Đề thi giữa kì 1 Hóa 12 - Đề 2

Mô tả thêm: Đề kiểm tra giữa học kì 1 Hóa 12 gồm nội dung câu hỏi dưới dạng trắc nghiệm, các mức độ khác nhau, giúp bạn học đánh giá chính xác năng lực học.
  • Thời gian làm: 50 phút
  • Số câu hỏi: 40 câu
  • Số điểm tối đa: 40 điểm
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
Mua gói để Làm bài
  • Câu 1: Vận dụng cao

    Thể tích nước brom 3% (d = 1,3g/ml) cần dùng để điều chế 4,4 gam kết tủa 2,4,6-tribrom anilin là

     C6H5NH2 + 3Br2 → C6H2Br3NH2↓ + 3HBr

    Số mol C6H2Br3NH3 là:

      n\hspace{0.278em}=\hspace{0.278em}\frac{44}{330}\;mol

    Theo pt:

    nBr_2\;=\;3.n_{C6H2Br3NH3\;}=\;3.\frac{4,4}{330}\;=0,04\;\;mol

    \Rightarrow mBr2 = 0,04.160 = 6,4 (gam)

    \Rightarrow m_{ddBr23\%}\;=\;6,4:3\%\;=\frac{640}3\;gam

    \Rightarrow V_{Br2cần\;dùng\;}=\;\frac mD\;=\;\frac{640}{3.\;1,3}\;=\;164,1\;(ml)\\

     

  • Câu 2: Thông hiểu

    Hãy tìm một thuốc thử để nhận biết được tất cả các chất riêng biệt sau: glucozơ, glixerol, etanol, etanal.

     Thuốc thử để nhận biết tất cả các chất trên là Cu(OH)2/OH-

     - Glucozơ và glixerol có khả năng hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường cho dung dịch phức màu xanh lam (nhóm 1), etanol và etanal không hiện tượng (nhóm 2)

      2C6H12O6 + Cu(OH)2 → (C6H11O6)2Cu + 2H2O.

      2C3H5(OH)3 + Cu(OH)2 ightarrow [C3H5(OH)2O]2Cu + H2O

    - Ở mỗi nhóm tiến hành đun nóng với Cu(OH)2/OH-:

    • Nhóm 1: mẫu thử xuất hiện kết tủa đỏ gạch Cu2O↓ là ống nghiệm glucozơ, còn lại không hiện tượng là glixerol.
    • Nhóm 2: Mẫu thử xuất hiện kết tủa đỏ gạch là etanal, còn lại không hiện tượng là etanol.

      RCHO + 2Cu(OH)2 + NaOH → RCOONa + Cu2O↓ + 3H2O.

  • Câu 3: Vận dụng

    E là este của glyxin với 1 ancol no, đơn chức mạch hở. Phần trăm khối lượng oxi trong E là 27,35%. Cho 16,38 gam E tác dụng với 300 ml dung dịch NaOH 1M. Sau khi phản ứng kết thúc cô cạn dung dịch thu được bao nhiêu gam chất rắn khan?

    Đặt công thức của E là H2NCH2COOR.

    Theo giả thiết ta có phần trăm khối lượng oxi trong E là 27,35% nên:

    %O = (32/ME).100% = 27,35

    ⇒ ME = 117 ⇒ nE = 16,38/117 = 0,14 mol

    nNaOH = 0,3 mol

    Phương trình phản ứng:

    H2NCH2COOR + NaOH → H2NCH2COONa + ROH (1)

       0,14                    0,14               0,14

    Chất rắn sau phản ứng gồm H2NCH2COONa: 0,14 mol và NaOH dư: 0,16 mol.

    ⇒ mchất rắn = 0,14.97 + 0,16.40 = 19,98 gam.

  • Câu 4: Thông hiểu

    Hiện tượng quan sát được khi cho dung dịch etylamin tác dụng với dung dịch FeCl3

  • Câu 5: Thông hiểu

    Hòa tan Cu(OH)2 bằng dung dịch glucozơ thu được dung dịch màu

     Trong dung dịch, glucozơ có tính chất của ancol đa chức → hòa tan Cu(OH)2, tạo phức màu xanh lam.

  • Câu 6: Nhận biết

    Este mạch hở có công thức tổng quát là?

