10 được biên soạn gồm 40 câu hỏi trắc nghiệm chia thành 4 mức độ bám sát chương trình sách Cánh Diều.
  • Thời gian làm: 90 phút
  • Số câu hỏi: 40 câu
  • Số điểm tối đa: 40 điểm
Mua gói để Làm bài
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
  • Câu 1: Thông hiểu

    Có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên có bốn chữ số đôi một khác nhau từ tập hợp F =
\left\{ 0,1,2,3,4,5,6,7 ight\} và nhỏ hơn 2021?

    Gọi số tự nhiên có bốn chữ số \overline{abcd};(a eq 0)

    Do \overline{abcd} < 2021a eq 0 nên a \in \left\{ 1;2 ight\}

    TH1: a = 1

    Chọn ba số trong dãy 0,2,3,4,5,6,7 xếp vào ba vị trí a,b,c ta có: A_{7}^{3} cách.

    => Trong trường hợp này có 1.A_{7}^{3}
= 210 số được tạo thành.

    TH2: a = 2 \Rightarrow b = 0,c = 1;d \in
\left\{ 3;4;5;6;7 ight\}

    => Trong trường hợp này có 1.1.1.5 =
5 số được tạo thành.

    Vậy có tất cả 210 + 5 = 215 số được tạo thành thỏa mãn yêu cầu đề bài.

  • Câu 2: Thông hiểu

    Bạn Linh đo quãng đường đi học từ nhà đến trường là a = 568m với độ chính xác d = 0,3m. Sai số tương đối trong phép đo là:

    Sai số tương đối trong phép đo là \delta
= \frac{d}{|a|} = \frac{0,3}{568} \approx 0,05\%.

  • Câu 3: Nhận biết

    Một hộp có 5 bi đỏ và 4 bi vàng. Số cách lấy ra hai viên bi từ hộp là:

     Số cách lấy 2 viên bi từ 9 viên bi là: C_9^2=36 (cách).

  • Câu 4: Nhận biết

    Khi sử dụng máy tính bỏ túi ta được \sqrt{5} = 2,236067977. Giá trị gần đúng của \sqrt{5} quy tròn đến hàng phần trăm là:

    Cần lấy chính xác đến hàng phần trăm nên ta phải lấy hai chữ số thập phân. Vì đứng sau số 3 ở hàng phần trăm là số 6 > 5 nên theo nguyên lý làm tròn ra được kết quả là: 2,24.

  • Câu 5: Vận dụng

    Trong mặt phẳng với hệ tọa độ Oxy, cho hai điểm A(3;0)B(0; - 4). Tìm điểm M thuộc trục tung sao cho diện tích tam giác MAB bằng 6.

    Ta có

    \left\{ \begin{matrix}
AB:4x - 3y - 12 = 0 \\
AB = 5 \\
M(0;y) ightarrow h_{M} = d(M;AB) = \frac{|3y + 12|}{5} \\
\end{matrix} ight.

    ightarrow 6 = S_{\Delta MAB} =
\frac{1}{2}.5.\frac{|3y + 12|}{5}

    \Leftrightarrow \left\lbrack
\begin{matrix}
y = 0 ightarrow M(0;0) \\
y = - 8 ightarrow M(0; - 8) \\
\end{matrix} ight.\ .

  • Câu 6: Thông hiểu

    Cho ba điểm O, A, B không thẳng hàng. Điều kiện cần và đủ để tích vô hướng (\overrightarrow{OA}+\overrightarrow{OB})\overrightarrow{AB}=0 là:

     Chọn đáp án: Tam giác OAB cân tại O.

    Gọi M là trung điểm AB.

    Ta có: \left( {\overrightarrow {OA}  + \overrightarrow {OB} } ight).\overrightarrow {AB}  = 2\overrightarrow {OM} .\overrightarrow {AB}  = 0 (do OM\perp AB).

  • Câu 7: Nhận biết

    Điểm nào dưới đây thuộc đường thẳng 2x - y + 1 = 0?

    Thay tọa độ các điểm vào đường thẳng 2x -
y + 1 = 0 ta thấy điểm thuộc đường thẳng đã cho là D(0;1).

