Đề thi giữa kì 1 Hóa 12 - Đề 3

Mô tả thêm: Đề kiểm tra giữa học kì 1 Hóa 12 gồm nội dung câu hỏi dưới dạng trắc nghiệm, các mức độ khác nhau, giúp bạn học đánh giá chính xác năng lực học.
  • Thời gian làm: 50 phút
  • Số câu hỏi: 40 câu
  • Số điểm tối đa: 40 điểm
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
Mua gói để Làm bài
  • Câu 1: Thông hiểu

    Cho các phát biểu sau:

    (a) Este là những hợp chất hữu cơ đơn chức có chứa nhóm cacboxylat.

    (b) Chất béo là trieste của glixerol với axit monocacboxylic no hoặc không no.

    (c) Xà phòng là hỗn hợp muối natri hoặc kali của axit ađipic.

    (d) Ancol là hợp chất hữu cơ có nhóm OH liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon no.

    Số phát biểu không đúng là:

    (a) Este là những hợp chất hữu cơ đơn chức có chứa nhóm cacboxylat ⇒ Sai. Este có thể đa chức và chứa nhóm cacboxyl; không phải cacboxylat.

    (b) Chất béo là trieste của glixerol với axit monocacboxylic no hoặc không no ⇒ Sai. Do axit phải là axit béo.

    (c) Xà phòng là hỗn hợp muối natri hoặc kali của axit ađipic ⇒ Sai. Xà phòng là muối của axit béo; không phải của axit ađipic.

    (d) Ancol là hợp chất hữu cơ có nhóm OH liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon no ⇒ Đúng.

  • Câu 2: Nhận biết

    Số lượng đồng phân amin có công thức phân tử C3H9N là:

    Có 4 đồng phân cấu tạo của amin có công thức phân tử C3H9N.

    CH3-CH2-CH2-NH2 

    CH3-CH(NH2)-CH3

    CH3-CH2-NH-CH3

    N(CH3)3

  • Câu 3: Nhận biết

    Cho chất X vào dung dịch AgNO3/NH3 đun nóng, không thấy xảy ra phản ứng tráng gương. Chất X có thể là chất nào trong các chất dưới đây?

    • Glucozơ và axetanđehit có nhóm CH=O trong phân tử \Rightarrow có phản ứng tráng gương.
    • Fructozơ không có nhóm CH=O nhưng vẫn có phản ứng tráng gương do trong môi trường NH3 nó chuyển thành glucozơ \Rightarrow Có phản ứng tráng gương
    • Saccarozơ không có nhóm CH=O \Rightarrow Không có phản ứng tráng gương.
  • Câu 4: Vận dụng

    Hòa tan 6,12 gam hỗn hợp glucozơ và saccarozơ vào nước thu được 100ml dung dịch X. Cho X tác dụng với AgNO3/NH3 dư thu được 3,24 gam Ag. Phần trăm khối lượng saccarozơ trong hỗn hợp ban đầu là:

    nAg = 0,03 mol

    Sơ đồ: C6H12O6 → 2Ag

                0,015  \leftarrow   0,03

    \Rightarrow mglucozơ = x = (3,24.180)/216 = 2,7 gam

    \Rightarrow msaccarozơ = 6,12 – 27 = 3,42 gam

    \Rightarrow\%{\mathrm m}_{\mathrm{saccarozơ}}\;=\;\frac{3,42}{6,12}.100\%\;=\;55,88\%

  • Câu 5: Nhận biết

    Hợp chất nào sau đây chiếm thành phần nhiều nhất trong mật ong:

    Fructozơ có nhiều trong hoa quả và đặc biệt trong mật ong (40%)

  • Câu 6: Vận dụng

    Người ta điều chế anilin bằng cách nitro hóa 1 kg benzen rồi khử hợp chất nitro bằng hiđro mới sinh. Nếu hiệu suất mỗi quá trình đều đạt 78% thì khối lượng anilin thu được là: 

    C6H6   \xrightarrow{78\%} C6H5NO2  \xrightarrow{78\%} C6H5NH2.