    Cứ 1 nhóm COO có một liên kết π \Rightarrow có b nhóm COO có b liên kết π

    Gọi số liên kết liên kết π trong mạch C là a \Rightarrow tổng số liên kết π trong este là a + b

    Vậy công thức tổng quát của este mạch hở là CnH2n+2-2a-2bO2b

  • Câu 7: Thông hiểu

    Thuỷ phân este X trong môi trường axit thu được hai chất hữu cơ Y và Z. Oxi hoá Y tạo ra sản phẩm là Z. Chất X không thể là

    • Với X là vinyl axetat \Rightarrow Y là CH3CHO, Z là CH3COOH

      CH3CHO + 1/2O2 \xrightarrow{\mathrm{xt},\;\mathrm t^\circ} CH3COOH

    • Với X là metyl format \Rightarrow Y là CH3OH và Z là HCOOH

       CH3OH + O2 \xrightarrow{\mathrm{xt},\;\mathrm t^\circ}  HCOOH + H2O

    • Với X là etyl axetat \Rightarrow Y là C2H5OH và Z là CH3COOH  {\mathrm C}_2{\mathrm H}_5\mathrm{OH}\;+\;{\mathrm O}_{2\;}\;\xrightarrow[{25\;-\;30^\circ\mathrm C}]{\mathrm{men}\;\mathrm{giấm}}\;{\mathrm{CH}}_3\mathrm{COOH}\;+\;{\mathrm H}_2\mathrm O
    • Với X là isopropyl propionat \Rightarrow Y là CH3CH(OH)CH3 và Z là CH3CH2COOH. Từ Y không thể oxi hóa thành Z.

    Vậy X không thể là isopropyl propionat

  • Câu 8: Thông hiểu

    Phần trăm khối lượng nitơ có trong lysin là:

     CTCT của lysin: NH2-(CH2)4-CH(NH2)-COOH.

    \%N\;=\;\frac{14.2}{146}.100\%\;=\;19,18\%

  • Câu 9: Thông hiểu

    Không nên dùng xà phòng khi giặt rửa với nước cứng vì

    Nước cứng chứa nhiều ion Mg2+, Ca2+ sẽ kết tủa với muối natri của các axit béo (thành phần chính của xà phòng).

  • Câu 10: Vận dụng cao

    Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin, valin, metylamin và etylamin. Đốt cháy hoàn toàn 0,16 mol hỗn hợp X cần dùng vừa đủ 0,57 mol O2. Sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 (trong đó số mol CO2 là 0,37 mol). Cho lượng X trên vào dung dịch KOH dư thấy có a mol KOH tham gia phản ứng. Giá trị của a là:

    Gọi CTPT amino axit là CnH2n+1O2N: x mol, amin CmH2m+3N: y mol

    Khi đốt cháy:

    CnH2n+1O2N + (1,5n-0,75)O2 → nCO2 + (n+0,5)H2O + 0,5N2

      x                       1,5nx-0,75x              nx

    CmH2m+3N + (1,5m+0,75)O2 → mCO2 + (m+1,5) H2O + 0,5N2

      y                   1,5my+0,75m         my

    nO2 = 1,5nx – 0,75x + 1,5my + 0,75y = 0,57     (1)

    nX = x + y = 0,16                                               (2)

    nCO2 = nx + my = 0,37                                      (3)

    Từ (1), (2), (3) ta có: x = 0,07; y = 0,09

    ⇒ nKOH = namino axit = 0,07 mol

  • Câu 11: Thông hiểu

    Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C4H8O2 là:

    Các công thức cấu tạo là:

    HCOOCH2CH2CH3

    HCOOCH(CH3)-CH3

    CH3COOCH2CH3

    CH3CH2COOCH3

    Vậy có tất cả 4 đồng phân este ứng với công thức phân tử C4H8O2.

  • Câu 12: Vận dụng

    Thủy phân 21,9 gam Gly-Ala trong dung dịch NaOH dư thu được m gam muối. Giá trị của m là

    MGly-Ala = 75 + 89 -18 = 146

    nGly-Ala = 21,9/146 = 0,15 mol

    m = mGly-Na + mAla-Na

    = 0,15.(97 + 111) = 31,2 gam

  • Câu 13: Thông hiểu

    Hợp chất có công thức phân tử C3H9O2N. Số đồng phân có tính chất lưỡng tính (vừa tác dụng với dung dịch NaOH và tác dụng với dung dịch HCl) là

     Theo bài ra ta có số đồng phân có tính chất lưỡng tính, để thỏa mãn có 3 C mà có 9H ⇒ hợp chất là muối amoni của axit cacboxylic.