  • Câu 8: Thông hiểu

    Xếp 6 chữ số 1, 1, 2, 2, 3, 4 thành hàng ngang sao cho hai chữ số giống nhau thì không xếp cạnh nhau. Hỏi có bao nhiêu cách sắp xếp như vậy?

    Số cách xếp sáu chữ số thành hàng một cách tùy ý là \frac{6!}{2!.2!} = 180.

    *) Tìm số cách xếp sáu chữ số sao cho có hai chữ số giống nhau đứng cạnh nhau

    +) TH1: Số cách xếp sao cho có hai chữ số 1 đứng cạnh nhau 5.\frac{4!}{2!} = 60.

    +) TH2: Số cách xếp sao cho có hai chữ số 2 đứng cạnh nhau 5.\frac{4!}{2!} = 60.

    +) TH3: Số cách xếp sao cho có hai chữ số 1 đứng cạnh nhau và hai chữ số 2 đứng cạnh nhau

    -) Nếu hai chữ số 1 ở vị trí (1;2)(5;6) ta có số cách xếp là 2.3.2 = 12.

    -) Nếu hai chữ số 1 ở ba vị trí còn lại thì số các xếp là 3.2.2 =12.

    Vậy số cách xếp hai chữ số giống nhau đứng cạnh nhau là 60 + 60 - 12 - 12 = 96.

    \Rightarrow Số cách xếp không có hai chữ số giống nhau nào đứng cạnh nhau là 180 - 96 = 84.

  • Câu 9: Thông hiểu

    Lớp 11A có 20 học sinh nam và 15 học sinh nữ. Giáo viên chủ nhiệm muốn chọn một nhóm học sinh đại diện gồm 3 học sinh nam và 2 học sinh nữ. Hỏi có bao nhiêu cách chọn nhóm học sinh đại diện?

    Số cách chọn 3 học sinh nam là C_{20}^{3} cách.

    Số cách chọn 2 học sinh nữ là: C_{15}^{2} cách.

    Vậy số cách chọn nhóm học sinh đại diện là: C_{20}^{3}.C_{15}^{2} = 119700 cách.

  • Câu 10: Nhận biết

    Có bao nhiêu cách xếp 6 người thành một hàng dọc

     Xếp 6 người thành một hàng dọc có: 6! = 720 cách.

  • Câu 11: Nhận biết

    Cho dãy số liệu thống kê 21,23,24,25,22,20. Tính số trung bình cộng của dãy số liệu thống kê đã cho?

    Số trung bình cộng của dãy số liệu đã cho là:

    \frac{21 + 23 + 24 + 25 + 22 + 20}{6} =
22,5

    Vậy số trung bình cộng của dãy số liệu thống kê bằng 22,5.

  • Câu 12: Nhận biết

    Trên bàn có 5 quyển sách Toán khác nhau và 7 quyển sách Hóa khác nhau. Số cách chọn 2 quyển sách gồm đủ 2 loại Toán và Hóa bằng:

    Áp dụng quy tắc nhân ta có số cách chọn một quyển Toán và một quyển Hóa là: 5 . 7 = 35 cách chọn.

  • Câu 13: Nhận biết

    Chiều cao của một số học sinh nữ lớp 9 (đơn vị cm) được cho trong bảng.

    Tìm khoảng tứ phân vị của mẫu số liệu này.

    Nhận thấy mẫu đã được sắp xếp theo thứ tự không giảm.

    Số liệu chính giữa là 162 nên Q_{2} =
162.

    Số liệu chính giữa của mẫu 151 152 153 154 155 160 160 là 154 nên Q_{1} = 154.

    Số liệu chính giữa của mẫu 163 165 165 165 166 167 167 là 165 nên Q_{3} = 165.

    Khoảng tứ phân vị \Delta_{Q} = Q_{3} -
Q_{1} = 165 - 154 =
11.

  • Câu 14: Nhận biết

    Cho tam giác đều ABC có cạnh a. Tính tích vô hướng \overrightarrow{AB}\times \overrightarrow{AC}.

     Ta có: \overrightarrow {AB} .\overrightarrow {AC}  = AB.AC.\cos A = a.a.\cos 60^\circ  = \frac{{{a^2}}}{2}.

