Đề thi giữa kì 2 Hóa 12 - Đề 3

Mô tả thêm: Đề kiểm tra giữa học kì 2 Hóa 12 gồm nội dung câu hỏi dưới dạng trắc nghiệm, các mức độ khác nhau, giúp bạn học đánh giá chính xác năng lực học.
  • Thời gian làm: 50 phút
  • Số câu hỏi: 40 câu
  • Số điểm tối đa: 40 điểm
Mua gói để Làm bài
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
  • Câu 1: Thông hiểu

    Khi để vôi sống trong không khí ẩm một thời gian sẽ có hiện tượng một phần bị chuyển hóa trở lại thành đá vôi. Khí nào sau đây là tác nhân gây ra hiện tượng trên?

    Khi để vôi sống trong không khí ẩm một thời gian sẽ có hiện tượng một phần bị chuyển hóa trở lại thành đá vôi. Khí CO2 là tác nhân gây ra hiện tượng trên:

    CO2 + CaO → CaCO3

  • Câu 2: Nhận biết

    Chất nào sau đây có tính lưỡng tính?

    Al2O3 là oxit có tính lưỡng tính: vừa tác dụng với acid, vừa tác dụng với base.

  • Câu 3: Thông hiểu

    Trong công nghiệp, người ta điều chế nhôm bằng cách nào sau đây?

    Trong công nghiệp, nhôm được sản xuất bằng phương pháp điện phân nhôm oxit nóng chảy.

  • Câu 4: Vận dụng

    Điện phân NaCl nóng chảy với cường độ I = 1,93A trong thời gian 6 phút 40 giây thì thu được 0,1472 gam Na. Hiệu suất quá trình điện phân là

    Theo lí thuyết, khối lượng Na thu được sau điện phân là:

    {\mathrm m}_{\mathrm{Na}}=\frac{23.1,93.400}{1.96500}=0,184\;(\mathrm{gam})

    Hiệu suất phản ứng là:

    \mathrm H=\frac{{\mathrm m}_{\mathrm{Na}\;\mathrm{tt}}}{{\mathrm m}_{\mathrm{Na}\;\mathrm{lt}}}.100\%\;=\;\frac{0,1472}{0,184}.100=80\%

  • Câu 5: Vận dụng

    Cho 6,48 gam bột nhôm vào 100 ml dung dịch hỗn hợp Fe2(SO4)3 1,0M và ZnSO4 0,8M. Sau khi kết thúc phản ứng, thu được hỗn hợp các kim loại có khối lượng m gam. Trị số của m là

    nAl = 0,24 mol

    nFe2(SO4)3 = 0,1 mol \Rightarrow nFe3+ = 0,2 mol

    nZnSO4 = 0,08 mol \Rightarrow nZn = 0,08 mol

    Al   +   3Fe3+ ightarrow Al3+ + 3Fe2+          (1)

    1/15 \leftarrow  0,2      ightarrow         0,2

    Sau phản ứng (1): nAl dư = 0,24 – 1/15 = 13/75 mol

    2Al    +   3Fe2+ ightarrow 2Al3+ + 3Fe         (2)

    2/15 \leftarrow    0,2     ightarrow             0,2

    Sau phản ứng (2): nAl dư = 13/75 – 2/15 = 0,04 mol

    2Al    +    3Zn2+   ightarrow    2Al3+ + 3Zn     (3)

    0,04 ightarrow   0,06          ightarrow            0,06        

    \Rightarrow Kim loại Al phản ứng hết.

    Hỗn hợp kim loại gồm 0,2 mol Fe và 0,06 mol Zn

    mkl = mFe + mZn = 0,2.56 + 0,06.65 = 15,1 gam

  • Câu 6: Nhận biết

    Dung dịch Na2CO3 tác dụng với dung dịch chất nào sau đây thu được kết tủa? 

    CaCl2 + Na2CO3 → CaCO3↓ + 2NaCl.

  • Câu 7: Thông hiểu

    Để chống ăn mòn cho đường ống dẫn dầu bằng thép chôn dưới đất, người ta dùng phương pháp điện hoá. Trong thực tế, người ta dùng kim loại nào sau đây làm điện cực hi sinh?