     ⇒ Các chất thỏa mãn gồm:

    C2H5COONH4

    CH3COONH3CH3

    HCOONH3CH2CH3

    HCOONH2(CH3)2

  • Câu 14: Nhận biết

    Chất nào sau đây khi tác dụng với dung dịch NaOH cho sản phẩm là 1 muối hữu cơ và 2 ancol?

    CH3OOC−COOC2H5 + 2NaOH → CH3OH + C2H5OH + C2H5OH + NaOOC – COONa

  • Câu 15: Nhận biết

    Dung dịch nào sau đây làm phenolphtalein đổi màu?

    - Glyxin loại vì CH2(NH2)-COOH có pH = 7 nên không đổi màu phenolphtalein.

    - Axit axetic loại vì CH3COOH có pH < 7 nên không đổi màu phenolphtalein.

    - Alanin vì CH3CH(NH2)COOH có pH = 7 nên không đổi màu phenolphtalein.

    - Metylamin thõa mãn vì CH3NH2 có pH > 7 nên làm phenolphtalein chuyển sang màu hồng.

  • Câu 16: Thông hiểu

    Có bao nhiêu tripeptit (mạch hở) được tạo ra từ 3 amino axit: glyxin, alanin và valin?

  • Câu 17: Vận dụng

    Cho 21,8 gam chất hữu cơ A mạch hở chỉ chứa 1 loại nhóm chức tác dụng với 1 lít dung dịch NaOH 0,5M thu được 24,6 gam muối và 0,1 mol rượu B. Lượng NaOH dư có thể trung hòa hết 0,5 lít dung dịch HCl 0,4M. Xác định công thức cấu tạo của A.

     nancol = 0,1 mol, nNaOH = 0,5 mol, nHCl = 0,2 mol

    nNaOH pư = 0,5 - 0,2 = 0,3 mol

    BTKL: mancol = 21,8 + 40.0,3 - 24,6 = 9,2 gam

    \Rightarrow Mancol = 92 (C3H5(OH)3)

    nNaOH = 3nancol \Rightarrow X có dạng (RCOO)3C3H5

     nmuối = 0,3 mol

    \Rightarrow{\mathrm M}_{\mathrm{muối}}\;=\;\frac{24,6}{0,3}\;=\;82\;

    \Rightarrow R = 82 - 67 = 15 (-CH3)

    \Rightarrow X là  (CH3COO)3C3H5: glixeroltriaxetat 

  • Câu 18: Vận dụng cao

    Đun nóng 27 gam glucozơ với AgNO3/NH3 dư. Lọc lấy Ag rồi cho vào dung dịch HNO3đặc nóng, dư thì sau phản ứng thu được khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất) và khối lượng dung dịch axit tăng a gam. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của a là

    nglucozơ = 0,15 mol

    \Rightarrow nAg = 2nglucozơ = 0,3 mol

    Bảo toàn eletron ta có:

    nNO2 = nAg = 0,3 mol

    mdd tăng = a = mAg - mNO2

    = 0,3.108 - 0,3.46 = 18,6 gam 

  • Câu 19: Nhận biết

    Câu khẳng định nào sau đây đúng?

     Saccarozơ và mantozơ có cùng công thức phân tử là C12H22O11 nên là đồng phân của nhau.

  • Câu 20: Vận dụng

    Một chất béo là trieste của 1 axit và axit tự do có cùng công thức với axit có trong chất béo. Chỉ số xà phòng hóa của mẫu chất béo là 208,77 và chỉ số axit tự do là 7. Axit chứa trong chất béo là:

     Xét 1000g mẫu chất béo thì: 

    - Chỉ số xà phòng hóa là số mg KOH vừa đủ để phản ứng xà phòng hóa hết với lượng chất trong 1 gam chất béo.

    - Chỉ số axit là số mg KOH vừa đủ để trung hòa hết gốc axit có trong 1 gam chất béo.

     Giả sử mẫu chất béo có x mol (RCOO)3C3H5 và y mol RCOOH

    \Rightarrow 3x + y = nKOH xà phòng hóa = 3,728

    y = nKOH axit hóa = 0,125 mol

    \Rightarrow x = 1,201 mol

    \Rightarrow mmẫu chất béo = 1,201.(R+ 173) + 0,125.(R + 45) = 1000

    \Rightarrow R = 211 (C15H31)

    Vậy axit chứa trong chất béo là axit panmitic.