  • Câu 15: Vận dụng

    Cho tam giác ABC có phương trình các cạnh AB;AC lần lượt là 5x - 2y + 6 = 0,4x + 7y - 21 = 0 và trực tâm H(1;1). Phương trình tổng quát của cạnh BC là:

    Ta có: A = AB \cap AC nên tọa độ điểm A là nghiệm hệ phương trình:

    \left\{ \begin{matrix}
5x - 2y + 6 = 0 \\
4x + 7y - 21 = 0 \\
\end{matrix} ight.\  \Leftrightarrow \left\{ \begin{matrix}
x = 0 \\
y = 3 \\
\end{matrix} ight.

    \Rightarrow A(0;3) \Rightarrow
\overrightarrow{AH} = (1; - 2)

    Ta có BH\bot AC \Rightarrow BH:7x - 4y +
a = 0

    Điểm H \in BH \Leftrightarrow 7 - 4 + a =
0 \Leftrightarrow a = - 3

    \Rightarrow BH:7x - 4y - 3 =
0

    Ta có: B = AB \cap BH nên tọa độ điểm B là nghiệm hệ phương trình:

    \left\{ \begin{matrix}5x - 2y + 6 = 0 \\7x - 4y - 3 = 0 \\\end{matrix} ight.\  \Leftrightarrow \left\{ \begin{matrix}x = - 5 \\y = - \dfrac{19}{2} \\\end{matrix} ight.

    \Rightarrow B\left( - 5; - \frac{19}{2}
ight)

    Đường thẳng BC đi qua điểm B nhận \overrightarrow{AH} làm vecto pháp tuyến có phương trình là:

    x + 5 - 2\left( x + \frac{19}{2} ight)
= 0 \Leftrightarrow x - 2y - 14 = 0

  • Câu 16: Nhận biết

    Tìm hệ số của số hạng chứa x^{2} trong khai triển (x + 3)^{4}?

    Ta có: (x + 3)^{4} = x^{4} + 4x^{3}.3 +
6.x^{2}.3^{2} + 4.x.3^{3} + 3^{4}

    Hệ số chứa x^{2} trong khai triển là: 6.3^{2} = 54.

  • Câu 17: Nhận biết

    Biểu thức A =
32x^{5} - 80x^{4} + 80x^{3} - 40x^{2} + 10x - 1 là khai triển của nhị thức nào dưới đây?

    Ta có:

    A = (2x + 1)^{5} = 32x^{5} - 80x^{4} +
80x^{3} - 40x^{2} + 10x - 1

  • Câu 18: Thông hiểu

    Cho mẫu số liệu 1;3;4;13;x^{2} - 1;18;19;21 (đã sắp xếp thứ tự và x \in \mathbb{N}^{*}). Biết rằng trung vị của mẫu số liệu bằng 14. Tìm x?

    Dãy số liệu có 8 số liệu nên

    14 = \frac{13 + x^{2} - 1}{2}
\Leftrightarrow x^{2} = 16

    \Leftrightarrow \left\lbrack
\begin{matrix}
x = 4(tm) \\
x = - 4(ktm) \\
\end{matrix} ight.

    Vậy x = 4 thỏa mãn điều kiện đề bài.

  • Câu 19: Thông hiểu

    Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho hai đường thẳng (\Delta):x + y - 1 = 0(\Delta'):\left\{ \begin{matrix}
x = 1 + 2t \\
y = 3 - t \\
\end{matrix} ight.\ ;\left( t\mathbb{\in R} ight). Khẳng định nào sau đây đúng?

    Ta có:

    (\Delta):x + y - 1 = 0 có vectơ pháp tuyến là \overrightarrow{n_{\Delta}} =
(1;1)

    (\Delta'):\left\{ \begin{matrix}
x = 1 + 2t \\
y = 3 - t \\
\end{matrix} ight.\ ;\left( t\mathbb{\in R} ight) có vectơ chỉ phương là \overrightarrow{u_{\Delta'}} = (2; -
1) nên (\Delta') có vectơ pháp tuyến là \overrightarrow{n_{\Delta'}} =
(1;2)

    \frac{1}{1} eq \frac{1}{2} nên (\Delta) cắt (\Delta').