    Thực tế người ta dùng Zn vì phải dùng kim loại hoạt động mạnh hơn để hi sinh bên ngoài, bảo vệ kim loại Fe bên trong.

  • Câu 8: Thông hiểu

    Khi nói về kim loại kiềm, phát biểu nào sau đây là sai?

    Trong tự nhiên, các kim loại kiềm tồn tại ở cả dạng đơn chất và hợp chất.

  • Câu 9: Nhận biết

    Chất nào sau đây là thành phần chính của muối ăn?

    NaCl là thành phần chính của muối ăn.

  • Câu 10: Thông hiểu

    Khí hiđro có thể khử các oxit kim loại trong dãy nào sau đây thành kim loại?

    Hiđro có thể khử các oxit của kim loại đứng sau Al: CuO, Fe2O3, Fe3O4, ZnO.

  • Câu 11: Vận dụng cao

    Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp X gồm 0,03 mol Cr2O3; 0,04 mol FeO và a mol Al. Sau một thời gian phản ứng, trộn đều thu được hỗn hợp chất rắn Y. Chia Y thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 phản ứng vừa đủ với 400 ml dung dịch NaOH 0,1M (loãng). Phần 2 phản ứng với dung dịch HCl loãng, nóng (dư) thu được 1,12 lít khí H2 (đktc). Giả sử trong phản ứng nhiệt nhôm, Cr2O3 chỉ bị khử thành Cr. Thành phần phần trăm khối lượng Cr2O3 đã phản ứng là:

    Gọi số mol Al2O3 sinh ra trong phản ứng với Cr2O3 và FeO lần lượt là x, y (mol):

           Cr2O3 + 2Al → Al2O3 + 2Cr

    mol:    x         2x         x          2x

          3FeO + 2Al → Al2O3 + 3Fe

    mol:  3y       2y         y          3y

    Vậy hỗn hợp sau phản ứng gồm: Cr2O3 dư: 0,03 – x (mol); FeO dư: 0,04 – 3y (mol); Al dư: a – 2x – 2y (mol); Al2O3: x + y (mol); Cr: 2x (mol); Fe: 3y (mol)

    Vì là Y được chia thành 2 phần nên ta nhân đôi được 0,08 mol NaOH và 0,1 mol H2.

    - Tác dụng với NaOH: Vì Cr2O3 chỉ tác dụng với NaOH đặc, còn NaOH loãng không được nên chỉ có Al và Al2O3 phản ứng.

    nNaOH = nAl + 2nAl2O3

    ⇒ a – 2x – 2y + 2(x + y) = 0,08

    ⇒ a = 0,08

    - Tác dụng với HCl:

    Bảo toàn electron ta có:

    3nAl + 2nFe + 2nCr = 2nH2

    ⇒ 3(a – 2x – 2y) + 2.2x + 2.3y = 0,2

    ⇒ 3a – 2x = 0,2

    Thay a = 0,08 vào được x = 0,02

    Phần trăm Cr2O3 phản ứng là:

    \%{\mathrm m}_{{\mathrm{Cr}}_2{\mathrm O}_3}=\frac{0,02}{0,03}.100\%\;=\;66,67\%

  • Câu 12: Thông hiểu

    Cho một mẫu Na vào dung dịch CuSO4. Tìm phát biểu đúng cho thí nghiệm trên.

    Cho một mẫu Na vào dung dịch CuSO4, các phương trình phản ứng xảy ra:

    2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

    2NaOH + CuSO4  → Cu(OH)2 + Na2SO4

    ⇒ Hiện tượng xảy ra: Có khí H2 sinh ra và có kết tủa màu xanh trong ống nghiệm.

  • Câu 13: Nhận biết

    Chất nào sau đây không bị nhiệt phân?

    Chất không bị nhiệt phân là BaO.

    Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2, CaCO3 bị nhiệt phân:

    Ca(HCO3)2 \xrightarrow{\mathrm t^\circ} CaCO3 + CO2­ + H2O

    Mg(HCO3)2 \xrightarrow{\mathrm t^\circ} MgCO3 + CO2­ + H2O

    CaCO3 \xrightarrow{\mathrm t^\circ} CaO + CO2

  • Câu 14: Nhận biết

    Thạch cao nung dùng trong y tế để bó bột khi gãy xương. Công thức của thạch cao nung là 

    Thạch cao nung dùng trong y tế để bó bột khi gảy xương. Công thức của thạch cao nung là CaSO4.H2O.

  • Câu 15: Vận dụng

    Cho khí CO qua ống chứa 15,2 gam hỗn hợp gồm CuO và FeO nung nóng. Sau một thời gian thu được hỗn hợp khí B và 13,6 gam chất rắn C. Cho B tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 dư thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

    Gọi số mol CO phản ứng là x (mol) ⇒ số mol CO2 sinh cũng là x (mol)

    Bảo toàn khối lượng ta có:

    mCO + mhỗn hợp oxit = mCO2 + mrắn C

    ⇒ 28x + 15,2 = 44x + 13,6 ⇒ x = 0,1 mol

    Kết tủa thu được khi cho B tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 dư là CaCO3.

    ⇒ nCaCO3 = nCO2 = 0,1 ⇒ m = 10 gam

  • Câu 16: Thông hiểu

    Thực hiện 5 thí nghiệm sau:

    (a) Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch Ba(HCO3)2.

    (b) Cho dung dịch NH4HCO3 vào dung dịch Ba(OH)2.

    (c) Đun nóng nước cứng tạm thời.

    (d) Cho kim loại Al vào dung dịch NaOH dư.

    (e) Cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4.

    Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được cả kết tủa và chất khí là

    (a) KHSO4 + Ba(HCO3)2 → BaSO4↓ + K2SO4 + CO2↑ + H2O

    (b) NH4HCO3 + Ba(OH)2 → BaCO3↓ + NH3↑ + 2H2O

    (c) \left\{\begin{array}{l}\mathrm{Ca}{({\mathrm{HCO}}_3)}_2\\\mathrm{Mg}{({\mathrm{HCO}}_3)}_2\end{array}ight.\xrightarrow{\mathrm t^\circ}\left\{\begin{array}{l}{\mathrm{CaCO}}_3\downarrow \\{\mathrm{MgCO}}_3\downarrow \end{array}ight.+{\mathrm{CO}}_2\uparrow \;+\;{\mathrm H}_2\mathrm O

    (d) Al + NaOH + H2O → NaAlO2 + \frac32H2

    (e) Na + H2O → NaOH + \frac12H2

         2NaOH + CuSO4 → Cu(OH)2↓ + Na2SO4

    Vậy có 4 thí nghiệm thu được cả kết tủa và chất khí.

  • Câu 17: Nhận biết

    Nguyên tắc chung để điều chế kim loại là

    Nguyên tắc chung để điều chế kim loại là khử cation kim loại:

    Mn+ + ne → M

  • Câu 18: Thông hiểu

    Nhận định nào sau đây là đúng?

    Nước tự nhiên có hòa tan một số muối như Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2, CaSO4, MgSO4, CaCl2, MgCl2. Vì vậy, nước tự nhiên thường có cả tính cứng tạm thời và tính cứng vĩnh cửu.

  • Câu 19: Nhận biết

    X là một kim loại nhẹ, màu trắng bạc, được ứng dụng rộng rãi trong đời sống. X là kim loại nào sau đây?

    Nhôm (Al) là một kim loại nhẹ, màu trắng bạc, được ứng dụng rộng rãi trong đời sống.

  • Câu 20: Thông hiểu

    Cho mẫu nước cứng có chứa các ion: Ca2+, Mg2+, Cl, SO42−. Hóa chất được dùng để làm mềm mẫu nước cứng trên là

    Hóa chất được dùng để làm mềm mẫu nước cứng trên là Na3PO4.

    3Ca2+ + 2PO43− → Ca3(PO4)2

    3Mg2+ + 2PO43− → Mg3(PO4)2

  • Câu 21: Nhận biết

    Ion nào gây nên tính cứng của nước?

    Ion gây nên tính cứng của nước là Ca2+, Mg2+.

