Chất X được dùng làm thuốc giảm đau dạ dày. Công thức của X là
NaHCO3 được dùng trong công nghiệp dược phẩm như chế thuốc giảm đau dạ dày.
Chất X được dùng làm thuốc giảm đau dạ dày. Công thức của X là
NaHCO3 được dùng trong công nghiệp dược phẩm như chế thuốc giảm đau dạ dày.
Nhiệt phân hoàn toàn 12 gam CaCO3, thu được m gam CaO. Giá trị của m là
nCaCO3 = 0,12 mol
Phản ứng nhiệt phân:
CaCO3 CaO + CO2
mol: 0,12 → 0,12
⇒ mCaO = 0,12.56 = 6,72 (gam)
Một lớp kim loại bằng vàng bị bám một lớp kim loại sắt ở bề mặt, ta có thể dùng dung dịch nào sau đây để loại hết tạp chất và thu được kim loại bằng vàng sạch?
Ta dùng dung dịch Fe2(SO4)3 vì sau phản ứng không tạo ra kim loại mới.
Phương trình hóa học:
Fe + Fe2(SO4)3 → FeSO4
Khi cho 20,7 gam hỗn hợp X gồm Fe2O3, Cr2O3 và Al2O3 tác dụng với dung dịch NaOH đặc dư, sau phản ứng thu được chất rắn có khối lượng 8 gam. Để khử hoàn toàn 41,4 gam X bằng phản ứng nhiệt nhôm phải dùng 10,8 gam Al. Thành phần phần trăm theo khối lượng của Al2O3 trong hỗn hợp X là
Ta có: Cr2O3 và Al2O3 tan trong dung dịch NaOH đặc dư ⇒ chất rắn còn lại là Fe2O3 có khối lượng 8 gam.
⇒ nFe2O3 = 0,05 mol
Gọi số mol của Cr2O3 là 2x mol.
Khử 41,4 gam X bằng phản ứng nhiệt nhôm (lượng các chất lấy gấp đôi ban đầu):
2Al + Cr2O3 Al2O3 + 2Cr
mol: 4x ← 2x
2Al + Fe2O3 Al2O3 + 2Fe
mol: 0,2 ← 0,1
⇒ nAl cần dùng = 4x + 0,2 = 0,4 ⇒ x = 0,05 (mol)
⇒ mAl2O3 = 20,7− 8 − 0,05.152 = 5,1 gam
Điện phân muối clorua kim loại kiềm nóng chảy thu được 1,792 lít khí (đktc) ở anot và 3,68 gam kim loại ở catot. Công thức hóa học của muối đem điện phân là
nCl2 = 0,08 (mol)
Gọi công thức chung của muối đem điện phân là RCl:
2RCl 2R + Cl2
mol: →
⇒ R = 23 (Na)
Vậy muối là NaCl.
Kim loại Na được bảo quản bằng cách ngâm chìm trong
Các kim loại kiềm dễ tác dụng với nước, với oxi trong không khí nên để bảo quản, người ta ngâm chìm các kim loại kiềm trong dầu hỏa.
Hòa tan hoàn toàn m gam Al vào dung dịch NaOH dư, thu được 13,44 lít H2 (đktc). Giá trị của m là
Phương trình hóa học:
2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2
mol: 0,4 ← 0,6
m = mAl = 0,4.27 = 10,8 (gam)
Hai chất được dùng để làm mềm nước có tính cứng vĩnh cửu là:
Nước có tính cứng vĩnh cửu có chứa ion: Mg2+, Ca2+, SO42-, Cl-
⇒ dùng Na2CO3 và Na3PO4 để làm mềm nước vì tạo ra MgCO3, CaCO3, Mg3(PO4)2 và Ca3(PO4)2 kết tủa ⇒ loại bỏ được Mg2+, Ca2+ ra khỏi nước.
Trong công nghiệp, kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện?
Những kim loại có độ hoạt động trung bình như Zn, Fe, Sn, Pb,... thường được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện, nghĩa là khử ion kim loại trong hợp chất ở nhiệt độ cao bằng các chất khử như C, CO, H2 hoặc các kim loại hoạt động.