  • Câu 20: Vận dụng

    Một người cần đo chiều cao của một cái cây. Anh ta thực hiện ba phép đo, kết quả được ghi lại như sau: h_{1} = 10,23 \pm 0,43(m), h_{2} = 10,58 \pm 0,2(m), h_{3} = 9,92 \pm 0,63(m). Trong ba số liệu trên, người thợ nên chọn số liệu nào làm chiều cao của cái cây?

    Phép đo lần 1 có sai số tương đối \delta_{1} \leq \frac{0,43}{10,23} \approx 0,042 =
4,2\%.

    Phép đo lần 2 có sai số tương đối \delta_{2} \leq \frac{0,2}{10,58} \approx 0,0189 =
1,89\%.

    Phép đo lần 3 có sai số tương đối \delta_{3} \leq \frac{0,63}{9,92} \approx 0,0635 =
6,35\%.

    Vì phép đo lần 2 có sai số nhỏ nhất nên người thợ nên chọn h_{2} làm chiều cao của ngôi nhà.

  • Câu 21: Thông hiểu

    Đường thẳng d đi qua điểm A( - 2;1) và vuông góc với đường thẳng \Delta:\left\{ \begin{matrix}x = 1 - 3t \\y = - 2 + 5t \\\end{matrix} ight. có phương trình tham số là:

    Ta có:

    \left\{ \begin{matrix}A( - 2;1) \in d \\{\overrightarrow{u}}_{\Delta} = ( - 3;5) \\d\bot\Delta \\\end{matrix} ight.\  ightarrow \left\{ \begin{matrix}A( - 2;1) \in d \\{\overrightarrow{n}}_{d} = ( - 3;5) ightarrow {\overrightarrow{u}}_{d}= (5;3) \\\end{matrix} ight.\  ightarrow d:\left\{ \begin{matrix}x = - 2 + 5t \\y = 1 + 3t \\\end{matrix} ight.\ \left( t\mathbb{\in R} ight).

  • Câu 22: Thông hiểu

    Một túi gạo có ghi thông tin khối lượng là 5 \pm 0,2kg. Khi đó khối lượng thực của bao gạo nằm trong đoạn nào sau đây?

    Khi một túi gạo có ghi thông tin khối lượng là 5 \pm 0,2kg thì khối lượng thực của bao gạo nằm trong đoạn \lbrack
4,8;5,2brack.

  • Câu 23: Thông hiểu

    Tính tổng S =
C_{5}^{0} + C_{5}^{1} + C_{5}^{2} + C_{5}^{3} + C_{5}^{4} +
C_{5}^{5}?

    Xét khai triển (1 + x)^{5} =
C_{5}^{0}.x^{5} + C_{5}^{1}.x^{4} + C_{5}^{2}.x^{3} + C_{5}^{3}.x^{2} +
C_{5}^{4}.x + C_{5}^{5}

    Chọn x = 1 ta được:

    (1 + 1)^{5} = C_{5}^{0}.1^{5} +
C_{5}^{1}.1^{4} + C_{5}^{2}.1^{3} + C_{5}^{3}.1^{2} + C_{5}^{4}.1 +
C_{5}^{5}

    = C_{5}^{0} + C_{5}^{1} + C_{5}^{2} +
C_{5}^{3} + C_{5}^{4} + C_{5}^{5} = S

    \Rightarrow S = 2^{5}

  • Câu 24: Thông hiểu

    Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho tam giác ABC biết A(2;5),B(0;2),C(2;1). Tính độ dài đường trung tuyến kẻ từ đỉnh A của tam giác ABC?

    Gọi M là trung điểm của BC

    Khi đó tọa độ của M là: \left\{\begin{matrix}x_{M} = \dfrac{2 + 0}{2} = 1 \\y_{M} = \dfrac{1 + 2}{2} = \dfrac{3}{2} \\\end{matrix} ight.\  \Rightarrow M\left( 1;\dfrac{3}{2}ight)

    Suy ra độ dài đường trung tuyến kẻ từ đỉnh A hay độ dài đoạn AM là:

    AM = \sqrt{(1 - 2)^{2} + \left(
\frac{3}{2} - 5 ight)^{2}} = \frac{\sqrt{53}}{2}

    Vậy độ dài đường trung tuyến kẻ từ đỉnh A của tam giác ABC là \frac{\sqrt{53}}{2}.

