Công thức chung của oxit kim loại nhóm IIA là
Kim loại nhóm IIA có hóa trị II ⇒ Công thức chung của oxide kim loại nhóm IIA là RO.
Công thức chung của oxit kim loại nhóm IIA là
Kim loại nhóm IIA có hóa trị II ⇒ Công thức chung của oxide kim loại nhóm IIA là RO.
Điện phân bằng điện cực trơ dung dịch đồng sufat với dòng điện cường độ 6 A. Sau 29 phút điện phân thấy khối lượng catot tăng lên m gam. Giá trị của m là
Khối lượng catot tăng là khối lượng của kim loại đồng sinh ra:
Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch chứa 0,04 mol Ba(AlO2)2, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
Phương trình phản ứng:
2CO2 + Ba(AlO2)2 + 5H2O → Ba(HCO3)2 + 2Al(OH)3 + H2O
mol: 0,04 → 0,04
mAl(OH)3 = 0,08.78 = 6,24 (gam)
Muối nào sau đây dễ bị nhiệt phân hủy khi đun nóng?
NaHCO3 là chất rắn màu trắng, ít tan trong nước, dễ bị nhiệt phân hủy tạo ra Na2CO3 và khí CO2.
2NaHCO3 Na2CO3 + CO2 + H2O
Dẫn hỗn hợp khí gồm CO2, O2, N2 và H2 qua dung dịch NaOH. Khí bị hấp thụ là
Khí bị hấp thụ là CO2:
CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O
CO2 + NaOH → NaHCO3
Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại kiềm là:
Các nguyên tử kim loại kiềm có năng lượng ion hóa nhỏ, vì vậy kim loại kiềm có tính khử rất mạnh.
Hoà tan hoàn toàn 1,1 gam hỗn hợp gồm một kim loại kiềm X và một kim loại kiềm thổ Y (MX < MY) trong dung dịch HCl dư, thu được 1,12 lít khí H2 (đktc). Kim loại X là:
nH2 = 0,05 mol
Gọi kim loại chung là R, hóa trị trung bình là x
2R + 2xHCl → 2RClx + xH2
Do 1 < x < 2 ⇒ 11 < R < 22
Vì MX < MY nên MX < 22
X là Li.
Cho khí CO khử hoàn toàn Fe2O3 thấy tạo thành 8,4 gam kim loại. Thể tích khí CO (đktc) đã tham gia phản ứng là
nFe = 0,15 (mol)
Phương trình phản ứng:
Fe2O3 + 3CO 2Fe + 3CO2
mol: 0,225 ← 0,15
⇒ VCO = 0,225.22,4 = 5,04 (lít).
Phương pháp thích hợp để điều chế Ca từ CaCl2 là
Do Ca là kim loại có độ hoạt động mạnh nên phương pháp thích hợp để điều chế Ca từ CaCl2 là điện phân CaCl2 nóng chảy.
Trong phân tử nhôm clorua, tỉ lệ số nguyên tử nhôm và nguyên tử clo là
Công thức của hợp chất nhôm clorua là: AlCl3
⇒ Tỉ lệ số nguyên tử nhôm và nguyên tử clo là 1 : 3.
Nhiệt phân hoàn toàn 100 gam đá vôi (có thành phần chính là CaCO3 và tạp chất không bị nhiệt phân) ta thu được 60,4 gam chất rắn. Hàm lượng CaCO3 trong đá vôi là
Gọi số mol CaCO3 trong đá vôi là x (mol) và khối lượng tạp chất không bị nhiệt phân là m (g).
⇒ 100x + m = 100 (1)
Phương trình phản ứng nhiệt phân:
CaCO3 CaO + CO2
mol: x → x
Sau phản ứng chất rắn thu được gồm CaO và chất rắn không bị nhiệt phân:
⇒ 56x + m = 60,4 (2)
Giải hệ (1) và (2) ⇒ x = 0,9; m = 10
Hàm lượng CaCO3 trong đá vôi là:
Cho các thí nghiệm sau:
a) Cho Na vào dung dịch CuSO4.
b) Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch Na2CO3.
c) Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch Ba(HCO3)2.
d) Cho bột Cu vào dung dịch FeCl3.
e) Điện phân dung dịch CuSO4 điện cực trơ.
f) Cho hỗn hợp Na2O, Al vào nước.