    78 gam                                    93 gam

    1000 gam                                 x gam

    Do hiệu suất mỗi giai đoạn đều đạt 78% nên khối lượng anilin thu được là:

    \frac{1000.93}{78}.\frac{78}{100}.\frac{78}{100}=725,4\;(gam)

  • Câu 7: Vận dụng

    Cho 4,48 gam hỗn hợp gồm CH3COOC2H5 và CH3COOC6H5 (có tỷ lệ mol là 1:1) tác dụng với 800 ml dung dịch NaOH 0,1M, làm khô dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng chất rắn là:

    \left.\begin{array}{r}{\mathrm{CH}}_3{\mathrm{COOC}}_2{\mathrm H}_5:\;0,02\;\mathrm{mol}\\{\mathrm{CH}}_3{\mathrm{COOC}}_6{\mathrm H}_5:\;0,02\;\mathrm{mol}\end{array}ight\}\;+\;\mathrm{NaOH}:\;0,08\;\mathrm{mol}
    Phương trình hóa học:

    CH3COOC2H5 + NaOH → CH3COONa + C2H5OH

    CH3COOC6H5 + 2NaOH → CH3COONa + C6H5ONa + H2O

    \Rightarrow Chất rắn gồm CH3COONa; C6H5ONa và NaOH dư.

    nCH3COONa = 0,02 + 0,02 = 0,04 mol

    nC6H5ONa = 0,02 mol

    nNaOH dư = 0,08 − 0,02 − 0,02.2 = 0,02 mol 

    mrắn = mCH3COONa + mC6H5ONa + mNaOH dư

    = 0,04.82 + 0,02.116 + 0,02.40 = 6,4 gam

  • Câu 8: Vận dụng

    Cho 0,04 mol amino axit X tác dụng vừa đủ với 400 ml dung dịch HCl 0,1M thu được 7,34 gam muối khan. Mặt khác 0,04 mol X tác dụng vừa đủ với 80 gam dung dịch NaOH 4%. Công thức của X là

     nHCl = 0,04 mol; nNaOH = 0,08 mol

    (H2N)nR(COOH)m + nHCl ightarrow (ClH3N)nR(COOH)m

          0,04        ightarrow        0,04n   ightarrow        0,04

    0,04n = 0,1.0,4  \Rightarrow n = 1

    {\mathrm M}_{\mathrm{amino}\;\mathrm{axit}\;}=\;\frac{7,34}{0,04}-36,5\;=\;147

    (H2N)nR(COOH)m + mNaOHightarrow (H2N)nR(COONa)m + mH2O

       0,04       ightarrow            0,04m

    0,04m = 0,08 \Rightarrow m = 2

    \Rightarrow R + 16 + 45.2 = 147

    \Rightarrow R = 41 (C3H5)

    Vậy X là H2NC3H5(COOH)2

  • Câu 9: Nhận biết

    Công thức tổng quát của este no, đơn chức, mạch hở là

     Công thức tổng quát của este no, đơn chức, mạch hở là CnH2nO2 (n ≥ 2)

  • Câu 10: Thông hiểu

    Anilin (C6H5NH2) và phenol (C6H5OH) đều có phản ứng với:

     Phương trình phản ứng của anilin và phenol với Br2:

    C6H5NH2 + 3Br2 → C6H2Br3NH2trắng + 3HBr.

    C6H5OH + 3Br2 → C6H2Br3OH↓trắng + 3HBr.

  • Câu 11: Nhận biết

    Chất nào sau đây khi thuỷ phân trong môi trường axit tạo thành sản phẩm có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc?

     HCOOC2H5 + H2O \overset{H_{2}SO_{4},t^{o}   }{\leftrightharpoons} HCOOH + C2H5OH

    HCOOH còn nhóm CH=O trong phân tử nên tham gia phản ứng tráng bạc

  • Câu 12: Vận dụng
    Khối lượng của tinh bột cần dùng trong quá trình lên men để tạo thành 5 lít rượu etylic 46o. Hiệu suất cả quá trình là 72% và khối lượng riêng của rượu etylic là 0,8 g/l.

     Vrượu nguyên chất = 5.46/100 = 2,3 lít

    \Rightarrow mC2H5OH = 2,3.0,8 = 1,84 kg = 1840 gam

    Ta có: (C6H10O5)n → 2nC2H5OH 

    \Rightarrow{\mathrm m}_{\mathrm{tinh}\;\mathrm{bột}}\;=\;\frac{1840.162\mathrm n}{92\mathrm n}=3240\;\mathrm{gam}

    Ta lại có H = 72% nên:

    {\mathrm m}_{\mathrm{tinh}\;\mathrm{bột}}\;=\;\frac{3240.100}{72}=4500\;\mathrm{gam}\;=\;4,5\;\mathrm{kg}

  • Câu 13: Vận dụng cao

    Chất A là một α-aminoaxit có mạch cacbon không phân nhánh.

    - Lấy 0,01 mol A tác dụng vừa đủ với 80 ml dung dịch HCl 0,125M thu được 1,835 gam muối khan.