Cho các phát biểu sau:
(a) Có thể dùng Ca(OH)2 làm mất tính cứng của nước cứng tạm thời.
(b) Quặng boxit có thành phần chính là Al2O3.2H2O.
(c) Dẫn hết 1,2a mol CO2 vào a mol dung dịch Ca(OH)2 thu được hỗn hợp muối.
(d) Các kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ đều tan tốt trong nước ở nhiệt độ thường.
Số phát biểu đúng là
a) Đúng do xảy ra phản ứng:
Ca(OH)2 + M(HCO3)2 → CaCO3 + MCO3 + H2O
b) Đúng.
c) Đúng.
⇒ Phản ứng tạo thành hỗn hợp muối.
d) Sai.
Các kim loại kiềm tan tốt trong nước, ở nhiệt độ thường Be không tan trong nước, Mg hầu như khôn tan trong nước.
Dung dịch nào sau đây làm phenolphtalein chuyển sang màu hồng?
Dung dịch Ca(OH)2 là bazơ làm phenolphtalein từ không màu chuyển sang màu hồng.
Trộn bột kim loại X với bột sắt oxit (gọi là hỗn hợp tecmit) để thực hiện phản ứng nhiệt nhôm dùng để hàn đường ray tàu hỏa. Kim loại X là
Bột nhôm trộn với bột sắt oxit (gọi là hỗn hợp tecmit) để thực hiện phản ứng nhiệt nhôm dùng hàn đường ray.
Đun nước cứng lâu ngày, trong ấm nước xuất hiện một lớp cặn. Thành phần chính của lớp cặn đó là
Nước cứng mà trong thành phần có chứa HCO3- thì khi đun nóng sẽ thu được kết tủa.
Ca(HCO3)2 CaCO3 + CO2 + H2O
Ứng dụng nào của nhôm và hợp kim của nhôm không đúng?
Bột nhôm trộn với bột sắt oxit (gọi là hỗn hợp tecmit) để thực hiện phản ứng nhiệt nhôm dùng hàn đường ray.
Cho m gam hỗn hợp X gồm Na, Na2O, Ca và BaO (trong đó oxi chiếm 6,25% về khối lượng) vào H2O dư, thu được V lít H2 (đktc) và dung dịch Y chứa 39,64 gam chất tan. Sục CO2 dư vào dung dịch Y, thu được dung dịch chứa 80,12 gam muối. Giá trị của V là
X Y Z
Giả sử tách hỗn hợp Y thành: Na, Ca, Ba (m gam và OH- (y mol)
⇒ Hỗn hợp Z: Na, Ca, Ba (m gam) và HCO3- (y mol)
Ta có hệ phương trình:
⇒ Trong hỗn hợp X khối lượng kim loại là 24.
Gọi số mol oxi trong hỗn hợp T là y (mol). Theo bài ra ta có oxi chiếm 6,25% về khối lượng của X:
⇒ y = 0,1
Gọi số mol Na, Na2O, Ca và BaO trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là a, b, c, d ta có:
Ta có:
nO = nNa2O + nBaO = b + d = 0,1
nOH- = a + 2b + 2c + 2d = 0,92
H2 = (nNa + nCa)/2 = (a + 2c)/2 = (0,92 – 2.0,1)/2 = 0,36 (mol)
⇒ VH2 = 0,36.22,4 = 8,064 (lít)
Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm Na2CO3 và CaCO3 bằng dung dịch HCl dư, thu được
4,48 lít khí CO2 (đktc) và dung dịch chứa 23,1 gam hỗn hợp muối. Giá trị của m là
nCO2 = 0,2 (mol)
Gọi số mol của Na2CO3 và CaCO3 lần lượt là x và y:
Phương trình hóa học:
Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2↑ + H2O
mol: x x x
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2↑ + H2O
mol: y y y
Ta có hệ phương trình:
⇒ m = mNa2CO3 + mCaCO3
= 0,15.106 + 0,05.100
= 20,9 (gam)
Vào mùa lũ, để có nước sử dụng, dân cư ở một số vùng thường sử dụng chất X (có công thức K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O) để làm trong nước. Chất X được gọi là
Phèn chua công thức hóa học là K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O, hay viết gọn là K(Al(SO4)2.12H2O) được ứng dụng làm trong nước.