Số thí nghiệm có sinh ra chất khí là:
Phương trình phản ứng xảy ra ở mỗi thí nghiệm:
(a) Na + H2O → NaOH + H2
CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 + Na2SO4
(b) HSO4- + HCO3- → SO42- + CO2 + H2O
(c) 2HCl + Na2CO3 → 2NaCl + CO2 + H2O
(d) Cu + 2FeCl3 → CuCl2 + 2FeCl2
(e) CuSO4 + H2O → Cu + H2SO4 + O2
(f) Na2O + H2O → NaOH
Al + NaOH + H2O → NaAlO2 + H2
Vậy có tất cả 5 thí nghiệm sinh ra khí.
Ở điều kiện thường, kim loại nào sau đây không phản ứng với nước?
Ở điều kiện thường, kim loại Be không phản ứng với nước.
Cho sơ đồ phản ứng: Al2(SO4)3 → X → Y → Al. Trong sơ đồ trên, mỗi mũi tên là một phản ứng, các chất X, Y lần lượt là những chất nào sau đây?
Al2(SO4)3 + 6NH3 + 6H2O → 2Al(OH)3↓ (X) + 3(NH4)2SO4
2Al(OH)3 Al2O3 (Y) + 3H2O
2Al2O3 4Al + 3O2↑
Hòa tan hoàn toàn 0,3 mol hỗn hợp gồm Al và Al4C3 vào dung dịch KOH (dư) thu được a mol hỗn hợp khí và dung dịch X. Sục khí CO2 (dư) vào dung dịch X, lượng kết tủa thu được là 46,8 gam. Giá trị của a là:
n = nAl(OH)3 = 0,6 mol.
Gọi nAl4C3 = x mol; nAl = y mol
Al4C3 + 12H2O → 4Al(OH)3 + 3CH4
mol: x 4x 3x
Al(OH)3 + KOH → KAlO2 + 2H2O
mol: 4x 4x
2Al + 2KOH + 2H2O → 2KAlO2 + 3H2
mol: y y 1,5y
Sục CO2 dư vào dung dịch X:
KAlO2 + CO2 + H2O → Al(OH)3 + KHCO3
mol: 0,6 ← 0,6
Ta có hệ
a = nCH4 + nH2 = 3x + 1,5y = 0,6 mol
Ở trạng thái cơ bản, số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại kiềm là
Ở trạng thái cơ bản, số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại kiềm là 1.
Phản ứng nào sau đây là phản ứng nhiệt nhôm?
Phản ứng nhiệt nhôm được định nghĩa là phản ứng hóa học tỏa nhiệt trong đó nhôm là chất khử ở trong nhiệt độ cao.
⇒ Phản ứng nhiệt nhôm là: 3FeO + 2Al 3Fe + Al2O3.
Quặng nào sau đây được dùng làm nguyên liệu sản xuất nhôm?
Nguyên liệu dùng để sản xuất nhôm là quặng boxit: Al2O3.2H2O.
Trong thực tế, không sử dụng cách nào sau đây để bảo vệ kim loại sắt bị ăn mòn?
Cu có tính khử yếu hơn Fe nên Fe bị ăn mòn, vậy không bảo vệ được Fe.
Lưu ý: Trong dãy điện thế Fe đứng trước Sn nên khi bị oxi hoá thì Fe sẽ bị oxi hoá trước nhưng do Fe được một lớp Sn phủ bên ngoài cách biệt với môi trường nên vẫn nguyên vẹn (biện pháp bảo vệ bề mặt).
Hợp chất M2SO4.Al2(SO4)3.24H2O được gọi là phèn chua nếu M là kim loại nào?
Hợp chất M2SO4.Al2(SO4)3.24H2O được gọi là phèn chua nếu M là kim loại K.
Nếu M+ là các ion Li+, Na+ hay NH4+ thì hợp chất được gọi là phèn nhôm (không gọi là phèn chua).
Kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp thủy luyện?
Kim loại Cu có thể điều chế được bằng phương pháp thủy luyện.
Các kim loại Na, Mg, Al chỉ có thể điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy hợp chất của chúng.
Quá trình nào xảy ra ở catot trong quá trình điện phân MgCl2 nóng chảy?
Trong quá trình điện phân nóng chảy MgCl2:
Ở catot: Mg2+ + 2e → Mg
Ở anot: 2Cl‾ → Cl2 + 2e
⇒ Catot xảy ra quá trình khử ion Mg2+.
Thạch cao sống có công thức là
Thạch cao sống có công thức là CaSO4.2H2O.
Khi dẫn từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2 thấy có
Dẫn từ từ CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2 xảy ra phản ứng:
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
CO2 + CaCO3 + H2O → Ca(HCO3)2
Hiện tượng quan sát được: Dung dịch xuất hiện kết tủa trắng tăng dần đến cực đại, sau đó kết tủa tan dần đến hết.