  • Câu 25: Nhận biết

    Đường thẳng 12x
- 7y + 5 = 0 không đi qua điểm nào sau đây ?

    Gọi 12x - 7y + 5 = 0.

    Đặt f(x;y) = 12x - 7y +
5\overset{}{ightarrow}\left\{ \begin{matrix}
f\left( M(1;1) ight) = 10\boxed{=}0 ightarrow M\boxed{\in}d \\
f\left( N( - 1; - 1) ight) = 0 ightarrow N \in d \\
f(P) = 0,\ \ f(Q) = 0 \\
\end{matrix} ight.\ . Chọn M(1;1).

  • Câu 26: Nhận biết

    Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, mỗi đường thẳng có bao nhiêu vectơ pháp tuyến?

    Một đường thẳng có vô số vectơ pháp tuyến và chúng có cùng phương với nhau.

  • Câu 27: Thông hiểu

    Cho dãy số liệu 9;10;15;18;19;27;30;40;46;100;200. Tứ phân vị thứ nhất của mẫu số liệu là:

    Vì cỡ mẫu của mẫu số liệu bằng 11 là số lẻ

    => Số trung vị của mẫu số liệu trên là 27 \Rightarrow Q_{2} = 27

    Nửa dữ liệu bên trái Q_{2} là: 9;10;15;18;19

    Do đó Q_{1} = 15

    Suy ra tứ phân vị thứ nhất của mẫu số liệu là Q_{1} = 15.

  • Câu 28: Nhận biết

    Kết quả đo chiều cao của một học sinh được ghi là 175cm \pm 0,2cm. Điều đó có nghĩa là gì?

    Kết quả đo chiều cao của một học sinh được ghi là 175cm \pm 0,2cm có nghĩa là: “Chiều cao đúng của học sinh là một số nằm trong khoảng từ 174,8cm đến 175,2cm.”

  • Câu 29: Nhận biết

    Cho tập hợp S =
\left\{ 1,2,3,4,7,8 ight\}, lấy ngẫu nhiên 1 chữ số. Các kết quả thuận lợi cho C “biến cố lấy được chữ số lẻ” là:

    Các kết quả thuận lợi cho biến cố lấy được chữ số lẻ là: C = \left\{ 1;3;7 ight\}

  • Câu 30: Thông hiểu

    Phương trình tổng quát của đường thẳng \Delta đi qua điểm A(5;4) và có vectơ pháp tuyến \overrightarrow{n}(11; - 12) là:

    Đường thẳng \Delta đi qua điểm A(5;4) và nhận \overrightarrow{n}(11; - 12) là vectơ pháp tuyến có phương trình tổng quát là:

    11(x - 5) - 12(y - 4) = 0

    \Leftrightarrow 11x - 12y - 7 =
0

    Vậy phương trình tổng quát của đường thẳng là 11x - 12y - 7 =
0.

  • Câu 31: Vận dụng cao

    Cho hình thang ABCD;\left( \widehat{A} = \widehat{D} = 90^{0}
ight)CD = 2AD = 2AB. Gọi E;F lần lượt là các điểm thuộc đoạn AB;AC sao cho AB = 3AEFC = 2FB. Hãy tính tích vô hướng của hai vecto \overrightarrow{DE}\overrightarrow{EF}?