  • Câu 22: Vận dụng cao

    Cho m gam hỗn hợp X gồm Ba, BaO, Ba(OH)2 có cùng số mol vào nước, thu được 500 ml dung dịch Y và a mol H2. Hấp thụ từ từ 3,6a mol CO2 vào 500 ml dung dịch Y, kết quả thí nghiệm được biểu diễn bằng đồ thị sau:

    Giá trị của m là 

    Ta có hỗn hợp X gồm Ba, BaO, Ba(OH)2 có cùng số mol nên:

    nH2 = nBa = nBaO = nBa(OH)2 ⇒ nBa(OH)2 sau p/ư = 3a mol

    Quan sát trên đồ thị ta thấy: tại thời điểm nCO2 = 3,6a mol thì nBaCO3 = 0,192 mol.

    ⇒ nBa(HCO3)2: 3a – 0,192 (mol)

    Bảo toàn nguyên tố C ta có:

    nC = nCO2 = 0,192 + 2.(3a – 0,192) = 3,6a ⇒ a = 0,08 mol

    ⇒ m = mBa + mBaO + mBa(OH)2

            = 0,08.137 + 0,08.153 + 0,08.171

            = 36,88 gam

  • Câu 23: Nhận biết

    Kim loại không thể điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện là

    - Phương pháp nhiệt luyện chỉ dùng để điều chế các kim loại có độ hoạt động trung bình như Zn, Fe, Pb, ...

    - Mg là kim loại hoạt động mạnh được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy.

  • Câu 24: Vận dụng

    Cho 10,96 gam Ba vào lượng dư dung dịch MgSO4. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

    nBa = 0,08 (mol)

    Phương trình phản ứng:

            Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2

    mol: 0,08       →         0,08

           Ba(OH)2 + MgSO4 →   Mg(OH)2↓ + BaSO4

    mol: 0,08              →                0,08          0,08

    m = mMg(OH)2 + mBaSO4 = 0,08.58 + 0,08.233 = 23,28 (g)

  • Câu 25: Vận dụng

    Một loại quặng boxit có chứa 60% Al2O3 về khối lượng, được dùng để sản xuất nhôm trong công nghiệp. Khối lượng (tấn) nhôm sản xuất được từ 2,5 tấn quặng trên là (Biết hiệu suất của quá trình sản xuất là 70%)

    Khối lượng Al2O3 trong 2,5 tấn quặng là:

    mAl2O3 = 2,5.60% = 1,5 (tấn)

    Sơ đồ điều chế:

          2Al2O3 \xrightarrow{\mathrm{đpnc}} 4Al + 3O2

    KL:  2.102          4.27

    KL:  1,5      →      m

    Do hiệu suất là 70% nên:

    \mathrm m=\frac{1,5.4.27}{2.102}.70\%\;=\;0,556\;(\mathrm{tấn})

  • Câu 26: Vận dụng
    Cho m gam hỗn hợp gồm Na, Na2O, K2O vào H2O dư, thu được 50 ml dung dịch X và 0,02 mol H2. Cho 50 ml dung dịch HCl 3M vào X, thu được 100 ml dung dịch Y có pH = 1. Cô cạn Y thu được 9,15 gam chất rắn khan. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

    Gọi số mol của Na2O, K2O trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là x, y (mol)

    Phương trình phản ứng:

            2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

    mol:  0,04       ←         0,04  ← 0,02

          Na2O + H2O → 2NaOH

    mol:  x       →             2x

          K2O + H2O → 2KOH

    mol:  y           →       2y

    Dung dịch Y thu được có pH = 1 nên sau phản ứng HCl dư:

                 NaOH    +   HCl    →    NaCl      +      H2O

    mol: 2x + 0,04 → 2x+ 0,04 → 2x + 0,04

            KOH + HCl → KCl + H2O

    mol:  2y  →   2y   →  2y

    Ta có: pH = 1 ⇒ [H+] = 0,1 ⇒ nHCl dư = 0,1.0,1 = 0,01 (mol)

    ⇒ nHCl pư = nHCl bđ – nHCl p/ư

    ⇒ 2x + 0,04 + 2y = 0,05.3 – 0,01 = 0,14 (mol)          (1)

    Khi cô cạn Y, chất rắn khan thu được các chất gồm NaCl và KCl:

    mrắn khan = (2x + 0,04).58,5 + 2y.74,5 = 9,15           (2)

    Từ (1) và (2) suy ra x = 0,04; y = 0,03

    ⇒ m = mNa + mNa2O + mK2O = 0,04.23 + 0,02.62 + 0,03.94 = 4,98 (g)

    Giá trị gần nhất với m là 5.