Chất nào sau đây là muối trung hòa?
- Muối trung hoà là muối mà anion gốc axit không còn hiđro có khả năng phân li ra ion H+ (hiđro có tính axit).
- Muối axit là muối mà anion gốc axit vẫn còn có hiđro có khả năng phân li ra H+.
⇒ Muối trung hòa là Na2SO4.
Cho dãy các chất sau: Al, NaHCO3, CaCO3, NaCl, Al2O3, K2CO3, Al(OH)3. Có bao nhiêu chất trong dãy trên vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung dịch NaOH?
Các chất vừa tác dụng với NaOH và HCl là: Al, NaHCO3, Al2O3, Al(OH)3.
Cho các cặp kim loại nguyên chất tiếp xúc trực tiếp với nhau: Fe và Pb; Fe và Zn; Fe và Sn; Fe và Ni. Khi nhúng các cặp kim loại trên vào dung dịch axit, số cặp kim loại trong đó Fe bị phá huỷ trước là
Khi nhúng các cặp kim loại trên vào dung dịch axit, cặp kim loại trong đó Fe bị phá huỷ trước khi Fe là kim loại có độ hoạt động mạnh hơn:
⇒ Các cặp kim loại thỏa mãn: Fe và Pb; Fe và Sn; Fe và Ni.
Chất nào sau đây tan hết trong dung dịch NaOH loãng, dư?
Al2O3 có tính lưỡng tính có thể tác dụng với dung dịch kiềm:
Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O
Khử hoàn toàn 16 gam Fe2O3 cần dùng vừa đủ m gam Al. Giá trị của m là
nFe2O3 = 0,1 (mol)
Phương trình phản ứng:
Fe2O3 + 2Al Al2O3 + 2Fe
mol: 0,1 → 0,2
⇒ mAl = 0,2.27 = 5,4 (g)
Chất nào sau đây được dùng để làm mềm nước cứng tạm thời?
Na2CO3 được dùng để làm mềm nước cứng tạm thời.
Ca2+ + CO32– → CaCO3↓
Mg2+ + CO32– → MgCO3↓
Rót từ từ dung dịch HCl vào dung dịch X chứa a mol K2CO3 và 1,25a mol KHCO3 ta có đồ thị sau:
Khi số mol HCl là x thì dung dịch chứa 97,02 gam chất tan. Giá trị của a là
Tại vị trí nHCl = 2a trên đồ thị thu được 0,25x mol CO2 nên ta có các phương trình:
CO32- + H+ → HCO3-
mol: a a a
HCO3- + H+ → CO2 + H2O
mol: a a a
⇒ nCO2 = 0,25x = a ⇒ x = 4a
Sau khi cho x = 4a mol HCl vào thì dung dịch chứa: KCl = 3,25a, HCl = 0,75a
⇒ 3,25a.74,5 + 0,75a.36,5 = 97,02
⇒ a = 0,36
Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hoàn toàn hỗn hợp gồm Al và m gam hai oxit sắt trong khí trơ, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X vào dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch Y, chất không tan Z và 0,672 lít khí H2 (đktc). Sục khí CO2 dư vào Y, thu được 7,8 gam kết tủa. Cho Z tan hết vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được dung dịch chứa 15,6 gam muối sunfat và 2,464 lít khí SO2 (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất của H2SO4). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
nH2 = 0,03 (mol); nAl(OH)3 = 0,1 (mol), nSO2 = 0,11 (mol)
Vì X tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra khí H2 ⇒ X gồm Al2O3, Fe và Al dư.
Bảo toàn nguyên tố Al:
nAl ban đầu = nAl (X) + 2nAl2O3 = nAl(OH)3 = 0,1 mol
Bảo toàn nguyên tử O: nO (oxit sắt) = 3nAl2O3 = 0,12 mol
Chất rắn Z không tan là Fe.