Chất nào sau đây không tác dụng được với dung dịch KHCO3?
Chất không tác dụng được với dung dịch KHCO3 là NaCl.
Nhôm bền trong không khí và nước do trên bề mặt của nhôm được phủ kín lớp chất X rất mỏng, bền. Chất X là
Nhôm bền trong không khí và nước do trên bề mặt của nhôm được phủ kín lớp Al2O3 rất mỏng, bền và mịn.
Điện phân dung dịch muối MCln với điện cực trơ. Khi ở catot thu được 16 gam kim loại M thì ở anot thu được 5,6 lít (đktc). Kim loại M là:
Phản ứng điện phân:
2MCln → 2M + nCl2
mol: ← 0,25
Chỉ có giá trị: n = 2; M = 64 phù hợp.
Vậy kim loại M là Cu.
Khi điện phân dung dịch CuCl2 để điều chế kim loại Cu, quá trình xảy ra ở catot (cực âm) là
Khi điện phân dung dịch CuCl2 để điều chế kim loại Cu:
Ở catot: Cu2+ + 2e → Cu
Ở anot: 2Cl- → Cl2 + 2e
CuCl2 Cu + Cl2
Natri hiđrocacbonat là chất được dùng làm bột nở, chế thuốc giảm đau dạ dày do thừa axit. Công thức của natri hiđrocacbonat là
Công thức của natri hiđrocacbonat NaHCO3.
Cho các hợp kim sau: Al – Zn (1), Fe – Zn (2), Zn – Cu (3), Mg – Zn (4). Khi tiếp xúc với dung dịch axit H2SO4 loãng thì các hợp kim mà trong đó Zn không bị ăn mòn điện hóa là:
Hợp kim mà trong đó Zn không bị ăn mòn điện hóa phải có kim loại hoạt động hóa học mạnh hơn kẽm.
⇒ Hai hợp kim đó là: Al – Zn (1) và Mg – Zn (4).
Điện phân dung dịch AgNO3 với điện cực trơ, sau một thời gian thu được dung dịch X chứa 2 chất tan có cùng nồng độ (mol/lít), và thấy khối lượng dung dịch giảm đi 9,28 gam so với ban đầu. Cho tiếp 2,8 gam bột Fe vào dung dịch X, thu được dung dịch Y và chất rắn Z và khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N5+). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tổng khối lượng muối trong dung dịch Y là:
nFe = 0,05
Phương trình hóa học
4AgNO3 + 2H2O → 4Ag ↓ + O2 ↑ + 4HNO3
mol: x → x → 0,25x → x
Gọi nAgNO3 bị điện phân là x (mol)
Ta có: mdd giảm = mAg + mO2
⇒ 108x + 0,25x. 32 = 9,28
⇒ x = 0,08 (mol)
Theo đề bài dung dịch X là AgNO3 và HNO3 có nồng độ mol/l bằng nhau:
⇒ nAgNO3 dư = nHNO3 = 0,08 (mol)
Fe + 4H+ + NO3- → Fe3+ + NO + 2H2O (1)
P/ư: 0,02 ← 0,08 → 0,02 → 0,02
Dư: 0,03 0,14
Fe + 2Ag+ → Fe2+ + 2Ag↓ (2)
P/ư: 0,03 → 0,06 → 0,03
Dư: 0,02
Ag+ + Fe2+ → Fe3+ + Ag↓ (3)
P/ư: 0,02 → 0,02→ 0,02
Sau phản ứng (1), (2), (3) ta có:
nFe2+ = nFe2+ (2) – nFe2+ (3) = 0,03 – 0,02 = 0,01 (mol)
nFe3+ = nFe3+ (1) + nFe3+ (3) = 0,02 + 0,02 = 0,04 (mol)
Vậy dung dịch Y gồm: Fe(NO3)2: 0,01 mol; Fe(NO3)3: 0,04 (mol)
⇒ m = 0,01.180 + 0,04.242 = 11,48 (g)
Khí X là sản phẩm của phản ứng nhiệt phân CaCO3. Công thức hóa học của khí X là
Phương trình phản ứng nhiệt phân:
CaCO3 CaO + CO2
X là chất khí nên là CO2.