  • Câu 27: Thông hiểu

    Thí nghiệm nào sau đây xảy ra ăn mòn điện hóa?

    Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

    Thí nghiệm cho lá sắt nguyên chất vào dung dịch gồm CuSO4 và H2SO4 loãng xảy ra ăn mòn điện hoá, do thỏa mãn cả 3 điều kiện về ăn mòn điện hóa học: Xuất hiện cặp Fe – Cu, tiếp xúc trực tiếp với nhau và các điện cực cùng tiếp xúc với dung dịch chất điện li.

  • Câu 28: Vận dụng

    Lấy 7,8 gam kali tác dụng hoàn toàn với nước thu được V lít khí (đktc). Giá trị của V là

    nK = 0,2 (mol)

    Phương trình phản ứng:

           2K + 2H2O → 2KOH + H2 

    mol: 0,2          →                 0,1

    ⇒ V = 0,1.22,4 = 2,24 (lít)

  • Câu 29: Nhận biết

    Đặc điểm chung của kim loại kiềm thổ là

    Đặc điểm chung của kim loại kiềm thổ là đều có tính khử mạnh.

  • Câu 30: Thông hiểu

    Cấu hình electron của cation R+ có phân lớp ngoài cùng là 2p6. Nguyên tử R là

    Cấu hình electron của cation R+ có phân lớp ngoài cùng là 2p6 ⇒ Cấu hình electron đầy đủ của R là: 1s22s22p63s1

    Z = 11 ⇒ Kim loại R là Na.

  • Câu 31: Nhận biết

    Khi đun nóng, kim loại Al tác dụng với chất nào sau đây tạo ra AlCl3?

    Khi đun nóng, kim loại Al tác dụng với Cl2 tạo ra AlCl3:

    2Al + 3Cl2 \xrightarrow{\mathrm t^\circ} 2AlCl3

  • Câu 32: Vận dụng

    Cho 9,1 hỗn hợp hai muối cacbonat của hai kim loại kiềm ở hai chu kỳ liên tiếp tác dụng hết với dung dịch HCl dư thu được 2,24 lít CO2 (đktc). Hai kim loại đó là:

    nCO2 = 0,1 mol

    Gọi chung hai kim loại kiềm là M.

    M2CO3 + 2HCl ightarrow 2MCl + CO2 + H2O

       0,1                     \leftarrow          0,1

    {\mathrm M}_{{\mathrm M}_2{\mathrm{CO}}_3}\;=\frac{\;9,1}{0,1}\;=\;91\;(\mathrm g/\mathrm{mol})

    \Rightarrow MM = 15,5 (g/mol)

    Do hai kim loại kiềm ở hai chu kì liên tiếp nên là Li và Na.

  • Câu 33: Thông hiểu

    Cho ba dung dịch X, Y, Z thỏa mãn các tính chất sau:

    - X tác dụng với Y tạo kết tủa;

    - Y tác dụng với Z tạo kết tủa;

    - X tác dụng với Z có khí thoát ra.

    Các dung dịch X, Y, Z lần lượt là

    X, Y, Z thỏa mãn là: NaHCO3, Ba(OH)2, KHSO4.

    2NaHCO3 + Ba(OH)2 → BaCO3↓ + Na2CO3 + 2H2O;

    Ba(OH)2 + 2KHSO4 → BaSO4 ↓ + K2SO4 + 2H2O;

    2NaHCO3 + 2KHSO4 → K2SO4 + Na2SO4 + 2CO2 + 2H2O.

  • Câu 34: Nhận biết

     Kim loại nào sau đây phản ứng mạnh với nước ở nhiệt độ thường?