  • Câu 21: Nhận biết

    Nếu thuỷ phân không hoàn toàn pentapeptit Gly-Ala-Gly-Ala-Gly thì thu được tối đa bao nhiêu đipeptit khác nhau?

     Chỉ thu được 2 đipeptit khác nhau là gly-ala, và ala-gly

  • Câu 22: Nhận biết

    Đồng phân của glucozơ là

  • Câu 23: Thông hiểu

    Cho các dung dịch: C6H5NH2 (anilin), CH3NH2, NaOH, C2H5OH, NH3. Trong các dung dịch trên, số dung dịch có thể làm đổi màu phenolphtalein là :

  • Câu 24: Vận dụng

    Khi đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức X thu được 8,4 lít CO2, 1,4 lít N2 và 10,125gam H2O. Công thức của X là

    nCO2 = 0,375 mol \Rightarrow nC = nCO2 = 0,375 mol

    nN2 = 0,0625 mol \Rightarrow nN = 2nN2 = 0,125 mol

    nH2O = 0,5625 mol \RightarrownH = 2nH2O = 1,125 mol

    Vậy ta có:

    ⇒ nC:nH:nO = 0,375:1,125:0,125 = 3: 9:1

    ⇒ Công thức phân tử của X là C3H9N

  • Câu 25: Nhận biết

    Phát biểu nào dưới đây về tính chất vật lí của amin không đúng?

  • Câu 26: Vận dụng

    Từ glucozơ, điều chế cao su buna theo sơ đồ sau đây:

    Glucozơ → rượu etylic → butađien1,3 → caosubuna

    Hiệu suất của quá trình điều chế là 75%, muốn thu được 32,4 kg cao su thì khối lượng glucozơ cần dùng là:

    C6H12O6 ightarrow 2C2H5OH ightarrow C4H6 ightarrow Cao su buna

      180n                                                         54n

       m                                                             32,4

    \Rightarrow\mathrm m\;=\;\frac{180\mathrm n.32,4}{54\mathrm n.75\%\;}\;=\;144\mathrm{kg}

  • Câu 27: Vận dụng cao

    Thủy phân hoàn toàn 6,18 gam hôn hợp T gồm một este, một axit và một ancol (đều no, đơn chức, mạch hở) bằng lượng vừa đủ dung dịch chứa 0,1 mol NaOH thu được 3,2 gam một ancol. Cô cạn dung dịch sau thủy phân rồi đem lượng muối khan thu được đốt cháy hoàn toàn thu được 0,05 mol H2O. Phần trăm khối lượng của este có trong T là:

     Bảo toàn nguyên tố Na ta có số mol muối

    nRCOONa =0,1 mol;

    mặt khác RCOONa + O2 → H2O (0,05 mol)

    → muối là HCOONa

    6,18 gam T + NaOH → Muối + ancol + H2O

    Bảo toàn khối lượng suy ra

    nH2O = 0,01 mol = số mol HCOOH trong T

    → số mol este = 0,09 mol

    Bảo toàn khối lượng tìm được công thức ancol là CH3OH có số mol là 0,01 mol

    Công thức của este là HCOOCH3

    %m este trong T là 87,38%.

  • Câu 28: Nhận biết

    Amino axit là hợp chất hữu cơ trong phân tử:

  • Câu 29: Vận dụng

    Hỗn hợp X gồm axit panmitic, axit stearic và axit linoleic. Để trung hòa m gam X cần 40 ml dung dịch NaOH 1M. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn m gam X thì thu được 15,232 lít khí CO2 (đktc) và 11,7 gam H2O. Số mol của axit linoleic trong m gam hỗn hợp X là

    X gồm panmitic và stearic đều là axit no đơn chức mạch hở còn axit linoleic có 2 liên kết đôi trong gốc hiđrocacbon

    \Rightarrow Khi đốt cháy tạo sản phẩm: nCO2 – nH2O = 2nLinoleic

    \Rightarrow nLinoleic = 0,015 mol

  • Câu 30: Nhận biết

    Với thuốc thử duy nhất là quỳ tím sẽ nhận biết được dung dịch các chất nào sau đây?

    Khi dùng quỳ tím nhận biết:

    CH3COOH làm qùy chuyển đỏ.
    C6H5OH không có hiện tượng.
    CH3CH2NH2 làm quỳ chuyển xanh.