    - Nếu lấy 2,94 gam A phản ứng vừa đủ với 80 ml dung dịch NaOH thu được 3,82 gam muối khan. CTCT của A là

    • Khi tác dụng với HCl:

    nA = 0,01 mol = nHCl = 0,01 mol

    ⇒ A có 1 nhóm NH2.

    mA = m muối – mHCl = 1,47.

    ⇒ MA = 1,47/0,01 = 147.

    • Khi tác dụng với NaOH:

    nA = 0,02, nNaOH = (3,82 – 2,94)/22 = 0,04 (mol)

    ⇒ A có 2 nhóm COOH.

    A dạng NH2-R-(COOH)2 mà MA = 147

    ⇒ A là: NH2-C3H5(COOH)2

    A là α- aminoaxit cấu tạo mạch không nhánh nên A là:

    HOOCCH2CH2CH(NH2)COOH.

  • Câu 14: Nhận biết

    Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển thành màu hồng?

     Axit α-aminopropionic: H2NCH(CH3)COOH.

    Axit α,ɛ-điaminocaproic: H2N(CH2)4CH(NH2)COOH.

    Axit α-aminoglutaric: HOOC(CH2)2CH(NH2)COOH. Có số nhóm COOH > NH2 → làm quỳ tím chuyển thành màu hồng.

    Axit aminoaxetic: H2NCH2COOH.

  • Câu 15: Vận dụng

    Đốt cháy hai amin no, đơn chức là đồng đẳng liên tiếp thu được 2,24 lít CO2 (đktc) và 3,6 gam H2O. Công thức của hai amin là

    Gọi công thức chung của hai amin là {\mathrm C}_\overline{\mathrm n}{\mathrm H}_{2\overline{\mathrm n}{+3}}\mathrm N

    Sơ đồ phản ứng:

    {\mathrm C}_\overline{\mathrm n}{\mathrm H}_{2\overline{\mathrm n}+3}\mathrm n\;\xrightarrow{{\mathrm O}_2,\;\mathrm t^\circ}\overline{\mathrm n}{\mathrm{CO}}_2+\;\frac{2\overline{\mathrm n}+3}2{\mathrm H}_2\mathrm O\;+\;\frac12{\mathrm N}_2

    Ta có: 

    0,2\overline{\mathrm n}\;=\;0,1.\frac{2\overline{\mathrm n}+3}2\Rightarrow\overline{\mathrm n}=\;1,5

    Vậy công thức phân tử của 2 amin là CH5N và C2H7N.

  • Câu 16: Thông hiểu

    Điều khẳng định nào sau đây là đúng?

    - Anilin là amin nhưng không làm đổi màu quỳ tím.

    - Các aminoaxit có số nhóm -NH2 bằng số nhóm -COOH thì mới không làm đổi màu quỳ tím.

    - Đipeptit không tham gia phản ứng màu biure.

  • Câu 17: Thông hiểu

    Cho các phát biểu sau:

    (a) Protein bị thủy phân khi đun nóng với dung dịch axit.

    (b) Đipeptit có khả năng tham gia phản ứng màu biure.

    (c) Trong phân tử Gly-Ala-Gly có chứa 3 liên kết peptit.

    (d) Hợp chất H2N-CH2-CO-NH-CH2-CH2-COOH là đipeptit.

    Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là:

    • Đúng.
    • Sai vì từ tripeptit trở lên mới có phản ứng màu biure.
    • Sai vì trong phân tử Gly-Ala-Gly có chứa 2 liên kết peptit.
    • Sai vì peptit phải được tạo từ α-amino axit.
  • Câu 18: Nhận biết

    Chất không tan trong nước lạnh là:

  • Câu 19: Nhận biết

    Dầu mỡ để lâu dễ bị ôi thiu là do?

     Nối đôi C=C ở gốc axit không no của chất béo bị oxi hóa chậm bởi oxi không khí tạo thành peoxit, chất này bị phân hủy thành các sản phẩm có mùi khó chịu. Đó là nguyên nhân của hiện tượng dầu mỡ để lâu bị ôi.

  • Câu 20: Thông hiểu

    Hợp chất có công thức phân tử C3H9O2N. Số đồng phân có tính chất lưỡng tính (vừa tác dụng với dung dịch NaOH và tác dụng với dung dịch HCl) là

     Theo bài ra ta có số đồng phân có tính chất lưỡng tính, để thỏa mãn có 3 C mà có 9H ⇒ hợp chất là muối amoni của axit cacboxylic.