    Kim loại phản ứng mạnh với nước ở nhiệt độ thường là Ca.

  • Câu 35: Nhận biết

    Ở trạng thái cơ bản, số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại kiềm thổ là

    Ở trạng thái cơ bản, số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại kiềm thổ là 2.

  • Câu 36: Vận dụng

    X, Y là 2 muối cacbonat của kim loại nhóm IIA thuộc hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn. Hoà tan 28,4 gam hỗn hợp X, Y bằng dung dịch HCl thu được 6,72 lít khí CO2 (đktc). Các kim loại nhóm IIA là:

    nCO2 = 0,3 (mol)

    Gọi công thức trung bình của hai muối cacbonat của kim loại nhóm IIA là RCO3

            RCO3 + 2HCl → RCl2 + CO2 + H2O

    mol:   0,3            ←                 0,3

    \Rightarrow {\mathrm M}_{{\mathrm{RCO}}_3}\;=\;\frac{28,4}{0,3}=\;94,67\;\Rightarrow{\mathrm M}_{\mathrm R}\;=\;34,67

    Mà 2 kim loại nhóm IIA thuộc hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn nên hai kim loại đó là Mg (24) và Ca (40).

  • Câu 37: Nhận biết

    Phương trình nào giải thích sự tạo thành thạch nhũ trong hang động?

    Phản ứng Ca(HCO3)2 \xrightarrow{\mathrm t^\circ} CaCO3 + H2O + CO2 giải thích sự tạo thành thạch nhũ trong các hang động đá vôi, cặn trong ấm đun nước,..

  • Câu 38: Thông hiểu

    Criolit có công thức phân tử là Na3AlF6 (AlF3.3NaF) được thêm vào Al2O3 trong quá trình điện phân Al2O3 nóng chảy để sản xuất nhôm với lí do chính là

    Lí do chính: Nhiệt độ nóng chảy của Al2O3 rất cao (2050oC), vì vậy phải hòa tan Al2O3 trong criolit nóng chảy để hạ nhiệt độ nóng chảy của hỗn hợp xuống 900oC. Việc làm này vừa tiết kiệm được năng lượng, vừa tạo được chất lỏng có tính dẫn điện tốt hơn Al2O3 nóng chảy.

  • Câu 39: Thông hiểu

    Vật làm bằng hợp kim Zn-Cu trong môi trường không khí ẩm (hơi nước có hòa tan O2) đã xảy ra quá trình ăn mòn điện hóa. Tại anot xảy ra quá trình

    Trong quá trình xảy ra ăn mòn điện hóa vật làm bằng hợp kim Zn - Cu, ở điện cực âm (anot), xảy ra quá trình oxi hóa Zn:

    Zn → Zn2+ + 2e

  • Câu 40: Vận dụng

    Dẫn 6,72 lít khí CO2 và dung dịch chứa 0,25 mol Ca(OH)2. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng kết tủa thu được là

    nCO2 = 0,3 (mol), nOH = 0,5 (mol)

    Ta có:

    \frac{{\mathrm n}_{\mathrm{OH}^-}}{{\mathrm n}_{{\mathrm{CO}}_2}}=\frac{0,5}{0,3}=1,67\;\Rightarrow1\;<\;\frac{{\mathrm n}_{\mathrm{OH}^-}}{{\mathrm n}_{{\mathrm{CO}}_2}}<\;2

    ⇒ Phản ứng tạo thành 2 muối. 

     Phương trình phản ứng:

    CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O

      x   →      x      →       x

    2CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2

      y    →      y     →           y

    Ta có hệ phương trình:

    \left\{\begin{array}{l}\mathrm x\;+\;\mathrm y\;=\;0,3\\\frac{\mathrm x}2+\mathrm y\;=\;0,25\;\end{array}ight.\Rightarrow\left\{\begin{array}{l}\mathrm x=0,1\\\mathrm y=0,2\end{array}ight.

    ⇒ m = mCaCO3 = 0,1.100 = 10 g

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Đề thi giữa kì 2 Hóa 12 - Đề 3 Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
  • 2 lượt xem
Sắp xếp theo