  • Câu 31: Vận dụng

    Đốt cháy hoàn toàn 0,9 gam một loại gluxit X thu được 1,32 gam CO2 và 0,54 gam H2O. X là chất nào trong số các chất sau?

     nCO2 = 0,03 mol \Rightarrow nC = 0,3 mol

    nH2O = 0,005 mol \Rightarrow nH = 0,01 mol

    \Rightarrow{\mathrm n}_{\mathrm O}=\;\frac{0,9-0,03.12-0,06.1}{16}=0,03\;\mathrm{mol}

    \Rightarrow nC:nH:nO = 0,03:0,06:0,03 = 3:6:3

    Vậy CTPT của X là (CH2O)n

    Vậy chỉ có glucozơ thõa mãn.

  • Câu 32: Thông hiểu

    Cho các chất sau: axit fomic, metyl fomat, axit axetic, glucozơ, tinh bột, xenlulozơ, anđehit axetic. Số chất có phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 cho ra Ag là:

    Số chất có phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 cho ra Ag là: Axit fomic, metylfomat, glucozơ, anđehit axetic. 

  • Câu 33: Nhận biết

    Glucozơ là một hợp chất:

    Cacbohiđrat được phân làm ba nhóm chính sau:

    + Monosaccarit: glucozơ, fructozơ (C6H12O6)

    + Đisaccarit: saccarozơ, mantozơ (C12H22O11)

    + Polisaccarit: tinh bột, xenlulozơ (C6H10O5)n

  • Câu 34: Vận dụng
    Khối lượng của tinh bột cần dùng trong quá trình lên men để tạo thành 5 lít rượu etylic 46o. Hiệu suất cả quá trình là 72% và khối lượng riêng của rượu etylic là 0,8 g/l.

     Vrượu nguyên chất = 5.46/100 = 2,3 lít

    \Rightarrow mC2H5OH = 2,3.0,8 = 1,84 kg = 1840 gam

    Ta có: (C6H10O5)n → 2nC2H5OH 

    \Rightarrow{\mathrm m}_{\mathrm{tinh}\;\mathrm{bột}}\;=\;\frac{1840.162\mathrm n}{92\mathrm n}=3240\;\mathrm{gam}

    Ta lại có H = 72% nên:

    {\mathrm m}_{\mathrm{tinh}\;\mathrm{bột}}\;=\;\frac{3240.100}{72}=4500\;\mathrm{gam}\;=\;4,5\;\mathrm{kg}

  • Câu 35: Nhận biết

    Số đồng phân bậc 2 có công thức phân tử C4H11N là

    Số đồng phân amin bậc 2 của C4H11N là: CH3CH2NHCH3CH2; CH3CH2CH2NHCH3; CH3CH(CH3)NHCH3.

  • Câu 36: Nhận biết

    Công thức phân tử tổng quát của este tạo bởi ancol no, đơn chức và axit cacboxylic không no, có một liên kết đôi C=C, đơn chức là:

    Este tạo thành có k = 2 (một liên kết π trong C=O và một liên kết π của C=C); và có 2 oxi

    => Công thức tổng quát:

    CnH2n + 2 – 2kO2  <=> CnH2n - 2O2 (do k = 2).

    Ancol no nhỏ nhất có 1C, axit nhỏ nhất có liên kết C=C có 3C => n ≥ 4.

    Vậy công thức của este cần tìm là CnH2n - 2O2 (n ≥ 4).

     

  • Câu 37: Nhận biết

    Phát biểu nào sau đây sai?

  • Câu 38: Nhận biết

    C3H6O2 có bao nhiêu đồng phân đơn chức mạch hở?

    Các đồng phân thoả mãn là: HCOOC2H5, CH3COOCH3, C2H5COOH. 

  • Câu 39: Nhận biết

    Ứng với công thức phân tử C4H6O2 số đồng phân cấu tạo este mạch hở là

    Số đồng phân cấu tạo este mạch hở là

    HCOO – CH = CH – CH3

    HCOO – CH2 - CH = CH2

    HCOO – C(CH3) = CH2

    CH3 – COO – CH=CH2

    CH2=CH – COO – CH3

    Vậy có 5 đồng phân thỏa mãn

  • Câu 40: Nhận biết

    Hợp chất nào sau đây chiếm thành phần nhiều nhất trong mật ong:

    Fructozơ có nhiều trong hoa quả và đặc biệt trong mật ong (40%)

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề thi giữa kì 1 Hóa 12 - Đề 2 Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 3 lượt xem
Sắp xếp theo