     ⇒ Các chất thỏa mãn gồm:

    C2H5COONH4

    CH3COONH3CH3

    HCOONH3CH2CH3

    HCOONH2(CH3)2

  • Câu 21: Thông hiểu

    Khi xà phòng hóa tristearin ta thu được sản phẩm là

    Xà phòng hóa tristearin là phản ứng thủy phân trong môi trường kiềm:

    (C17H35COO)3C3H5 + 3NaOH \overset{t^{\circ } }{ightarrow} 3C17H35COONa + C3H5(OH)3.

    → Sản phẩm thu được là C17H35COONa và glixerol

  • Câu 22: Thông hiểu

    Cho các chất sau: CH3COOCH3, HCOOCH3, HCOOC6H5, CH3COOC2H5. Chất có nhiệt độ sôi thấp nhất là:

  • Câu 23: Vận dụng

    Đun nóng chất béo cần vừa đủ 80 g dung dịch NaOH 15%, giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng (g) glixerol thu được là

     mNaOH = (80.15) : 100 = 12 (g)

    => nNaOH = 0,3 (mol)

    nNaOH = 3nglixerol => nglixerol = 0,3:3 = 0,1 (mol)

    mglixerol= 0,1.92 = 9,2 (g)

  • Câu 24: Nhận biết

    Chất tham gia phản ứng trùng ngưng là

  • Câu 25: Nhận biết

    Công thức phân tử của đimetylamin là:

  • Câu 26: Nhận biết

    Phương pháp hóa học để tách riêng CH4 và C2H5NH2

    Sục hỗn hợp khí qua dung dịch HCl dư, thu được khí CH4 bay ra. HCl phản ứng với etyl amin:

    CH3CH2NH2 + HCl → CH3CH2NH3Cl

    Dung dịch thu được sau phản ứng cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thu lại được etylamin.

    CH3CH2NH3Cl + NaOH → CH3CH2NH2 + NaCl + H2O

  • Câu 27: Thông hiểu

    Cho amin X phản ứng với dung dịch HCl dư, thu được muối có phân tử khối bằng 95,5. Công thức của X là?

    Mmuối = 95,5 \Rightarrow Mamin = 95,5 - 36,5 = 59 

    \Rightarrow X là C3H9N.

  • Câu 28: Vận dụng

    Trùng ngưng axit ε-aminocaproic thu được m kg polime và 14,4 kg H2O. Hiệu suất phản ứng đạt 92%. Giá trị của m là:

     nH2N(CH2)5COOH → Nilon-6 + nH2O

    nH2O = 0,8 kmol

    Ta có: nε-aminocaproic = nH2O = 0,8 kmol

    Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:

    mε-aminocaproic – mH2O = mpolime = 0,8.( 131 – 18) = 90,4 kg

    H = 92% nên:

    mε-aminocaproic thực tế = 90,4.92% = 83,17 kg.

  • Câu 29: Vận dụng cao

    Chia một lượng xenlulozơ thành hai phần bằng nhau. Cho phần một tác dụng với một lượng dư dung dịch hỗn hợp HNO3/H2SO4, đun nóng, tách thu được 35,64 kg xenlulozơ trinitrat với hiệu suất 75%. Thủy phân phần hai với hiệu suất 80%, trung hòa dung dịch sau thủy phân rồi cho toàn bộ lượng sản phẩm sinh ra tác dụng với một lượng H2 dư (Ni, to) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m kg sobitol. Giá trị của m là

    • Phần 1:

             [(C6H7O2(OH)3]n + 3nHNO3 \xrightarrow{H_2SO_4,\;t^\circ} [C6H7O2(ONO2)3]n + 3nH2O

    kg:      162                                 ightarrow                             297

    kg:      75%                              ightarrow                               35,64

    \Rightarrow x = 25,92 kg

    • Phần 2:

           [(C6H7O2(OH)3]n \xrightarrow{{\mathrm H}_2\mathrm O,\;\mathrm H^+,\;\mathrm t^\circ} C6H12O6 \xrightarrow{\mathrm t^\circ,\;\mathrm{Ni}} C6H14O6

    kg:    162                                   ightarrow                           182

    kg:  25,92.80%                           ightarrow                         y = 23,296

  • Câu 30: Vận dụng

    X là một hexapeptit cấu tạo từ một amino axit Y có dạng H2NCnH2nCOOH. Trong Y có tổng % khối lượng nguyên tố oxi và nitơ là 61,33%. Thủy phân hết m gam X trong môi trường axit thu được 30,3 gam pentapeptit; 19,8 gam đipeptit và 37,5 gam Y. Giá trị của m là.