    Hình vẽ minh họa

    Ta có:

    \overrightarrow{AE} =
\frac{1}{3}\overrightarrow{AB};\overrightarrow{DC} =
2\overrightarrow{AB} khi đó \overrightarrow{DE} = \overrightarrow{AE} -
\overrightarrow{AD} = \frac{1}{3}\overrightarrow{AB} -
\overrightarrow{AD}\ \ \ (1)

    \overrightarrow{BF} =
\frac{1}{2}\overrightarrow{BC} = \frac{1}{3}\left( \overrightarrow{BA} +
\overrightarrow{AD} + \overrightarrow{DC} ight) =
\frac{1}{3}\overrightarrow{AB} +
\frac{1}{3}\overrightarrow{AD}

    \overrightarrow{EF} =
\overrightarrow{EB} + \overrightarrow{BF} =
\frac{2}{3}\overrightarrow{AB} + \frac{1}{3}\overrightarrow{AB} +
\frac{1}{3}\overrightarrow{AD}

    = \overrightarrow{AB} +
\frac{1}{3}\overrightarrow{AD}\ \ \ (2)

    Ta có: AB\bot AD \Leftrightarrow
\overrightarrow{AB}.\overrightarrow{AD} = 0

    Xét \overrightarrow{DE}.\overrightarrow{EF} = \left(
\frac{1}{3}\overrightarrow{AB} - \overrightarrow{AD} ight).\left(
\overrightarrow{AB} + \frac{1}{3}\overrightarrow{AD}
ight)

    = \frac{1}{3}{\overrightarrow{AB}}^{2} +
\frac{1}{9}\overrightarrow{AB}.\overrightarrow{AD} -
\overrightarrow{AD}.\overrightarrow{AB} -
\frac{1}{3}{\overrightarrow{AD}}^{2}

    = \frac{1}{3}{\overrightarrow{AB}}^{2} -
\frac{1}{3}{\overrightarrow{AD}}^{2} = \frac{1}{3}AB^{2} -
\frac{1}{3}AD^{2} = 0

  • Câu 32: Nhận biết

    Các giá trị xuất hiện nhiều nhất trong mẫu số liệu được gọi là:

    Các giá trị xuất hiện nhiều nhất trong mẫu số liệu được gọi là mốt.

  • Câu 33: Vận dụng

    Có 8 nhà khoa học Toán (6 nam, 2 nữ) và 5 nhà khoa học Vật Lí (toàn nam). Hỏi có bao nhiêu cách lập một đội gồm 4 nhà khoa học trong đó có cả nam, nữ, cả Toán, Vật Lí?

    +TH1. Có đúng 1 nữ nhà khoa học Toán, có 2 cách chọn. Lúc này chỉ cần có nhà khoa học Vật Lí là thỏa mãn đề bài, có thể có hoặc không nhà khoa học Toán nam nào khác, số cách chọn 3 nhà khoa học còn lại là C_{5}^{1}.C_{6}^{2} + C_{5}^{2}.C_{6}^{1} +
C_{5}^{3}. Vậy số cách lập nhóm trong trường hợp này là. 2.\left( C_{5}^{1}.C_{6}^{2} + C_{5}^{2}.C_{6}^{1}
+ C_{5}^{3} ight)

    +TH2. Có đúng 2 nữ nhà khoa học Toán, có 1 cách chọn. Cũng với ý tưởng như trên, chỉ cần có nhà khoa học Vật Lí là thỏa mãn, số cách chọn 2 nhà khoa học còn lại là C_{5}^{1}C_{6}^{1}
+ C_{5}^{2}. Vậy số cách lập nhóm trong trường hợp này là. C_{5}^{1}.C_{6}^{1} +
C_{5}^{2}.

    Vậy số cách lập cần tìm là. 2.\left(
C_{5}^{1}.C_{6}^{2} + C_{5}^{2}.C_{6}^{1} + C_{5}^{3} ight) +
C_{5}^{1}.C_{6}^{1} + C_{5}^{2} = 375.

  • Câu 34: Nhận biết

    Đường thẳng nào song song với đường thẳng \Delta:2x - y - 1 = 0?

    Đường thẳng song song với đường thẳng \Delta:2x - y - 1 = 0 là: 4x - 2y - 1 = 0.

  • Câu 35: Nhận biết

    Tính độ lệch chuẩn của mẫu số liệu: 10; 8; 6; 2; 4.

    Số trung bình là \overline{x} = \frac{10 + 8 + 6 + 2 + 4}{5} = 6.

    Phương sai là s^{2} = \frac{(10 - 6)^{2} + (8 - 6)^{2} + (6 - 6)^{2} +
(2 - 6)^{2} + (4 - 6)^{2}}{5} =
8.