Trường hợp nào sau đây không thu được chất rắn sau khi phản ứng kết thúc?
Trường hợp không thu được chất rắn sau khi phản ứng kết thúc là: Cho khí CO2 dư vào dung dịch gồm Ba(OH)2.
Thứ tự phản ứng:
CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3↓ + H2O (Lúc đầu OH- rất dư so với CO2)
BaCO3 + CO2 + H2O → Ba(HCO3)2
Trộn 19,2 gam Fe2O3 với 7,56 gam Al rồi thực hiện phản ứng nhiệt nhôm (giả sử chỉ có phản ứng khử oxit sắt thành kim loại Fe), sau một thời gian thu được hỗn hợp X. Cho hỗn hợp X tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư, thu được 7,392 lít H2 (đktc). Hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm là
nAl = 0,28 mol; nFe2O3 = 0,12 mol; nH2 = 0,33 mol
nAl > 2nFe2O3 ⇒ Hiệu suất phản ứng tính theo Fe2O3.
Gọi x là số mol Fe2O3 tham gia phản ứng nhiệt phân:
2Al + Fe2O3 Al2O3 + 2Fe (1)
Ban đầu: 0,28 0,12
Phản ứng: 2x x 2x
Sau p/ư: 0,28 – 2x 0,12 – x 2x
Sau phản ứng hỗn hợp tối đa gồm: Al (0,28 – 2x) mol; Fe2O3; Al2O3, Fe: 2x mol
Trong hỗn hợp Al và Fe tác dụng với H2SO4 tạo thành khí H2:
2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2
mol: 0,28 – 2x → 1,5(0,28 – 2x)
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2
mol: 2x → 2x
⇒ nH2 = 1,5(0,28 – 2x) + 2x = 0,33 mol
⇒ x = 0,09 (mol)
Cho m gam Al phản ứng vừa đủ với 10,08 lít khí Cl2 (đktc). Giá trị của m là
nCl2 = 0,45 (mol)
2Al + 3Cl2 → 2AlCl3
mol: 0,3 ← 0,45
⇒ mAl = 0,3.27 = 8,1 (g)
Để chống ăn mòn cho các chân cột thu lôi bằng thép chôn dưới đất, người ta dùng phương pháp bảo vệ điện hoá. Trong thực tế, có thể dùng kim loại nào sau đây làm điện cực bảo vệ?
Dùng kim loại có tính khử mạnh hơn Fe để tạo thành một pin điện hóa. Khi đó kim loại này bị ăn mòn điện hóa, Fe được bảo vệ.
Dùng Zn làm điện cực bảo vệ. Na có tính khử quá mạnh nên không thể dùng làm điện cực bảo vệ.
Hòa tan hỗn hợp gồm Na vào Al2O3 (tỉ lệ mol tương ứng 3 : 2) vào H2O dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 1,008 lít H2 (đktc), m gam chất rắn. Giá trị của m là
nH2 = 0,045 (mol)
Gọi số mol Na ban đầu là 3x (mol) ⇒ số mol Al2O3 là 2x (mol).
Hòa tan hỗn hợp vào nước dư, phương trình phản ứng xảy ra:
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
mol: 3x → 3x → 1,5x
⇒ 1,5x = 0,045 (mol)
⇒ x = 0,03 (mol)
⇒ nAl2O3 bđ = 0,06 (mol)
Sau phản ưng chất rắn còn dư nên NaOH phản ứng hết:
Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O
mol: 0,045 ← 0,09
⇒ m = mAl2O3 dư = 102.(0,06 – 0,045).102 = 1,53 (gam)
Cho các sơ đồ phản ứng sau:
(a) X (dư) + Ba(OH)2 → Y + Z
(b) X + Ba(OH)2 (dư) → Y + T + H2O
Biết các phản ứng đều xảy ra trong dung dịch và chất Y tác dụng được với dung dịch NaHSO4. Hai chất nào sau đây đều thỏa mãn tính chất của X?