     Theo đề bài: %N + %O = 61,33%

    \Rightarrow\frac{14+16.2}{M_Y}\hspace{0.278em}=\hspace{0.278em}0,6133

    ⇒ MY = 75

    ⇒ Y là H2NCH2COOH (glyxin)

    Số mol mắt xích glyxin trong X là

    n_{glyxin}\hspace{0.278em}=\hspace{0.278em}\frac{30,3\hspace{0.278em}\times\hspace{0.278em}5}{75\;\times\;5-18\;\times\;4}\hspace{0.278em}=\hspace{0.278em}\frac{19,8\hspace{0.278em}.\times2}{75\times2\hspace{0.278em}-18\;}+\hspace{0.278em}\frac{37,5}{75}\hspace{0.278em}=1,3\hspace{0.278em}mol

    n-peptit có phân tử khối là 75n-18(n-1)

    \Rightarrow\;n_X\;=\;\frac{1,3}6\;\Rightarrow m\;=\frac{1,3}6\times\;(75\times6-18\times5)\;=\;78\;gam.

  • Câu 31: Nhận biết

    Trong các nhận xét dưới đây, nhận xét nào đúng?

  • Câu 32: Thông hiểu

    Ba ống nghiệm không nhãn, chứa riêng ba dung dịch: glucozơ, hồ tinh bột, glixerol. Để phân biệt 3 dung dịch, người ta dùng thuốc thử :

    Dùng dung dịch iot để nhận biết ra hồ tinh bột (hiện tượng: tạo hợp chất màu xanh tím)

    Sau đó dùng dung dịch AgNO3/NH3, to:

    Glucozo: xuất hiện kết tủa Ag

    CH2OH(CHOH)4CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O \overset{t^{\circ } }{ightarrow} CH2OH(CHOH)4COONH4 + 2Ag + 2NH4NO3

    Không phản ứng: glixerol.

  • Câu 33: Nhận biết

    Trong phân tử Gly-Ala đầu, amino axit đầu C chứa nhóm:

  • Câu 34: Thông hiểu

    Cho các tính chất sau: (1) tan dễ dàng trong nước lạnh; (2) thủy phân trong dung dịch axit đun nóng; (3) tác dụng với Iot tạo xanh tím. Tinh bột có các tính chất sau:

    • Tinh bột bị thủy phân trong môi trường axit, đun nóng. Khi thủy phân hoàn toàn cho glucozơ.
    • Phân tử tinh bột hấp phụ iot tạo ra màu xanh tím.
  • Câu 35: Thông hiểu

    Dãy các chất đều có khả năng tham gia phản ứng thủy phân trong dung dịch H2SO4 đun nóng là:

     Các đisaccarit và polisaccarit có phản ứng thủy phân.

  • Câu 36: Nhận biết

    Tráng một lớp bạc lên ruột phích, người ta cho chất X phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng. Chất X là

  • Câu 37: Nhận biết

    α-amino axit là amino axit mà có nhóm amino gắn ở cacbon có vị trí thứ mấy?

  • Câu 38: Nhận biết

    Chất béo trilinolein có công thức hoá học là

    Tên gọi của các chất béo lần lượt ở các đáp án

    (C17H35COO)3C3H5 tristearin

    (C17H33COO)3C3H5 triolein

    (C15H31COO)3C3H5 tripanmitin

    (C17H31COO)3C3H5 trilinolein

    Vậy Chất béo trilinolein có công thức hoá học là (C17H31COO)3C3H5

  • Câu 39: Thông hiểu

    Cho dung dịch các chất sau: C6H5NH2 (X1); CH3NH2 (X2); H2NCH2COOH (X3); HOOCCH2 CH2CH(NH2)COOH (X4); H2N(CH2)4CH(NH2)COOH (X5). Những dung dịch làm xanh quỳ tím là:

    • Trong 2 amin X1; X2 thì anilin C6H5NH2 không làm quỳ đổi màu.
    • Metylamin CH3NH2 làm quỳ tím đổi màu xanh \Rightarrow thỏa mãn.
    • Còn lại là các amino axit, để làm quỳ tím chuyển sang màu xanh thì:

    Số nhóm –COOH < số nhóm –NH2 \Rightarrow amin axit thỏa mãn là: H2N[CH2]4CH(NH2)COOH (X5)

    Vậy đáp án đúng là: X2; X5.

  • Câu 40: Nhận biết

    Có thể gọi tên este (C17H33COO)3C3H5 là:

    Triolein:  (C17H33COO)3C3H5

    tristearin:(C17H35COO)3C3H5

    tripanmitin: (C15H31COO)3C3H5

    stearic: C17​H35​COOH 

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề thi giữa kì 1 Hóa 12 - Đề 3 Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 5 lượt xem
Sắp xếp theo