ne cho = ne nhận = 2nSO2
mmuối sunfat = mFe + mSO42– ⇒ mFe = 15,6 – 0,11.96 = 5,04 gam
⇒ m = mFe + mO = 5,04 + 0,12.16 = 6,96 gam
Cho một mẫu hợp kim Na - K tác dụng với nước (dư), thu được dung dịch X và 6,72 lít H2 (ở đktc). Thể tích dung dịch axit H2SO4 2M cần dùng để trung hoà dung dịch X là
Gọi chung hai kim loại trong mẫu hợp kim là M:
2M + 2H2O → 2MOH + H2
mol: 0,6 ← 0,3
H2SO4 + 2MOH → M2SO4 + 2H2O
mol: 0,3 ← 0,6
⇒ Thể tích dung dịch axit H2SO4 2M cần dùng để trung hoà dung dịch X là:
Hòa tan hoàn toàn 37,6 gam hỗn hợp muối gồm ACO3; BCO3; R2CO3 (A, B là kim loại nhóm IIA; R là kim loại IA) bằng dung dịch HNO3 dư, thấy thu được 8,96 lít khí ở đktc. Khối lượng muối trong dịch thu được là:
Khí thu được là CO2:
Gọi công thức chung của hỗn hợp muối là: M2(CO3)n
Phương trình phản ứng:
M2(CO3)n + 2nHNO3 → 2M(NO3)n + nCO2 + nH2O
mol: 0,8 ← 0,4 → 0,4
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:
mmuối = 37,6 + 0,8.63 − 0,4.44 − 0,4.18 = 63,2 gam.
Cho luồng khí H2 dư qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, Al2O3, MgO nung nóng ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng, hỗn hợp chất rắn thu được gồm
Khí H2 chỉ khử được các kim loại có độ hoạt động trung bình như Zn, Fe, Sn, Pb, Cu,...
⇒ Hỗn hợp chất rắn sau phản ứng gồm: Cu, Fe, Al2O3, MgO.
Canxi cacbonat được dùng sản xuất vôi, thủy tinh, xi măng. Công thức của canxi cacbonat là
Công thức của canxi cacbonat là CaCO3.
Phát biểu nào sau đây sai?
Kim loại Ca tan được trong nước:
Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2
Thí nghiệm nào sau đây có xảy ra ăn mòn điện hóa học?
Zn + Cu(NO3)2 → Zn(NO3)2+ Cu
Thí nghiệm cho thanh Zn nguyên chất vào dung dịch Cu(NO3)2 xảy ra ăn mòn điện hoá, do thỏa mãn cả 3 điều kiện về ăn mòn điện hóa học: Xuất hiện cặp Zn – Cu, tiếp xúc trực tiếp với nhau và các điện cực cùng tiếp xúc với dung dịch chất điện li.
Điện phân dung dịch NaCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp), thu được dung dịch X. Hấp thụ CO2 dư vào X, thu được dung dịch chất Y. Cho Y tác dụng với Ba(OH)2 theo tỉ lệ mol 1 : 1, tạo ra chất Z tan trong nước. Chất Z là
Điện phân dung dịch NaCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp), thu được dung dịch X ⇒ X là NaOH:
2NaCl + 2H2O 2NaOH + Cl2 + H2
Hấp thụ CO2 dư vào X, thu được dung dịch chất Y ⇒ Y là dung dịch Na(HCO3)2:
CO2 + NaOH → NaHCO3
Cho Y tác dụng với Ba(OH)2 theo tỉ lệ mol 1 : 1 tạo ra chất Z tan trong nước ⇒ Z là NaOH:
NaHCO3 + Ba(OH)2 → BaCO3 + NaOH + H2O
Cho 86,3 gam hỗn hợp X gồm Na, K, Ba và Al2O3 (trong đó oxi chiếm 19,47% về khối lượng) tan hết vào nước thu được dung dịch Y và 13,44 lít H2 (đktc). Cho 3,2 lít dung dịch HCl 0,75M vào dung dịch Y, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
Theo bài ra ta có oxi chiếm 19,47% về khối lượng hỗn hợp X nên:
mO(X) = 86,3%.19,47 = 16,8 gam ⇒ nO(X) = 1,05 mol
Lại có:
nH2 = 0,6 (mol) ⇒ nOH- = 2nH2 = 1,2 mol
nHCl = 3,2.0,75 = 2,4 mol.
Phương trình ion:
Al2O3 + 2OH- → 2AlO2- + H2O
mol: 0,35 → 0,7 → 0,7
Dung dịch Y gồm: 0,5 mol OH- dư, 0,7 mol AlO2-
H+ + OH- → H2O
mol: 0,5 ← 0,5
H+ + AlO2- + H2O → Al(OH)3↓
mol: 0,7 ← 0,7 → 0,7
Al(OH)3↓ + 3H+ → Al3+ + 3H2O
mol: 0,4 ← 1,2
nAl(OH)3= 0,7 – 0,4 = 0,3 mol
⇒ m↓ = mAl(OH)3 = 0,3.78 = 23,4 g.