    Độ lệch chuẩn là \sqrt{s^{2}} = \sqrt{8}
= 2\sqrt{2}.

  • Câu 36: Vận dụng

    Cho n là số tự nhiên thỏa mãn C_{n}^{0} + 2.C_{n}^{1}
+ 2^{2}.C_{n}^{2} + ... + 2^{n}.C_{n}^{n} = 59049. Biết số hạng thứ 3 trong khai triển Newton của \left( x^{2} - \frac{3}{x}
ight)^{n} có giá trị bằng \frac{81}{2}n. Tìm giá trị của x.

    Ta có: C_{n}^{0} + 2.C_{n}^{1} +2^{2}.C_{n}^{2} + ... + 2^{n}.C_{n}^{n} = 59049

    \Rightarrow (2 + 1)^{n}= 59049 \Leftrightarrow 3^{n} = 3^{10} \Leftrightarrow n =10.

    Ta được nhị thức \left( x^{2} -
\frac{3}{x} ight)^{10}.

    Số hạng thứ ba của khai triển là T_{3} =
C_{10}^{2}.\left( x^{2} ight)^{8}.\left( - \frac{3}{x} ight)^{2} =
405x^{14}.

    Theo giả thiết ta có: 405x^{14} =
\frac{81}{2}n \Leftrightarrow 405x^{14} = 405 \Leftrightarrow x^{14} = 1 \Leftrightarrow x = \pm 1.

  • Câu 37: Nhận biết

    Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, khoảng cách giữa hai điểm M(1;4)N(3;2) bằng:

    Khoảng cách giữa hai điểm M, N là

    MN = \sqrt{\left( x_{N} - x_{M}
ight)^{2} + \left( y_{N} - y_{M} ight)^{2}}

    = \sqrt{(3 - 1)^{2} + (2 - 4)^{2}} =
2\sqrt{2}

  • Câu 38: Nhận biết

    Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho \overrightarrow{a} = ( - 1;1),\overrightarrow{b} =
(4; - 2). Xác định tọa độ vecto \overrightarrow{v} = \overrightarrow{a} +
2\overrightarrow{b}?

    Ta có: \left\{ \begin{matrix}
\overrightarrow{a} = ( - 1;1) \Rightarrow 2\overrightarrow{a} = ( - 2;2)
\\
\overrightarrow{b} = (4; - 2) \\
\end{matrix} ight.

    \Rightarrow \overrightarrow{v} =
\overrightarrow{a} + 2\overrightarrow{b} = \left( - 2 + 4;2 + ( - 2)
ight) = (2;0)

  • Câu 39: Thông hiểu

    Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho tọa độ các điểm A(2; - 3),B(3;4). Tìm tọa độ điểm M \in Ox sao cho ba điểm A;B;M thẳng hàng?

    Theo bài ra ta có: M \in Ox \Rightarrow
M(x;0)

    Lại có: \left\{ \begin{matrix}
\overrightarrow{AM} = (x - 2;3) \\
\overrightarrow{BM} = (x - 3; - 4) \\
\end{matrix} ight.

    Ba điểm A, M, B thẳng hàng khi và chỉ khi \overrightarrow{AM}\overrightarrow{BM} cùng phương hay

    \frac{x - 2}{x - 3} = \frac{3}{- 4}
\Leftrightarrow - 4(x - 2) = 3(x - 3)

    \Leftrightarrow 7x = 17 \Leftrightarrow
x = \frac{17}{7}(tm)

    Vậy tọa độ điểm M là M\left(
\frac{17}{7};0 ight).

  • Câu 40: Thông hiểu

    Từ 6 điểm phân biệt thuộc đường thẳng ∆ và một điểm không thuộc đường thẳng ∆ ta có thể tạo được tất cả bao nhiêu tam giác?

     Một tam giác được lập thành từ 3 điểm.

    Cứ 2 điểm thuộc \Delta + 1 điểm nằm ngoài có sẵn, ta được một tam giác.

    Số cách lấy 2 điểm từ 6 điểm thuộc \Delta là: C_6^2=15 (cách).

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề thi giữa học kì 2 Toán 10 Cánh Diều (Đề 2) Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 9 lượt xem
Sắp xếp theo