- Nếu X là Al2(SO4)3 thì chất Y là BaSO4 (không tác dụng với H2SO4) ⇒ Không thoả mãn.
- Nếu X là Al(OH)3 thì 2 phương trình (a), (b) đều thu được cùng một sản phẩm ⇒ Không thoả mãn.
Vậy chỉ có muối AlCl3 và Al(NO3)3 thoả mãn phương trình trên.
Để bảo vệ vỏ tàu biển bằng thép, người ta gắn vào vỏ tàu (phần ngâm dưới nước) những tấm kim loại
Để bảo vệ vỏ tàu biển bằng thép, người ta gắn vào mặt ngoài của vỏ tàu (phần chìm dưới nước) những khối kẽm. Kết quả là kẽm bị nước biển ăn mòn thay cho thép.
Trong ăn mòn điện hóa, xảy ra
Trong ăn mòn điện hóa, xảy ra sự oxi hóa ở cực âm và sự khử ở cực dương.
Khử 16 gam Fe2O3 bằng khí CO dư, sản phẩm khí thu được cho đi vào bình dung dịch Ca(OH)2 dư thu được a gam kết tủa. Giá trị của a là
nFe2O3 = 0,1 mol
Fe2O3 + 3CO → 2Fe + 3CO2
0,1 → 0,3
nCO2 = 0,3 mol
Ta có Ca(OH)2 dư nên chỉ tạo thành kết tủa CaCO3
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
0,3 → 0,3
mCaCO3 = 0,3.100 = 30g
Một mẫu nước có chứa các ion: K+, Na+, SO42–, HCO3–. Mẫu nước này thuộc loại
Nước cứng là nước có chứa nhiều cation Ca2+ và Mg2+. Nước chứa ít hoặc không chứa Ca2+ và Mg2+ được gọi là nước mềm.
Mẫu nước đề bài cho không chứa Ca2+ và Mg2+ nên là nước mềm.
Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra khí H2?
Chất tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra khí H2 là Al:
2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2
Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm thổ?
Kim loại kiềm thổ thuộc nhóm IIA của bảng tuần hoàn, gồm các nguyên tố beri (Be), magie (Mg), canxi (Ca), stronti (Sr) và radi (Ra).
Điện phân dung dịch CuSO4 trong thời gian 1930 giây, thu được 1,92 gam Cu ở catot (chưa thấy có khí thoát ra ở catot). Với hiệu suất quá trình điện phân là 80%, cường độ dòng điện chạy qua dung dịch điện phân là:
Ta có công thức biểu diễn định luật Faraday:
Muốn thu được clorua vôi, ta có thể điện phân:
Muốn thu được clorua vôi, ta có thể điện phân dung dịch CaCl2 bão hòa không có màng ngăn, điện cực trơ. Ca(OH)2 và khí Cl2 phản ứng với nhau sinh ra dung dịch clorua vôi.
Dung dịch nào sau đây tác dụng với dung dịch Ba(HCO3)2, vừa thu được kết tủa, vừa có khí
thoát ra?
- Dung dịch NaOH và Na2SO4 tác dụng với Ba(HCO3)2 chỉ tạo 1 kết tủa:
2NaOH + Ba(HCO3)2 → BaCO3↓ + Na2CO3 + 2H2O
Na2SO4 + Ba(HCO3)2 → BaSO4↓ + 2NaHCO3
- Dung dịch HCl tác dụng với Ba(HCO3)2 chỉ tạo khí CO2:
2HCl + Ba(HCO3)2 → BaCl2 + 2CO2↑ + 2H2O
- Dung dịch H2SO4 tác dụng với Ba(HCO3)2 vừa thu được kết tủa BaSO4, vừa có khí CO2 thoát ra:
Ba(HCO3)2 + H2SO4 → BaSO4↓ + 2CO2↑ + 2H2O